NGƯỜI ĐƯA TIN 289

NƠI CHIA SẺ THÔNG TIN ĐA CHIỀU VỀ MỌI VẤN ĐỀ
  • TRƯỜNG SA - HOÀNG SA VÀ NHỮNG CHUYỆN CHƯA BAO GIỜ KỂ

    Hôm trước, mình đặt câu hỏi về việc các bạn suốt ngày phê phán Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam "nhai đi nhai lại" các thông điệp phản đối khi Trung Quốc có hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vậy theo các bạn chúng ta phải làm gì?

  • NGUYỄN VĂN HÓA - TỪ CON ĐƯỜNG PHẠM TỘI BÁN NƯỚC ĐẾN CON ĐƯỜNG VÀO NHÀ GIAM

    Năm 2013, Nguyễn Văn Hóa đã lập tài khoản Facebook “Nguyễn Văn Hóa (Maria Luygonjaga)” tại địa chỉ www.facebook.com/Nguoidaxatoi để kết bạn, trao đổi thông tin với các đối tượng như Lê Đình Lượng, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Hoàng Đức Bình.

  • NHẬN BIẾT THỦ ĐOẠN MỚI CỦA KẺ THÙ ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN

    Trong tình hình mới, các thế lực thù địch vẫn luôn câu kết chặt chẽ với nhau để thúc đẩy từ “diễn biến hòa bình” sang “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ ta, chống phá Đảng, Nhà nước và giai cấp công nhân Việt Nam với cấp độ và cường độ ngày càng quyết liệt, thâm hiểm hơn.

Thứ Sáu, 30 tháng 4, 2021

KẾT QUẢ QUAN TRỌNG: THỰC HIỆN THU NHẬN CĂN CƯỚC CÔNG DÂN.

 

Chiều 29/4, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến toàn quốc để kiểm điểm kết quả thực hiện Dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQGDC) và Dự án Sản xuất, cấp, quản lý Căn cước công dân (CCCD). Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an dự và chỉ đạo Hội nghị.

Hội nghị giao ban trực tuyến lần này được tổ chức nhằm tổng kết những kết quả đạt được và triển khai những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của hai dự án trong tháng 5/2021. Đây là giai đoạn gấp rút, thời gian hoàn thành mục tiêu hai dự án không còn nhiều, trong khi đó khối lượng công việc còn nhiều, đòi hỏi Công an các đơn vị, địa phương phải quyết liệt hơn nữa trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ được giao.

Theo báo cáo tại Hội nghị, việc triển khai, thực hiện hai dự án đã mang lại những bước tiến, kết quả rất tích cực, có dấu ấn đậm nét, lan tỏa trong xã hội và các tầng lớp nhân dân. Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung lực lượng, triển khai quyết liệt và đồng bộ các giải pháp, biện pháp nhằm thu nhận hồ sơ CCCD và làm sạch dữ liệu trong CSDLQGDC với chất lượng cao nhất.

Về công tác làm sạch dữ liệu trong CSDLQGDC, Công an các địa phương đã tích cực triển khai thực hiện và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tính đến ngày 27/4, Công an 63 địa phương đã làm sạch dữ liệu 85.157.192/98.713.820 nhân khẩu (đạt tỷ lệ 86,27%). Tiêu biểu một số địa phương đã thực hiện tốt, vượt chỉ tiêu như Hà Tĩnh, Phú Thọ, Hà Nam, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Hải Dương, Bình Thuận và Thừa Thiên – Huế.

Đối với dự án CCCD, tổng số hồ sơ thu nhận CCCD đạt khoảng 34 triệu hồ sơ (đạt 67,8% so với chỉ tiêu 50 triệu hồ sơ).

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc biểu dương sự nỗ lực, cố gắng của Công an các đơn vị, địa phương trong triển khai thực hiện hai dự án trong thời gian qua, được Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình và lãnh đạo các Bộ, ngành, UBND các địa phương ghi nhận và đánh giá cao về những kết quả đạt được trong Hội nghị tổng kết Đề án 896 tổ chức ngày 23/4.

Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc nhấn mạnh công tác chỉ đạo trong thời gian tới, toàn lực lượng Công an sẽ chuyển trạng thái thực hiện hai dự án sang mức độ cao hơn, đòi hỏi sự nỗ lực, trách nhiệm và sáng tạo cao hơn nữa từ các đơn vị.

 

Đối với các Cục nghiệp vụ, Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc yêu cầu, lãnh đạo các đơn vị cần khẩn trương rà soát các nhiệm vụ đã được giao để đánh giá kết quả và hỗ trợ địa phương một cách nhanh nhất. Các đơn vị phải thành lập các tổ công tác đi kiểm tra trực tiếp tại các địa phương để kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn phát sinh tại địa phương.

Tại Hội nghị, để ghi nhận các tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện hai dự án, Bộ Công an đã tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện cao điểm “chiến dịch” cấp CCCD...

 

Ảnh: Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc phát biểu tại Hội nghị giao ban trực tuyến về hai dự án.

#pttayninh 

ẤM LÒNG CHIẾN SỸ: Chiến sỹ, thương binh Phan Đức Mạnh được chuyển chuyên nghiệp vào Công an Đồng Nai

 

Ngày 29/4, Công an tỉnh Đồng Nai đã tổ chức Lễ công bố Quyết định của Giám đốc Công an tỉnh về việc chuyển chuyên nghiệp đối với thương binh Công an nhân dân Phan Đức Mạnh, chiến sĩ Cảnh sát cơ động bị thương khi làm nhiệm vụ ngăn chặn đua xe trái phép.

Tại buổi lễ, Đại tá Vũ Hồng Văn, Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai hỏi thăm sức khỏe và biểu dương tinh thần dũng cảm của chiến sĩ Phan Đức Mạnh đã quên mình trong đấu tranh phòng, chống tội phạm bảo vệ sự bình yên, hạnh phúc của nhân dân. Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai cám ơn gia đình chiến sĩ Phan Đức Mạnh đã nuôi dưỡng Mạnh trở thành người cán bộ công an ưu tú, quên mình hy sinh một phần thân thể vì sự bình yên cuộc sống; đồng thời Giám đốc Công an tỉnh nhấn mạnh và khẳng định “cán bộ chiến sĩ Công an tỉnh Đồng Nai sẽ không ai bị bỏ lại phía sau”.

Tấm gương dũng cảm trong công tác phòng, chống tội phạm của chiến sỹ, thương binh Phan Đức Mạnh tô thắm thêm màu cờ của lực lượng Công an nhân dân, là niềm tự hào của lực lượng Công an nói chung, công an Đồng Nai nói riêng với tinh thần không chùn bước, luôn tiến lên, niềm vui, hạnh phúc của nhân dân là lẽ sống của lực lượng, của mỗi cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân. Hơn một năm trước, ngày 11/4/2020, chiến sĩ cảnh sát cơ động Công an Đồng Nai Phan Đức Mạnh phải cưa bỏ một chân vì bị “quái xế” tông thẳng vào người khi đi tuần tra một vụ đua xe trái phép.

Trong hơn 2 năm công tác tại Phòng Cảnh sát cơ động Công an tỉnh Đồng Nai, chiến sĩ trẻ Phan Đức Mạnh luôn có mặt cùng đồng đội thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn "quái xế" và luôn cùng đồng đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ .

Trước đó, vào lúc 22 giờ 30 phút ngày 11/4/2020 tại km14 quốc lộ 51 hướng từ thành phố Biên Hòa đi huyện Long Thành, tổ tuần tra phát hiện 1 nhóm gần 100 thanh thiếu niên trên 60 xe mô tô, nẹt bô đang chạy với tốc độ cao, lạng lách đánh võng, gây rối trật tự công cộng, dàn hàng ngang hò hét trên đường.

Tổ tuần tra đã ra hiệu lệnh dừng phương tiện, nhóm đua xe manh động không chấp hành hiệu lệnh và bất ngờ xe môtô biển kiểm soát 83P3-86355 cho xe tăng ga lao thẳng vào tổ công tác gây trọng thương cho Cảnh sát cơ động Phan Đức Mạnh. Vì số lượng xe quá đông, đường tối và ánh đèn pha gây chói mắt, Mạnh quá bất ngờ không kịp tránh nên đã lãnh trọn cú tông với tốc độ cao của một "quái xế". Mạnh khi đó mới 20 tuổi đã phải cưa một chân do mất máu quá nhiều, bị hoại tử trong lúc chờ phẫu thuật. Ở thời điểm bị nạn khi làm nhiệm vụ, Mạnh đang ấp ủ ước mơ thi vào Đại học Cảnh sát để trở thành sĩ quan Công an.

Sau tai nạn, Ban lãnh đạo Công an tỉnh Đồng Nai và anh em đồng đội luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ cùng các nhà hảo tâm đã hỗ trợ Mạnh về vật chất và tinh thần. Ba mẹ của Mạnh ráng gom góp để con mình có thể lắp chân giả, tiện cho việc đi lại. 

Tấm gương của chiến sĩ Mạnh đã góp phần thể hiện tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang, đẩy mạnh học tập, làm theo những tấm gương anh dũng, không quản hy sinh của các thế hệ cha, anh và đồng chí, đồng đội, tiếp tục đoàn kết thống nhất, nêu cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

#pttayninh

CHÍNH LÀ ÂM MƯU PHÁ HOẠI

Tháng Tư lịch sử, khi cả dân tộc Việt Nam hân hoan chào mừng kỷ niệm ngày thống nhất non sông thì những kẻ có tư tưởng thù địch lại giở luận điệu lèo lái dư luận, bóp méo lịch sử nhằm kích động thù hận, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc; một số người còn kêu gọi: “Việt Nam không nên kỷ niệm 30-4 nếu muốn hòa hợp dân tộc”(!).

Song, tất cả những lời lẽ phản động và rất bông phèng đó chẳng có nghĩa gì trước một chân lý mà mỗi người Việt Nam yêu nước đều nằm lòng: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”. Điều đó không chỉ được minh chứng bằng lịch sử chung tay dựng nước, giữ nước của toàn dân tộc mà còn là ý chí quyết tâm từ Bắc vào Nam xây dựng một nước Việt Nam thống nhất, độc lập, hùng cường.

Lịch sử đã chứng minh, sau khi không thực hiện được dã tâm xâm lược, biến cả nước Việt Nam thành thuộc địa, từ giữa thế kỷ 20, thực dân, đế quốc đã chia cắt Việt Nam thành hai miền Nam-Bắc và thành lập bộ máy tay sai tại miền Nam để dễ bề cai trị. Song trước ý chí quật cường không để đất nước bị chia cắt của toàn dân tộc Việt Nam, âm mưu của chúng bị phá sản. Dấu mốc lớn nhất là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giành thắng lợi hoàn toàn vào ngày 30-4-1975, đập tan ngụy quân, ngụy quyền tay sai và âm mưu của quân xâm lược, non sông Việt Nam thu về một mối. Từ đó, cả nước Việt Nam ta đã coi ngày 30-4 là Ngày chiến thắng, ngày hội thống nhất non sông. Nhân dân Việt Nam không kể người Kinh hay người dân tộc thiểu số, miền núi hay miền biển, trong Nam hay ngoài Bắc đều phấn khởi, đoàn kết, chung sức khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng đất nước Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, chung tay dựng xây đất nước, Việt Nam đã và đang có sự phát triển về mọi mặt; "đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay". Các nước trên thế giới cũng hướng về đất nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, hữu nghị với sự nể phục và yêu mến. Việt Nam với tinh thần nhân văn cao cả, sẵn sàng gác lại quá khứ, hướng tới tương lai tươi sáng, ngay cả những quốc gia từng ở “bên kia chiến tuyến” cũng đã quay lại thiết lập mối quan hệ ngoại giao gắn bó, hợp tác với Việt Nam từ nhiều năm qua.

Thực tế đó đã làm lu mờ “luận điệu tháng Tư” của các thế lực thù địch, năm nào cũng phát lại những "cuốn băng phản động" cũ rích, lỗi thời. Luận điệu của chúng sẽ không bao giờ làm lay chuyển được ý chí hòa bình, thống nhất đất nước của người dân đất Việt bởi đồng bào cả nước đều hiểu rõ giá trị của Chiến thắng 30-4-1975, hiểu rõ nỗi đau chiến tranh và sự chia cắt đất nước. Với dân tộc Việt Nam, kỷ niệm Ngày Chiến thắng 30-4 là dịp ôn lại lịch sử truyền thống hào hùng của toàn dân tộc, thấm hơn giá trị của đất nước thống nhất, hòa bình, từ đó phát huy tinh thần đại đoàn kết để nỗ lực phấn đấu, tiếp tục thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chứ không phải là dịp để kích động hận thù, chia rẽ đoàn kết. Cho nên, luận điệu đòi “Việt Nam không nên kỷ niệm 30-4 nếu muốn hòa hợp dân tộc” nêu trên chính là sự kích động hận thù-âm mưu đen tối của các thế lực thù địch mà mỗi người cần cảnh giác nhận diện để không mắc phải mưu hèn, kế bẩn của những kẻ muốn chia rẽ khối đại đoàn kết, thống nhất của toàn dân tộc Việt Nam.


DUY VĂN

Thứ Năm, 29 tháng 4, 2021

CẢNH GIÁC CAO ĐỘ DỊP NGHĨ LỄ

 

Dịp nghỉ lễ: Cảnh giác cao độ, thực hiện nghiêm phòng, chống dịch Covid-19

Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 năm nay kéo dài 4 ngày liên tục là dịp để người dân cả nước nghỉ ngơi, vui chơi, song trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường đang rình rập, hễ chúng ta mất cảnh giác, sơ hở là sẵn sàng ập vào gây họa. Vì thế, hơn lúc nào hết, cả hệ thống chính trị và mỗi người dân chúng ta cần luôn cảnh giác cao độ, thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống với thứ “giặc” nguy hiểm dịch Covid-19.

 "Cơn bão” dịch Covid-19 tiếp tục càn quét.

Nhìn ra thế giới, nhất là các nước láng giềng có chung đường biên giới với nước ta, có thể thấy đại dịch Covid-19 đang gây ra những thảm cảnh, khủng hoảng nghiêm trọng. Theo báo cáo của Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, thế giới đến nay đã ghi nhận hơn 149,36 triệu ca mắc Covid-19 (tức gần cột mốc đáng buồn 150 triệu người nhiễm bệnh), trong đó có hơn 3,14 triệu trường hợp tử vong và hơn 127 triệu bệnh nhân đã bình phục.

Đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp với số ca mắc cao và lây lan diện rộng tại các quốc gia như Mỹ, Ấn Độ, Ba Lan và Brazil. “Điểm nóng” dịch toàn cầu lúc này đã chuyển từ Mỹ sang Ấn Độ với số ca mắc mới trong 24h qua ghi nhận ở mức rất cao là 360.000 ca mắc Covid-19 mới, mức kỷ lục thế giới về số ca nhiễm trong một ngày và trở thành ngày thứ 7 liên tiếp có số ca nhiễm mới trên mức 300.000 ca/ngày. Kỷ lục đau thương khác cũng được ghi nhận trong 24 giờ qua tại Ấn Độ là 3.293 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong do Covid-19 lên 201.187 ca và đây là lần đầu tiên kể từ khi dịch bùng phát, quốc gia Nam Á này ghi nhận số ca tử vong theo ngày vượt mốc 3.000 người trong 24 giờ.

Nhiều quốc gia Đông Nam Á cũng đang chứng kiến “làn sóng” lây nhiễm Covid-19 nghiêm trọng, trong đó có 3 quốc gia vốn được coi là khá an toàn và hiệu quả trong việc phòng chống đợt dịch bùng phát đầu tiên vào năm 2020 là Lào, Campuchia và Thái Lan. Lào vào ngày 26-4 đã ghi nhận thêm 113 ca mắc Covid-19 mới và đây là lần đầu tiên kể từ khi dịch bệnh xuất hiện, quốc gia có đường biên giới tiếp giáp với nước ta này ghi nhận số ca mắc mới Covid-19 trong ngày ở mức 3 con số.

Tổng số ca bệnh Covid-19 ở Campuchia tính tới ngày 28-4 đã vượt mốc 10.000. Phần lớn số ca bệnh trong làn sóng dịch hiện nay ở nước này liên quan tới “sự cố lây nhiễm cộng đồng hôm 20-2”. Chính phủ Campuchia đã phải gia hạn lệnh phong tỏa thêm 7 ngày nữa tại Thủ đô Phnom Penh và thành phố Ta Khmao đến ngày 5-5 tới để ngăn chặn đà lây lan của đại dịch Covid-19.

Thủ đô Bangkok của Thái Lan tiếp tục là tâm điểm của “làn sóng” dịch Covid-19 lần thứ ba ở nước này với 9.076 ca mắc mới từ đầu tháng 4-2021, gấp 3 lần so với “điểm nóng” thứ hai là tỉnh Chiang Mai. Chính quyền Bangkok đã ra quy định bắt buộc đeo khẩu trang nhằm giảm dần số ca mắc mới Covid-19 ở thành phố này, đồng thời yêu cầu đóng cửa 31 loại hình kinh doanh trong hai tuần kể từ ngày 26-4.

Cho dù đang kiểm soát dịch khá tốt, song quốc gia láng giềng khác với nước ta là Trung Quốc đã đưa ra những khuyến cáo về y tế và công tác phòng chống dịch Covid-19 đối với hơn 1,4 tỷ dân nước này trong bối cảnh cơn sốt du lịch dự kiến lên tới cao trào trong kỳ nghỉ lễ 5 ngày nhân dịp ngày Quốc tế Lao động 1-5 năm nay, với lưu lượng hành khách dự kiến đạt 250 triệu lượt người. Trung Quốc khuyến cáo những người trở về sau chuyến du lịch nên cách ly trong 14 ngày và phải đề phòng để tránh lây nhiễm cho người khác, nếu thấy có bất kỳ triệu chứng mắc Covid-19 nào thì người dân nên lập tức đi khám và thông báo cho cơ quan y tế về lịch sử đi lại của mình.

Đồng lòng quyết tâm giữ vững thành quả đạt được.

Việt Nam lúc này như một “ốc đảo” trong bối cảnh “cơn bão” đại dịch Covid-19 đang hoành hành khắp thế giới cũng như các quốc gia láng giềng. Chúng ta đã kiểm soát rất tốt đại dịch khi đã 34 ngày qua không ghi nhận ca mắc Covid-19 trong cộng đồng. Vì thế, ngăn chặn không để xuất hiện một “làn sóng” dịch Covid-19 mới ở nước ta là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, một thách thức rất lớn.

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 chiều 27-4, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, nguy cơ dịch bệnh ở nước ta rất cao không chỉ từ nguồn xâm nhập mà ngay cả ở trong nước. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cảnh báo, việc xuất hiện đợt dịch thứ tư ở Việt Nam là nguy cơ hiện hữu. Vị “tư lệnh” ngành Y tế cũng nêu rõ, lo lắng trước nguy cơ lây nhiễm từ ngoài vào Việt Nam cộng thêm việc một bộ phận người dân lơ là, mất cảnh giác với việc lây nhiễm Covid-19.

Việc cả nước đã qua 34 ngày không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng và tất cả các trường hợp mắc Covid-19 trong thời gian qua đều là ca nhập cảnh đã được cách ly khiến không ít người dân nảy sinh tâm lý lơ là, chủ quan, tụ tập đông người, không đeo khẩu trang. Trên cả nước liên tục phát hiện những trường hợp nhập cảnh trái phép hoặc các trường hợp nếu không quản lý tốt sẽ có thể có ca nhiễm với biến chủng lây lan tốc độ nhanh, dẫn đến nguy cơ ghi nhận ca mắc mới. Đặc biệt, trong dịp các ngày nghỉ lễ dài 30-4, 1-5 và nghỉ hè, đây là thời điểm người dân đi du lịch, di chuyển và tập trung đông người nên nguy cơ lây nhiễm lớn.

Người đứng đầu Bộ Y tế nước ta đã bày tỏ lo lắng khi số ca mắc Covid-19 tăng vọt tại nhiều nước trong khu vực và nêu rõ, trên thế giới tất cả những đợt dịch xảy ra lần sau thường lớn hơn, mạnh hơn và tàn khốc hơn lần trước. Vì thế, theo Bộ trưởng Bộ Y tế, nước ta cần hết sức cảnh giác, tập trung triển khai tất cả các biện pháp phòng chống dịch, tích cực chủ động để làm sao kiểm soát tốt tình hình dịch Covid-19.

Thường trực Ban Bí thư ngày 27-4 đã yêu cầu, tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác trong công tác phòng, chống dịch bệnh, nhất là trong các ngày nghỉ lễ 30-4, 1-5 cũng như chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Đồng thời, yêu cầu khống chế và kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19, không để dịch bệnh xâm nhập, lây lan trong nước, tiếp tục thực hiện thành công mục tiêu kép, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của người dân, bảo đảm an sinh xã hội.

Bộ Y tế kêu gọi người dân đồng lòng, quyết tâm thực hiện các biện pháp phòng chống để ngăn ngừa nguy cơ dịch Covid-19 bùng phát trở lại, nhất là dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 năm nay. Theo đó, mỗi người dân hãy hạn chế́ đến nơi công cộng, tụ tập đông người không cần thiết.

Cả hệ thống chính trị, chính quyền các cấp và mỗi người dân không được chủ quan, lơ là. Người dân luôn đề cao cảnh giác phòng chống dịch Covid-19, khi phát hiện các trường hợp nghi ngờ nhập cảnh trái phép cần lập tức thông báo ngay cho chính quyền địa phương để tổ chức cách ly kịp thời. Cùng với đó, thực hiện tốt khuyến cáo “5K”: “Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế” để phòng, chống dịch Covid-19.

Khi đại dịch mới bùng phát đầu năm 2020, nhiều quốc gia trên thế giới đã nêu cao khẩu hiệu “Ở yên một chỗ là yêu nước” hay “Ai ở đâu ở đó là yêu nước”. Khẩu hiệu này hiện còn nguyên giá trị trong bối cảnh dịch Covid-19 xuất hiện những biến thể mới có khả năng lây nhiễm mạnh hơn. Bởi thế, vì lợi ích của đất nước, cộng đồng và của chính mình, mỗi người dân chúng ta hãy đồng lòng quyết tâm giữ vững thành quả đã đạt được trong phòng, chống dịch Covid-19 đạt được, cảnh giác cao độ, phòng ngừa nghiêm ngặt thứ “giặc” nguy hiểm này, trước hết trong dịp nghỉ lễ sắp tới./antđ.

 



 #bytayninh

Ứng viên ĐBQH Lương Thế Huy đã lộ mặt!


 Trích VnExpress: "Lương Thế Huy sinh ngày 31/10/1988. Ông từng đảm nhận vai trò Giám đốc chương trình quyền LGBT, Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE); đại diện Việt Nam phát biểu tại Phiên họp của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc diễn ra tại Thuỵ Sĩ và là một trong 30 gương mặt của Forbes Vietnam 30 Under 30 năm 2016. Từ 8/2019, Lương Thế Huy đảm nhận vai trò Viện trưởng Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)." 

Không hiểu sao mà báo hoan hỷ khi anh Huy LGBT vượt qua vòng gửi xe thế nhỉ. Đã thế còn bốc phét cho anh Huy mới ghê.

Nói ngay, Lương Thế Huy đang làm việc cho USAID là một tổ chức do Mỹ nuôi dưỡng và điều hành có nhiệm vụ tiến hành các hoạt động lật đổ các chế độ chính trị không thân Mỹ thông qua cái gọi là các tổ chức xã hội dân sự (Như Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) mà Huy là Viện trưởng). 

Tiếp theo, Lương Thế Huy chưa bao giờ, chưa từng là "đại diện cho Việt Nam phát biểu tại Phiên họp của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc diễn ra tại Thuỵ Sĩ". Tôi không hiểu nhà báo lấy chi tiết này từ đâu mà dám viết phét lác như thế.

Cho đến giờ này, sau khi bị cộng đồng mạng bóc mẽ là người chuyên đăng bài viết, youtube chống phá nhà nước, Lương Thế Huy đã chính thức xóa sạch, hoặc ẩn tất cả các bài viết của mình trên tất cả các trang mạng. Đây là hành động "Tẩy trắng" nhằm qua mắt cử tri. nếu là người đàng hoàng, sẽ không ai làm vậy. Rõ là "Lạy ông tôi ở bụi này".

Một ví dụ nhỏ xinh để các cử tri biết Lương Thế Huy là người như thế nào, từ đó quyết định khi bỏ phiếu: Với tư cách là Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE), Lương Thế Huy đã cho phát hành cuốn sách cực kỳ phản động có tên Vận động và Chiến lược vận động của các tổ chức Phi Chính phủ Việt Nam. Đây là cuốn sách xuyên tạc hoàn toàn về quy trình xây dựng pháp luật ở Việt Nam, đồng thời hướng dẫn các tổ chức phi chính phủ cách thức làm thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. 

Động cơ nào khiến Lương Thế Huy phát hành cuốn sách này và động cơ nào để anh ta ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa 15?

 














Theo VKL

Thứ Ba, 27 tháng 4, 2021

XỬ LÝ ĐỐI TƯỢNG XÚC PHẠM CÁN BỘ CÔNG AN LÀM CCCD

 

Ngày 27/4, lãnh đạo Công an huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị đã triệu tập Trương Quang Tiến (SN 2001, trú tại xã Cư K’pô, huyện Krông Búk), đến để làm việc về hành vi lên mạng xã hội Facebook đăng tải bài viết với nội dung lăng mạ, chửi bới lực lượng Công an làm căn cước công dân (CCCD).

Trước đó, cuối tháng 2/2021, Tiến lên phòng tiếp công dân tại UBND huyện Krông Búk hoàn tất thủ tục và làm CCCD. 

Đến ngày 25/4, Tiến đã vào trang Facebook cá nhân đăng tải một bài viết có nội dung chửi bới, xúc phạm lực lượng Công an. Sau khi bài viết được đăng tải, nhiều người đã vào bình luận, tỏ thái độ bức xúc, phản đối vì thấy Tiến đã xúc phạm đến lực lượng Công an đang ngày, đêm nỗ lực hết mình để làm CCCD cho người dân. Đến khoảng 20h30’ cùng ngày, Tiến đã gỡ bỏ bài viết trên.

Tại cơ quan Công an, qua làm việc, Tiến đã thừa nhận việc làm sai trái của bản thân và cam kết không tái phạm.

Hiện, Công an huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk đang củng cố hồ sơ để xử lý Trương Quang Tiến về hành vi “Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng mạng dịch vụ xã hội” được quy định tại Điều 101, Nghị định 15/2020 của Chính phủ.



Ảnh: Đối tượng Trần Quang Tiến.

Theo: Báo CAND điện tử.

 

Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn Hãy cẩn trọng!


Từ Lê Hoàng được biết, hàng chục nghìn người dân và du khách ùn ùn kéo về thành phố biển Sầm Sơn, Thanh Hóa tham dự khai mạc Lễ hội du lịch biển 2021.

Chập tối 24/4, dòng người từ khắp các ngả đổ về đường Hồ Xuân Hương, hướng quảng trường biển mỗi lúc một đông. Đến 20h, con đường ven biển dài khoảng 3km ken đặc người đi bộ, nhích từng bước một.

Lực lượng công an rất vất vả phân luồng, điều tiết giao thông, nhiều tuyến đường cấm phương tiện cơ giới lưu thông nhằm tránh ùn tắc. Du khách đều muốn tiến gần nhất đến khu vực sân khấu trung tâm để theo dõi sự kiện mở cửa mùa du lịch.

Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2021 với chủ đề Sầm Sơn cất cánh khai mạc lúc 20h15 thu hút hàng vạn khách mời và người dân tham dự. Đêm hội có kết cấu ba phần, gồm: Về với xứ Thanh; Tình người - tình biển và Sầm Sơn cất cánh, với loạt tiết mục nghệ thuật được dàn dựng công phu, do các ca sĩ nổi tiếng, vũ đoàn chuyên nghiệp thể hiện.

Lễ hội năm nay kéo dài từ 24/4 đến 31/7, do UBND thành phố Sầm Sơn và Tập đoàn Sun Group phối hợp tổ chức, với hàng loạt sự kiện văn hoá, thể thao và du lịch đặc sắc như: Lễ hội thả diều, diễu hành Môtô phân khối lớn, chương trình nghệ thuật cuối tuần, lễ hội Canival...

Theo lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá, Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2021 là sự kiện lớn, có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng nặng nề đến ngành du lịch. Đây cũng là dịp để thành phố Sầm Sơn giới thiệu những giá trị văn hóa, lịch sử, các sản phẩm du lịch đặc sắc đến với du khách trong và ngoài nước. Sự kiện cũng được kỳ vọng góp phần đưa địa phương này trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước những năm tới.

 







Từ Lê Hoàng

Thứ Tư, 21 tháng 4, 2021

THÀNH QUẢ CÁCH MẠNG: SỨC MẠNH ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN.

 

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, tài tình và sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chiến thắng ngày 30-4-1975 là biểu tượng tuyệt đẹp của sức mạnh đại đại đoàn kết toàn dân tộc, của ý chí “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, của tinh thần chiến đấu bền bỉ, kiên cường vì chân lý: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”! Kết hợp hài hòa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

11 giờ 30 phút, lá cờ cách mạng tung bay trên dinh Độc lập, báo hiệu sự toàn thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đồng thời đánh dấu mốc son chói lọi cho cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại, cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc vào bảo vệ Tổ quốc tiêu biểu của nhân dân ta, một cuộc chiến tranh kéo dài hơn 20 năm (từ tháng 7-1954 đến tháng 5-1975). Đất nước ta, nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ đã đập tan hoàn toàn bộ máy quân sự khổng lồ chính quyền tay sai của Mỹ, giải tán ngụy quyền Sài Gòn, giải phóng miền Nam, đưa cả nước bước vào kỷ nguyên độc lập dân tộc và CNXH.

Thắng lợi cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 đã kết thúc thắng lợi sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vô cùng oanh liệt của dân tộc ta, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Có được thắng lợi vĩ đại ấy, dân tộc ta đã trải qua những chặng đường đấu tranh đầy hy sinh gian khổ, kế thừa và phát triển lên một tầm cao mới truyền thống yêu nước, ý chí quật cường bất khuất của con người và văn hóa Việt Nam.

Thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mà đỉnh cao là Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đã chứng minh sức mạnh của đường lối chiến tranh chính nghĩa, năng lực lãnh đạo của Đảng-nhân tố tạo nên sự hội tụ sức mạnh dân tộc và thời đại, quốc gia và quốc tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp đánh bại chiến tranh xâm lược quy mô lớn, dài ngày nhất kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Thắng lợi này tạo ra điều kiện bước ngoặc cho cả nước đi lên XHCN, góp phần chùng nhân dân thế giới loại trừ “một tội ác chống nhân loại”.

Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mà đỉnh cao là Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đã để lại cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta những bài học lịch sử giá trị, trong đó có bài học về củng cố sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân tộc. Đây là một chính sách đúng đắn, sáng tạo và là thành công lớn của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chính sách đó thể hiện sự thấm nhuần sâu sắc chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh và thực tiễn cách mạng Việt Nam.

46 năm toàn thắng và thống nhất, và 35 đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn: Kinh tế, xã hội phát triển, quốc phòng, an ninh được giữ vững, quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng, vị thế và uy tín của Việt Nam không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế. Sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế của chúng ta đã trở thành tấm gương cho nhiều quốc gia, dân tộc học tập, noi theo.

Tháng 4-1975, cả dân tộc hành quân vào tuyến lửa ghi dấu chiến công. Âm hưởng hào hùng, mạnh mẽ, khí thế quyết chiến, quyết thắng, năm nào như còn thể hiện qua những câu thơ có nhịp điệu mạnh, dồn dập, hối hả: “Quét Huế Thừa Thiên, đổ nhào Đà Nẵng/ Và Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên? Và Phan Thiết, Phan Rang, Đà Lạt, Nhà Trang” (Tố Hữu). Tiến về Sài Gòn, giải phóng Miền Nam, “lời Bác dặn đã hoàn thành trọn vẹn/Giờ này đây Bác ngủ hẳn yên lòng/Trời hôm nay, trong sáng, đẹp vô cùng...” (Trận thắng cuối cùng-Lê Đức Thọ).

46 năm đã trôi qua, những thời khắc thiêng liêng của ngày 30 tháng 4 năm 1975 vẫn hiển hiện nóng hổi, xao động lòng người. Với tinh thần chiến thắng 30 tháng 4 lịch sử, cả dân tộc đang chung sức, đồng lòng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH tiếp tục xây dựng, củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để trở thành sức mạnh tổng hợp trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 

pttayninh #bytayninh

Thứ Sáu, 9 tháng 4, 2021

Vẫn là câu chuyện bổ nhiệm cán bộ trẻ


Sau những lùm xùm, bê bối về “quan lộ thần tốc” của một số “con ông cháu cha” trong những năm qua, dư luận lại một lần nữa băn khoăn, lo ngại về việc lựa chọn, bổ nhiệm người trẻ là hoàn toàn có lý do...

                             
                                                                        Ảnh minh họa

Câu chuyện “con ông cháu cha” xung quanh công tác cán bộ không phải là mới, nhưng gần đây ồn ào trở lại khi UBND tỉnh Vĩnh Phúc công bố các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ giữ các chức vụ quan trọng tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương, trong đó có bà Trần Huyền Trang, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu, xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp, được bổ nhiệm giữ chức Phó giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư. Đáng nói ở đây, bà Trần Huyền Trang là con gái của đương kim Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

Điều này cũng dễ hiểu, bởi lẽ xưa nay, mỗi khi có việc bổ nhiệm cán bộ trẻ là con em của lãnh đạo nào đó, thì búa rìu dư luận lại hình dung ra hàng loạt câu hỏi về năng lực cũng như quy trình bổ nhiệm, liệu người đó có xứng đáng nếu như không có sự nâng đỡ.

Bởi có một thực tế rất đáng suy ngẫm là: Khi cất nhắc, bổ nhiệm cán bộ trẻ, nhiều người hay đặt câu hỏi: "Đồng chí này là con của đồng chí nào?". Rõ ràng, nhiều người không quan tâm lắm đến đồng chí này là ai, học hành thế nào, phấn đấu ra sao, mà trọng tâm câu hỏi là nhắm vào đồng chí nào? Cũng vì là "con của đồng chí nào" cho nên đồng chí này mới được ưu ái, nâng đỡ kiểu "thần tốc" như vậy.

Câu chuyện ở Vĩnh Phúc cũng khiến người ta liên tưởng đến việc chỉ định Bí thư Thành ủy một thành phố trực thuộc tỉnh cách đây không lâu. Vụ việc này cũng vấp phải phản ứng của dư luận. Trước đó, câu chuyện con cái nhiều vị lãnh đạo địa phương được cất nhắc, bổ nhiệm một cách nhanh chóng, dễ dàng và đúng quy trình như ở Quảng Nam, Hậu Giang… làm dư luận quá quen với cụm từ “con ông cháu cha” hay “bổ nhiệm người nhà hơn là người tài”...

Và có một thực tế đáng buồn, đó là thời gian qua, không ít cán bộ trẻ được đào tạo bài bản, cùng có xuất phát điểm là “con ông cháu cha”, được kỳ vọng là những “hạt giống đỏ” của đất nước nhưng bị “chín ép” do được đẩy lên quá nhanh, quá thần tốc, quá bất ngờ và quá bất thường khiến sự nghiệp chính trị của họ có khi dang dở. Bên cạnh đó cũng có trường hợp được bổ nhiệm nhưng không đủ tiêu chuẩn, không đúng quy trình, có dấu hiệu “nâng đỡ không trong sáng” được dư luận, báo chí phát hiện và phải nhận kết cục buồn. 

Sau những lùm xùm, bê bối về “quan lộ thần tốc” của một số “con ông cháu cha” trong những năm qua, dư luận lại một lần nữa băn khoăn, lo ngại về việc lựa chọn, bổ nhiệm người trẻ là hoàn toàn có lý do với quan niệm “khôn đâu đến trẻ, khỏe đâu đến già”. Đó cũng chính là nguyên do chính khiến mỗi khi có một cán bộ trẻ nào được cất nhắc, bổ nhiệm, nhiều người buột miệng đặt câu hỏi: “Đồng chí này là con của đồng chí nào?”.

Ấy thế nhưng, đâu phải cứ “con quan”, “cán bộ trẻ” thì đều cậy quyền, dựa thế, không có đóng góp cho đất nước? Đâu phải, cứ là nhân tố trẻ thì chỉ có thể thăng tiến thần tốc không trong sáng?

Bởi sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói, phát hiện, lựa chọn cán bộ là khâu đầu tiên và rất quan trọng. Đó là “khâu chọn giống” như là người làm vườn chọn giống cây, “nếu giống tốt ắt cây sẽ tốt”. Trong thực tế nhiều hiền tài của đất nước đã phát triển vượt bậc làm nên lịch sử đúng như câu nói: “tài không đợi tuổi”. Đó là các đồng chí Trần Phú, Nguyễn Văn Cừ được bầu làm Tổng Bí thư năm mới có 26 tuổi; đồng chí Võ Nguyên Giáp là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ở tuổi 35 và được phong hàm Đại tướng, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam ở tuổi 37...

Chưa hết, qua 90 năm xây dựng và trưởng thành, trải qua 12 kỳ Đại hội Đảng, nhiều cán bộ trẻ đã được cất nhắc, trọng dụng và trưởng thành. Đơn cử như tại Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, đã có nhiều cuộc luân chuyển, bổ nhiệm, cất nhắc và trong số đó, nhiều kỷ lục đã bị phá vỡ về  độ “trẻ hóa” cán bộ.

Nếu như ở Đại hội Đảng trực thuộc Trung ương, Bí thư Tỉnh ủy trẻ nhất được xác định là ông Lê Quốc Phong, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp 42 tuổi thì mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đã “mạnh dạn” bổ nhiệm một Thứ trưởng 37 tuổi. Đó là ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng trẻ nhất hiện nay trong Chính phủ. Đây là một người được đào tạo bài bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, có những sản phẩm thực tiễn góp phần hoạch định chính sách trong thời đại 4.0, được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong công tác cán bộ.

Có thể nói, trẻ hóa cán bộ là xu hướng tất yếu, là đòi hỏi của thực tiễn. Trước những diễn biến nhanh chóng, khó lường, những thách thức truyền thống và phi truyền thống, chúng ta đang cần một đội ngũ cán bộ kế cận vừa có tài năng, vừa có bản lĩnh. Dứt khoát, họ phải được đào tạo bài bản, bố trí đúng nơi, đúng chỗ, bắt nhịp nhanh với xu hướng mới, nếu không sẽ lãng phí tài năng.

Đó cũng chính là lý do ở nhiệm kỳ 2020-2025, có 27 bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy thuộc thế hệ 7X, chiếm 43% số cán bộ lãnh đạo cao nhất ở các địa phương. Nhiều người được điều động đến công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Đó là môi trường tốt nhất để họ rèn luyện, cống hiến và thể hiện tài năng. Dù không sinh ra và trưởng thành trong thời chiến nhưng Trung ương đã mạnh dạn, tin tưởng họ, trao cho họ cơ hội để rèn luyện trong điều kiện hòa bình mà ở đó, nhiều nhiệm vụ, nhiều thử thách cũng rất cam go, khó nhọc...

Đó cũng là lý do khi đề cập công tác cán bộ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần nói rằng: Phải làm sao lựa chọn được những cán bộ vừa có phẩm chất đạo đức tốt, trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, vừa có trí tuệ, tầm nhìn, tư duy chiến lược, có cả đức và tài. Người lãnh đạo cao nhất đất nước cũng nhấn mạnh yếu tố “công tâm, khách quan” khi giới thiệu, bổ nhiệm cán bộ.

Mạnh dạn sử dụng và trao quyền cho người trẻ nếu họ thực tài. Tuy nhiên, người giới thiệu thực sự công tâm, khách quan, đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân, lợi ích dòng họ, lợi ích nhóm, thì khi đó, dư luận mới yên tâm về một đội ngũ cán bộ kế cận xứng đáng. Và khi đó, những người trẻ được bổ nhiệm giao quyền sẽ được đặt đúng vị trí, được “cầm cờ” sẽ tạo ra “luồng gió mới”, kích thích khả năng sáng tạo trong công việc, khai mở tư duy dám nghĩ, dám làm, vượt qua những khuôn khổ, giới hạn cứng nhắc vô hình… để đổi mới, tạo những bứt phá… nhằm phục vụ cho sự nghiệp chung, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước./.

Nguồn: dangcongsan.vn

Không thể phá được ngày hội của toàn dân

 

Càng gần đến ngày bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, các thế lực thù địch càng đẩy mạnh việc xuyên tạc công tác tổ chức bầu cử, cổ xúy cho một số đối tượng tự xưng là “nhà dân chủ” tự ứng cử, nói xấu các nhân sự là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, kêu gọi “tẩy chay bầu cử”...Thế nhưng những âm mưu thâm độc đó sẽ bị vạch trần và chắc chắn ngày bầu cử sẽ là ngày hội lớn.

Herostratus và những “kẻ đốt đền” thời nay

Vào đêm hè của năm 356 trước Công nguyên, một sự kiện đã gây chấn động toàn bộ thế giới văn minh thời điểm đó. Trong đêm khuya thanh vắng, ngọn lửa bất ngờ bùng lên ở đền Artemis (kỳ quan thứ tư trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại). Trong chốc lát, ngôi đền đã biến thành những đống đổ nát, khói lửa mù mịt... Thủ phạm gây ra tai họa này là Herostratus. Tại phiên tòa xét xử Herostratus sau đó, Herostratus đã làm ngỡ ngàng các quan tòa khi thừa nhận việc mình đốt ngôi đền chỉ vì muốn được lưu danh muôn thuở. Herostratus bị treo cổ kèm theo hình phạt bổ sung là: Mãi mãi không ai được nhắc đến cái tên gắn liền với tội ác hủy diệt thế giới văn minh theo cách man rợ này! Thế nhưng, cái tên Herostratus với biệt danh “kẻ đốt đền” vẫn mãi mãi được lưu truyền với lời nguyền rủa của nhân loại.

Điều đáng buồn là gần 2.400 năm sau vẫn còn có những người có tư tưởng giống như “kẻ đốt đền" Herostratus. Trên mạng xã hội gần đây xuất hiện hình ảnh một ông già tóc bạc phơ, để dài như tóc phụ nữ, kêu gọi mọi người hãy ủng hộ ông vào Quốc hội. Theo như lời giới thiệu trên trang Facebook cá nhân thì vị này đã 84 tuổi, từng là giáo sư của một trường đại học lớn, từng là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam nhưng do “bất đồng chính kiến” nên đã làm đơn xin ra khỏi Đảng. Ông này hùng hồn tuyên bố trên trang Facebook cá nhân: “Nếu vào được Quốc hội, tôi sẽ không chịu bị biến thành nghị gật”.


 Ảnh minh họa/tuyengiaoangiang.vn

Trả lời phỏng vấn một tờ báo nước ngoài, vị này nói: “Tôi năm nay ngoài 80 tuổi nhưng tôi thấy vẫn còn sức khỏe tốt, quan trọng nhất là tôi có nhiều tư tưởng, ý nghĩ, mong muốn đóng góp để xây dựng đất nước... Tôi thực sự mong đất nước có một Quốc hội đúng nghĩa Quốc hội là cơ quan đại diện cho dân. Muốn như vậy, Quốc hội phải có nhiều người giỏi để làm luật, thực hiện vai trò là cơ quan lập pháp... Mong ước đầu tiên của tôi khi vào Quốc hội là tôi sẽ cải cách, đổi mới cách làm luật...”. 

Thoáng nghe thì có người khen vì ông đã già rồi mà vẫn “mong muốn đóng góp để xây dựng đất nước” và nghĩ rằng chắc ông ta sẽ giỏi luật lắm, nhưng đọc kỹ lại thấy vị này chẳng hiểu luật bởi lẽ pháp luật của ta cũng như của tất cả các quốc gia trên thế giới chẳng có điều khoản nào cấm đoán người dân đóng góp để xây dựng đất nước. Mặt khác, quy trình xây dựng pháp luật của Việt Nam hiện nay đã được cộng đồng quốc tế đánh giá là phù hợp với thực tiễn. Hệ thống luật pháp do Quốc hội xây dựng trong thời gian qua đã bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và có chất lượng cao. Chất lượng luật pháp được thể hiện rõ nét nhất qua thực tế vận hành trong cuộc sống. Nếu chất lượng pháp luật không tốt thì không thể mang lại sự quản lý tốt, thực thi tốt và nền kinh tế-xã hội không thể phát triển tốt như nhiệm kỳ vừa qua.

Ông cho rằng trong Quốc hội Việt Nam “có nhiều nghị gật” là ý kiến rất hồ đồ. Thực tế, hoạt động tranh luận đã diễn ra rất sôi nổi ở tất cả các phiên họp của Quốc hội, kể cả những phiên được tường thuật trực tiếp lẫn những phiên không tường thuật trực tiếp trên truyền hình. Các đại biểu hiện đang thực hiện tranh luận, phản biện theo hình thức giơ bảng để tranh luận trực tiếp không chỉ với thành viên Chính phủ, người đứng đầu các lĩnh vực trong các buổi chất vấn hay giải trình mà còn tranh luận với chính các ĐBQH khác khi thảo luận về những vấn đề trong các phiên họp.

Ngoài vị cao niên nói trên còn có một số người “bất đồng chính kiến”, dù không đủ uy tín trong cử tri nơi cư trú vẫn cứ hô hào các cử tri phải ủng hộ mình với những lời nói hoa mỹ trên mạng xã hội, rằng nếu được làm ĐBQH, đại biểu HĐND thì sẽ thế này, thế nọ, như thể họ là “siêu nhân”, thực ra không ít người trong số họ là những “kẻ đốt đền”, muốn được nhiều người biết mà thôi.

Vận động cử tri không đi bầu cử là vi phạm pháp luật

Trên mạng xã hội hiện nay đã xuất hiện những “lời vận động” cử tri không đi bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Họ không biết rằng hoặc cố tình không biết đi bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân. Để có quyền bầu cử, cả dân tộc, toàn thể nhân dân ta phải đấu tranh hàng nghìn năm, phải đổ biết bao xương máu, chúng ta mới có được.

Quyền bầu cử là quy định của pháp luật về khả năng của công dân thực hiện quyền lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực của nhà nước. Quyền bầu cử bao gồm việc đề cử, giới thiệu người ứng cử và bỏ phiếu, tức là quyền chủ động trong lựa chọn của công dân. Thông qua bầu cử, nhân dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, để thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước; góp phần thiết lập ra bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội.

Trước năm 1945, Việt Nam chưa bao giờ có Hiến pháp, chưa có bầu cử ĐBQH, đại biểu HĐND các cấp. Cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 do Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đã mang lại cho nhân dân ta nhiều quyền lợi mà trước kia họ chưa bao giờ có, trong đó có quyền bầu cử và quyền ứng cử. Hiến pháp đầu tiên của nước ta năm 1946 đã khẳng định quyền ứng cử và bầu cử của công dân tại Điều 18, được Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa khóa I thông qua ngày 9-11-1946 nêu rõ: “Tất cả công dân Việt Nam, từ 18 tuổi, không phân biệt gái, trai, đều có quyền bầu cử trừ những người mất trí và những người mất công quyền. Người ứng cử phải là người có quyền bầu cử, phải ít ra là 21 tuổi và phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Công dân tại ngũ cũng có quyền bầu cử và ứng cử”. Trải qua 3 bản Hiến pháp sau đó (các năm: 1959, 1980 và 1992), quyền bầu cử và ứng cử vẫn tiếp tục được khẳng định. Hiến pháp hiện hành (Hiến pháp năm 2013) tại Điều 27 hiến định: "Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định". Như vậy, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn luôn phát huy quyền làm chủ của nhân dân, quyền bầu cử, ứng cử được coi là quyền quan trọng của công dân, đi đôi với quyền là trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân. Vận động cử tri không đi bầu cử là vi phạm pháp luật, vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân.

Cũng có người phát biểu trên mạng xã hội hoặc trả lời báo chí nước ngoài rằng, việc bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp ở nước ta là “áp đặt, thiếu dân chủ”. Xin thưa với các vị, trên thế giới này, khi nói đến bầu cử, ứng cử ở một quốc gia có dân chủ, công bằng hay không, người ta phải xem xét toàn bộ hệ thống bầu cử, ứng cử và nhất là kết quả của hệ thống đó được áp dụng vào bối cảnh đặc thù về lịch sử, văn hóa chính trị của một quốc gia-dân tộc và xu thế tiến bộ của nhân loại như thế nào, chứ không thể chỉ nhìn vào một yếu tố nào đó để khái quát, đánh giá. Hệ thống pháp luật về bầu cử của Việt Nam ra đời từ khi ra đời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay đều có quy định cử tri bầu ĐBQH và HĐND các cấp theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Nguyên tắc này được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, bảo đảm số lượng đại biểu của mỗi địa phương tỷ lệ với số cử tri của địa phương đó. Các cử tri được bầu cử trực tiếp các đại diện của mình ở các cơ quan dân cử từ cấp cơ sở đến Quốc hội.

Là một quốc gia có nhiều dân tộc thiểu số, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến điều này. Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND hiện hành (Luật số 85/2015/QH13) quy định: “Số lượng người dân tộc thiểu số được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, bảo đảm có ít nhất mười tám phần trăm tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử ĐBQH là người dân tộc thiểu số". Thực tế trong nhiều nhiệm kỳ qua, tỷ lệ đại biểu thuộc dân tộc thiểu số luôn luôn cao hơn tỷ lệ dân số. Nhiệm kỳ khóa XI, số đại biểu là người dân tộc thiểu số chiếm 17,2%; nhiệm kỳ khóa XIV, chiếm 17,3%; trong khi đó, tỷ lệ 53 dân tộc thiểu số chỉ chiếm khoảng 13% dân số Việt Nam.

Phù hợp với xu hướng tiến bộ xã hội, nâng cao vai trò của phụ nữ, Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND hiện hành quy định: “Số lượng phụ nữ được giới thiệu ứng cử ĐBQH do Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Đoàn Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, bảo đảm có ít nhất ba mươi lăm phần trăm tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là phụ nữ”. Theo báo cáo của Quỹ Phát triển Phụ nữ Liên hợp quốc (UNIFEM), tỷ lệ nữ ĐBQH của Việt Nam trong những nhiệm kỳ gần đây cao hơn nhiều nước ở khu vực Đông Nam Á và thế giới.

Không thể xuyên tạc sự thật, phá hoại ngày hội lớn của nhân dân

Cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ được tổ chức trên phạm vi cả nước vào ngày 23-5-2021. Cuộc bầu cử diễn ra trong bối cảnh nước ta tiếp tục triển khai mạnh mẽ công cuộc đổi mới, xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và các luật có liên quan. Đây là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, diễn ra sau thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, gắn liền với công tác cán bộ, liên quan đến trách nhiệm của các cấp, các ngành; là nơi để cử tri phát huy quyền và nghĩa vụ của công dân, lựa chọn bầu ra những người tiêu biểu, đủ đức, đủ tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong cơ quan quyền lực Nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Qua đó đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thực tiễn cho thấy, ngày bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp luôn là ngày hội của toàn dân, toàn Đảng và toàn quân ta. Để chuẩn bị cho ngày hội lớn diễn ra vào tháng 5 tới, ngay từ giữa năm trước (ngày 20-6-2020), Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 45-CT/TW về lãnh đạo cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; yêu cầu cả hệ thống chính trị tập trung dốc sức chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức thắng lợi cuộc bầu cử, bảo đảm cuộc bầu cử được tiến hành một cách thật sự dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn và tiết kiệm. Tiếp đó, Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Bầu cử quốc gia, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, các ngành, các cấp và các địa phương đã khẩn trương ban hành các chỉ thị, nghị quyết, quyết định, kế hoạch, hướng dẫn, tổ chức triển khai công tác bầu cử theo đúng yêu cầu quy định và tiến độ đã đề ra.

Tính đến hết ngày 19-3-2021, tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã tổ chức xong hội nghị hiệp thương lần thứ nhất và lần thứ hai bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Tại nhiều hội nghị hiệp thương đã thể hiện không khí thực sự dân chủ trong việc đóng góp các ý kiến đối với bản dự kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, của Thường trực HĐND; về tiêu chuẩn, năng lực, phẩm chất và điều kiện tham gia của ĐBQH, đại biểu HĐND trong giai đoạn hiện nay.

Ngay sau hội nghị hiệp thương lần hai, theo quy định, Ủy ban MTTQ các địa phương đang phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với người được giới thiệu ứng cử. Thông qua hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ các cấp có cơ sở đánh giá toàn diện, khách quan những người được giới thiệu ứng cử để hiệp thương lập danh sách người đủ tiêu chuẩn, tiêu biểu, xứng đáng với tín nhiệm của cử tri tại hội nghị hiệp thương lần ba. Những trường hợp người ứng cử không đạt sự tín nhiệm của trên 50% tổng số cử tri tham dự tại hội nghị cử tri nơi cư trú sẽ không được đưa vào danh sách giới thiệu tại hội nghị hiệp thương lần ba, trừ trường hợp đặc biệt sẽ được báo cáo rõ để hội nghị hiệp thương lần ba xem xét, quyết định.

Theo kế hoạch bầu cử, hội nghị hiệp thương lần ba sẽ được tổ chức trước 17 giờ ngày 19-4-2021.

Nhân dân cả nước đang hy vọng và mong muốn những kẻ tham nhũng, cơ hội chính trị, “kẻ đốt đền” sẽ được các cử tri nơi cư trú phát hiện để đưa ra khỏi danh sách ứng cử viên ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp.

Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhân dân tổ chức ra nhà nước bằng cách bầu ra các cơ quan quyền lực nhà nước. Thông qua bầu cử, nhân dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình để thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước; góp phần thiết lập ra bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội. Đông đảo cử tri của chúng ta đã hiểu rõ điều này. Trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương, các cơ quan báo chí cần phải tiếp tục tuyên truyền, kiên quyết đấu tranh với những âm mưu thâm độc “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch để ngày bầu cử của chúng ta tới đây - ngày 23-5-2021 - thực sự trở thành ngày hội của toàn dân.

Nguồn: qdnd.vn

Thủ đoạn “ăn vạ” phía sau chiêu trò tự ứng cử

 

QĐND - Từ chủ trương, chính sách của Đảng đến Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước đều khuyến khích người có đức, có tài tự ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH), đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) để góp sức xây dựng đất nước.

Thực tế đã có những người hội tụ đủ phẩm chất, tiêu chuẩn đã tự ứng cử thành công, được cử tri bầu làm đại biểu và có đóng góp tích cực cho nước nhà. Bên cạnh đó, cứ mỗi dịp bầu cử ĐBQH, đại biểu HĐND, các phần tử chống phá đều ráo riết thực hiện chiêu trò tự ứng cử. Khi biết chắc không đạt được mục đích, họ dùng thủ đoạn bôi nhọ, xuyên tạc công tác bầu cử, qua đó làm giảm niềm tin của cử tri, nhân dân và tiến tới phá hoại bầu cử. Cuộc bầu cử ĐHQB khóa XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 cũng vậy. Những phần tử chống phá bịa đặt, xuyên tạc rằng hội nghị cử tri nơi cư trú chỉ là “nơi đấu tố”. Trong khi họ tung ra những bảng thu thập chữ ký ảo trên mạng xã hội thì lại rất sợ đứng trước hội nghị cử tri nơi cư trú-nơi tập hợp những cử tri thật, gần họ nhất, hiểu họ nhất và có những nhận xét cực kỳ chính xác về họ.

Ứng cử là quyền Hiến định

Từ Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam năm 1946 cho đến tất cả những bản Hiến pháp sau này đều quy định rất rõ: Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử, từ đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND (Điều 18, Hiến pháp năm 1946; Điều 23, Hiến pháp năm 1959; Điều 57, Hiến pháp năm 1980; Điều 54, Hiến pháp năm 1992; Điều 27, Hiến pháp năm 2013).

Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND cũng quy định công dân Việt Nam đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND. Luật quy định rõ: “Người tự ứng cử nộp hai bộ hồ sơ ứng cử tại Ủy ban bầu cử ở tỉnh nơi mình cư trú hoặc công tác thường xuyên” (điểm b, khoản 1, Điều 36, Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND). Chỉ thị số 45-CT/TW của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 cũng nêu rõ: “Bảo đảm các điều kiện thuận lợi để mọi công dân thực hiện đầy đủ quyền ứng cử, bầu cử theo quy định của pháp luật”.


Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự phiên khai mạc. Ảnh: TTXVN 

Mới đây, trao đổi với các phóng viên báo chí, Phó chủ tịch-Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Hầu A Lềnh đã khẳng định: Tất cả các đợt bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp từ trước tới nay đều không có cản trở vì ứng cử là quyền của công dân. Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện để công dân thực hiện quyền ứng cử. Người tự ứng cử hay người được giới thiệu ứng cử đều cùng chung thủ tục về hồ sơ, quy trình.

Thực tế đã có rất nhiều người tự ứng cử được cử tri nơi cư trú tín nhiệm cao, vượt qua các vòng hiệp thương để vào danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND và được cử tri nơi ứng cử tín nhiệm bầu làm ĐBQH, đại biểu HĐND. Danh sách cụ thể những người tự ứng cử đủ tiêu chuẩn ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND và danh sách những người tự ứng cử được bầu làm ĐBQH, đại biểu HĐND các nhiệm kỳ đều rất dễ tìm thấy trên mạng internet.

Như vậy, từ chủ trương, chính sách của Đảng; quy định của Hiến pháp, pháp luật đến thực tiễn đều không có bất cứ hạn chế nào về quyền ứng cử của công dân, ngoại trừ những trường hợp không được ứng cử quy định tại Điều 37, Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND (người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang chấp hành hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang bị khởi tố bị can; người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của tòa án; người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của tòa án nhưng chưa được xóa án tích; người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn).

Theo quy định của Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND, người ứng cử ĐBQH phải đáp ứng tiêu chuẩn của ĐBQH quy định tại Luật Tổ chức Quốc hội; người ứng cử đại biểu HĐND phải đáp ứng tiêu chuẩn của đại biểu HĐND quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Do vậy, chỉ những người ứng cử đáp ứng đủ tiêu chuẩn mới có tên trên danh sách người đủ tiêu chuẩn ứng cử sau hội nghị hiệp thương lần thứ 3. Theo quy định, cử tri nơi cư trú hoặc cử tri nơi công tác sẽ nhận xét người ứng cử có đủ tiêu chuẩn ứng cử hay không và trực tiếp biểu quyết nhất trí hay không nhất trí để người đó ứng cử ĐBQH/đại biểu HĐND. Kết quả của hội nghị cử tri là một trong những căn cứ quan trọng để MTTQ Việt Nam hiệp thương và quyết định điền tên người ứng cử vào danh sách người đủ tiêu chuẩn ứng cử hay không. Đây là quy trình rất chặt chẽ nhằm sàng lọc và loại bỏ những người ứng cử không đủ tiêu chuẩn làm ĐBQH, đại biểu HĐND từ trước khi bầu cử.

Những chiêu “rạch mặt ăn vạ”

Những phần tử chống đối, phá hoại bầu cử biết rất rõ mình không thể đáp ứng đủ tiêu chuẩn của ĐBQH, đại biểu HĐND, đặc biệt là các tiêu chuẩn trung thành với Hiến pháp; gương mẫu chấp hành pháp luật. Ngay những hành vi chống phá Đảng, không công nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chống phá Nhà nước mà họ thực hiện đã thể hiện rất rõ họ không trung thành với Hiến pháp và không chấp hành pháp luật. Vì thế, họ rất sợ các quy trình về hiệp thương, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của cử tri nơi cư trú. Cũng cần nhấn mạnh thêm rằng, nguyên tắc nghị sĩ/đại biểu Quốc hội phải trung thành với Hiến pháp là nguyên tắc được áp dụng phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới. Ngay tại Mỹ, các nghị sĩ khi đắc cử cũng phải thực hiện thủ tục tuyên thệ, thề trung thành với Hiến pháp. Nghị sĩ/đại biểu Quốc hội làm việc tại cơ quan lập pháp, nên chắc chắn không có nước nào ủng hộ nghị sĩ nước mình không tôn trọng luật pháp, không tuân thủ pháp luật.

Hơn ai hết, cử tri nơi người ứng cử cư trú/công tác là những người hiểu rõ về người ứng cử đó nhất. Nếu người ứng cử thực sự là người có đạo đức tốt, gương mẫu chấp hành pháp luật thì không có lý do gì phải e ngại việc lấy ý kiến nhận xét của cử tri nơi cư trú. Quy định về tổ chức hội nghị lấy ý kiến cử tri cũng thể hiện rõ tính khách quan. Cụ thể, theo hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Nghị quyết số 1186/2021/UBTVQH14, hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú được tổ chức tại thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố nơi người ứng cử thường trú hoặc tạm trú. Đối với nơi có dưới 100 cử tri thì tổ chức hội nghị toàn thể cử tri và phải bảo đảm số lượng cử tri tham dự đạt ít nhất 50% tổng số cử tri được triệu tập. Đối với nơi có từ 100 cử tri trở lên thì có thể tổ chức hội nghị toàn thể hoặc hội nghị cử tri đại diện hộ gia đình và phải bảo đảm có ít nhất 55 cử tri tham dự hội nghị. Quy định như vậy để loại trừ trường hợp lựa chọn cử tri đi dự hội nghị, giúp hội nghị cử tri nơi cư trú cho ý kiến khách quan nhất, toàn diện nhất về người ứng cử.

Ấy vậy mà những phần tử chống phá đội lốt “người tự ứng cử” lên tiếng rêu rao trên mạng xã hội và một số trang thông tin nước ngoài rằng, hội nghị cử tri nơi cư trú là nơi để đấu tố, lên án, loại bỏ người tự ứng cử. Điều rất hài hước là những kẻ đội lốt “người tự ứng cử” để chống phá Đảng, chống phá Nhà nước, phá hoại bầu cử rất tự tin trưng ra những bản tập hợp chữ ký ảo trên mạng để giới thiệu ứng cử, nhưng đứng trước cử tri thật ở chính nơi họ cư trú thì họ lại tỏ ra run sợ. Riêng điều này đã thể hiện rõ sự lòe bịp của họ về những bản “tập hợp chữ ký” và thể hiện rõ uy tín của họ ở nơi cư trú thảm hại đến mức nào. Đến cử tri nơi họ cư trú còn không muốn để họ lọt vào danh sách người đủ tiêu chuẩn ứng cử, mà họ còn muốn ra oai đại diện cho cử tri cả nước được sao? Khi không vượt qua được hội nghị cử tri nơi cư trú, họ bèn sử dụng chiêu “rạch mặt ăn vạ” khi rêu rao rằng hội nghị cử tri chỉ là nơi đấu tố, lên án họ để loại họ ngay từ vòng đầu!

Cũng vì nhận thức rõ với sự quay lưng của cử tri nơi cư trú và với lý lịch bất hảo về chống phá Đảng, chống phá Nhà nước, lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, xâm phạm lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, họ chắc chắn không thể vượt qua được các vòng hiệp thương do MTTQ Việt Nam tổ chức, nên họ rêu rao rằng, tổ chức hội nghị hiệp thương là vi hiến vì Hiến pháp không có quy định về hiệp thương hay về cơ cấu, thành phần ĐBQH. Chiêu “rạch mặt” này lại làm lòi ra cái dốt khác của họ về kiến thức pháp luật. Ai am hiểu về luật pháp cũng hiểu một điều rất đơn giản: Hiến pháp là đạo luật gốc, là đạo luật cơ bản nên chỉ điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản nhất, quan trọng nhất. Không có một bản hiến pháp nào trên thế giới quy định đầy đủ mọi quy phạm để điều chỉnh mọi quan hệ xã hội. Chẳng hạn, không thể nói rằng Hiến pháp không quy định về hợp đồng nên mọi quy định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp... là vi hiến. Thực tế, quy định về hiệp thương và các bước tiến hành hiệp thương được thể hiện rất rõ trong Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND nên việc MTTQ Việt Nam tổ chức hiệp thương là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật và không vi hiến. Kiến thức sơ đẳng về pháp luật như vậy mà còn không hiểu,  thì những thành phần đó sao đủ tiêu chuẩn về trình độ, chuyên môn, năng lực để trở thành ĐBQH-người sẽ hoạt động ở cơ quan có chức năng rất quan trọng là lập pháp?

Vậy, đằng sau chiêu trò “tự ứng cử” của các phần tử chống đối, phá hoại là gì? Họ “tự ứng cử” với hy vọng hão huyền nếu trúng cử sẽ biến Quốc hội, HĐND trở thành diễn đàn cho họ thực hiện các hoạt động chống phá Đảng, chống phá Nhà nước, gây rối hoạt động của cơ quan dân cử nói riêng và của Nhà nước nói chung, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” ngay trong cơ quan dân cử của nước ta. Khi không thực hiện được mục tiêu của mình, họ quay ra bịa đặt, xuyên tạc để phá hoại bầu cử. Tuy nhiên, dù dùng âm mưu, thủ đoạn thâm độc, nham hiểm, ngụy quân tử đến mức nào, họ cũng không thể đánh lừa được cử tri. Bằng chứng là dù đợt bầu cử nào họ cũng ra sức hoạt động, ra sức “tự ứng cử” nhưng đều bị cử tri nơi cư trú vạch mặt thẳng thừng. Vì cử tri cực kỳ sáng suốt, nên họ chưa và sẽ không bao giờ thực hiện được mưu đồ thiếu tử tế của mình.

Nguồn: qdnd.vn