TT Mỹ Donald Trump |
Thỏa thuận chung Paris (hay Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu 2015, COP 21 hoặc CMP 11) là một thỏa thuận tại Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc 2015 trong khuôn khổ của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) chi phối các biện pháp giảm carbon dioxide từ năm 2020. Thỏa thuận này đã được đàm phán trong Hội
nghị lần thứ 21 của các Bên của Công ước Khí hậu ở Paris và được thông qua ngày
12 tháng 12 năm 2015.
Hội nghị đạt được mục tiêu của mình, lần đầu tiên đạt được
một thỏa thuận toàn cầu về giảm biến đổi khí hậu trong các. Thỏa thuận chung Paris, đã được thông qua
với sự tán thành bởi gần như tất cả các quốc gia. Thỏa thuận chung sẽ
thỏa thuận sẽ ràng buộc pháp lý khi có ít nhất 55 quốc gia đại diện cho ít nhất
55 phần trăm của lượng khí thải nhà kính toàn cầu.
Dự kiến, thỏa thuận
chung có hiệu lực vào năm 2020. Theo ban tổ chức, kết quả mong đợi chính là để hạn chế
sự nóng lên toàn cầu, đến năm 2100, so với thời tiền công nghiệp xuống dưới 2 độ C. Mục đích để hạn chế sự
gia tăng nhiệt độ với 2 độ tuy nhiên được bổ sung trong phiên bản đã thông qua. Thỏa thuận chung với tuyên bố rằng các bên "theo đuổi để" hạn
chế sự gia tăng nhiệt độ đến 1,5 độ C. Một
mục tiêu 1,5 °C sẽ đòi hỏi một mức zero trong khí thải khoảng giữa năm
2030 và 2050 theo một số nhà khoa học. Tuy nhiên, không có kế hoạch thời gian
hay mục tiêu cụ thể của mỗi quốc gia được nêu trong phiên bản cuối cùng của Thỏa
thuận chung - trái với Nghị định thư Kyoto trước đây. Một mức thải zero có thể
đạt được trong nửa sau của thế kỷ theo thỏa thuận.
Trước hội nghị, 146
nhóm khí hậu quốc gia công khai trình bày dự thảo đóng góp của khí hậu quốc gia
(cái gọi là các Đóng góp quyết tâm quốc gia dự tính,
INDCs). Những cam kết đề nghị đã được ước lượng để hạn chế sự nóng lên toàn cầu
lên 2,7 độ C vào năm 2100.
Ấy vậy mà ngày 1/6 Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, Mỹ sẽ rút
khỏi Thỏa thuận toàn cầu về chống biến đổi khí hậu và tìm kiếm một thỏa thuận
có lợi hơn cho các doanh nghiệp, người lao động Mỹ.
Phát
biểu tại Vườn hồng trong Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump nói: “Chúng tôi sẽ
rút. Thỏa thuận khí hậu Paris đơn giản là ví dụ mới nhất của việc Washington
gia nhập một thỏa thuận gây tổn hại cho Mỹ. Từ hôm nay, Mỹ sẽ chấm dứt mọi việc
thi hành thỏa thuận không có tính ràng buộc này”.
Người
đứng đầu Nhà Trắng cho biết thêm, Mỹ sẽ bắt đầu đàm phán lại để có thể gia nhập
trở lại Thỏa thuận Paris với các điều khoản có lợi hơn cho Mỹ hoặc đàm phán một
thỏa thuận mới hoàn toàn.
Với
quyết định trên, Mỹ cùng với Syria, Nicaragua trở thành 3 quốc gia duy nhất
không tham gia thỏa thuận này.
Giới phân tích cho rằng, việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận Paris sẽ khiến thế
giới khó đạt mục tiêu đã đề ra. Mỹ chiếm khoảng 15% lượng phát thải carbon toàn
cầu, nhưng Mỹ cũng đồng thời là nguồn tài chính và công nghệ đáng kể cho các
nước đang phát triển trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Phản
ứng quốc tế
Tuyên bố của Tổng thống Trump đã nhanh chúng thu hút sự chú ý của lãnh
đạo quốc tế. Nhiều lãnh đạo quốc tế đã lên tiếng kêu gọi Tổng thống Trump không
từ bỏ thỏa thuận.
Thủ tướng Italy Paolo Gentiloni, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống
Pháp Emmanuel Macron trong một tuyên bố chung đã nhấn mạnh rằng, thỏa thuận
chống biến đổi khí hậu không thể đàm phán lại. Ba nhà lãnh đạo cũng hối thúc
đồng minh đẩy mạnh nỗ lực chống biến đổi khí hậu. Họ cũng cam kết hành động hơn
nữa để hỗ trợ các nước đang phát triển tuân thủ thỏa thuận.
"Mặc dù quyết định của Mỹ là rất đáng tiếc, chúng tôi tiếp tục được
truyền cảm hứng bởi nỗ lực không ngừng của thế giới nhằm đối phó với biến đổi
khí hậu và chuyển đổi sang nền kinh tế tăng trưởng sạch", Thủ tướng Canada
Justin Trudeau nói.
“Đây sẽ là một lỗi lớn. Điều này có thể phá hủy tín nhiệm của quốc tế.
Mỹ và Trung Quốc hiện đang là một trong các quốc gia công nghiệp và ảnh hưởng
lớn của lượng thải carbon”, ông Nick Burns, cựu ngoại trưởng Mỹ nhận định.
Ở Việt Nam, không biết đám rận
chủ có biết tin này không? Và liệu chúng nó có khóc lóc, gầm rú gọi tên, ủng
hộ “Cha” của chúng, đặc biệt khi cha của chúng đang đi quay ngược lại những gì
mà thế giới đang phấn đấu xây dựng. Ôi, mà “buồn”. À không phải buồn đau đâu, mà nghĩ buồn "i thêm dấu nặng".
Nguyễn Lê St
0 nhận xét:
Đăng nhận xét