NGƯỜI ĐƯA TIN 289

NƠI CHIA SẺ THÔNG TIN ĐA CHIỀU VỀ MỌI VẤN ĐỀ
  • TRƯỜNG SA - HOÀNG SA VÀ NHỮNG CHUYỆN CHƯA BAO GIỜ KỂ

    Hôm trước, mình đặt câu hỏi về việc các bạn suốt ngày phê phán Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam "nhai đi nhai lại" các thông điệp phản đối khi Trung Quốc có hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vậy theo các bạn chúng ta phải làm gì?

  • NGUYỄN VĂN HÓA - TỪ CON ĐƯỜNG PHẠM TỘI BÁN NƯỚC ĐẾN CON ĐƯỜNG VÀO NHÀ GIAM

    Năm 2013, Nguyễn Văn Hóa đã lập tài khoản Facebook “Nguyễn Văn Hóa (Maria Luygonjaga)” tại địa chỉ www.facebook.com/Nguoidaxatoi để kết bạn, trao đổi thông tin với các đối tượng như Lê Đình Lượng, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Hoàng Đức Bình.

  • NHẬN BIẾT THỦ ĐOẠN MỚI CỦA KẺ THÙ ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN

    Trong tình hình mới, các thế lực thù địch vẫn luôn câu kết chặt chẽ với nhau để thúc đẩy từ “diễn biến hòa bình” sang “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ ta, chống phá Đảng, Nhà nước và giai cấp công nhân Việt Nam với cấp độ và cường độ ngày càng quyết liệt, thâm hiểm hơn.

Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2021

THÔNG TIN: "TP.HCM VÀO TÌNH TRẠNG KHẨN" LÀ HOÀN TOÀN BỊA ĐẶT.

 


Hiện nay, trên không gian mạng đang lan truyền thông tin có nội dung khẩn từ Văn phòng Chính phủ về tình hình phòng chống dịch bệnh và một số giải pháp được áp dụng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Trước thông tin này, chiều ngày 26/11, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP. Hồ Chí Minh khẳng định đây là thông tin BỊA ĐẶT.

Cụ thể, từ trưa ngày 26/11 trên không gian mạng lan truyền nội dung: “Thông tin khẩn từ Văn phòng Chính phủ (vừa họp xong với Bộ Quốc Phòng, mai ra thông báo). TP. Hồ Chí Minh vào tình trạng khẩn. Siêu thị sẽ đóng cửa hết; siêu thị chuỗi lớn sẽ ký hợp đồng với quân đội để cung ứng lương thực cho dân....”.

Theo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19, tình hình dịch bệnh của TP. Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục được kiểm soát và mức bao phủ vắc-xin tăng lên từng ngày. Tính đến ngày 24/11/2021 là 7.890.985 mũi 1 và 6.415.954 mũi 2 vắc xin phòng COVID-19 được tiêm cho người dân TP. Hiện nay, theo tinh thần Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, TP. Hồ Chí Minh đang chuyển sang trạng thái “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19”. Vì vậy, các thông tin lan truyền trên hoàn toàn là BỊA ĐẶT.

Góc nhìn người Đà Lạt khuyến cáo mỗi cá nhân cần tỉnh táo và kiểm chứng khi tiếp nhận các thông tin trên mạng xã hội, không chia sẻ, lan truyền các thông tin bịa đặt, không đúng sự thật gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch COVID-19 của cả nước nói chung và của TP. Hồ Chí Minh nói riêng. Đồng thời hãy chọn lựa cho mình các kênh thông tin đáng tin cậy nhất để cập nhật, nắm bắt các thông tin chính thống nhất.

Thứ Tư, 24 tháng 11, 2021

VẠCH TRẦN ÂM MƯU XUYÊN TẠC CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH VỀ CHƯƠNG TRÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM

 


Để thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, từ nhiều năm nay, các chủ trương, chính sách của Việt Nam luôn bị các thế lực thù địch công kích, xuyên tạc, từ đúng thành sai, từ tốt thành xấu. Liên quan đến chương trình xuất khẩu lao động của Việt Nam, thời gian qua, các đối tượng chống phá ra sức công kích. Những kẻ này rêu rao rằng, “Xuất khẩu lao động là buôn bán nô lệ kiểu mới”, “Việt Nam từ xuất khẩu lao động đến nạn buôn người”, “nhà nước cộng sản coi người dân như một thứ hàng hóa để xuất khẩu”, “khi người lao động gặp khó khăn, bất lợi, thậm chí bị xâm hại đều không được cơ quan nào giúp đỡ”, “xuất khẩu lao động là nỗi nhục của dân tộc”…Với những luận điệu trên, các đối tượng chống phá tỏ vẻ “thương xót” đối với người lao động. Từ đó đưa ra hàng loạt yêu sách như đòi thành lập “công đoàn độc lập”, đòi lập ra các tổ chức “bảo vệ người lao động ở nước ngoài không phụ thuộc vào Chính phủ”, đòi “thay đổi thể chế”…

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, có nguồn lao động hết sức dồi dào. Có những thời điểm số lượng người trong độ tuổi lao động nhiều hơn so với nhu cầu nhân lực phục vụ cho sản xuất, kinh doanh trong nước. Vì vậy, dẫn đến hệ quả một bộ phận lao động không có được việc làm. Xuất khẩu lao động đã trở thành một giải pháp để vừa góp phần giải quyết việc làm, vừa nâng cao thu nhập cho người lao động. Nhìn vào thực tế hiện nay có thể thấy việc xuất khẩu lao động đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế – xã hội hết sức thiết thực. Bộ mặt của nhiều vùng nông thôn đã có sự “thay da đổi thịt” nhờ vào việc đi lao động tại nước ngoài. Nhờ xuất khẩu lao động, nhiều gia đình hộ nghèo đã vươn lên thoát nghèo, có của ăn, của để.

Chính vì vậy, xuất khẩu lao động không phải là việc “buôn bán nô lệ kiểu mới” như những gì các đối tượng xấu tung ra. Cùng với đó, lập luận cho rằng “nhà nước coi người dân như một thứ hàng hoá để mang đi xuất khẩu” là hoàn toàn vô căn cứ, sai sự thật, thể hiện rõ mưu mô thâm độc của những kẻ núp bóng “dân chủ”. Xét về mặt bản chất, dù tham gia lao động ở trong nước hay ở nước ngoài thì người lao động cũng phải bán sức lao động của mình để nhận lại thu nhập. Đây là việc dịch chuyển, phân phối lại sức lao động giữa những nơi có nhiều sức lao động nhưng không có việc làm và những nơi có việc làm nhưng thiếu sức lao động. Từ đây, một mối quan hệ “win-win” được thiết lập, mang lại lợi ích cho tất cả các bên. Điều này hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh toàn cầu hoá. Và cũng phải nói rõ, không phải chỉ người Việt Nam mới ra nước ngoài lao động. Theo số liệu tính đến tháng 3/2020, hiện nay có hơn 68.500 lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam.

Ngoài ra, việc bảo hộ lao động Việt Nam tại nước ngoài luôn được quan tâm. Xin nhắc lại sự kiện “giải cứu” lao động khỏi bất ổn tại Libya năm 2011, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (thời điểm đó là Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) đã nhấn mạnh: “Trong cuộc giải cứu này không có chuyện mặc cả tiền bạc, điều kiện với các nước trong khu vực mà mục đích là nhanh chóng đưa người lao động về nước an toàn”. Kết quả hơn 10.000 lao động đã được đón về nước an toàn.

Người xưa có câu: “Phàm tâm như thế nào thì nhìn vật ra thế ấy!”. Xuất khẩu lao động là một chương trình kinh tế – xã hội lớn nhằm giải quyết vấn đề việc làm và tạo thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, dưới cái nhìn của những kẻ xấu chuyên rắp tâm phá hoại đất nước thì lại đó lại là việc “buôn dân bán nước”. Tuy nhiên, với đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp lợi ích dân tộc của Đảng, Nhà nước, tin tưởng người dân Việt Nam sẽ luôn tỉnh táo, vạch rõ bộ mặt giả nhân giả nghĩa của chúng.

Copy

Thứ Hai, 22 tháng 11, 2021

VẠCH TRẦN BẢN CHẤT XẢO TRÁ TỪ GIẢI THƯỞNG NHÂN QUYỀN LÊ ĐÌNH LƯỢNG

 

Như thường lệ, dịp cuối năm là thời điểm để các cơ quan, tổ chức tiến hành tổng kết, bình bầu thi đua khen thưởng, đánh giá lại năm cũ và khởi động cho năm mới. Tổ chức Việt Tân cũng học theo nếp đó nhưng lại ở khía cạnh diễn trò lố bịch: tung hô, “trao giải” cho kẻ phản dân, hại nước.

Đến hẹn lại lên, ngày 18/11/2021, tổ chức khủng bố Việt Tân tiếp tục đăng đàn về “giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng 2021”. Thông tin rêu rao: “Giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng năm 2021 với chủ đề nghĩa đồng bào trong mùa đại dịch, để vinh danh những hoạt động cứu trợ dân nghèo khó trong đại dịch COVID-19 vừa qua đã bị chính quyền bỏ rơi”. Đồng thời, Việt Tân “mong mỏi giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng năm 2021 sẽ là một đóng góp thêm nữa vào phong trào dân giúp dân”. Trong thông báo này, Việt Tân đã sử dụng những cụm từ đánh vào lòng nhân nghĩa của con người để lừa bịp, đó là lấy danh nghĩa “cứu trợ dân nghèo khó trong mùa đại dịch”, “đóng góp vào phong trào giúp dân”… Xem qua, thiết tưởng như đây là hành động nhân ái nhằm giúp đỡ đồng bào nghèo khó trong đại dịch COVID-19, từ đó có thể chạm vào lòng trắc ẩn, bao dung của con người. Tuy nhiên, đó chỉ là lớp sơn để che đậy bản chất xảo trá của tổ chức khủng bố, phản động này.

“Giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng” được Việt Tân tung ra lần đầu vào năm 2018. Mục đích việc trao thưởng được Việt Tân lừa bịp thành “nhằm biểu dương tinh thần đấu tranh cho dân sinh dân quyền của nhà hoạt động dân chủ đã có nhiều nỗ lực tranh đấu bảo vệ quyền lợi của đồng bào và chủ quyền của đất nước” và “nhằm đề cao sự hy sinh và việc làm của những cá nhân hay tổ chức đang miệt mài tranh đấu cho nhân quyền của dân tộc Việt Nam”. Cái tên Lê Đình Lượng được Việt Tân lý giải là tên của “một người yêu nước đã có nhiều nỗ lực đấu tranh bảo vệ quyền lợi của đồng bào và chủ quyền của đất nước”! Tuy nhiên, thực chất Lê Đình Lượng là đối tượng cộm cán, một cánh tay đắc lực của tổ chức Việt Tân, hoạt động phổ biến ở các địa bàn Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Quá trình hoạt động, Lê Đình Lượng đã sử dụng những thủ đoạn như thông qua các trang mạng xã hội đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết tuyên tuyền, cổ súy cho Việt Tân, trong đó có nhiều bài viết, bình luận ca ngợi Việt Tân, cổ vũ cho đường lối của Việt Tân, xuyên tạc về tình hình đất nước, đả kích Đảng Cộng sản Việt Nam, lợi dụng các sự kiện chính trị, xã hội, phát triển kinh tế, an sinh xã hội, môi trường để xuyên tạc, bóp méo sự thật nhằm gây tâm lý hoài nghi, hoang mang trong quần chúng nhân dân, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Năm 2018, Lê Đình Lượng bị Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An tuyên án 20 năm tù và phạt quản chế 5 năm về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Trò trao thưởng này theo lệ cứ rộ lên dịp cuối năm, lấy cớ để tổng kết, đánh giá, trao thưởng cho người “có nhiều đóng góp” trong năm. Bên cạnh việc tung hô giải thưởng thì các đối tượng cũng tìm nhiều cách để tạo sóng dư luận, như tụ tập các thành phần chống phá đất nước để “hội thảo” hay “hội thảo trực tuyến”, đối thoại, phỏng vấn… Cuối năm ngoái, buổi trao “giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng” cũng được tung hô với một hội thảo “Cùng nhau lên tiếng cho quyền tự do ngôn luận” do nhóm chống đối livestream từ Sydney, Úc. Lần đó, “giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng” được trao cho Phan Kim Khánh, một đối tượng chống phá Nhà nước Việt Nam mà Việt Tân gọi là “sinh viên tù nhân lương tâm”! Thực tế, Phan Kim Khánh là đối tượng đã bị Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên tuyên phạt 6 năm tù về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo quy định tại Điều 88, Bộ luật Hình sự năm 1999. Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Nguyên, từ năm 2015 khi đang là sinh viên Khoa Quốc tế, Đại học Thái Nguyên, Phan Kim Khánh đã kết nối với một số đối tượng phản động ở hải ngoại lập tài khoản trên mạng xã hội để đăng tải nhiều bài viết có nội dung vu khống, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước; bài viết có nội dung xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng… Tại phiên toà, Phan Kim Khánh đã khai báo thành khẩn, thừa nhận do kém hiểu biết về chính trị, pháp luật nên đã bị các đối tượng phản động lôi kéo, kích động dẫn đến phạm tội. Bị cáo Khánh bày tỏ sự hối tiếc về việc làm của mình và đề nghị hội đồng xét xử cho được hưởng sự khoan hồng của pháp luật để có cơ hội làm lại cuộc đời, báo hiếu cha mẹ.

Năm 2018, Việt Tân đã xướng tên người nhận “giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng” cho Trần Thị Nga – đối tượng năm 2017 bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam tuyên phạt 9 năm tù về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Nga đã có hành vi trực tiếp lập các tài khoản Blog, Facebook cá nhân và trang YouTube để làm, tàng trữ, đăng tải 13 video clip có nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; phỉ báng chính quyền nhân dân; tuyên truyền luận điệu chiến tranh tâm lý, truyền bá tư tưởng phản động, gieo rắc sự nghi ngờ, gây hoang mang trong nhân dân. Nga còn trả lời phỏng vấn các đài, báo phản động ngoài nước để cung cấp những thông tin, tình hình sai lệch về hoạt động của các cơ quan Đảng, chính quyền các cấp nhằm mục đích chống Nhà nước Việt Nam.

Bằng việc tô vẽ cho các đối tượng nhận giải thưởng với danh hão như “nhà báo tự do”, “nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền”, “tù nhân lương tâm”, “công dân yêu nước”…, cái gọi là “giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng” chỉ là thủ đoạn để tổ chức Việt Tân hợp thức hóa việc cung cấp tiền bạc cho những kẻ được họ tiếp tay hoạt động chống Đảng, Nhà nước, Nhân dân Việt Nam. Đồng thời, thông qua đó nhằm tiếp tục cổ súy, lôi kéo các đối tượng khác hoạt động phục vụ âm mưu chống phá Việt Nam của tổ chức này. Cùng với việc rêu rao giải thưởng, các đối tượng nhằm tạo sóng dư luận, gây sự chú ý từ quốc tế để bôi nhọ, xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, qua đó lấy cớ để gây sức ép, can thiệp vào tình hình trong nước. Để gây chú ý, chúng không ngừng tung hô giải thưởng “có giá trị” cả vật chất lẫn tinh thần, sau đó tự lập “hội đồng” đưa ra các ứng viên nhận giải.

Thực tế, Giải thưởng là để thể hiện sự tôn vinh cho tập thể hay cá nhân nào đó có thành tích, cống hiến. Giải thưởng mang tên nhân quyền còn thể hiện giá trị thiêng liêng, cao quý bởi ý nghĩa của cụm từ này. Vậy mà những tổ chức chống phá lại lấy cớ trao thưởng để tập hợp những thành phần là tội phạm chống phá đất nước, chống phá nhân dân, biến hành vi phạm tội của các đối tượng thành những danh xưng mĩ miều “đấu tranh cho tự do dân chủ”, “vì tiến bộ xã hội”, “vì quyền con người”… Rõ ràng, các tổ chức này đã xâm phạm, bôi nhọ lên giá trị quyền con người nhưng lại tự huyễn hoặc bảo vệ quyền con người, vì con người. Đối với những cá nhân được “vinh danh” trao giải thực chất chỉ là những con rối, quân cờ ngồi chấp hành án trong trại giam nhưng bị kẻ địch bên ngoài mượn danh để điều khiển, vì động cơ chống phá đất nước. Bởi vậy, những phạm nhân đó chớ nên nghe ảo vọng để tự cho mình là “tù nhân lương tâm”, kiếm tìm giải thưởng ở trời Tây. Chẳng có giải thưởng nào từ các thế lực chống phá bên ngoài giúp phạm nhân “đến với tự do, dân chủ”, muốn trở về với tự do, dân chủ như công dân bình thường, điều trước mắt và quan trọng nhất là nếu lỡ trót bước lạc đường thì nay chấp hành án trong trại giam, hãy ăn năn hối cải, biết nhận ra lỗi lầm để cải tạo tiến bộ, sớm tìm lại con đường về với gia đình, sống có ý nghĩa trên đất nước, quê hương mình.



ST

Thứ Năm, 18 tháng 11, 2021

ÂM MƯU XUYÊN TẠC VỀ THẺ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN GẮN CHÍP

 


Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hiện đại hóa, nhất là trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Đảng, Nhà nước luôn coi trọng việc đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ để phục vụ hiệu quả công tác quản lý nhà nước, quản lý dân cư và đảm bảo cuộc sống cho người dân. Đặc biệt, 2 dự án: Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân (CCCD) chính là chủ trương lớn nhằm góp phần xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số và tạo nền tảng hình thành công dân số trên không gian mạng.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, trên một số diễn đàn mạng xã hội xuất hiện những thông tin gây nhiễu loạn, bịa đặt, xuyên tạc chủ trương này nhằm hướng lái, “bẻ cong” vấn đề đảm bảo an ninh con người mà Đảng, Nhà nước ta đang tập trung thực hiện. Bằng những luận điệu không có căn cứ thực tiễn, các đối tượng có tư tưởng cực đoan, chống đối đã cố tình tung ra những thông tin sai sự thật như “đi đâu cũng bị định vị”, “thẻ căn cước gắn chíp là để theo dõi người dân”, “Chính phủ, Bộ Công an thu thập dữ liệu cá nhân”… từ đó chỉ trích Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền nhằm gây mất ổn định về an ninh chính trị. Thậm chí, các đối tượng còn ngụy tạo rằng “vì chỉ tiêu thiếu tính thực tế mà chính quyền ép dân làm căn cước công dân gắn chíp điện tử, làm lây lan dịch bệnh COVID-19 nhưng vẫn bao biện chối trách nhiệm”.

Rõ ràng, những thông tin “tung hỏa mù” này mặc dù đánh trực diện trên nhiều khía cạnh khác nhau như: an ninh chính trị, kinh tế, sức khỏe… nhưng tựu trung lại đều nhằm chĩa mũi nhọn công kích vào vấn đề an ninh con người đã được Đảng ta nhấn mạnh trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII. Trên thực tế, với việc ứng dụng những thành tựu công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới, thẻ CCCD gắn chíp điện tử của Việt Nam ra đời không những thúc đẩy mạnh mẽ việc chuyển đổi phương thức quản lý con người từ thủ công sang hiện đại, mà còn đảm bảo đầy đủ, chặt chẽ các yếu tố an ninh an toàn và có khả năng bảo mật thông tin ở mức độ rất cao. Đồng thời, sử dụng thẻ CCCD gắn chíp có thể phòng ngừa các loại giấy tờ giả mạo, giảm chi phí việc công chứng nhiều loại giấy tờ truyền thống, tạo thuận lợi cho công dân khi thực hiện các dịch vụ trực tuyến của Chính phủ điện tử. Hơn nữa, mức độ an toàn, bảo mật của chíp rất cao và việc đối sánh sinh trắc học có thể thực hiện ngay trên chíp nên thông tin định danh của công dân được lưu trên thẻ là không thể thay đổi, hạn chế tối đa giả mạo. Mặt khác, chíp điện tử được sử dụng gắn trên thẻ CCCD không có khả năng định vị, việc đọc và mã hóa thông tin lưu trữ trên chip cần phải có công cụ chuyên dụng để thực hiện.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khẳng định: “Dữ liệu là tài nguyên, nhưng khác với tài nguyên truyền thống, tài nguyên dữ liệu càng được khai thác nhiều thì không bị mất đi, mà ngược lại càng tạo nên giá trị gia tăng”. Hiện, Bộ Công an đang tiếp tục đẩy mạnh triển khai các ứng dụng, tiện ích trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và thẻ CCCD gắn chíp điện tử để phục vụ hiệu quả, toàn diện trên mọi lĩnh vực. Nhất là trở thành trung tâm liên kết, thống nhất toàn bộ dữ liệu quốc gia, là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự và đấu tranh, phòng chống tội phạm. Đặc biệt, trong tình hình chống dịch cấp bách, thẻ CCCD gắn chíp điện tử đã được tích hợp nhiều tiện ích quan trọng góp phần đảm bảo an ninh trên nhiều mặt an ninh sức khỏe, an ninh kinh tế, an ninh cá nhân và an ninh cộng đồng; tích hợp thông tin thẻ xanh tiêm chủng, giấy đi đường, xét nghiệm, thông tin về hưởng chế độ, chính sách theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ…

Từ đầu năm 2021 đến nay, đặc biệt trong thời điểm vô cùng khó khăn do ảnh hưởng của làn sóng dịch COVID-19 lần 4 bùng phát, các đoàn viên, thanh niên, hội phụ nữ, lực lượng dân phòng, bảo vệ dân phố,… đã phối hợp nhịp nhàng cùng lực lượng Công an để không quản ngại khó khăn, gian khổ, tìm tòi nhiều cách làm hay, sáng tạo, an toàn, hiệu quả cùng sự đồng thuận, ủng hộ cao của cấp ủy, chính quyền và quần chúng nhân dân đã góp phần tạo nên sự thành công bước đầu của hai Dự án. Có thể khẳng định, đây không chỉ là trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm chính trị của riêng ai, mà còn vì thực hiện mục tiêu cao nhất là bảo đảm cuộc sống bình yên, an toàn, hạnh phúc cho toàn thể người dân.

CP

Chủ Nhật, 14 tháng 11, 2021

ĐẰNG SAU ÂM MƯU KÊU GỌI HUỶ BỎ ĐIỀU 117, BỘ LUẬT HÌNH SỰ: “TỘI LÀM, TÀNG TRỮ, PHÁT TÁN HOẶC TUYÊN TRUYỀN THÔNG TIN, TÀI LIỆU, VẬT PHẨM NHẰM CHỐNG NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”

 

Pháp luật là sản phẩm của tiến trình phát triển xã hội loài người, phản ánh ý chí của Nhà nước, giai cấp thống trị. Sự xuất hiện của Nhà nước hay nói cách khác là giai cấp cầm quyền cũng chính là nguyên nhân cho sự ra đời của pháp luật, hoạt động quản lý Nhà nước bằng pháp luật dựa trên ý kiến tổng hợp, đóng góp của người dân, từ đó đưa ra các qui định chung điều chỉnh, quản lý xã hội. Như vậy, pháp luật ra đời gắn liền với lợi ích của Nhà nước, quyền lợi chính đáng của những người dân trong xã hội đó. Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đại diện cho ý chí, lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, mang lại lợi ích chung cho toàn dân tộc. Thế nhưng, đi ngược lại với lợi ích của đại đa số người dân, các đối tượng chống phá Đảng, Nhà nước luôn tìm cách tác động, hướng lái, tuyên truyền kêu gọi xóa bỏ một số điều trong Hiến pháp, pháp luật, trong đó có Bộ luật Hình sự (BLHS) nhằm thay đổi bản chất, giá trị; bình luận sai lệch một số điều luật và sự điều hành, quản lý xã hội của Nhà nước, của cơ quan tiến hành tố tụng.

Trước khi diễn ra phiên tòa phúc thẩm xét xử các đối tượng Cấn Thị Thêu (SN 1962, thường trú tại Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội); Trịnh Bá Tư (SN 1989, trú tại Đại Đồng, Ngọc Lương, Yên Thủy, Hòa Bình) về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 117 BLHS, các đối tượng phản động, chống phá Nhà nước ra sức tuyên truyền, kêu gọi xóa bỏ điều luật này.

Các luận điệu kêu gọi xóa bỏ Điều 117, BLHS trong thời gian qua được các đối tượng phản động, chống đối tuyên truyền rộng khắp, đặc biệt trên không gian mạng xuất hiện nhiều thông tin tuyên truyền, đưa ra các lý lẽ yêu cầu Việt Nam xóa bỏ điều luật này. Đài RFA (Đài Á Châu Tự do) dẫn lời của Ủy ban Bảo vệ nhà báo (CPJ) cùng một số đối tượng chống đối trong nước vu cáo rằng Điều 117, BLHS là “mơ hồ, dập tắt tiếng nói trái chiều”, “không tương thích với điều 11 (2) của Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền và điều 15(1) của Công ước Liên Hiệp Quốc về Các quyền Dân sự và Chính trị”. Trước đó, diễn đàn “Văn Việt” cũng đã đăng tải một bức thư của nhóm hành nghề luật sư ở hải ngoại kêu gọi hủy bỏ Điều 117, BLHS với nội dung qui kết rằng: “Điều 117 vi phạm Hiến pháp và đang sử dụng như là một phương tiện trấn áp nhằm phục vụ cho mục tiêu chính trị dưới danh nghĩa luật pháp quốc gia…”. Đặc biệt, khi “nghe tin” phiên tòa xét xử các bị cáo Cấn Thị Thêu, Phạm Thị Đoan Trang sắp diễn ra, số thành phần bất mãn, chống đối chính trị trong, ngoài nước lại tiếp tục kêu gọi xóa bỏ Điều 117, BLHS với luận điệu “Điều 117 là hạn chế và cản trở quyền công dân qui định tại điều 25 Hiến pháp…”. Thực tế cho thấy, trong những năm qua, các đối tượng chống phá Nhà nước không ngừng đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền xóa bỏ Điều 117, BLHS để đạt được các mục tiêu, ý đồ phá vỡ quy tắc Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, thúc đẩy hoạt động lợi dụng “quyền tự do ngôn luận” để tuyên truyền chống phá chế độ, tạo tiền đề, điều kiện để chuyển hóa, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

VẬY, CÂU HỎI ĐẶT RA, TẠI SAO CÁC ĐỐI TƯỢNG PHẢN ĐỘNG, CHỐNG PHÁ LẠI KÊU GỌI XÓA BỎ ĐIỀU 117, BLHS?

Kêu gọi xóa bỏ Điều 117, BLHS, các đối tượng phản động, chống phá có ý đồ nhằm tác động trực tiếp đến nền tư pháp Việt Nam; các lập luận, quan điểm xóa bỏ Điều 117, BLHS nhằm tạo ra kẽ hở về mặt pháp lý cho các phần tử phản động, chống phá có thời cơ để tuyên truyền, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Có thể nói rằng, muốn có cơ hội cho hoạt động tuyên truyền, tán phát các tài liệu chống phá Nhà nước mà không bị các cơ chế pháp lý ràng buộc thì dĩ nhiên các đối tượng cần phải kêu gọi xóa bỏ Điều 117, BLHS. Bên cạnh đó, hoạt động tuyên truyền, kêu gọi xóa bỏ Điều 117, BLHS cũng là lý do để tuyên truyền, xuyên tạc, hạ uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, vu cáo Việt Nam vi phạm “nhân quyền”, can thiệp vào quyền “tự do ngôn luận” nói lên tiếng nói của công dân; đồng thời tạo cơ hội cho các đối tượng chống phá nhà nước tuyên truyền, can thiệp vào các lĩnh vực nhạy cảm của đời sống xã hội của Việt Nam trong vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; những mục tiêu mà các đối tượng phản động, chống đối đặt ra là có thời cơ, điều kiện thuận lợi để tiến tới lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Rõ ràng, mọi hoạt động tuyên truyền, kêu gọi xóa bỏ Điều 117, BLHS của các đối tượng phản động, chống phá là một đòi hỏi phi lý, đi ngược lại với lợi ích chung của toàn xã hội. Phải khẳng định rằng, Điều 117, BLHS nói riêng, BLHS nói chung được ban hành hoàn toàn hợp hiến, không vi hiến như các đối tượng chống đối vẫn tuyên truyền, xuyên tạc. Việc thảo luận, lấy ý kiến trước khi ban hành điều luật này dựa trên các căn cứ, cơ sở ý kiến đóng góp của các cơ quan, ban, ngành, của toàn xã hội và tuân theo một quy trình rất chặt chẽ, đồng thời nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội, ngoại trừ các đối tượng có mục đích, ý đồ xấu. Các dấu hiệu, hành vi liệt kê trong Điều 117, BLHS đe dọa đến an ninh quốc gia, chế độ và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì vậy, việc ban hành điều luật này là hoàn toàn phù hợp với các quy định của Hiến pháp.

Bên cạnh đó, không thể cho rằng Điều 117, BLHS là “bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận”, bởi lẽ trên thực tế ở Việt Nam, quyền tự do ngôn luận được Nhà nước tôn trọng và bảo vệ và đó cũng là quyền cơ bản của công dân theo quy định của Hiến pháp. Tuy nhiên, ở đây cần phải hiểu rằng, quyền tự do ngôn luận luôn gắn với nghĩa vụ của công dân, gắn với chế độ chính trị của từng quốc gia, do đó cần phải hiểu đúng các quy định về vấn đề này. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng có các giới hạn, quy định riêng về các quyền tự do ngôn luận để phù hợp với đặc thù của chế độ xã hội, tình hình chính trị, văn hóa của các quốc gia đó. Bàn về vấn đề này, năm 1993, Hội nghị quốc tế về quyền con người ở Vienna (Áo), đại diện các quốc gia đã khẳng định: “Tất cả các quyền con người đều mang tính phổ cập… Trong khi phải luôn ghi nhớ ý nghĩa của tính đặc thù dân tộc, khu vực và bối cảnh khác nhau về lịch sử, văn hóa và tôn giáo”…

Các lập luận, viện dẫn các thông tin cho rằng Điều 117, BLHS “bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận” là hoàn toàn không có cơ sở, thiếu căn cứ để ràng buộc. Rõ ràng, đằng sau âm mưu kêu gọi hủy bỏ Điều 117, BLHS của các đối tượng phản động, chống đối nhằm hướng đến mục đích, ý đồ xâm phạm an ninh quốc gia, đe dọa đến sự tồn tại của chế độ, của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.



ST

Thứ Bảy, 13 tháng 11, 2021

CẢNH GIÁC THỦ ĐOẠN LỪA ĐẢO KIỂU MỚI QUA MẠNG XÃ HỘI ZALO

 

Dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, người lao động mất việc, giảm lương, hoạt động kinh doanh đình đốn khiến đời sống ngày càng khó khăn, eo hẹp. Từ đây, đã xuất hiện nhiều đối tượng lừa đảo thông qua mạng xã hội ZALO (MXH phổ biến đứng thứ 2 tại Việt Nam chỉ sau Facebook với hơn 60 triệu người dùng) để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản người dùng với thủ đoạn mới rất tinh vi, chỉ cần một chút mất cảnh giác đã khiến nhiều người sử dụng mạng xã hội ZALO "sập bẫy", mất tiền.

Chiêu thức mới của các đối tượng là lập một tài khoản Zalo tương tự và sử dụng hình ảnh của người dùng để làm hình đại diện. Trong Zalo đó, sẽ cập nhật danh sách bạn bè gần y hệt Zalo chính người dùng. Sau đó, đối tượng sẽ dùng Zalo giả mạo để nhắn tin mượn tiền từ bạn bè trong danh bạ với số tiền (10 triệu, 5 triệu,...) tuỳ vào hoàn cảnh và mối quan hệ với người được hỏi. Điều đáng nói là các đối tượng tinh vi đến mức dù nạn nhân có gọi video đến để kiểm tra thì bên kia lập tức cắt ghép hình ảnh, giọng nói y hệt người dùng hiện lên và sau đó sẽ là mạng chập chờn. Đối tượng sẽ thông báo ở đây sóng yếu nên yêu cầu phải nhắn tin. Từ đó, nạn nhân tưởng thật và bị “sập bẫy”. Ngoài ra, bằng hình thức lừa đảo tinh vi và chuyên nghiệp một số đối tượng lừa đảo còn tạo sẵn một tài khoản ngân hàng có tên không dấu giống với tên tài khoản Zalo nên nhiều người đã không nghi ngờ mà bấm nút chuyển tiền.

Để giải thích cho trường hợp hack tài khoản Zalo hay lập tài khoản giả mạo bằng cách lấy hình ảnh nạn nhân, lập nick, kết bạn; TS. Võ Văn Khang, Phó chủ tịch Chi hội An toàn thông tin phía Nam (VNISA phía Nam) cho biết bốn trường hợp thường xảy ra nhất đó là:

- Thứ nhất, kẻ gian có thể đã lấy được nick của nạn nhân hoặc giả lập tài khoản Zalo của nạn nhân trước đó.

- Thứ hai, đối tượng lừa đảo đã kiểm soát được một tài khoản cloud nào đó của nạn nhân.

- Thứ ba, đối tượng đã cài đặt được một ứng dụng/app nào đó lên điện thoại của nạn nhân.

- Thứ tư, tài khoản giả mạo chính là người quen của nạn nhân và đang tham gia một nhóm nào đó cùng nạn nhân và có tất cả danh bạ chung trong nhóm.

Ngoài ra, hiện nay người dùng điện thoại thông minh thường cài đặt rất nhiều ứng dụng như game, các ứng dụng hỗ trợ chỉnh sửa ảnh, app tài chính, các công cụ tiện ích... Các app này đều có quyền truy cập vào danh bạ, hình ảnh và thu thập nhiều thông tin khác của nạn nhân. Sau đó, bán thông tin này dưới dạng "social listening" (phương tiện quản lý truyền thông lắng nghe và theo dõi người dùng) cho đối tác thứ ba. Nếu không cẩn thận, người dùng rất có thể sẽ bị "tin tặc", lấy mất tài khoản và chúng sẽ lợi dụng các thông tin để trục lợi

Do đó, để tránh trở thành nạn nhân của các hành vi lừa đảo trực tuyến, mỗi cá nhân sử dụng mạng xã hội cần phải hết sức cẩn trọng và cảnh giác, không tin bất cứ điều gì khi chưa được kiểm chứng. Trước khi được phía Zalo đưa ra cảnh báo về những chiêu trò lừa đảo, Góc nhìn Người Đà Lạt khuyến cáo người dùng nên tự bảo vệ mình bằng các cách sau:

- Không nên tò mò tải về những ứng dụng không rõ nguồn gốc, không click vào những đường link lạ.

- Khi nhận được những tin nhắn như nhờ chuyển khoản hộ hay nạp tiền điện thoại,…, trước khi chuyển tiền cần liên hệ trực tiếp người dùng đó để xác nhận xem có phải mạo danh hay không?.

- Tuyệt đối giữ bí mật thông tin cá nhân, không cung cấp thông tin, số điện thoại, địa chỉ nhà ở, thông tin về tài khoản ngân hàng,… cho bất kỳ người lạ nào gọi hay nhắn tin đến.


#gocnhinnguoidalat

Thứ Sáu, 5 tháng 11, 2021

CHỐNG CỘNG ĐIÊN CUỒNG VÀ NGU DỐT!

            Sau buổi hội đàm sáng, bộ trưởng Bộ Nội vụ Pháp Gérald Darmanin đã trân trọng mời người đồng cấp là Bộ trưởng Tô Lâm chiêu đãi. 

Và nhà hàng BBQ sang trọng này được ngài Gérald Darmanin chọn là điểm đến để tỏ lòng hiếu khách!

Nhằm đảm bảo an ninh, chủ nhà còn bố trí cả mật vụ đi theo bảo vệ đoàn (hai trong 4 ông da trắng khoanh đỏ lọt vào clip). Bữa ăn này đơn giản là buổi chiêu đãi ngoại giao.

Cán bộ cao cấp đi "hưởng thụ" ai lại dại dột mời cả mật vụ đi theo và vui vẻ ăn dưới hàng tá sờ mát phôn quay chụp lia lịa vậy, phỏng?

Đơn giản và rõ ràng vậy, thế mà mấy cái kênh hải ngoại đã cắt ghép và dắt mũi được khối anh chị lú lẫn trong nước.

Chống cộng là sự nghiệp của mấy anh già lưu vong, kệ mẹ các anh. Nhưng xoi vào cả miếng ăn ngoại giao đơn thuần để tìm cách bêu rếu thì đến mục thất các anh cũng chỉ là vong nô sủa bậy.

(Nội dung sự việc được lấy từ nguồn ngoại giao A1, nên các anh các chị hoàn toàn yên tâm về tính xác thực)

ST

Vỡ mộng nước Mỹ!

 

Đây là bình luận của fb Tony Ngo về cuộc sống một số danh ca, nghệ sỹ Việt sang Mỹ “đổi đời”, nhưng chưa thấy “thiên đường” ở đâu mà toàn đối diện với khó khăn không nói lên lời

“Hôm trước ca nhạc sĩ Đức Huy lên báo than cuộc sống khó khăn, vợ tính bán hàng online nhưng bác Huy không cho, nói thôi có rau ăn rau có cháo ăn cháo chứ bán hàng online rồi cuộc sống nó lạc trôi theo hướng khác làm xào xáo gia đình. Thật sự sốc. Bởi thời bọn tôi ai cũng hay nghêu ngao mấy bài của bác Huy, như bài ca thất tình Giống như tôi…

Rồi tới ca sĩ gì mà có con với diễn viên Mai Phương. Cũng khóc than là bán đồ ăn vặt online sấp mặt…

Rồi tới anh Dang Đông Gun version Việt. Hãy lắng nghe chia sẽ của anh:

“Qua Mỹ làm một tháng loay hoay chỉ 3 – 4 ngàn đô la Mỹ, phải tự trang điểm, tự viết kịch bản… Những cái đó đối với tôi như đang ở trên cao mà rơi xuống, tôi rất sốc.

Đã bị trầm cảm rồi mới thấy sự khủng khiếp của nó, nó không có thuốc chữa. Mới đầu, tôi chưa biết đó là trầm cảm, tôi bị stress khoảng thời gian khá dài. Sau biến cố, tôi ly hôn từ 4 năm trước, tôi ít tiếp xúc với bên ngoài, đến 2 – 3 năm gần đây tôi phải điều trị bằng thuốc” – Trương Minh Cường than thở.

Và Bạch Hồng Quyền, kẻ dân chủ máu mặt một thời phải đi trồng cần sa ở Canada để rồi bị nhà chức trách sở tại sờ gáy

Hay Lê Văn Sơn, ước vọng sang Mỹ để được đi “rửa bát thuê”

Người nổi tiếng qua Mỹ còn cực vậy, sao ai cũng bảo cứ qua được đấy là đã đến được thiên đàng. Nhiều người sống ở Việt Nam sướng ơi là sướng không hiểu sao cố qua bển xong rồi quay qua chửi Việt Nam quá trời quá đất. Bữa hỏi bác Việt kiều già ở bển lý do sao vậy thì bác nói: Mấy đứa chửi là mấy đứa thất nghiệp ăn weo-phia nên nó vừa rảnh vừa tự hào rồi chửi đó mà. Lại sốc tiếp tập 2.

Nếu ở đâu mà khó khăn quá thì hãy quay về đất mẹ. Đất mẹ sẽ mở rộng vòng tay đón những người con lạc trôi xa xứ trở về bất cứ lúc nào”

Chia sẻ về lý do những người đến được “thiên đường” thường hay quay mặt chê trách, lên án quê hương, fb khác bình luận:

 “Tôi có ông bạn sang châu Âu, phải học lại đại học vẫn thất nghiệp dài dài mà cứ mở miệng là chê cuộc sống ở VN. Cứ y như là chê VN thì nâng được tầm của mình lên. Ở đâu mà chẳng phải làm khổ, làm sở. Ở Mỹ, nhiều người phải làm 2 job, tức là làm đến 15, 16 tiếng 1 ngày mới đủ để trang trải cuộc sống. Làm gì có chỗ nào chơi cũng có mà ăn. Được vài đồng tiền trợ cấp, ăn vào tiền thuế của dân họ nhục lắm chứ sung sướng gì đâu”.

Đi tìm “thiên đường” của mình cũng tốt nhưng đừng vội …chê trách quê hương!



#1986

Lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ Việt Nam 'vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng'

 

Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, bốn lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ Việt Nam chịu trách nhiệm về những vi phạm của Đảng đoàn Hội và khuyết điểm cá nhân.

Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, tại kỳ họp thứ 8 (ngày 2-4/11), cơ quan này đã xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Đảng đoàn Hội Chữ thập đỏ Việt Nam nhiệm kỳ 2017-2022.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy, Đảng đoàn Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã vi phạm các nguyên tắc hoạt động của Đảng, quy chế làm việc của Đảng đoàn; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, để Ban Thường vụ, Thường trực Trung ương Hội, một số đơn vị và cá nhân có nhiều vi phạm, khuyết điểm trong công tác tổ chức - cán bộ; quản lý tài chính; quy hoạch, sắp xếp và quản lý cơ quan báo chí trực thuộc cơ quan Trung ương Hội.

Nguyên Bí thư Đảng đoàn, nguyên Chủ tịch Nguyễn Thị Xuân Thu; Ủy viên Đảng đoàn, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký, Bí thư Đảng ủy Cơ quan Trung ương hội Nguyễn Hải Anh; Ủy viên Đảng đoàn, Phó chủ tịch Trần Quốc Hùng; nguyên Ủy viên Đảng đoàn, nguyên Trưởng ban Tổ chức, nguyên Chánh Văn phòng Đảng đoàn Đặng Minh Châu cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Đảng đoàn Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; chịu trách nhiệm cá nhân về những vi phạm, khuyết điểm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ.

Ông Đinh Bá Tuấn, Bí thư Chi bộ, nguyên Tổng biên tập tạp chí điện tử Nhân đạo và Đời sống chịu trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của đơn vị; chịu trách nhiệm trực tiếp về một số vi phạm, khuyết điểm trong quản lý đội ngũ phóng viên, người lao động; tham mưu trái quy định trong việc sắp xếp cơ quan báo chí của Trung ương Hội.

Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả nghiêm trọng, gây bức xúc trong nội bộ, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.

 


Bí thư Đảng đoàn, nguyên Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Nguyễn Thị Xuân Thu. Ảnh: Hoàng Phong

Tại kỳ họp, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng xem xét kết quả thực hiện kết luận giám sát của Ủy ban đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam. Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam đã nghiêm túc chấp hành và tích cực thực hiện các yêu cầu; chỉ đạo khắc phục các vi phạm, khuyết điểm; kiểm tra, kết luận vi phạm, kiểm điểm trách nhiệm, xử lý và đề nghị kỷ luật các tổ chức Đảng và đảng viên có liên quan.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật đối với Ban cán sự đảng UBND tỉnh Hà Nam nhiệm kỳ 2016-2021 và ông Nguyễn Xuân Đông, nguyên Phó bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự Đảng, nguyên Chủ tịch tỉnh. Ủy ban cũng yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiếp tục thực hiện nghiêm túc nội dung đã chỉ ra trong kết luận giám sát.

Cơ quan Kiểm tra Trung ương cũng xem xét kết quả kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật trong Đảng đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; kiểm tra tài chính đảng đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lai Châu nhiệm kỳ 2015-2020.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy, bên cạnh những ưu điểm, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Lai Châu còn có một số hạn chế, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật trong Đảng và việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Đảng.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Lai Châu được yêu cầu nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm, khắc phục kịp thời những hạn chế, khuyết điểm đã được chỉ ra.

Cũng tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thảo luận, cho ý kiến về dự thảo hướng dẫn thực hiện Quy định số 37 ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm và xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng khác.

Nguồn: báo Vnexpress.

Khởi tố Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường liên quan vụ VN Pharma

 

 

TTO - Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can ông Trương Quốc Cường, thứ trưởng Bộ Y tế, để điều tra về những sai phạm liên đới vụ án buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh mang nhãn mác Health 2000.

 


Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ Online, Cơ quan an ninh đã khởi tố bị can ông Trương Quốc Cường để điều tra về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Thời điểm xảy ra sai phạm, ông Cường là cục trưởng Cục Quản lý dược của Bộ Y tế.

Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn quyết định và lệnh trên.

Thứ trưởng Trương Quốc Cường bị Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an xác định có trách nhiệm liên đới trong vụ án Nguyễn Minh Hùng, Võ Mạnh Cường cùng đồng phạm buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh mang nhãn mác Health 2000 Canada.

Theo kết luận, ông Nguyễn Minh Hùng đã có hành vi trực tiếp thỏa thuận với ông Võ Mạnh Cường để mua 838.000 hộp, 4 loại thuốc mang nhãn mác Health 2000 Canada giả về nguồn gốc, xuất xứ trị giá hơn 54 tỉ đồng để nhập khẩu vào Việt Nam tiêu thụ.

Để xảy ra việc trên, nguyên nhân một phần là do sự thiếu trách nhiệm, vi phạm quy chế của một số người là lãnh đạo, cán bộ tại Cục Quản lý dược.

VN Pharma đã sử dụng số đăng ký của 2 loại thuốc được Cục Quản lý dược cấp số đăng ký để nhập khẩu thuốc giả nguồn gốc, xuất xứ vào Việt Nam tiêu thụ, gây hậu quả thiệt hại về tài sản hơn 50 tỉ đồng.

Trước đó, Viện kiểm sát tối cao đã trả hồ sơ yêu cầu điều tra làm rõ trách nhiệm của Cục Quản lý dược, Bộ Y tế trong việc không dừng lưu hành các thuốc mang nhãn mác Công ty Health 2000 Canada tại thời điểm năm 2014.

Trong bản kết luận điều tra bổ sung được ban hành giữa tháng 7, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an cho biết đã có văn bản đề nghị Bộ Y tế xác định tại thời điểm năm 2014, đối chiếu với quy định pháp luật về chuyên ngành dược để đánh giá có vi phạm hay không. Tuy nhiên đến nay Bộ Y tế vẫn chưa có văn bản trả lời.

Ngoài ra, có 55/63 sở y tế cho biết không tiếp nhận thông tin gì về việc thuốc mang nhãn hiệu Health 2000 là giả.

Kết quả xác minh tại Tổng công ty Bưu điện Việt Nam xác định trong thời gian từ tháng 1-2014 đến tháng 6-2015, đơn vị này không tiếp nhận, chuyển phát các bưu phẩm có thông tin: Người gửi là Health 2000, Tổng lãnh sự quán Canada, người nhận là Bộ Y tế, ông Trương Quốc Cường.

Kết quả lấy lời khai ông Trương Quốc Cường - thứ trưởng Bộ Y tế (thời điểm năm 2014 là cục trưởng Cục Quản lý dược) - cho thấy các thông tin, tài liệu Cục Quản lý dược nhận được từ thời điểm 2014 chưa đủ cơ sở để dừng lưu hành các thuốc mang nhãn mác Health 2000, chưa đủ cơ sở để nghi ngờ về nguồn gốc thuốc.

Ông Cường cho rằng với cương vị là cục trưởng, ông đã chỉ đạo đơn vị chức năng liên hệ, đề nghị phía Canada trả lời chính thức bằng văn bản để có căn cứ xử lý theo quy định pháp luật.

Tuy nhiên phía Canada không có văn bản trả lời nên ông Cường đã chỉ đạo chuyển thông tin liên quan, đề nghị Cục An ninh chính trị nội bộ - Bộ Công an phối hợp xác minh làm rõ theo quy chế phối hợp giữa Bộ Y tế và Bộ Công an.

Ngoài ra, trong khi chờ kết quả trả lời chính thức và kết quả xác minh, Cục Quản lý dược đã có văn bản đề nghị hải quan tạm dừng nhập khẩu đối với loại thuốc trên.

Liên quan vụ án này, các thuộc cấp của ông Cường là Nguyễn Việt Hùng (cựu phó cục trưởng), Phạm Hồng Châu (cựu trưởng phòng đăng ký thuốc), Nguyễn Thị Thu Thủy (cựu phó trưởng phòng quản lý giá thuốc) cũng đã bị khởi tố điều tra.

Nguồn: Báo Tuoitre.vn

 

Các bị cáo nhóm ‘Báo Sạch’ không thể được coi là nhà báo

 

  Theo Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao, bị cáo nhóm "Báo Sạch" từng bị tước thẻ nhà báo từ nhiều năm trước vì có hành vi sai phạm và không thể được coi là nhà báo.

Tại cuộc họp báo trực tuyến chiều 4/11, báo chí quốc tế đề nghị Bộ Ngoại giao đánh giá về việc "5 nhà báo điều hành fanpage Báo Sạch trên Facebook bị buộc tội đăng tải thông tin xuyên tạc và tuyên án tù".

 Trương Châu Hữu Danh và các bị cáo nhóm "Báo Sạch" nghe tuyên án, tại phiên tòa ngày 28/10



Trả lời câu hỏi này, bà Phạm Thu Hằng, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định, chính sách nhất quán của Việt Nam là tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.

Điều này được quy định cụ thể trong Hiến pháp năm 2013, các văn bản liên quan và được thể hiện rõ ràng qua sự phát triển mạnh mẽ của báo chí Việt Nam trong thời gian qua.

Theo bà Hằng, những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam đều được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Cũng như tại các quốc gia khác, tại Việt Nam, các hành vi lợi dụng quyền con người để vi phạm pháp luật đều bị xử lý theo quy định pháp luật.

Bà Phạm Thu Hằng cho biết, thông tin về vụ việc đã được báo chí đưa tin công khai; quá trình điều tra, xét xử được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục, quy định của Việt Nam.

"Ngoài hành vi bị xét xử trong vụ án này, bị cáo từng bị tước thẻ nhà báo từ nhiều năm trước vì có hành vi sai phạm gây ảnh hưởng đến cơ quan, doanh nghiệp và người dân. Họ không thể coi là nhà báo"- Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết thêm.

Nguồn: Báo congluan.vn

Thứ Năm, 4 tháng 11, 2021

MỘT NỬA SỰ THẬT

 

Tối nay, nhiều trang mạng như RFA, VOA, Việt Tân,… đồng loạt đăng ảnh Bộ trưởng Bộ Công an cũng một số cán bộ của đoàn Việt Nam ngồi trong một nhà hàng BBQ sang trọng, ăn mấy miếng thịt có dát vàng, mà theo các anh chị dân chủ có giá lên tới… 40 triệu. Và rồi trăm anh khác nhảy vào bật loa chung một nhịp: Việt Nam còn nghèo mà Bộ trưởng ăn sang chảnh thế, cán bộ sao hưởng thụ xa hoa thế.

Tất nhiên, với các anh chị dân chủ, sau khi cay cú chứng kiến hàng tá quan chức chính phủ các nước lớn gặp gỡ, tiếp xúc với nguyên thủ của chúng ta, thì hình ảnh bữa ăn của bác Lâm như cái cọc để anh em bám lấy, nhằm vớt vát lại tý sĩ diện còn lại trong người.

Nhưng xin lỗi anh em, những điều anh em tô vẽ kể trên lại đếch phải sự thật. Đúng là có việc bác Tô Lâm ngồi ăn ở nhà hàng trên, nhưng không phải là quan chức rủ nhau đi "hưởng thụ" trong chuyến công du, mà đây là bữa tối tiếp khách do quan chức nước chủ nhà mời đại diện Bộ Công an với vai trò là thượng khách.

Và tất nhiên, với một người là Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, người ta không thể mời bác Lâm ngồi quán cóc vỉa hè làm cốc trà đá, hay rẽ vào tiệm làm cái bánh mì như anh Đoàn Ngọc Hải được mà phải mời nhà hàng 5 sao, ăn những món đẳng cấp nhất. Và cư dân mạng, trong đó có mấy anh mõm nhôm hoàn toàn không phải trả 1 cắc nào tiền thuế cho bữa ăn tối thịnh soạn dát vàng của bác Lâm. Nói thế cho nó vuông.

Nếu để ý trong bức ảnh, sẽ thấy 02 anh mật vụ da trắng đứng đằng sau bác Lâm. Thử hỏi, nếu quan chức Việt Nam đi "hưởng thụ", có ai lại mời mấy anh vệ sĩ nước ngoài hộ tống mình hay không, hay để người ta thoải mái quay phim, chụp ảnh xung quanh như vậy hay không. Nên nhớ, bác Tô Lâm là dân an ninh, chứ không phải mấy anh cán bộ quèn thích khoe sự giàu có trên mạng đâu nhé.

Chẳng lẽ, sang nước ngoài với vai trò cán bộ cấp cao, anh em dân chủ bắt cán bộ chúng tôi đi dép lê, ăn bánh mì giống aka Đoàn Ngọc Hải mới vừa lòng hay sao?

Lê Dung Anh