NGƯỜI ĐƯA TIN 289

NƠI CHIA SẺ THÔNG TIN ĐA CHIỀU VỀ MỌI VẤN ĐỀ
  • TRƯỜNG SA - HOÀNG SA VÀ NHỮNG CHUYỆN CHƯA BAO GIỜ KỂ

    Hôm trước, mình đặt câu hỏi về việc các bạn suốt ngày phê phán Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam "nhai đi nhai lại" các thông điệp phản đối khi Trung Quốc có hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vậy theo các bạn chúng ta phải làm gì?

  • NGUYỄN VĂN HÓA - TỪ CON ĐƯỜNG PHẠM TỘI BÁN NƯỚC ĐẾN CON ĐƯỜNG VÀO NHÀ GIAM

    Năm 2013, Nguyễn Văn Hóa đã lập tài khoản Facebook “Nguyễn Văn Hóa (Maria Luygonjaga)” tại địa chỉ www.facebook.com/Nguoidaxatoi để kết bạn, trao đổi thông tin với các đối tượng như Lê Đình Lượng, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Hoàng Đức Bình.

  • NHẬN BIẾT THỦ ĐOẠN MỚI CỦA KẺ THÙ ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN

    Trong tình hình mới, các thế lực thù địch vẫn luôn câu kết chặt chẽ với nhau để thúc đẩy từ “diễn biến hòa bình” sang “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ ta, chống phá Đảng, Nhà nước và giai cấp công nhân Việt Nam với cấp độ và cường độ ngày càng quyết liệt, thâm hiểm hơn.

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2020

WHO TRẢ LỜI VỀ NGUỒN GỐC VIRUT COVID-19

Bà Fadela Chaib

WHO nói có bằng chứng cho thấy nCoV có nguồn gốc từ động vật chứ không phải lọt từ phòng thí nghiệm như các cáo buộc gần đây.
“Rất có khả năng virus này có nguồn gốc từ động vật”, phát ngôn viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Fadela Chaib phát biểu tại cuộc họp báo ở Geneva hôm 21/4, đề cập đến nCoV, chủng virus gây đại dịch Covid-19 đang hoành hành trên toàn cầu.
Tuyên bố của WHO được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuần trước thông báo chính quyền của ông đang điều tra về giả thuyết nCoV “lọt” từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc.
Một số blogger và truyền thông bảo thủ Mỹ gần đây cũng lan truyền giả thuyết cho rằng nCoV có thể do con người tạo ra và liên quan tới chương trình vũ khí sinh học của Trung Quốc, tuy nhiên giả thuyết này đã bị các nhà khoa học bác bỏ. Giả thuyết còn lại nghi ngờ nCoV xuất phát từ tự nhiên, có thể do loài dơi, nhưng vô tình thoát khỏi một phòng thí nghiệm do các quy tắc an toàn lỏng lẻo.
Cả hai giả thuyết đều dựa trên một số bằng chứng như chương trình nghiên cứu về virus corona ở loài dơi của Viện Virus học Vũ Hán, địa điểm gần nơi phát hiện những ca nhiễm nCoV đầu tiên.
Chính quyền Trump đã cáo buộc WHO không có phản ứng phù hợp với Covid-19, bao gồm không chuẩn bị ứng phó đầy đủ với sự bùng phát của dịch, đưa ra cảnh báo quá chậm và “cả tin” những dữ liệu còn nhiều thiếu sót từ Trung Quốc. WHO phản bác hầu hết các cáo buộc này.
Hầu hết các chuyên gia y tế công cộng không đồng ý với những chỉ trích của chính quyền Trump với WHO, dù họ cũng thừa nhận rằng tổ chức này cần cải cách để hoạt động minh bạch hơn. Tờ Washington Post cuối tuần trước đưa tin các quan chức Mỹ làm việc tại trụ sở WHO đã gửi thông tin cho Nhà Trắng về sự lây lan của Covid-19 ngay từ đầu tháng 1.
Trước những hoài nghi về nguồn gốc nCoV, Bộ Ngoại giao Trung Quốc từng “mượn lời” WHO để bác giả thuyết virus này xuất phát từ một phòng thí nghiệm. Trung Quốc cũng tố Australia hùa theo Mỹ để chỉ trích về Covid-19, khẳng định chính phủ nước này luôn minh bạch với mọi thông tin về đại dịch.
Covid-19 đã xuất hiện tại 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, sau khi khởi phát từ Trung Quốc hồi tháng 12/2019. Toàn cầu hiện ghi nhận hơn 2,5 triệu ca nhiễm, gần 180.000 người tử vong và gần 700.000 người hồi phục.
Theo USA Today


BẮT CÁC ĐỐI TƯỢNG Ở CDC HÀ NỘI TRỤC LỢI TỪ DỊCH COVID-19


Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Công an về đấu tranh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm liên quan đến phòng, chống dịch COVID-19, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an tiến hành điều tra, xác minh làm rõ sai phạm trong quá trình chỉ định thầu mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội thuộc Sở Y tế Hà Nội và một số đơn vị liên quan.
Quá trình điều tra bước đầu xác định các đối tượng đã câu kết, gian lận, thông đồng, nâng khống giá trị gói thầu mua sắm Hệ thống Realtime PCR tự động - xét nghiệm COVID-19 gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho Nhà nước.
Căn cứ kết quả điều tra và tài liệu, chứng cứ thu thập được, ngày 22/4/2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội thuộc Sở Y tế Hà Nội, Công ty cổ phần định giá và bán đấu giá tài sản Nhân Thành, Công ty TNHH Vật tư khoa học và Thương mại Việt Nam (MST) và các đơn vị liên quan; Quyết định khởi tố bị can; Lệnh khám xét và Lệnh bắt bị can để tạm giam, áp dụng các biện pháp ngăn chặn về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, quy định tại Khoản 3, Điều 222 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, đối với:
Các đối tượng (từ trái sang phải: Nguyễn Nhật Cảm, Nguyễn Vũ Hà Thanh, Đào Thế Vinh, Nguyễn Trần Duy, Nguyễn Ngọc Nhất, Nguyễn Thanh Tuyền, Lê Xuân Tuấn
1. Nguyễn Nhật Cảm, sinh năm 1963, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội thuộc Sở Y tế Hà Nội.
2. Nguyễn Vũ Hà Thanh, sinh năm 1979, Trưởng phòng Tài chính kế toán Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội thuộc Sở Y tế Hà Nội.
3. Đào Thế Vinh, sinh năm 1975, Giám đốc Công ty TNHH Vật tư khoa học và Thương mại Việt Nam (MST).
4. Nguyễn Trần Duy, sinh năm 1980, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần định giá và bán đấu giá tài sản Nhân Thành.
5. Nguyễn Ngọc Nhất, sinh năm 1986, nhân viên Công ty TNHH Phát triển khoa học Vitech.
6. Nguyễn Thanh Tuyền, sinh năm 1985, nhân viên Công ty TNHH Thiết bị y tế Phương Đông.
7. Lê Xuân Tuấn, sinh năm 1982, nhân viên Phòng Tài chính kế toán Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội thuộc Sở Y tế Hà Nội.
Sau khi Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã thi hành các Quyết định và Lệnh trên theo đúng quy định của pháp luật.
Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đang tập trung khẩn trương làm rõ hành vi của các bị can, thu hồi tài sản Nhà nước và tiến hành điều tra mở rộng vụ án theo đúng quy định của pháp luật.


NGHÈO THÌ ĐƯỢC QUYỀN NGỒI LÊN LUẬT PHÁP À?

Người phụ nữ bán rau nổi tiếng CĐM

“Cú đá đó không dành cho dân” - Đó là tiêu đề một bài báo được đăng vào năm 2016, nói về sự việc một anh công an trấn áp một người bán hàng rong không chấp hành yêu cầu di dời tại TP HCM. Rồi sau đó, báo chí vào khóc thương cho anh bán hàng rong ấy, người dân thì quyên tiền ủng hộ, một số luật sư còn đến “gạ” anh bán hàng rong kiện anh công an đi, chi phí họ lo. Còn đồng chí công an thì bị đình chỉ, phải vào xin lỗi anh bán hàng rong. Dân mạng chửi: “ĐM thằng công an lộng quyền”, “Giờ thì biết tại sao người ta gọi bộ đội là chú, gọi công an là thằng chưa?”
Sau đó, ở anh bán hàng rong được đà, ở một vụ việc khác, anh tông thằng xe vào tổ công tác, kéo lê một cán bộ làm nhiệm vụ khoảng 100m, rồi đạp người cán bộ này. Rồi anh lãnh án “2 cuốn lịch”.
Trước đó, dân mạng nghĩ rằng, do anh nghèo mới phải làm vậy, cán bộ giàu có rồi làm sao mà hiểu được cho dân.
Rồi mới đây, ở Quảng Ninh xuất hiện một vụ việc chị bán hàng rong bất chấp chỉ thị cách ly của Chính phủ, vẫn bán hàng rong. Trước khi bị tịch thu hàng hóa, bên chính quyền đã nhắc nhở chị nhiều rồi, nhẹ có, răn đe có, nhưng chị vẫn chứng nào tật nấy, vẫn bất chấp an nguy, an toàn của toàn thể xã hội, vi phạm pháp luật. Thậm chí, chị còn cầm dao và la lớn: “Đừng ai lấy của em, hôm trước đã lấy của em rồi”. Sau đó chị bị khống chế đưa về giải quyết, chị Phó chủ tịch UBND phường Bãi Cháy nói trước khi xử lý: “Con này, mày có bị điên không?”.
Chị cầm dao chĩa vào lực lượng chức năng

Nhiều dấu hỏi được đặt ra
Vậy mà chỉ cần chị nói chị nghèo, nhìn hoàn cảnh trong đoạn clip quay lại như vậy là nhận được bao la sự cảm thông của xã hội, dân mạng thì nói chính quyền Quảng Ninh áp bức dân lành, không thấu hiểu cho dân.
Nhưng giờ nếu chị ấy trở thành “trung gian” lây nhiễm, lây bệnh cho những người khác, thì công lao của hàng triệu người sẽ đi trong phút mốt, lệnh giãn cách sẽ tiếp tục, chưa biết bao giờ “mở cửa lại nền kinh tế”. Thiệt hại sẽ là vô cùng lớn.
THÔI THÌ CÁI NGHÈO, LẠI ĐÈ LÊN LUẬT PHÁP.
Việt Nam là một quốc gia khá kỳ lạ, gia có gia quy nhưng quốc thì không có quốc pháp, hoặc, phép vua lại thua cái nghèo. Nhắc nhở, răn đe và vẫn tái phạm, cưỡng chế thì bị chửi là “áp bức dân nghèo”, vậy thì chỉ còn quỳ xuống năn nỉ người vi phạm “thương cán bộ” mà đi về thôi.
Chuyện rất lạ
Rồi một nền báo chí, lại tiếp tục bênh cái nghèo, lại vùi dập nguyên tắc “thượng tôn pháp luật”. Vì đơn giản, bênh cái “nghèo” thì có view, tạo được sự thương cảm trong người đọc. Đáng lẽ, báo chí cần phải đặt ra một câu hỏi: Tại sao lần thứ tư trong vòng 1 tuần bị nhắc nhở rồi mà vẫn tái phạm? Hay liệu chuẩn nghèo của Việt Nam có khi hơn cả G7 khi một gia đình có bình nóng lạnh, smart TV, điều hòa mà vẫn thuộc chuẩn nghèo nhờ?
Nhắc lại chuyện trong quá khứ, nhà báo viết dòng tiêu đề: “Cú đá đó không dành cho dân” có nhìn lại sau đó, chính anh bán hàng rong mà nhà báo ấy đã bênh, kéo lê và đạp ngã cán bộ hay không?
Rồi mình nhớ đến vụ ông tài xế chở tôn nhưng không bịt đầu, rồi một cháu bé đâm vào khối tôn ấy và mất mạng. Và rồi, lại bài ca “nghèo”, “chẳng may” hoặc “vì miếng cơm manh áo”, thậm chí có người còn trách ngược lại gia đình cháu bé, rằng sao không tránh xe tôn ấy?


Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2020

KHÔNG CÓ BẢN QUYỀN NÀO CẢ - AI LẠI ĐI GIỮ BẢN QUYỀN CỦA MẶT TRỜI CHỨ

Bác sĩ Jonas Salk

Câu nói nổi tiếng trên là của ngài Jonas Salk - vị bác sĩ đã từ chối 7 tỷ USD từ tiền đăng ký bằng sáng chế độc quyền, để vắc xin phòng virus bại liệt được cung cấp cho cả thế giới.
Ít người từng biết rằng, mùa hè của những năm đầu thế kỷ 20 được cho là thời điểm đáng sợ đối với trẻ em toàn thế giới. Một loại virus bí ẩn lây lan và tấn công chủ yếu vào trẻ em, khiến nạn nhân nằm bất động và thậm chí không thể đi lại suốt đời.
Đó là virus bại liệt – loại virus tấn công vào hệ thần kinh trung ương, dẫn đến mất cảm giác và không thể điều khiển các bộ phận của cơ thể. Đầu những năm 1950, chỉ tính riêng nước Mỹ đã có khoảng 50.000 ca nhiễm virus bại liệt mỗi năm.
Franklin D. Roosevelt – một trong những Tổng thống vĩ đại nhất của Mỹ, đã trở thành nạn nhân của bệnh bại liệt vào năm 39 tuổi. Ông Roosevelt bị liệt từ thắt lưng trở xuống và phải sử dụng xe lăn suốt quãng đời còn lại.
Vì không muốn người khác cũng có thể rơi vào hoàn cảnh như mình, Tổng thống Roosevelt đã thành lập một quỹ tài chính quốc gia cho trẻ em bị bại liệt. Quỹ này cung cấp tiền tài trợ cho tất cả những nghiên cứu về bệnh bại liệt tại Mỹ, trong đó có cả nghiên cứu vắc xin chống bại liệt của một vị bác sĩ huyền thoại - Jonas Salk.
Jonas Salk (1914 – 1995), là một chuyên gia y tế và bác sĩ người Mỹ gốc Do Thái. Jonas Salk sinh ra tại thành phố New York. Do bố mẹ là người Do Thái nhập cư nên cuộc sống từ nhỏ của ông rất khó khăn. Tuy nhiên, bố mẹ của Jonas Salk đặc biệt quan tâm đến vai trò của tri thức nên ông được cho ăn học đầy đủ.
Ở tuổi 13, Jonas Salk được vào học tại Townsend Harris High School, một trường công lập dành cho những học sinh tài năng.
Ban đầu, Jonas Salk muốn theo học ngành luật nhưng sau đó ông lại đổi sang lĩnh vực y học. Năm 19 tuổi, ông đăng ký vào Đại học Y New York và nhận bằng bác sĩ y khoa vào năm 25 tuổi.
Jonas Salk đã tiến hành những nghiên cứu về virus bại liệt từ khi còn là sinh viên y khoa. Năm 1947, ông đảm nhiệm vị trí trưởng phòng nghiên cứu tại Đại học Pittsburgh (Mỹ). Năm 1948, ông nhận được tiền tại trợ của quỹ do Tổng thống Roosevelt sáng lập và đẩy mạnh nghiên cứu vắc xin chống bại liệt.
Hướng đi của Jonas Salk rất khác so với những nhà nghiên cứu vắc xin đương thời. Trong khi hầu hết các nhà khoa học cho rằng, vắc xin chỉ có hiệu quả khi sử dụng virus còn khả năng hoạt động, Jonas Salk đã nghiên cứu vắc xin bại liệt theo cách nuôi cấy virus và thêm vào hợp chất formaldehyd khiến chúng không thể sinh sản.
Năm 1952, Jonas Salk thử nghiệm vắc xin bại liệt trên cơ thể của chính mình, vợ và các con. Mọi thử nghiệm vắc xin nhỏ của ông đều thành công.
Mùa hè năm 1954, Mỹ tiến hành “đại thử nghiệm” vắc xin phòng bại liệt của Jonas Salk với sự tham gia của 20.000 bác sĩ và nhân viên sức khỏe công cộng cùng 64.000 cán bộ trường học, 220.000 tình nguyện viên.
Hơn 1,8 triệu trẻ em Mỹ, Canada, Phần Lan từ 6 – 9 tuổi cũng tham gia và đây được xem là cuộc thử nghiệm vắc xin có quy mô lớn, phức tạp nhất lịch sử y học thế giới.
Ngày 12.4.1955, thử nghiệm vắc xin kết thúc thành công. Vắc xin của Jonas Salk được chứng minh là an toàn, hiệu quả trong phòng chống bại liệt.
Ngày công bố vắc xin chống bại liệt thành công cũng trở thành một ngày lễ lớn của nước Mỹ, Jonas Salk được ca ngợi và gọi với biệt danh “người tạo ra phép lạ”.
Tuy nhiên, bác sĩ Jonas Salk không chỉ khiến mọi người khâm phục về tài năng mà còn cả về nhân cách cao đẹp của mình.
Jonas Salk đã không đăng ký bằng sáng chế cho vắc xin chống bại liệt mặc dù không ít người khuyên ông làm điều đó. Theo tạp chí Forbes, việc từ chối đăng ký sáng chế độc quyền cho vắc xin bại liệt đã khiến Jonas Salk không thể đem về cho bản thân 7 tỷ USD.
Khi được hỏi về nguyên nhân vì sao không đăng ký sáng chế, bác sĩ Jonas Salk chỉ trả lời: “Không có bản quyền nào cả. Ai lại đi giữ bản quyền của mặt trời chứ?”.
Hành động cao cả của ông đã giúp cho hàng triệu người có thể tiếp cận vắc xin và thoát khỏi căn bệnh quái ác. Nhiều người cho rằng, nếu không có nghiên cứu vắc xin của Jonas Salk, virus bại liệt có thể đã trở thành đại dịch toàn cầu.
Năm 1963, Jonas Salk thành lập Viện nghiên cứu sinh học Salk. Ông đã dành cả cuộc đời còn lại của mình miệt mài nghiên cứu phương pháp điều trị cho những căn bệnh khác như ung thư, đa xơ cứng, HIV… Năm 1977, Jonas Salk đã được trao huân chương Tự do của Tổng thống Mỹ.
Năm 1995, Jonas Salk qua đời tại nhà riêng. Ông được cả thế giới tôn trọng và ngưỡng mộ dù là vị bác sĩ không có bằng sáng chế nào.
ST

ĐIỀM TĨNH TRONG BÃO, ĐÓ LÀ VIỆT NAM


Giữ được tâm thế bình thường ở mức cao nhất có thể trong bối cảnh cả thế giới đảo lộn bất thường vì COVID-19, đó chính là điều phi thường mà Việt Nam đã làm được trong cuộc chiến với dịch bệnh. Điềm tĩnh trong bão, đó là Việt Nam.
Trong mọi chỉ đạo về chống dịch bệnh COVID-19, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng luôn lưu ý, “không chủ quan nhưng cũng đừng hốt hoảng”. Kể cả vào lúc gay cấn nhất, khi kêu gọi toàn dân chung sức đồng lòng chống đại dịch, ông cũng vẫn nhấn mạnh, “không quá hốt hoảng”.
Là nước láng giềng núi liền núi, sông liền sông với Trung Quốc, nơi khởi phát dịch bệnh, để không hốt hoảng, thực sự phải là “thần kinh thép”.
Với khoảng 11 nghìn học sinh Việt Nam đang học tập tại các trường đại học ở Trung Quốc; 2.000 học sinh Trung Quốc đang học tập tại Việt Nam; hằng năm có khoảng 5 triệu lượt du khách Trung Quốc tới Việt Nam và khoảng 15 nghìn lao động Trung Quốc đang làm việc tại Việt Nam. Trung Quốc “bùng phát” dịch bệnh, cũng là “tiếng sét giữa trời quang” với Việt Nam.
Tuần cuối của tháng 1, hai ca nhiễm bệnh đầu tiên ở Việt Nam là người Trung Quốc. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có một cái tết âu lo. Triệu tập cuộc họp của Thường trực Chính phủ ngay trong chiều mùng 3 tết, Thủ tướng chính thức phát đi mệnh lệnh “chống dịch như chống giặc”.
Ngay từ lúc ấy, Chính phủ đã xác định “chống giặc” nhưng vẫn phải duy trì một nhịp độ sống bình thường, không để đất nước rơi vào trạng thái “hốt hoảng”. Các kế hoạch phát triển kinh tế vẫn được thúc đẩy quyết liệt. Việc đóng cửa biên giới Việt - Trung để chống dịch bệnh cũng được cân nhắc rất kỹ, bởi kể từ năm 2004, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất và đến nay là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Đầu tháng 2, Chính phủ quyết định đóng cửa một phần biên giới để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Nhưng chỉ trong vòng 3 tuần, quyết định này được nới lỏng, tạo điều kiện cho dòng hàng hóa lưu thông. Trong hoàn cảnh dịch bệnh như vậy, Việt Nam chưa phải tiến hành cuộc giải cứu nông sản nào ở quy mô lớn, có thể xem như là một chiến công.
Đi cùng với đó, không có làn sóng dịch bệnh nào “nhập khẩu” từ Trung Quốc. Số ca nhiễm bệnh của Việt Nam từ Trung Quốc chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Việt Nam có được ba tuần “nói không” với dịch bệnh, kéo dài từ trung tuần tháng 2 đến hết tuần đầu của tháng 3.
Dịch bệnh trở lại và lần này do từ các nước phương Tây. Đây là thực tế không thể tránh khi Việt Nam là một trong những quốc gia có mức độ hội nhập sâu rộng nhất thế giới, với 128 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đầu tư vào Việt Nam và lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thường xuyên đạt con số từ 13 đến trên 15 triệu lượt trong những năm qua.
Tháng 3 sẽ đi vào lịch sử thế giới khi lãnh đạo của các quốc gia siêu cường đều gọi dịch bệnh này là thảm họa kinh hoàng nhất kể từ sau Thế chiến II. Chỉ trong vài tuần, đã có hơn 2 triệu người dân ở hầu khắp quốc gia bị nhiễm bệnh và virut Corona đã đoạt mạng của hơn 145 nghìn người.
Có một Việt Nam vẫn khá điềm tĩnh giữa lòng bão táp. Ở Việt Nam, nhiều con đường trở nên vắng vẻ hơn bình thường đều là do người dân tự giác hạn chế ra đường, còn yêu cầu của Chính phủ đưa ra chỉ ở mức khuyến cáo. Thậm chí, khi chính quyền một số địa phương “ngăn sông cấm chợ”, lập tức bị Chính phủ “tuýt còi”.
Mặc dù đã xảy ra tình trạng người dân hốt hoảng kéo đến siêu thị vét sạch các kệ hàng, tuy nhiên sự việc chỉ xảy ra trong vài giờ đồng hồ. Với sự chỉ đạo tức thời từ Chính phủ, tình trạng này không lặp lại trong suốt gần 4 tháng “chiến đấu” với dịch bệnh.
Tại Nhật Bản, hay Thái Lan là những quốc gia có thời điểm xuất hiện trường hợp đầu tiên nhiễm COVID- 19 tương tự như Việt Nam, thì đến nay, vẫn đang trầy trật với cuộc chiến. Thủ tướng Nhật Bản, ông Abe Shinzo vào ngày 16/4 đã phải quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc.
Hay tại Mỹ, từ ngày 14/1, Trung tâm Kiểm soát và Phòng bệnh của Mỹ ban bố cảnh báo theo dõi cấp độ 1, khuyến cáo người Mỹ thận trọng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Nhưng cho đến giờ, Mỹ vẫn là quốc gia đang lâm vào khủng hoảng tồi tệ nhất thế giới vì dịch bệnh.
Trong khi Việt Nam chưa từng xuất hiện đỉnh dịch. Số ca bệnh được chữa khỏi tiến nhanh đến ngưỡng 80% trong khi số ca mắc mới lùi về ngưỡng số 0. Sự bất thường của cuộc chiến với COVID-19 đang ngày càng trở nên bình thường ở Việt Nam và theo đó có một Việt Nam ngày càng trở nên phi thường trong mắt bạn bè quốc tế.
Hiện Việt Nam vẫn chưa công bố hết dịch bệnh, nhưng hãng truyền thông Đức Deutsche Welle (DW) đã có bài viết mà từ tiêu đề đến các câu hỏi đặt ra trong bài đều như lời khẳng định. Đó là “Việt Nam đã chiến thắng trong “cuộc chiến” chống virus SARS-CoV-2 như thế nào?”; “Việt Nam có hệ thống chăm sóc y tế và nguồn lực tài chính hạn chế để đối phó với dịch COVID-19. Vậy bằng cách nào, Việt Nam có thể giữ tỷ lệ mắc COVID-19 thấp như vậy?”…
Hãng tin Ðức DPA cũng khẳng định, “biện pháp ứng phó của Việt Nam có thể được xem như bài học cho các nước trong cuộc chiến chống đại dịch”. Trang điện tử của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), đăng bài viết đánh giá Việt Nam trở thành “ngọn hải đăng”, với hành động mau lẹ, đưa ra quyết định nhanh chóng và kịp thời.
Tuần báo l’Obs của Pháp quả quyết, Việt Nam là quốc gia đáng ca ngợi hàng đầu trong cuộc chiến này. Việt Nam, một quốc gia không quá mạnh về kinh tế, với cơ sở hạ tầng chưa hoàn toàn hiện đại song đã phòng chống đại dịch COVID-19 bằng cách quản lý rất tỉ mỉ và có tổ chức thể hiện được vai trò bảo vệ của Nhà nước đối với người dân. Chính quyền Việt Nam đã ngăn chặn virus SARS-CoV-2 theo cách rất nhân văn.
Trang Asia Times đăng nhận định, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận được sự hoan nghênh ở cả trong và ngoài nước khi có những quyết sách nhanh chóng, hiệu quả và minh bạch để kiềm chế dịch COVID-19./.
Theo Chinhphu.vn


Thứ Hai, 13 tháng 4, 2020

NGƯỜI GIÀU XẤU XÍ - “ĐỘI LỐT NGƯỜI NGHÈO” NHẬN THỰC PHẨM MIỄN PHÍ

Người Giàu xấu xí

Cư dân mạng mới đây xôn xao về hình ảnh tại những điểm phát thực phẩm cho người có hoàn cảnh khó khăn lại xuất hiện những người đi xe máy đắt tiền, trên người đeo vòng vàng, trang sức giá trị… nhận đồ từ thiện.
Theo chia sẻ trong cộng đồng mạng, trong 1 phút tại một điểm phát lương thực miễn phí gồm gạo, lạc, gia vị cùng vài củ khoai mà nhiều người không thể gọi là nghèo đến ‘cướp’ trắng trợn suất của những người nghèo thực sự.
Một anh cán bộ phường nghẹn giọng thốt lên trong loa phóng thanh, “xin dành của ít ỏi này cho những người thực sự nghèo”. Có người đi xe máy đẹp (SH, Aair blade, Visson ….) đến lấy, có gia đình vài người cùng rủ nhau đến lấy.
Cùng với dòng chia sẻ là những hình ảnh về một số người trưng diện nhiều trang sức đắt tiền nhưng lại đón nhận phần thực phẩm dành cho người khó khăn.
Phía dưới hình ảnh là loạt ý kiến bức xúc từ cộng đồng mạng. Độc giả Dung Hà bình luận: “Tham lam quá! Không biết xấu hổ khi người ta hảo tâm giúp đỡ người nghèo, mình không giúp thì thôi lại còn lấy”.
Nhiều người thốt lên “Đọc xong mà thấy ức chế quá. Cạn lời”. Độc giả Hiếu Trần viết: Chính mắt anh hôm nay thấy mấy người đi xe tay ga, mẹ đèo con hớn hở đăng lên mạng. Nhìn những người cơ hội sao ghét thế!”.
Độc giả Bích Lệ bình luận: “Họ nghèo về nhân cách và giàu có về lòng tham, đúng là lòng tham nó không có đáy”. Độc giả Nguyễn Minh Chánh: “Cái gì họ cũng có nhưng liêm sỉ và tình người họ không có. Lợi dụng lòng nhân đạo của người khác mà trục lợi cho mình dù là gói mỳ tôm và cái trứng. Người nghèo nhận thì ít còn người khá giả đi nhận nhiều”.
Độc giả tên Tuấn tỏ vẻ ngán ngẩm: “Không biết phải nói sao nữa. Thật sự mình biết nhiều người nghèo thật, nhưng nhiều người vẫn không muốn đến nhận quà hỗ trợ vì thấy mình vẫn chưa đến bước đường cùng. Vậy mà lại có những người khá giả, giàu có kia lại không chút ngại ngùng đến lấy? Thật sự tôi cảm thấy xấu hổ dùm cho họ. Không còn từ ngữ nào để nói hết được”.
Không ít báo cũng đăng tải hình ảnh người đi xe máy tay ga, mặc trang phục thể hiện rằng họ không nghèo khó, tới các điểm phát quà từ thiện để nhận.
Thậm chí, có những người sống tại các khu chung cư, cửa hàng gần điểm phát, ai cũng biết họ không hề khó khăn, nhưng khi họ đi tập thể dục ngang qua, tiện thì cũng tạt vào… lấy một suất đồ ăn.
Tại TP HCM, cũng có rất nhiều địa điểm phát thực phẩm, suất ăn miễn phí dành cho người có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, không ít người trục lợi từ việc nhận đồ miễn phí.
Chủ nhân chiếc máy “ATM nhả gạo” Hoàng Tuấn Anh (đường Vườn Lài, quận Tân Phú, TP HCM) phản ánh, một số người và nhóm người đã tranh giành, không san sẻ nhường nhịn người nghèo mà còn cố tình nhận nhiều lần gạo trong ngày để trục lợi.
“Lúc đó, chúng tôi thông báo nhắc nhở ‘nếu anh chị đã nhận nhiều lần hoặc những trường hợp anh chị nào không quá khó khăn xin nhường cho người khác”, anh Tuấn Anh kể
Chủ nhân “ATM gạo” cho biết sẽ từ chối những người cố tình nhận nhiều lần gạo trong ngày thông qua hệ thống camera quan sát.
Theo Bắc Hà (tổng hợp)


Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2020

CẦN CÓ BIỆN PHÁP XỬ LÝ NGHIÊM MINH ĐỐI VỚI NHỮNG CÁN BỘ MANG TƯ TƯỞNG TRỊCH THƯỢNG, BỐ ĐỜI, HÁCH DỊCH, CỬA QUYỀN

Tin nhắn của Đào Duy Anh - Cán bộ Bộ Ngoại Giao

Một cán bộ trẻ đang công tác trong Bộ ngoại giao mà có tư tưởng cửa quyền hách dịch, thậm chí có suy nghĩ bất mãn với chế độ và âm thầm thể hiện nó ra trên MXH – đấy là một “tín hiệu cảnh báo nguy hiểm”, mà làm không khéo có thể khiến lòng dân hoang mang.
Nước dâng thuyền thì có thể lật thuyền. Cán bộ mà làm sai thì cũng cần nghiêm hình đúng luật mà xét, không thể xử qua loa chiếu lệ cho có để người dân ấm ức nghi ngờ ở tính nghiêm minh của pháp luật được.
Câu chuyện bắt nguồn từ một bài post của bạn Nguyễn Hường trong group Drama2vn. Và đây hoàn toàn là các kết luận và suy diễn rút ra từ những bằng chứng tố cáo của bạn Hường, bởi vì Duy Anh đến giờ vẫn còn im lặng. Khẳng định điều này là quá sớm, nhưng hi vọng chúng ta chung tay đưa điều này ra trước công luận, để làm đến nơi đến chốn vụ việc này.
Vào ngày 27/03, trước thông tin đám ba que lưu vong tố cáo cộng sản ém dịch Covid-19, cô bé này có đi cà khịa ba que. Thì bất ngờ bạn Duy Anh này không biết cay cú quá hay sao, khi đọc cmt của Nguyễn Hường xong bất ngờ nhảy vào ib riêng chửi cô bé này là bỏ đỏ, không có công ăn việc làm gì cụ thể cả. Ngụ ý bạn Nguyễn Hường này đi cà khịa ba que là có ý đồ “nịnh chủ”, “để chủ thương tình cho vào biên chế chính quy”.
Những luận điệu và lời lẽ đầy tính hách dịch và trịch thượng của một người trong nhà nước, luôn mồm chửi dân ngu, dân hãy cố làm việc lấy tiền thuế để nuôi cán bộ. Đây là luận điệu lệch lạc, sai trái và rất nguy hiểm – đặc biệt là nó được phát ngôn từ những người công tác trong hàng ngũ Đảng và Nhà nước.
Đoạn chat sau là những lời lẽ thô tục, chửi rủa của Duy Anh dành cho Nguyễn Hương, sau đó là dọa nạt, tuyên bố thẳng: không group nào dám làm gì bạn ấy cả. Và lát sau đuối lý nên đã block xong bỏ đi.
Như lời của bạn Nguyễn Hường kia nói: “Tại sao cán bộ lại đi dọa dân yêu nước? Cán bộ không phải bảo vệ dân hay sao? Và Hường sau khi tìm hiểu (đây là tìm hiểu về bằng chứng, không phải là việc xâm phạm đời tư cá nhân), cán bộ kia vốn tên đầy đủ là ĐÀO DUY ANH, Cán bộ Luật vụ làm ở Bộ Ngoại Giao. Làm ở nhà nước, ăn cơm nhà nước lại mang tư tưởng trịch thượng, cửa quyền thế này à? Ai đời cán bộ nhà nước lại đi chửi những người dân đang đấu tranh trên Không gian mạng chống phá phản động/baque/thế lực thù địch là bò đỏ, là ngu, là Dư luận viên?
Sau khi xung đột xảy ra, vì bạn Hường tính làm quyết liệt cho ra nhẽ, Duy Anh đã vội vã khóa facebook. Và bởi vì cuộc cãi vã dính đến yếu tố chính trị, lại nghe nói “cơ nhà bạn Duy Anh to lắm” nên 1 số group cũng ngại dính đến thị phi mà xóa bài. Ngay hôm sau có nhiều clone facebook một mặt vào xoa dịu tình hình, một mặt đe dọa bạn Nguyễn Hường biết điều thì dừng lại không sẽ phải nhận hậu quả lúc đó “đừng có trách”.
Được biết, Duy Anh là cháu họ xa của một cán bộ thuộc Ủy viên Trung ương Đảng, đáng nhẽ được tạo điều kiện công tác trong nhà nước, Duy Anh cần không ngừng nỗ lực tu dưỡng rèn luyện đạo đức, nhưng không, Duy Anh thậm chí làm ngược lại.
Hồ Chủ tịch đã từng dạy, cán bộ, công chức phải luôn ghi nhớ mình “Vì ai mà làm? Đối với ai phụ trách?" Cán bộ, công chức làm vì Nhân dân, do vậy phải chịu trách nhiệm trước Nhân dân. Nhận thức rõ đồng lương của mình từ Nhân dân mà ra, công việc của mình là phục vụ Nhân dân, ấy vậy mà kẻ ấy lại có tư tưởng tự diễn biến tự chuyển hóa, có những lời lẽ nhạo báng quần chúng nhân dân, đó chính là suy nghĩ của kẻ trịch thượng bố đời, “đã ngu còn tỏ ra ngu hẳn”.
Theo tôi, cần ngợi khen những hành động dũng cảm và quyết liệt như thế của Hường, lên án kịch liệt những tư tưởng trịch thượng cửa quyền như của Duy Anh. Để những người có tư tưởng như thế này leo tới những vị trí cao hơn là điều nguy hiểm với bộ máy công quyền.
Như các bạn đã biết, trong năm qua chúng ta đã thấy không ít những trường hợp cán bộ có thái độ trịch thượng, cửa quyền đã ảnh hưởng tới bộ mặt của Đảng và Nhà nước như thế nào, làm lòng dân oán thán ra sao. Như trường hợp của nữ đại úy Lê Thị Hiền – người có tư tưởng trịch thượng, bố đời khi có hành vi gây náo loạn tại sân bay Tân Sơn Nhất vừa bị khai trừ khỏi Đảng, sẽ bị hạ 2 cấp từ đại uý xuống trung uý và cho viết đơn xin ra khỏi ngành.
Tôi nghĩ, đơn vị chủ quản cần có động thái điều tra vụ này rõ ràng, nếu xác minh được đúng như những gì bạn Nguyễn Hường tố cáo cần có biện pháp kỷ luật xứng đáng để uốn nắn lại tư cách, tác phong của cán bộ Đào Duy Anh để điều chỉnh đúng mực văn hóa phát ngôn của cán bộ, siết chặt kỷ cương.
Le Viet


Thứ Tư, 8 tháng 4, 2020

“MẸ NẤM” VỠ MỘNG Ở XỨ CỜ HOA


Chắc hẳn mọi người chưa quên Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hay còn có một tên khác mĩ miều hơn đó là “Mẹ Nấm”. Với “thành tích”: hơn 400 bài viết trên Facebook, blog với những nội dung xuyên tạc sự thật, xuyên tạc lịch sử, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các tổ chức bộ máy công quyền…, kích động nhân dân chống lại chính quyền. Thị ta xứng đáng được Bộ Ngoại giao Mỹ tổ chức vinh danh “Phụ nữ Quả cảm Quốc tế năm 2017”... Và hơn thế nữa, ngày 18/10/2018, sau hơn hai năm bị Nhà nước Việt Nam phạt tù với án 10 năm, thị ta cùng hai con và thân mẫu đã được Hoa Kỳ giang tay đón sang “tị nạn”.
Những tưởng cuộc đời đã lên tiên. Nhưng đến nay thị ta mới thấm lời dạy của tiền nhân “ở trong chăn mới biết chăn có rận”, khi hoạn nạn mới biết mặt nhau. Thị cũng giống như đám rân chủ ở trong nước thường ca ngợi nền dân chủ xứ phương Tây, chửi bới Việt Nam là độc tài, bất công, nghèo khó... Tuy nhiên, khi được toại nguyện ra nước ngoài, thì chẳng thấy ca ngợi chế độ, cuộc sống ở hải ngoại sướng như thế nào. Từ Nguyễn Văn Hải, Bùi Thị Minh Hằng đến Lê Công Định, Nguyễn Văn Đài... và bây giờ đến lượt “Mẹ Nấm”.
Khi chứng kiến cách giải quyết đại dịch Covid-19, trên facebook của mình, thị ta đã cay đắng thừa nhận: “Nước Mỹ không vĩ đại như nhiều người đang nghĩ”, đồng thời chĩa mũi nhọn chỉ trích vào tổng thống Mỹ Donald Trump: “một vị lãnh đạo quốc gia mà hôm nay nói gì ngày mai quên mất, trong khi lời nói của mình có thể ảnh hưởng tới hàng trăm triệu người, đến sinh mạng của người khác thì thật đáng lo ngại” vì yêu cầu nhân viên y tế dùng lại khẩu trang do thiếu hụt nguồn cung. Ai nghĩ rằng, một nước Mỹ mà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tôn thờ lại có ngày như sụp đổ trong mắt cô ta như vậy!.
Thực tế, nền chính trị của Mỹ và nhiều nước Châu Âu trước đây vẫn thế; chỉ có điều khi đại dịch Covid – 19 đến nó mới bị vạch trần rõ hơn mà thôi. Họ đâu cần quan tâm đến việc cải tạo xã hội, giúp công nhân, người nghèo vươn lên làm chủ vận mệnh của mình? Cái họ cần, tạo ra thật nhiều, thật nhiều lợi nhuận cho các ông bà nghị, lợi nhuận cho chính người đứng sau họ đã chi tiền họ vận động hành lang, mua chuộc lòng dân bằng nhiều hình thức trước cuộc bầu cử. Khi đã làm tổng thống, phải lấy lại vốn, phải phục sân sau, phải tìm cách tạo ra những sắc lệnh ngầm hỗ trợ tập đoàn phe mình rồi mới tính chuyện an sinh xã hội. Vậy nên có chuyện nước Mỹ gần 40 triệu người vô gia cư trên tổng số 360 triệu dân; rồi nạn xả súng, phân biệt chủng tộc...
Và có lẽ thị cũng đang ấm ức khi chưa tìm được câu trả lời rằng Việt Nam nghèo đói, độc tài... sao có thể chống chọi với Covid – 19 một cách ngoạn mục như vậy?!. Trong khi ở Mỹ, tầng lớp không có việc làm ổn định, không có nhà cửa như thị ta sẽ là những người chịu thiệt thòi nhất, khi giá y tế ở Mỹ cao kỷ lục và rất khó để những người như Quỳnh tiếp cận. Giờ đây, có thể thị ta đang mong ước được ở lại Việt Nam, vì ít nhất nếu nhiễm Covid còn được chữa trị, chứ ở xứ thiên đường, quyền lợi chỉ ban phát cho công dân hạng 1, chứ hạng 3, hạng 4 như Quỳnh còn phải xếp hàng dài lắm... Cho nên “Mẹ Nấm” vỡ mộng cũng là điều hiển nhiên.