NGƯỜI ĐƯA TIN 289

NƠI CHIA SẺ THÔNG TIN ĐA CHIỀU VỀ MỌI VẤN ĐỀ
  • TRƯỜNG SA - HOÀNG SA VÀ NHỮNG CHUYỆN CHƯA BAO GIỜ KỂ

    Hôm trước, mình đặt câu hỏi về việc các bạn suốt ngày phê phán Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam "nhai đi nhai lại" các thông điệp phản đối khi Trung Quốc có hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vậy theo các bạn chúng ta phải làm gì?

  • NGUYỄN VĂN HÓA - TỪ CON ĐƯỜNG PHẠM TỘI BÁN NƯỚC ĐẾN CON ĐƯỜNG VÀO NHÀ GIAM

    Năm 2013, Nguyễn Văn Hóa đã lập tài khoản Facebook “Nguyễn Văn Hóa (Maria Luygonjaga)” tại địa chỉ www.facebook.com/Nguoidaxatoi để kết bạn, trao đổi thông tin với các đối tượng như Lê Đình Lượng, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Hoàng Đức Bình.

  • NHẬN BIẾT THỦ ĐOẠN MỚI CỦA KẺ THÙ ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN

    Trong tình hình mới, các thế lực thù địch vẫn luôn câu kết chặt chẽ với nhau để thúc đẩy từ “diễn biến hòa bình” sang “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ ta, chống phá Đảng, Nhà nước và giai cấp công nhân Việt Nam với cấp độ và cường độ ngày càng quyết liệt, thâm hiểm hơn.

Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2021

Danh sách Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII trúng cử BCH Trung ương Đảng khóa XIII


1. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.

2 Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ

3 Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

4 Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIV thành phố Hà Nội

5 Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

6 Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương

7 Đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

8 Đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an

9 Đồng chí Lương Cường, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

10 Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

11 Đồng chí Nguyễn Văn Nên, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh

12 Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

13 Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

14 Đồng chí Phan Đình Trạc, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương

15 Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương

16 Đồng chí Chu Ngọc Anh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội

17 Đồng chí Nguyễn Hoàng Anh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

18 Đồng chí Nguyễn Thúy Anh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội

19 Đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương, kiêm Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương

20 Đồng chí Dương Thanh Bình, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Uỷ viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

21 Đồng chí Bùi Minh Châu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Phú Thọ

22 Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc

23 Đồng chí Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng

24 Đồng chí Mai Văn Chính, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

25 Đồng chí Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng

26 Đồng chí Bùi Văn Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Đắk Lắk

27 Đồng chí Nguyễn Phú Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Đồng Nai

28 Đồng chí Phan Việt Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Quảng Nam

29 Đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương

30 Đồng chí Nguyễn Văn Danh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Tiền Giang

31 Đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

32 Đồng chí Đào Ngọc Dung, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

33 Đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính

34 Đồng chí Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

35 Đồng chí Võ Văn Dũng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Nội chính Trung ương

36 Đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

37 Đồng chí Vũ Đức Đam, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ

38 Đồng chí Huỳnh Thành Đạt, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

39 Đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Khánh Hoà

40 Đồng chí Phan Văn Giang, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam

41 Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Ninh Bình

42 Đồng chí Trần Hồng Hà, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

43 Đồng chí Nguyễn Đức Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Uỷ viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội

44 Đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Thái Nguyên

45 Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương

46 Đồng chí Lê Minh Hoan, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

47 Đồng chí Lữ Văn Hùng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Bạc Liêu

48 Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, kiêm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

49 Đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

50 Đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch

51 Đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng

52 Đồng chí Lê Minh Khái, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ

53 Đồng chí Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

54 Đồng chí Trần Việt Khoa, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Quốc phòng

55 Đồng chí Điểu Kré, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Dân vận Trung ương

56 Đồng chí Hoàng Thị Thúy Lan, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Vĩnh Phúc

57 Đồng chí Chẩu Văn Lâm, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Tuyên Quang

58 Đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

59 Đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương

60 Đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp

61 Đồng chí Nguyễn Văn Lợi, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Bình Phước

62 Đồng chí Võ Minh Lương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng

63 Đồng chí Lê Trường Lưu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế

64 Đồng chí Phan Văn Mãi, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Bến Tre

65 Đồng chí Châu Văn Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

66 Đồng chí Lại Xuân Môn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Cao Bằng

67 Đồng chí Giàng Páo Mỷ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Lai Châu

68 Đồng chí Phạm Hoài Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng

69 Đồng chí Trần Văn Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Bình Dương

70 Đồng chí Lê Thị Nga, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Uỷ viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội

71 Đồng chí Nguyễn Thanh Nghị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng

72 Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

73 Đồng chí Đoàn Hồng Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Nam Định

74 Đồng chí Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

75 Đồng chí Hồ Đức Phớc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước

76 Đồng chí Trần Quang Phương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

77 Đồng chí Hoàng Đăng Quang, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

78 Đồng chí Lê Hồng Quang, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chánh án thường trực Toà án nhân dân tối cao

79 Đồng chí Trần Lưu Quang, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh

80 Đồng chí Trần Văn Rón, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Vĩnh Long

81 Đồng chí Vũ Hải Sản, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng

82 Đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao

83 Đồng chí Trần Văn Sơn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Chính phủ

84 Đồng chí Đỗ Tiến Sỹ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Hưng Yên

85 Đồng chí Lâm Thị Phương Thanh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Lạng Sơn

86 Đồng chí Nguyễn Đức Thanh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Ninh Thuận

87 Đồng chí Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

88 Đồng chí Phạm Viết Thanh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Bà Rịa - Vũng Tàu

89 Đồng chí Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

90 Đồng chí Vũ Hồng Thanh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Uỷ viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội

91 Đồng chí Lê Văn Thành, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Hải Phòng

92 Đồng chí Huỳnh Chiến Thắng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam

93 Đồng chí Nguyễn Văn Thể, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải

94 Đồng chí Lê Thị Thuỷ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Hà Nam

95 Đồng chí Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an

96 Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Thứ trưởng Bộ Nội vụ

97 Đồng chí Dương Văn Trang, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Kon Tum

98 Đồng chí Lê Minh Trí, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

99 Đồng chí Lê Hoài Trung, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao

100 Đồng chí Huỳnh Tấn Việt, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương

101 Đồng chí Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng

102 Đồng chí Lê Huy Vịnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng

103 Đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh An Giang

104 Đồng chí Nguyễn Hữu Đông, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Sơn La

105 Đồng chí Ngô Đông Hải, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Thái Bình

106 Đồng chí Đoàn Minh Huấn, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

107 Đồng chí Y Thanh Hà Niê Kdăm, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương

108 Đồng chí Đặng Quốc Khánh, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Hà Giang

109 Đồng chí Đào Hồng Lan, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh

110 Đồng chí Lâm Văn Mẫn, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Sóc Trăng

111 Đồng chí Hồ Văn Niên, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Gia Lai

112 Đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng

113 Đồng chí Lê Quốc Phong, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Tháp

114 Đồng chí Bùi Nhật Quang, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

115 Đồng chí Thái Thanh Quý, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An

116 Đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Điện Biên

117 Đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Bình

118 Đồng chí Lê Quang Tùng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Trị

119 Đồng chí Bùi Thị Quỳnh Vân, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi

II- Danh sách các đồng chí trúng cử lần đầu Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII

120 Đồng chí Dương Văn An, Bí thư Tỉnh uỷ Bình Thuận

121 Đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Tư lệnh Quân khu 4

122 Đồng chí Đỗ Thanh Bình, Bí thư Tỉnh uỷ Kiên Giang

123 Đồng chí Lê Tiến Châu, Bí thư Tỉnh uỷ Hậu Giang

124 Đồng chí Hoàng Duy Chinh, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Bắc Kạn

125 Đồng chí Ngô Chí Cường, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Trà Vinh

126 Đồng chí Nguyễn Mạnh Cường, Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương

127 Đồng chí Hoàng Trung Dũng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh

128 Đồng chí Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Định

129 Đồng chí Đỗ Đức Duy, Bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái

130 Đồng chí Phạm Đại Dương, Bí thư Tỉnh uỷ Phú Yên

131 Đồng chí Lương Quốc Đoàn, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nông dân Việt Nam

132 Đồng chí Nguyễn Quốc Đoàn, Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế

133 Đồng chí Nguyễn Văn Được, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Long An

134 Đồng chí Nguyễn Văn Gấu, Chính uỷ Quân khu 9

135 Đồng chí Vũ Hải Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội

136 Đồng chí Lê Khánh Hải, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước

137 Đồng chí Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau

138 Đồng chí Nguyễn Văn Hiền, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không - Không quân

139 Đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

140 Đồng chí Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an

141 Đồng chí Lê Quang Huy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội

142 Đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Thanh Hoá

143 Đồng chí Trần Tiến Hưng, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh

144 Đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ninh

145 Đồng chí Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế

146 Đồng chí Lê Quang Mạnh, Bí thư Thành uỷ Cần Thơ

147 Đồng chí Lê Quốc Minh, Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam

148 Đồng chí Trần Hồng Minh, Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng

149 Đồng chí Hà Thị Nga, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

150 Đồng chí Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương

151 Đồng chí Bùi Văn Nghiêm, Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Long

152 Đồng chí Trần Thanh Nghiêm, Tư lệnh Quân chủng Hải quân

153 Đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an

154 Đồng chí Nguyễn Quang Ngọc, Tư lệnh Quân khu 3

155 Đồng chí Thái Đại Ngọc, Tư lệnh Quân khu 5

156 Đồng chí Đặng Xuân Phong, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Lào Cai

157 Đồng chí Lê Ngọc Quang, Phó Tổng Giám đốc thường trực Đài Truyền hình Việt Nam

158 Đồng chí Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an

159 Đồng chí Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng

160 Đồng chí Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

161 Đồng chí Trần Đức Quận, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Lâm Đồng

162 Đồng chí Trịnh Văn Quyết, Chính uỷ Quân khu 2

163 Đồng chí Nguyễn Kim Sơn, Chủ tịch Hội đồng, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội

164 Đồng chí Nguyễn Thành Tâm, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Tây Ninh

165 Đồng chí Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Bắc Giang

166 Đồng chí Lê Đức Thái, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng

167 Đồng chí Nguyễn Hồng Thái, Tư lệnh Quân khu 1

168 Đồng chí Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

169 Đồng chí Phạm Xuân Thăng, Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương

170 Đồng chí Nguyễn Trường Thắng, Tư lệnh Quân khu 7

171 Đồng chí Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội

172 Đồng chí Trần Đức Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

173 Đồng chí Lê Đức Thọ, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

174 Đồng chí Lê Tấn Tới, Thứ trưởng Bộ Công an

175 Đồng chí Nguyễn Đình Trung, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông

176 Đồng chí Ngô Văn Tuấn, Bí thư Tỉnh uỷ Hoà Bình

177 Đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

178 Đồng chí Phạm Gia Túc, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương

179 Đồng chí Hoàng Thanh Tùng, Uỷ viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội

180 Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Phó Bí thư thường trực Thành uỷ Hà Nội

18 đồng chí được bầu vào Bộ Chính trị khóa XIII

    Sáng 31/1/2021, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tiến hành phiên họp để bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng.

- Đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tín nhiệm bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII.

Danh sách Bộ Chính trị khóa XIII:

1. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước

2. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ

3. Đồng chí Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

4. Đồng chí Vương Đình Huệ, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV thành phố Hà Nội

5. Đồng chí Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương, kiêm Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương

6. Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Chánh án Toà án nhân dân tối cao

7. Đồng chí Lương Cường, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

8. Đồng chí Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính

9. Đồng chí Phan Văn Giang, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam

10. Đồng chí Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an

11. Đồng chí Trương Thị Mai, Trưởng Ban Dân vận Trung ương

12. Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

13. Đồng chí Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

14. Đồng chí Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh

15. Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương

16. Đồng chí Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

17. Đồng chí Phan Đình Trạc, Trưởng Ban Nội chính Trung ương

18. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

    Ban Bí thư Trung ương khoá XIII gồm một số đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị được Bộ Chính trị phân công tham gia Ban Bí thư và 5 đồng chí được bầu tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII.

1. Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc

2. Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Phó Chủ nhiệm thường trực Uỷ ban Kiểm tra Trung ương

3. Đồng chí Lê Minh Hưng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng

4. Đồng chí Lê Minh Khái, Tổng Thanh tra Chính phủ

5. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

    Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XIII gồm 19 đồng chí; đồng chí Trần Cẩm Tú tiếp tục được bầu làm Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XIII



Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2021

Góc cảnh báo: GIẢ MẠO PHÁT NGÔN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG VŨ ĐỨC ĐAM VỀ DỊCH COVID-19

    Ngày 30/1/2021, Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam (VAFC) rà quét và phát hiện một số tài khoản facebook đã đăng tải, chia sẻ thông tin được cho là phát biểu chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về công tác phòng chống dịch Covid 19.

    Nội dung thông tin giả mạo phát ngôn của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam (như hình).


    Qua kiểm tra, VAFC xác nhận nội dung thông tin là giả mạo. Đề nghị người dân thận trọng, tỉnh táo trong việc tiếp nhận và chia sẻ các thông tin trên mạng xã hội, tránh làm phức tạp tình hình về dịch bệnh Covid, vi phạm các điều cấm trên không gian mạng.

Nguồn: VAFC

Thứ Hai, 25 tháng 1, 2021

CẢNH GIÁC TRƯỚC CÁC THÔNG TIN SAI SỰ THẬT VỀ DỊCH COVID-19

    Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 đang có diễn biến hết sức phức tạp, để đảm bảo tốt nhất cho công tác phòng, chống dịch, chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng đang “căng mình” thực hiện các biện pháp khoanh vùng, truy vết, cách ly, phong tỏa để dập dịch, đảm bảo an toàn cho người dân. Tuy nhiên, trước những nỗ lực đó, hiện nay trên mạng xã hội đang xuất hiện những thông tin sai lệch, không chính xác về tình hình và công tác phòng, chống dịch Covid-19 gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng tới công tác phòng, chống dịch bệnh và ANTT tại địa phương.

    Mặc dù các cơ quan chức năng, truyền thông đã cảnh báo và thông tin rộng rãi song gần đây, một số tài khoản Facebook đã đăng tải, chia sẻ thông tin được cho là phát biểu chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về công tác phòng, chống dịch Covid-19. Đây là những thông tin giả mạo, không chính xác. Hay thông tin không chính xác về trường hợp nhiễm Covid-19 ở Quảng Ninh đi hát Karaoke "tay vịn"; thông tin phương pháp chữa trị covid -19 tại nhà... cũng được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến công tác truy vết, phòng, chống dịch...

    Bên cạnh hoạt động chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch, chống đối thì nhiều trường hợp do thiếu hiểu biết đã góp nhặt, chia sẻ những thông tin thất thiệt, vô tình tiếp tay cho việc lan truyền thông tin sai sự thật trên không gian mạng. Đặc biệt, có nhiều trường hợp đăng tin nhằm câu view, câu like, tăng sự tương tác, thể hiện cái tôi của mình và phục vụ mục đích bán hàng online… Những hành vi như trên là vi phạm pháp luật, đáng lên án, thiếu ý thức trách nhiệm, ý thức công dân. Trong khi cả nước, các cơ quan chức năng đang gồng mình chống dịch, thì chủ nhân của các trang facebook, zalo lại chia sẻ những thông tin vô trách nhiệm để hưởng lợi cho bản thân. Chính những thông tin thất thiệt đó đã gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong tổ chức, thực hiện công tác phòng, chống dịch.

ĐỂ GÓP PHẦN PHÒNG CHỐNG DỊCH HIỆU QUẢ, ĐỀ NGHỊ NGƯỜI DÂN:

    - Cần phải cảnh giác, chọn lọc thông tin; không chia sẻ những thông tin chưa được xác thực, thiếu cơ sở; đồng thời, nên tiếp nhận thông tin thông qua các trang chính thống, có uy tín để tránh những hậu quả đáng tiếc do sự thiếu hiểu biết, bị các đối tượng xấu lợi dụng. 

    - Trong trường hợp phát hiện có người tung tin đồn thất thiệt trên mạng xã hội, người dân cần thông báo ngay với cơ quan Công an nơi xảy ra vụ việc để có biện pháp xử lý kịp thời. 

    Hiện nay các lực lượng chức năng đang tiếp tục xác minh, rà soát các thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, các trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật!

@DĐCPĐ

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2021

Xây dựng, chỉnh đốn và bảo vệ Đảng trong tình hình hiện nay

Xây dựng và chỉnh đốn Đảng

Xây dựng và chỉnh đốn Đảng là hai mặt của một quá trình thống nhất biện chứng, có mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời. Đó là một thể thống nhất trong quá trình vận động và phát triển của Đảng. Quá trình xây dựng, chỉnh đốn Đảng là quá trình không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; nhằm làm cho Đảng luôn trong sạch, vững mạnh, đội ngũ cán bộ, đảng viên không ngừng nâng cao phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ cách mạng. Đặc biệt, khi gặp khó khăn vững vàng quan điểm, lập trường, tư tưởng, bình tĩnh sáng suốt, không bi quan, không chủ quan, tự mãn. Chỉnh đốn Đảng là để khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm, làm cho Đảng mạnh lên, xứng đáng là lực lượng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Thực tế cho thấy, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc… Chính một bộ phận không nhỏ này đã và đang làm suy yếu Đảng, đe doạ sự tồn vong của Đảng, làm lung lay vai trò lãnh đạo của Đảng, vô hình chung trở thành những kẻ tiếp tay đắc lực nhất cho các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng qua chiến lược “diễn biến hoà bình” và ra sức thúc đẩy “tự diễn biến, tự chuyển hoá”. Do đó, Đảng cần luôn tự đổi mới, chỉnh đốn để phòng chống, ngăn chặn tình trạng này.

 Bảo vệ Đảng trong tình hình mới

Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là gốc, là cơ bản nhất, bảo đảm Đảng luôn vững mạnh. Bởi nếu Đảng không được xây dựng, chỉnh đốn vững mạnh thì dù có những chủ trương, giải pháp bảo vệ tốt nhất cũng vẫn không làm cho Đảng hoàn thành được vai trò người lãnh đạo, thậm chí là tan vỡ từ bên trong. Đồng thời, khi xác định mặt xây dựng, chỉnh đốn Đảng là cơ bản, nền tảng, thì không được xem nhẹ công tác bảo vệ Đảng.   Hiện nay, trong xu thế của sự phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị trong và ngoài nước đang ráo riết thúc đẩy những đòn tấn công thâm hiểm, nhằm thủ tiêu vai trò lãnh đạo của Đảng. Do đó, xây dựng, chỉnh đốn là để trong sạch Đảng và bảo vệ để Đảng luôn vững mạnh là một nhiệm vụ rất quan trọng hiện nay. 

Có thể thấy rõ, gần đây, các thế lực thù địch thường xuyên sử dụng các trang mạng xã hội và một số báo, đài để tuyên truyền chống phá chế độ, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và xuyên tạc, chống phá công tác chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng. Chúng tập trung tung tin nhân sự Đại hội XIII “đã được sắp xếp xong, bầu bán chỉ là hình thức”; Bộ Chính trị có sự phân biệt vùng miền và đang “thanh trừng nội bộ”. Chúng so sánh hình thức bầu cử tại Mỹ và Việt Nam để chỉ trích bầu cử ở Việt Nam không dân chủ, minh bạch. Chúng bóp méo, xuyên tạc việc xử lý cán bộ lãnh đạo cấp cao, các vụ án tham nhũng, tiêu cực, đối tượng chống đối chính trị là vấn đề phe phái, tranh giành ghế tại Đại hội XIII của Đảng... Tô đậm những hạn chế trong việc thực hiện cải cách giáo dục (nhất là Chương trình cải cách sách giáo khoa lớp 1 mới), từ đó chúng chỉ trích sự cải cách giáo khoa là âm mưu huy diệt văn hóa, quy chụp cho rằng giáo dục càng thay đổi thì càng nát,… Đặc biệt, các thế lực thù địch bên ngoài ra sức xuyên tạc, chỉ trích việc Bộ Thông tin và Truyền thông sắp ban hành “Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội” là kìm hãm tự do ngôn luận trên không gian mạng, cho rằng Bộ quy tắc phải do cộng đồng mạng xây dựng. Chúng khai thác thông tin bóc gỡ tài khoản, bài viết trên mạng xã hội để xuyên tạc Nhà nước đàn áp tự do ngôn luận… 

Những việc cần làm

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng cảnh báo: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp hẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”. Việt Nam đang có những thời cơ mới, vận hội mới, nhưng khó khăn, thách thức cũng vô cùng lớn. Do đó, để Đảng mãi giữ vững vai trò lãnh đạo thì công tác đổi mới, xây dựng, chỉnh đốn và bảo vệ Đảng phải thực hiện những việc sau: 

Thứ nhất, kiên quyết, kiên trì đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét hơn, sâu sắc hơn, toàn diện hơn trong công tác xây dựng, chỉnh đốn và bảo vệ Đảng. Ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. 

Thứ hai, nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương, nêu gương, bảo đảm nói đi đôi với làm. 

Thứ ba, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng mà trọng tâm là công tác tổ chức - cán bộ. Các cấp ủy đảng phải chọn đúng người, bố trí đúng việc, đúng lúc, đánh giá đúng thực chất và ngày càng hoàn thiện chính sách bảo đảm vật chất, động viên tinh thần hợp lý. 

Thứ tư, tăng cường đẩy mạnh sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, đơn vị, các ngành trong nhận diện, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, lệch lạc, xuyên tạc sự lãnh đạo của Đảng, ngăn ngừa thoái hóa, biến chất, “phai màu”, “đổi màu” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên.  

Thứ năm, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý báo chí, mạng xã hội, nhằm tạo ra môi trường thông tin trong sạch, lành mạnh.  

Thứ sáu, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng, bảo đảm tính nghiêm minh và giáo dục cán bộ, đảng viên luôn giữ vững bản lĩnh chính trị vững vàng, không dao động trước những cám dỗ, khó khăn và thử thách. 

Với truyền thống vẻ vang và quyết tâm của Đảng, chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, Đảng sẽ hoàn thành xuất sắc trọng trách lãnh đạo đất nước. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân chung sức, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh và vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2021

QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG PHÁO HOA, PHÁO HOA NỔ: CẦN HIỂU ĐÚNG, NẮM RÕ ĐỂ TRÁNH VI PHẠM

    Chỉ còn ít nữa là đến Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Năm nay, các hoạt động đón Tết Nguyên đán chắc chắn sẽ sôi nổi hơn khi Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo, có hiệu lực thi hành từ ngày 11-1-2021, thay thế Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15-4-2009 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo.
    Điểm mới nhất, được quan tâm nhất trong Nghị định 137 là Chính phủ cho phép cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân được sử dụng pháo hoa dịp lễ, Tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa nghệ thuật. Nghị định cũng bổ sung nhiều hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng pháo. Trong đó, đã quy định cụ thể hơn với 09 HÀNH VI BỊ NGHIÊM CẤM TRONG SỬ DỤNG PHÁO (quy định tại Điều 5), so với 04 hành vi như trước đây. Nhiều người hào hứng khi nghị định cho sử dụng pháo hoa. Song không ít người đã chưa hiểu đúng bản chất của quy định, khi họ cho rằng ai cũng có thể được đốt tất cả các loại pháo hoa. 
    Trên thực tế, chỉ những người đủ hành vi năng lực dân sự mới được phép sử dụng. Hiện nay, có hai loại pháo hoa, gồm loại chỉ tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, mà KHÔNG GÂY RA TIẾNG NỔ và loại tạo ra âm thanh, ánh sáng và KÈM THEO TIẾNG NỔ, đây được gọi là PHÁO HOA NỔ. Nghị định 137 quy định rõ ràng, cơ quan, tổ chức, cá nhân được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp đã nêu trên. Như vậy, Nghị định 137 có quy định “mở” hơn. Song cá nhân vẫn KHÔNG ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG PHÁO HOA NỔ. Loại pháo hoa nổ chỉ được sử dụng trong các dịp kỷ niệm, bởi những cơ quan, tổ chức nhất định. Mặt khác, nghị định cũng quy định rất rõ, việc nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh pháo hoa phải do các tổ chức, doanh nghiệp của Bộ Quốc phòng thực hiện. Các tổ chức này phải được cơ quan công an có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường.
    Như vậy, mặc dù cho phép sử dụng pháo hoa, nhưng các quy định đi kèm vẫn hết sức chặt chẽ, bao quát tất cả các khâu từ nghiên cứu, sản xuất, tiêu thụ cho đến sử dụng. Nghị định 137 sắp có hiệu lực, việc hiểu không kỹ, hiểu sai bản chất của nghị định có thể khiến dẫn tới hành vi vi phạm trong sản xuất, mua bán, tàng trữ, dẫn tới bị xử lý trước pháp luật, nhất là vào thời điểm Tết Nguyên đán Tân Sửu đang cận kề, nhu cầu sử dụng pháo hoa tăng cao. 
    Còn nhớ vào đầu năm nay, trong đêm giao thừa tết Canh Tý (24/01/2020) tại xã Hàm Giang (Trà Cú – Trà Vinh) có 02 thanh niên gồm Kim Vũ Lâm, sinh năm 1991 và Trịnh Thành Tài, sinh năm 1987 đã tự chế pháo nổ, hậu quả làm cho Trịnh Thành Tài, bị pháo nổ làm mất một bàn tay, bàn tay còn lại bị bỏng nặng; Kim Vũ Lâm bị chấn thương khả năng hỏng mắt phải, cả hai phải nhập viện điều trị.
    Qua vụ việc việc trên khuyến cáo mọi người hãy vì tính mạng sức khỏe, tài sản của bản thân gia đình và cộng đồng, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, “Nói không với pháo nổ”. Bên cạnh đó, tuy không có thuốc nổ gây nguy hiểm đến tính mạng con người, nhưng việc sử dụng pháo hoa không đúng nơi, đúng chỗ có thể gây nguy cơ mất an toàn cháy nổ, chập điện... nhất là ở đô thị, nơi không gian chật hẹp. 
    Bởi vậy, cần tuyên truyền để người dân sử dụng mức độ hợp lý, đề cao tính an toàn. Pháo hoa thường được sử dụng trong những dịp vui, nhưng hiểu đúng, sử dụng đúng mới giúp các cuộc vui ấy trọn vẹn. Do đó, người dân chỉ được sử dụng pháo hoa, là loại pháo không có thuốc pháo nổ, chỉ tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, KHÔNG GÂY RA TIẾNG NỔ.
 N.V.H

Thứ Tư, 13 tháng 1, 2021

“Dự đoán nhân sự” – luận điệu chống phá, gây nhiễu trước thềm Đại hội XIII của Đảng

           

Ảnh minh họa

             Trước thềm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, phản động đẩy mạnh các hoạt động chống phá, tuyên truyền xuyên tạc, tung tin sai trái, bịa đặt. Một trong những thủ đoạn nguy hiểm, thu hút sự chú ý của nhiều người là xuyên tạc công tác nhân sự, cán bộ của Đảng để chống phá.

Trên nhiều phương tiện truyền thông hải ngoại, trang mạng của tổ chức phản động, lưu vong và mạng xã hội, các đối tượng này tăng cường tung ra các luận điệu xuyên tạc, giả mạo, thất thiệt chống phá Đại hội XIII. Chúng ra sức thổi phồng, suy diễn, bóp méo, bịa đặt, quy kết thành những hạn chế, yếu kém của Đảng, Nhà nước trong công tác cán bộ. Chúng cho rằng công tác cán bộ, nhân sự Đại hội XIII là cuộc “tranh giành quyền lực”, “thanh trừng nội bộ”, “thủ tiêu đối phương”... Chúng cố tình dựng chuyện, quy chụp rằng, việc chuẩn bị đại hội như là hoạt động thay cho đại hội, là “xóa bỏ quyền của các đại biểu dự đại hội”; việc thực hiện công tác quy hoạch và đào tạo cán bộ cốt cán cho Đại hội XIII là Ban Chấp hành Trung ương đã “tước đi quyền tự do, dân chủ trong việc ứng cử, đề cử và bầu cử của các đại biểu dự Đại hội XIII”, “tổ chức đại hội đảng các cấp, Đại hội XIII chỉ mang tính hình thức, là dịp để hội hè, tốn kém tiền của nhân dân”….

Xuyên tạc công tác cán bộ, nhân sự Đại hội XIII của Đảng, những thủ đoạn của chúng là:

- Suy diễn công tác cán bộ theo kiểu “trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã thông” như: “Dự báo thay đổi nhân sự cấp cao Đại hội XIII”, “Ai sẽ vào “tứ trụ” Đại hội XIII”, “nhân sự Đại hội XIII: Gươm đã tuốt khỏi vỏ”… Thật nực cười, Đại hội còn chưa diễn ra, song những “con buôn” chính trị lại tỏ ra thông thái khoác lác như thật, khẳng định người này triệt hạ người kia để giữ vị trí này vị trí khác, sắp xếp bộ máy lãnh đạo của Đảng từ cao xuống thấp; từ đó suy diễn, đánh giá theo chiều hướng tiêu cực. Mánh lới thường thấy của chúng là “giật tít-câu khách” đánh trúng vào sự tò mò của nhiều người, từ đó đưa ra phân tích nhận định công tác cán bộ, nhân sự có sự “an bài”, “sắp xếp”, “thỏa hiệp”, cuối cùng là rêu rao, xuyên tạc chế độ mất dân chủ, độc đảng, chuyên quyền, toàn trị.

- Xuyên tạc đời tư, nói xấu, vu cáo cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng. Thời gian gần đây, trên các mạng xã hội, các blog, không gian mạng xuất hiện nhiều thông tin vu cáo, xuyên tạc, rêu rao, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước. Chúng thường phát tán các thông tin, hình ảnh, clip giả tạo, sai lệch, biến không thành có, thật giả lẫn lộn, gây hoài nghi, hoang mang trong dư luận xã hội. Từ đó hòng tác động đến nhận thức, tâm lý, tư tưởng, tình cảm của nhân dân, cán bộ, đảng viên.

- Tung ra những bài viết, nhận định xuyên tạc, đánh đồng công tác phòng chống tham nhũng là “thanh trừng nội bộ”, “tranh giành quyền lực” trước Đại hội XIII. Chúng lợi dụng vào một số vụ việc cụ thể như: Việc một số tướng lĩnh, sĩ quan bị Bộ Chính trị, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luật, xử lý vừa qua; sự việc liên quan đến Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung hay thông tin khởi tố vụ án đối với ông Trần Vĩnh Tuyến – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Hồng Trường – cựu Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải…để xuyên tạc đó là sự “đấu đá quyền lực” “tranh giành lợi ích”, “tiêu diệt phe nhóm”,“thanh trừng nội bộ”… Từ đó nhằm gây ra tình trạng nghi ngờ, hoang mang, lầm tưởng an ninh chính trị mất ổn định, nội bộ mất đoàn kết, làm suy giảm niềm tin đội ngũ cán bộ, công tác cán bộ dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.

Đối với mỗi một đảng chính trị, đảng cầm quyền ở bất kỳ quốc gia hay thể chế chính trị nào, để xây dựng, bầu ra bộ máy lãnh đạo của đảng thì công tác tiến hành lựa chọn, bầu cử bộ máy lãnh đạo, người đứng đầu dưới hình thức nào (từ dân chủ trực tiếp hay gián tiếp) là việc bình thường. Một ví dụ của nền chính trị dân chủ tư sản, điển hình ở Mỹ thì đảng Dân chủ hay đảng Cộng hòa, định kỳ vẫn tổ chức đại hội toàn quốc để đảng viên bầu cơ quan lãnh đạo của đảng, chủ tịch đảng, đề cử đại biểu của đảng mình tham gia bầu Tổng thống Hoa Kỳ…Hay cũng ở hầu hết các nước, những công chức trong hệ thống chính trị dù ở cương vị nào, nếu tham ô, tham nhũng thì đều bị điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật. Lẽ nào, những điều thông thường, phổ quát như vậy cũng là“đấu đá”, “tranh giành”, “thanh trừng”, “tiêu diệt” nội bộ hay sao?

Nói về công tác nhân sự Đại hội XIII của Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng không chỉ là nhiệm vụ của Tiểu ban Nhân sự, của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của Ban Chấp hành Trung ương mà là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị, của các cấp uỷ, tổ chức đảng, các cơ quan, đơn vị và các địa phương. Các cơ quan, tổ chức có liên quan, mà trước hết là Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương phải dày công chuẩn bị, phải xác định đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là nhiệm vụ “then chốt” của “then chốt”, có liên quan đến sự sống còn của Đảng, vận mệnh của chế độ, sự phát triển, vững mạnh của đất nước. Từng cơ quan, địa phương, từng cán bộ trực tiếp tham gia vào công tác chuẩn bị phải nhận thức đầy đủ, sâu sắc trách nhiệm của mình, toàn tâm, toàn ý lo cho công việc chung, phải đặt lợi ích của Đảng, của đất nước, của nhân dân lên trên hết, trước hết. Phải tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm, chỉ ra những ưu điểm, kết quả cũng như những khuyết điểm, hạn chế của các khoá trước, nhất là của khoá XII gần đây, để có thêm cơ sở đề ra phương hướng, yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ của khoá XIII.

Công tác nhân sự, cán bộ của Đảng được thực hiện trên một quy trình chặt chẽ, chuẩn bị công phu, cách làm cẩn trọng, dựa trên nguyên tắc xây dựng Đảng vốn là sức mạnh, tiến bộ, phát huy được nguyện vọng, ý chí tập thể là nguyên tắc tập trung dân chủ, thiểu số phục tùng đa số. Từ đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là cơ quan cao nhất của Đảng sẽ dân chủ lựa chọn, sáng suốt bầu ra đội ngũ cán bộ là tinh hoa của Đảng, thật sự vững vàng, có đủ bản lĩnh, phẩm chất, trí tuệ và có uy tín cao để giải quyết những công việc, xử lý kịp thời, đúng đắn, có hiệu quả những tình huống phức tạp có quan hệ đến sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, sự sống còn của chế độ.

Những luận điệu suy diễn, những thông tin giả mạo, thất thiệt ở trên là những chiêu trò xuyên tạc, “diễn biến hoà bình” công tác cán bộ của Đảng, đánh vào tâm lý tò mò của nhiều người, gây nhiễu loạn thông tin, dao động về tư tưởng chính trị. Mục đích của chúng là cố tình tạo ra sự mất đoàn kết nội bộ, hạ thấp uy tín của cán bộ lãnh đạo cấp cao. Làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào tầm quan trọng, ý nghĩa đặc biệt to lớn của Đại hội XIII, vào sự lãnh đạo của Đảng, tính ưu việt của chế độ và Nhà nước pháp quyền XHCN.

                                                          Nguồn: Báo Công an nhân dân Online

Nhìn lại thành tựu của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc phòng chống dịch bệnh Covid 19

             

Ảnh minh họa

            Trong năm 2020 vừa qua, dưới sự lãnh đạo sát sao của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; sự chỉ đạo điều hành quyết liệt của Thường trực Chính phủ và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch quốc gia, từ những ngày đầu của đại dịch đến nay, cả nước ta đã xác địch nhiệm vụ là quyết tâm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19; kèm theo đó là hàng loạt chủ trương, biện pháp rất cụ thể để thực hiện mục tiêu cao cả nói trên. Một giai đoạn mới của cuộc chiến với bao nhiệm vụ cam go, đã và đang được triển khai mạnh mẽ, cả nước đã bước sang một “trạng thái bình thường mới”, hành động với khẩu hiệu cụ thể: “Chống dịch như chống giặc”

Với tinh thần bình tĩnh, tự tin, các bộ, ban, ngành và cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân ta từ nông thôn đến thành thị, trong năm 2020 vừa qua với tinh thần khẩn trương, vào cuộc một cách mạnh mẽ, quyết liệt, không quản khó khăn đã đạt được những thành quả to lớn trong công cuộc chống dịch Covid 19, được truyền thông và bạn bè quốc tế hết sức ca ngợi, nhân rộng mô hình, cách làm của Việt Nam, cụ thể:

Thứ nhất, tăng cường giám sát ở mọi cấp độ với phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà" để phát hiện, sàng lọc những người bị lây nhiễm.

Thứ hai, Việt Nam đã nêu những khẩu hiệu có tính hiệu triệu, động viên, phổ biến chủ trương, biện pháp, hướng dẫn nhân dân tự nguyện làm theo. Trong việc này, chiếc loa ở các phường, xã có tác dụng cao. Họ nhấn mạnh, truyền thông Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động thông tin, tuyên truyền, khơi dạy lòng yêu nước của nhân dân, biểu dương kịp thời những tấm gương tập thể, cá nhân tham gia hỗ trợ chống dịch.

Thứ ba, sự đồng lòng của các tầng lớp nhân dân thực hiện nghiêm các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Theo họ, sự thành công bước đầu này, đã làm tăng thêm lợi thế chính trị của đảng cầm quyền. Nhiều báo ca ngợi ý thức tự giác của các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế... đã tự nguyện chấp nhận thiệt hại lợi ích trước mắt để phục vụ nhiệm vụ chống dịch. Nhân dân cả nước hưởng ứng mạnh mẽ Lời kêu gọi quyên góp của Chính phủ để mua sắm thêm thiết bị y tế chữa bệnh cũng như trợ giúp cuộc sống khó khăn của những đối tượng yếu thế trong xã hội.

Thứ tư, ít có nước nào, các lực lượng quân đội, công an tự nguyện, dũng cảm chấp hành Chỉ thị của Thủ tướng, huy động tối đa lực lượng và phương tiện hậu cần phục vụ có kết quả nhiệm vụ chống dịch. Ngành Y tế Việt Nam có đội ngũ thầy thuốc tâm huyết với trình độ chuyên môn cao, đã cứu chữa nhiều người khỏi bệnh.

Thứ năm, Việt Nam đã làm tốt việc chủ động công khai, minh bạch số người bị nhiễm và phân loại cụ thể; đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế, nhất là hỗ trợ một nước láng giềng các thiết bị y tế phục vụ chống dịch.

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, một mặt tập trung cứu chữa người bệnh; mặt khác đồng thời chăm lo duy trì, ổn định đời sống các tầng lớp nhân dân; giao các bộ, ngành trình các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội ngay trong và sau kết thúc dịch bệnh.

Không có một phép lạ nào thay thế được sự đồng tâm, hiệp lực của các tầng lớp nhân dân ta sát cánh cùng Đảng, Nhà nước trong cuộc chiến đẩy lùi đại dịch. Hơn bao giờ hết, lòng yêu nước, tính năng động, sáng tạo, trí tuệ và bản lĩnh của con cháu Lạc Hồng cần được phát huy cao nhất trong thời kỳ đầy cam go, thử thách này, nhưng sẽ mở ra tiền đồ tươi sáng của dân tộc Việt Nam ta!

                                                                                                Sưu tầm

CẢNH GIÁC TRƯỚC LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI CỦA THẾ LỰC THÙ ĐỊCH VỀ CÔNG TÁC NHÂN SỰ ĐẠI HỘI ĐẢNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII

    Tại Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định triệu tập Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII từ ngày 25/1/2021 đến ngày 2/2/2021 tại Thủ đô Hà Nội.

    Hai nội dung quan trọng nhất của mỗi kỳ Đại hội Đảng là công tác văn kiện và công tác nhân sự. Đặc biệt, việc chuẩn bị nhân sự  Đại hội có vị trí, ý nghĩa vô cùng quan trọng, là nhân tố bảo đảm thành công của Đại hội và triển khai thực hiện thắng lợi các nghị quyết của Đại hội.

    Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là một sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, song, đây cũng là cơ hội mà các thế lực thù địch lợi dụng, bằng nhiều chiêu trò, thủ đoạn để xuyên tạc, công kích, chống phá Đảng Cộng sản  và Nhà nước Việt Nam. Đặc biệt, với công tác nhân sự, họ đưa ra nhiều suy diễn, bình luận vô căn cứ, đưa những thông tin sai lệch chủ trương của Đảng về công tác nhân sự, nhằm gieo rắc sự hoài nghi trong xã hội.

    Những đồn đoán thiếu căn cứ

    Thế lực thù địch triệt để sử dụng Internet và mạng xã hội để lan truyền những thông tin sai lệch về công tác nhân sự trước thềm Đại hội Đảng. Cụ thể, ngay sau hôm khai mạc hội nghị Trung ương 14, trên một số trang mạng (hầu hết được lập tại nước ngoài) đã xuất hiện những bài viết của các tổ chức, cá nhân mang tư tưởng thù địch với nội dung phỏng đoán, bịa đặt về nhân sự đại hội, ví dụ như: "Họp BCT lộ diện Tứ trụ mới khóa 13 trước Đại hội" của Thái Văn Đường, "Hội nghị TƯ 14 - 'Nhất trí cao' về nhân sự BCT, chưa bàn 'trường hợp đặc biệt'."của BBC Tiếng Việt…

    Qua công tác nắm tình hình của cơ quan chức năng, trong khoảng 7 tháng trở lại đây, Youtube có hàng trăm video được đăng tải có nội dung liên quan đến nhân sự mới của Đại hội Đảng. Phần lớn thông tin và hình ảnh xuất hiện trong video đều được cắt dán, gán ghép, lồng vào đó là những bình luận từ góc nhìn sai lệch, xuyên tạc về công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội. Đánh vào tâm lý tò mò của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, thế lực thù địch tung ra rất nhiều video theo kiểu “phân tích”, suy đoán về công tác nhân sự, ví dụ: "Tứ trụ mới và tương lai của nước Việt - sự kiện và bình luận", thậm chí trắng trợn hơn, là "Danh sách chính thức tứ trụ Bộ chính trị Đại hội 13, bất ngờ số phận Vũ Đức Đam, nhiều ủy viên lộ mặt cáo"…

    Bên cạnh đó, ngay khi có thông tin về việc Hội nghị Trung ương 15 của Ban Chấp hành trung ương Đảng dự kiến được tổ chức vào tháng 1 năm 2021 để xem xét các trường hợp đặc biệt, báo đài của thế lực thù địch đã liên tục đưa ra những luận điệu chống phá, cho rằng "Công tác nhân sự của đảng Cộng sản cầm quyền tại Việt Nam nên dân chủ hóa thay vì "biệt lệ hóa" mãi như với các trường hợp "đặc biệt" hay "siêu đặc biệt"", "nhân sự đặc biệt được đưa ra nhằm hài hòa, hợp lý cơ cấu nhân sự của Đảng, đưa ra nhằm dàn hòa các mối quan hệ do không có được sự nhất trí…"

    Thủ đoạn đằng sau những suy đoán, luận điệu thù địch thiếu căn cứ

    Qua công tác đấu tranh, các cơ quan chức năng làm rõ, Việt Tân là tổ chức đứng sau điều khiển, chỉ đạo và thực hiện hầu hết các hoạt động chống phá này. Hàng loạt những Fanpage, trang cá nhân Facebook phản động như: "Nhật ký yêu nước", "Người Buôn Gió", "Chim báo bão", "Tin mừng cho người nghèo", "Lê Trung Khoa", "Đô thành Sài Gòn", "Hội sinh viên nhân quyền"…đều hoạt động bằng cách cóp nhặt những thông tin trong nước rồi xuyên tạc với mục đích chống phá chứ không phải vì trách nhiệm với đất nước, với xã hội. Thực chất, chúng luôn tìm mọi cách để hạ uy tín của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, rêu rao "nhân sự Đại hội Đảng được sắp xếp, không được tổ chức minh bạch, công khai", củng cố luận điệu ủng hộ "đa nguyên, đa đảng" của chúng, gây mâu thuẫn nội bộ và làm suy giảm niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng , Nhà nước.

    Trước những thông tin trên, TS Nguyễn Viết Chức, Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Văn hóa-Xã hội, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết: "Thực hiện phương hướng công tác nhân sự, tại hội nghị Trung ương 13, Trung ương đã bỏ phiếu biểu quyết giới thiệu nhân sự tham gia Uỷ viên Trung ương chính thức, Uỷ viên Trung ương dự khuyết và Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XIII. Còn tại hội nghị Trung ương 14, Trung ương thảo luận và bỏ phiếu biểu quyết giới thiệu nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XIII". Vì vậy, việc đưa ra những kết luận về "tứ trụ tương lai" theo luận điệu của thế lực thù địch là hoàn toàn sai sự thật và thiếu căn cứ.

    Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Cảnh Thìn, Phó Giám đốc Trung tâm Khoa học an ninh phi truyền thống, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng khẳng định, tất cả những thông tin sắp xếp nhân sự Đại hội XIII của Đảng đang lan truyền trên mạng xã hội, đều là những suy đoán vô căn cứ, đồng thời vạch trần thủ đoạn của thế lực thù địch: “Các đối tượng tung tin xuyên tạc giống như kiểu thông tin mật, thông tin nội bộ nhằm gây ra sự hoang mang, nhất là đối với những người không đủ bản lĩnh, không đủ tỉnh táo, mơ hồ. Họ muốn tạo ra sự bất ổn, nhiễu loạn thông tin trước thềm Đại hội".

    Nguy hiểm và tinh vi hơn, phía thù địch còn sử dụng phần mềm tạo ra những hồ sơ bệnh án giả của một số cán bộ cấp cao của Đảng để đánh lừa dư luận; thậm chí vô lương tâm "biến" người đang sống thành người chết và dựng lên những kịch bản phe nhóm trong công tác nhân sự nhằm phục vụ mục đích của chúng. Ông Lê Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội nhận định: “Với mục tiêu chống đối, họ không từ bất kỳ một thủ đoạn nào, thậm chí đến mức độ, cho người đang sống thành người đã chết, vậy làm sao  có thể tin được. Họ tạo luồng thông tin giả, thậm chí sắp xếp nhân sự rất cụ thể. Ông A sẽ giữ vị trí nào, ông B có vào Bộ Chính trị hay không…như thật. Mục đích là tạo ra sự mất đoàn kết trong nội bộ cho nên chúng ta phải hết sức cảnh giác."

    Cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân hãy sáng suốt và thể hiện trách nhiệm với đất nước

    Trước đại hội, Đảng đang nghiêm túc tìm ra người “có đức, có tài” để phục vụ cho sự nghiệp đổi mới đất nước, phục vụ nhân dân. Tại Hội nghị Trung ương 14 vừa qua, phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định: "Công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XIII của Đảng đã được xem xét một cách dân chủ, khách quan, toàn diện; rà soát chặt chẽ, kỹ lưỡng, bổ sung, hoàn chỉnh các phương án nhân sự theo đúng phương hướng, quy trình công tác nhân sự đã đề ra”.

    Như vậy, trước thềm Đại hội Đảng đang đến gần, mỗi công dân cũng cần làm tốt vai trò của mình, qua đó góp phần xây dựng đất nước. Mỗi người dân cần nêu cao cảnh giác với những luận điệu xuyên tạc, chống phá của các phần tử thù địch, phản động trên các trang mạng xã hội và Internet; chủ động tìm hiểu những thông tin chính thống trên các nền tảng truyền thông của các cơ quan báo chí tin cậy trong nước để hiểu rõ hơn về sự chuẩn bị công phu, chặt chẽ, trách nhiệm cao của Đảng cho Đại hội XIII, với mục tiêu đặt lợi ích quốc gia, dân tộc và lợi ích của nhân dân lên trên hết. 

    Trong hoàn cảnh hiện nay, hơn ai hết, các cán bộ đảng viên cần hết sức tỉnh táo, cảnh giác, chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả âm mưu, thủ đoạn, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, những phần tử bất mãn, cơ hội chính trị. Trong bất kỳ điều kiện hoàn cảnh nào, cán bộ, đảng viên cũng cần gắn bó mật thiết với nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của Đảng, quyền lợi của nhân dân lên trên hết, luôn gương mẫu về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, nêu cao "tự phê bình" và "phê bình", góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.



Ngọc Hà

Sự nguy hại không thể xem thường của tình trạng số đông im lặng

 

Ảnh minh họa 
                                        
           Người Việt Nam có đặc trưng tâm lý duy tình, trọng nghĩa. Tính cách dĩ hòa vi quý có ưu điểm là góp phần xây dựng môi trường giao tiếp ứng xử thân thiện. Tuy nhiên, mặt trái của tâm lý này cũng làm cho con người dễ rơi vào trạng thái tự chấp nhận hoàn cảnh, bằng lòng với số phận, từ đó thiếu ý thức phản tỉnh, dũng khí phê phán những biểu hiện, hành vi sai trái, tiêu cực.

Khi cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) có thái độ sống như vậy vô hình trung thủ tiêu tinh thần đấu tranh chân chính, không tạo động lực tích cực thúc đẩy cá nhân và tập thể cơ quan, đơn vị, phát triển theo chiều hướng tiến bộ.

Khi im lặng biến thành bạc hoen, đồng gỉ...

Những biểu hiện nổi cộm của tâm lý dĩ hòa vi quý trong một bộ phận CB, ĐV đã được nhận diện trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII là: “Ngại va chạm, đoàn kết xuôi chiều, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh”.

Khi ai đó có thái độ sống mũ ni che tai, thực hiện phương châm ứng xử “im lặng là vàng” cứ nghĩ rằng mình thể hiện sự nhã nhặn, khiêm nhường, không thích tranh đua với người khác, nhưng đó là suy nghĩ phiến diện. Bởi trên thực tế, im lặng có khi không hẳn là vàng ròng, mà có thể biến thành bạc hoen, đồng gỉ làm ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của tập thể. Khi đó, sự im lặng trở thành đáng sợ.

Thái độ im lặng đáng sợ trong một bộ phận CB, ĐV cũng là một trong những nguyên nhân làm cho tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống thêm trầm trọng. Bởi bản chất của sự im lặng đáng sợ là không dám đối mặt với hiện thực, không tự vượt qua nỗi sợ hãi của chính mình, không đủ bản lĩnh, dũng khí để đấu tranh với những biểu hiện sai trái, tiêu cực ngay trong nội bộ mình. Chỉ vì thái độ nể nang, né tránh, ngại va chạm của CB, ĐV, công chức, viên chức mà không ít cơ quan, tổ chức, đơn vị tuy được khoác tấm áo “đoàn kết, thống nhất” hào nhoáng bên ngoài, còn thực tế bên trong thì rối ren, vì bao lợi ích, phe nhóm xâu xé nhau một cách tinh vi. Chỉ đến khi cấp trên có thẩm quyền và cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, thanh tra, làm rõ vấn đề thì mới bộc lộ tính chất nguy hại của sự im lặng nội bộ, im lặng tập thể.

Theo quy định Khoản 2, Điều 32 Điều lệ Đảng, ủy ban kiểm tra (UBKT) các cấp có nhiệm vụ “kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm”, nhưng thực tế ở nhiều nơi, cơ quan kiểm tra cấp dưới gần như không phát huy được vai trò, trách nhiệm, thẩm quyền của mình. Chính vì vậy, trong nhiệm kỳ Đại hội XII, UBKT Trung ương đã vào cuộc tiến hành kiểm tra cách cấp đối với hơn 20 cấp ủy đảng có dấu hiệu vi phạm, trong đó có: Ban Thường vụ Huyện ủy Hướng Hóa (Quảng Trị); Ban Thường vụ Huyện ủy Ba Vì (Hà Nội); Ban Thường vụ Thành ủy Trà Vinh (tỉnh Trà Vinh); Đảng ủy Thanh tra Bộ Xây dựng; Ban Thường vụ Công an tỉnh Đồng Nai...

Theo nhận định của UBKT Trung ương, những tổ chức đảng nêu trên bị kiểm tra cách cấp và phát hiện ra nhiều sai trái bởi nội bộ các tổ chức đảng không thực hiện nghiêm túc chế độ phê bình và tự phê bình, đội ngũ CB, ĐV thiếu tinh thần đấu tranh với những hành vi vi phạm của đồng chí, đồng đội. Nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị để tồn đọng khuyết điểm, yếu kém kéo dài nhiều năm không những không được giải quyết thấu đáo, xử lý dứt điểm mà còn có biểu hiện bao che, dung túng bởi nội bộ tập thể gần như bị tê liệt do thái độ im lặng đáng sợ của số đông CB, ĐV ở nơi đó!

Phê phán tình trạng im lặng đáng sợ là đấu tranh với cái sai, cái ác

Vì sao lại xảy ra tình trạng im lặng đáng sợ của một bộ phận CB, ĐV? Một mặt, do tâm lý văn hóa ứng xử cả nể, duy tình của người Việt còn ăn sâu vào nhận thức, tư tưởng nên không ít CB, ĐV đã duy trì trạng thái an phận thủ thường, mũ ni che tai, ngại va chạm, dễ người dễ ta; mặt khác cũng do nhiều nơi cán bộ lãnh đạo có tư tưởng độc đoán, gia trưởng, chuyên quyền, vi phạm nghiêm trọng dân chủ, luôn tìm mọi cách để vừa gây áp lực, vừa chống chế mọi ý kiến phê bình, đấu tranh thẳng thắn, trung thực của CB, ĐV, nhân viên cấp dưới. Nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là thái độ sống thờ ơ, bàng quan, bạc nhược, được chăng hay chớ, thiếu bản lĩnh, dũng khí của một bộ phận CB, ĐV.

Trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng, cấp ủy và UBKT các cấp trong toàn Đảng đã thi hành kỷ luật hơn 1.000 tổ chức đảng và hơn 87.000 đảng viên, trong đó có hơn 110 cán bộ cao cấp thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Đây là số lượng đảng viên bị thi hành kỷ luật nhiều nhất trong một nhiệm kỳ đại hội của Đảng. Theo phân tích của một chuyên gia chính trị học, trong số đảng viên bị kỷ luật nêu trên, nếu như những đồng chí, đồng đội, đồng nghiệp của họ thật sự phát huy tinh thần thật thà phê bình, có tình thương yêu đồng chí và không có thái độ thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, thì đã góp phần phòng ngừa, ngăn chặn, hạn chế được phần nào số lượng đảng viên vi phạm kỷ luật. Đối với hơn 1.000 tổ chức đảng bị kỷ luật cũng có một nguyên nhân không nhỏ là do nội bộ hoặc là thiếu đoàn kết, thống nhất, hoặc là đoàn kết xuôi chiều, hình thức, ai biết người nấy nên khi có sai mà không phát hiện, đấu tranh kịp thời; hoặc cũng có thể đồng lõa, dung túng cho nhau, cùng nhau ngậm miệng vì lợi ích cục bộ nên hệ quả là cùng lãnh án kỷ luật cả tập thể!

Im lặng là một thái độ ứng xử, một kỹ năng sống của con người. Sự im lặng có lúc cũng cần thiết đối với CB, ĐV, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý, vì im lặng để lắng nghe người khác thảo luận, phát biểu, góp ý, phê bình, bày tỏ tâm tư, băn khoăn, thắc mắc; im lặng để chia sẻ, đồng cảm với người khác trong những hoàn cảnh, tình huống phù hợp với đạo đức cộng đồng. Và sự im lặng lúc này được coi là thái độ ứng xử văn minh.

Đối với CB, ĐV, nếu thể hiện sự im lặng đến mức thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh thì lâu ngày sẽ tích tụ thành trơ lỳ cảm xúc, trơ lỳ thái độ và từ đó sẽ vô hình trung trở thành kẻ đồng lõa với cái xấu, dung túng cho cái sai và tiếp tay cho cái ác lộng hành. Khi CB, ĐV không bày tỏ thái độ, hành động gì trước một sự việc đáng lẽ phải có thái độ phản ứng kịp thời, vì lợi ích chung, thì đó là biểu hiện của sự vô trách nhiệm với tập thể, tổ chức, cơ quan, đơn vị và hơn thế, vô trách nhiệm trước Đảng và nhân dân.

Do đó, kiên quyết vạch trần, đấu tranh phòng, chống tình trạng số đông im lặng là một trong những việc làm cần thiết để góp phần xây dựng các tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Muốn phòng ngừa căn cơ được tình trạng này, cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Giáo dục, rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị, trách nhiệm công vụ cho CB, ĐV; phát huy dân chủ trong đảng và trong xã hội; coi trọng văn hóa phản biện lành mạnh; thực thi chặt chẽ các quy định về kiểm soát quyền lực, nhất là kiểm soát quyền lực cá nhân người đứng đầu; tăng cường giám sát, kiểm tra và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm dân chủ, độc đoán, chuyên quyền...

                                                                                    Nguồn: Quân đội nhân dân Việt Nam Online

Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2021

NÚP BÓNG TRUYỀN BÁ TRI THỨC; ĐỂ KÍCH ĐỘNG, CHỐNG PHÁ ĐẤT NƯỚC.

    Sử dụng mạng xã hội để chia sẻ kiến thức với cộng đồng hoặc biểu đạt quan điểm, phản biện những hiện tượng xã hội, con người mà cá nhân thấy cần có ý kiến, đang là một trong những cách thức thể hiện được nhiều người ở Việt Nam và trên thế giới chọn lựa, nhất là đối với giới trẻ.

    Ðiều này đáng được hoan nghênh, bởi phù hợp với xu thế thời đại 4.0 hiện nay. Tuy nhiên, một số người lại lợi dụng việc làm này nhằm mưu đồ cá nhân, thậm chí tìm cách kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, hòng tác động làm lung lạc lòng tin của nhân dân đối với Ðảng, Nhà nước, phục vụ cho mục đích đen tối của các thế lực thù địch. Ðó là hành động cần bị lên án, phê phán và vạch trần, làm rõ.

    Ngày 16-11, trên trang youtube cá nhân, nam diễn viên nghiệp dư Nguyễn Phúc Gia Huy đã chia sẻ về thành tích kênh video giải trí do anh ta lập ra đã thu hút được 700.000 người theo dõi. Ðể có được kết quả này, Gia Huy khoe kênh của anh ta "đã đem lại kiến thức cho toàn bộ cộng đồng một cách đơn giản, dễ hiểu nhất", đồng thời, kêu gọi người ủng hộ tiếp tục công khai chia sẻ các video "giáo dục" của anh ta lên mạng xã hội. Nếu các thông tin được Gia Huy quảng bá đúng sự thật thì đây là một chuyện đáng mừng. Tuy nhiên trên thực tế, lời quảng bá của Gia Huy lại khác xa sự thật, bởi người này đang lấy danh nghĩa truyền bá kiến thức, phản biện xã hội nhằm lợi dụng sự thiếu hiểu biết của một bộ phận người sử dụng mạng xã hội Việt Nam, nhất là thanh thiếu niên, để thu lợi từ các khoản tiền ủng hộ bất chính, và thực hiện các mục đích thiếu trong sáng khác.

    Với người biết đến thể loại hài độc thoại, thì Nguyễn Phúc Gia Huy với nghệ danh Dưa Leo không phải cái tên xa lạ. Năm 2012, anh ta xuất hiện trong chương trình truyền hình Tìm kiếm tài năng Việt. Tại đây, anh ta được nhiều khán giả mến mộ bởi phong cách tự tin, hoạt khẩu bất chấp những khiếm khuyết về mặt ngoại hình. Những tưởng đó sẽ là cơ hội tốt tạo đà quan trọng cho Gia Huy gia nhập sân khấu nghệ thuật và khẳng định tài năng. Nhưng hóa ra, thành tích này chỉ là điểm sáng duy nhất trong sự nghiệp của anh ta từ đó đến nay. Thay vì tiếp tục theo đuổi nghề diễn, Gia Huy tập tành làm vlog như một số gương mặt đình đám khác. Nhưng kết quả thu về của anh ta lại không như mong muốn, vì nội dung các video phần nhiều chỉ là sao chép ý tưởng của các vlogger Việt Nam và quốc tế. Các buổi diễn của Gia Huy thời điểm đó cũng không thuận lợi bởi hài độc thoại vốn là thể loại kén người xem. Trong bối cảnh đó, lẽ ra cần nỗ lực học hỏi để sáng tạo trong kịch bản, nâng cao khả năng diễn xuất, thì Gia Huy lại tỏ ra bất mãn, ảo tưởng về tài năng, trình độ bản thân. Anh ta giao du với một số nghệ sĩ kém nhân cách, xem đó như thần tượng để học theo. Cũng trong khoảng thời gian này, Gia Huy bắt đầu sản xuất video với hình thức phản biện xã hội nhưng về thực chất là bôi đen, xuyên tạc sự thật về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội đất nước, hạ bệ thần tượng các lãnh tụ của phong trào cộng sản và cách mạng thế giới. Ngày 25-11-2016, nguyên Chủ tịch Cu-ba Phi-đen Ca-xtơ-rô (Fidel Castro) qua đời để lại niềm tiếc thương sâu sắc cho nhân dân Cu-ba cùng những người tiến bộ, yêu hòa bình, theo đuổi lý tưởng giải phóng dân tộc, giai cấp, con người. Ðể tưởng nhớ vị lãnh tụ vĩ đại, 11 quốc gia trong đó có Việt Nam, đã thực hiện nghi lễ quốc tang, 70 quốc gia trực tiếp gửi điện chia buồn. Nguyên tổng thống Hoa Kỳ B.Ô-ba-ma cũng dành cho Phi-đen Ca-xtơ-rô những lời trân trọng: "Lịch sử sẽ ghi lại và đánh giá ảnh hưởng to lớn của nhân vật đặc biệt này đến con người và thế giới xung quanh ông". Tuy nhiên qua video "quốc tang Fidel Castro" (Bình loạn cùng Dưa Leo), Gia Huy lại ngang nhiên bày tỏ thái độ xúc phạm nhà cách mạng vĩ đại cũng như sự tri ân của Ðảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Trước các phát ngôn ngông cuồng trong video này, cơ quan chức năng đã mời Gia Huy tới trao đổi mà mục đích chính là khuyên răn, cảnh tỉnh. Nhưng anh ta chẳng những không nhận ra sai lầm, mà còn kích động nhóm "fan cuồng" của mình tập trung gây rối trật tự trước trụ sở cơ quan công an...

    Điều đáng chú ý, từ những bước "sa chân", suy nghĩ ấu trĩ và sai lầm đó, Gia Huy đã tiếp tục trượt dài trên con đường đối lập, chống phá đất nước. Lợi dụng những sự kiện nêu trên, một số kênh truyền thông nước ngoài vốn rất nổi tiếng chống cộng hoặc rất thiếu thiện chí với Việt Nam như RFA, BBC Tiếng Việt, SBTV,... lập tức tổ chức chiến dịch "truyền thông đen" tung hô nhân vật này. Gia Huy cũng chớp cơ hội trả lời phỏng vấn, tổ chức lưu diễn tại Ô-xtrây-li-a, Mỹ. Nhưng do tài năng có hạn cho nên sau khi được đám "báo chí kền kền" thổi phồng có chủ ý, "danh tiếng" của Gia Huy cũng rất nhanh chìm nghỉm. Bù lại, anh ta cũng kịp móc nối với một số người Việt đang sống ở nước ngoài có quan điểm thù địch, thiếu thiện chí với Ðảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam. Rồi khi hoạt động quyên góp trực tuyến ngày càng phổ biến, dễ tiếp cận thì Gia Huy đã lợi dụng hình thức này nhằm thu về đồng tiền bất chính qua youtube, patreon (kêu gọi quyên góp tiền để thực hiện dự án), ví điện tử... Ðể việc làm bất chính không bị cơ quan chức năng chú ý, trên kênh youtube và facebook cá nhân, Huy cài đặt chế độ "riêng tư" với các video cũ mang nội dung chống phá. Thay vào đó, anh ta tuyên bố sẽ sản xuất các video "truyền tải kiến thức"! Thoạt nhìn, một số nhan đề trên kênh youtube của Gia Huy như Ðọc sách nào tốt? Ðọc sách sao cho tốt? Ðọc sách tốt chỗ nào? người xem - nghe dễ lầm tưởng anh ta đã "cải tà quy chính". Nhưng trên thực tế, đó chỉ là chiêu trò "bình mới rượu cũ" của Gia Huy để tránh bị phát giác, tăng số lượng người theo dõi kênh youtube. Vốn không được đào tạo bài bản về nghiên cứu khoa học, lại lười trau dồi và học hỏi, Gia Huy đã ăn cắp, xào nấu nội dung từ các website nước ngoài rồi chế vào video của mình. Công việc duy nhất của Gia Huy là chuyển ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt, kèm những câu thoại tục tĩu và lên lớp người xem. Ðiều nguy hại hơn, hòng mưu đồ kiếm tiền từ các cá nhân, tổ chức chống phá đất nước, trong hầu hết các video được đăng tải trên youtube và facebook, Gia Huy đều mượn các chủ đề trên để công kích Ðảng, Nhà nước. Thời gian gần đây, anh ta liên tục sản xuất các video có chủ đề về lũ lụt với luận điệu chủ yếu cho rằng: Chính quyền Việt Nam thiếu năng lực và trì trệ, tham nhũng trong thực thi các biện pháp phòng tránh lũ lụt tại miền trung, bất chấp sự thật là công tác phòng, chống bão lũ và khắc phục các thiệt hại do thiên tai luôn được Ðảng, Chính phủ, chính quyền các địa phương và các ban, ngành liên quan đã chỉ đạo sát sao và vào cuộc kịp thời, được nhân dân và dư luận xã hội hết sức đánh giá cao, đồng tình, ủng hộ. Nhờ vậy, tính mạng, tài sản của người dân được bảo đảm, mọi thiệt hại được hạn chế đến mức thấp nhất. Bất chấp thực tế đó, để tăng "sức thuyết phục" cho luận điệu xuyên tạc của mình, Gia Huy cho rằng Việt Nam không chịu học tập sáng kiến phòng tránh lũ lụt của Hà Lan như các quốc gia khác tại châu Á và thế giới! Tự nhận là một người truyền bá kiến thức, có vẻ như anh ta không biết rằng thay đổi khí hậu đang là một trong những nguyên nhân quan trọng tác động nặng nề đến tình hình lũ lụt tại khu vực châu Á cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, và tất cả các nước đều đang phải nỗ lực chống chọi với tình trạng này. Không riêng tại Việt Nam, tác động khó lường của thời tiết đã vượt xa cả dự đoán của những quốc gia có nền khoa học khí tượng tiên tiến và kinh nghiệm phòng chống thiên tai như Nhật Bản. Chỉ tính riêng tại Nhật Bản, từ năm 2018 đến 2020, quốc gia này đã hứng chịu hai trận lũ lụt lịch sử bao gồm sự kiện "mưa lớn tháng 7 năm thứ 30 triều đại Bình Thành" (tháng 7-2018) cướp đi sinh mạng của 225 người, hay trận lụt Kyushu đã khiến 77 người chết.

    Thật ra, không ngẫu nhiên Gia Huy liên tục sản xuất video clip về lũ lụt, cho dù trên thực tế vì các phát ngôn dốt nát, thiếu hiểu biết mà anh ta phải nhận "gạch, đá" từ cộng đồng mạng. Nguyên nhân chính ở phía sau hành động này là kêu gọi quyên tiền cho "quỹ từ thiện" của Nguyễn Thái Hợp. (Theo tố cáo của Ngô Kỷ - một kẻ chống cộng khét tiếng sống ở Mỹ, thì Nguyễn Thái Hợp đang kết giao với thành viên tổ chức khủng bố "Việt tân" và nhận tiền của tổ chức khủng bố này để thực hiện nhiều hành vi phi pháp?). Sau màn công khai ủng hộ Nguyễn Thái Hợp, trong một số lần phát ngôn, Gia Huy còn mạnh miệng công khai phủ nhận, chối bỏ niềm tin của người Việt ở nước ngoài vào Ðảng, Nhà nước Việt Nam bất chấp thực tế ngày càng nhiều người con xa xứ trở về đóng góp công sức, tiền bạc cho sự nghiệp phát triển đất nước. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Ðầu tư, tính đến tháng 10-2020, người Việt Nam ở nước ngoài đã đầu tư tại quê hương 362 dự án theo hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với tổng vốn đăng ký 1,6 tỷ USD. Ở chiều ngược lại, Chính phủ Việt Nam cũng sẵn sàng cưu mang, khám - chữa bệnh cho người Việt ở nước ngoài, du học sinh, người lao động có nguyện vọng trở về từ các vùng đang chịu tác động bởi đại dịch Covid-19 trên thế giới. Vậy nhưng, qua giọng lưỡi của Gia Huy, người Việt yêu nước ở nước ngoài lại bị cố tình đánh đồng, xếp chung với một thiểu số người lạc lõng, hung hăng chống phá chế độ. Gia Huy còn "ném đá" Bphone - điện thoại thông minh do người Việt Nam trong nước sản xuất nhằm công kích quan điểm "người Việt dùng hàng Việt". Thậm chí anh ta không ngần ngại chế giễu và "hướng nghiệp" cho thanh niên bằng cách hô hào không cần học đại học!

    Thực ra, trên mạng xã hội cũng như thực tiễn đời sống của người Việt ở nước ngoài hiện nay, trường hợp như Gia Huy không phải là duy nhất. Anh ta chỉ là một nhân vật tiêu biểu cho một số trường hợp học hành không đến nơi đến chốn, tri thức hạn chế nhưng lại ngộ nhận về bản thân, ảo tưởng về tài năng mồm mép để rồi rơi vào cái bẫy "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" do các thế lực thù địch giăng sẵn. Khoe khoang là người hiểu biết, bản lĩnh, nhưng qua các hành động, phát ngôn hay video của mình, nhóm người này chưa bao giờ có nhìn nhận tích cực, thiện chí về đất nước, con người Việt Nam. Trước Gia Huy, đã có một số nghệ sĩ Việt Nam tìm mọi cách vượt biên, rồi công khai nói xấu Ðảng, Nhà nước trong các chương trình tạp kỹ ở nước ngoài. Nhưng qua thời gian, phần lớn họ dần thức tỉnh và cay đắng hiểu rõ rằng các tổ chức chính trị ở nước ngoài chỉ coi họ như "quân tốt thí" để chống cộng, để phục vụ cho mục đích đen tối của mình. Ðến khi họ không còn tác dụng sẽ bị phũ phàng phủi tay, vứt bỏ ra lề đường như quả chanh đã bị vắt kiệt nước. Chính vì vậy, khi được đất nước khoan dung, nhiều người đã không khỏi ăn năn, hối hận, tự điều chỉnh bản thân, trở về Việt Nam để cống hiến, dùng tiếng nói của mình trên mạng xã hội vạch trần sự thật, thiết thực góp sức mình tăng cường sự đoàn kết giữa các tầng lớp nhân dân để cùng chung sức xây dựng đất nước. Ðây có lẽ sẽ là những bài học quý giá mà với những người như Gia Huy hoặc muốn học đòi Gia Huy cần sớm suy ngẫm để tự cảnh tỉnh. Như tác giả bài "Dưa Leo - hãy học lại cách nói" đăng trên Báo Văn nghệ TP Hồ Chí Minh đã nhắn nhủ: "đừng để "thần khẩu hại xác phàm" thì nguy khốn cho một đời còn lai láng ở phía trước nhé! Vì xã hội vẫn còn rất nhiều gương người tốt, mà người tốt thì họ âm thầm làm hết mình để cống hiến, phụng sự cho đời, họ không muốn nổi tiếng… như kiểu Dưa Leo"!

Nguồn: Báo Nhân dân