NGƯỜI ĐƯA TIN 289

NƠI CHIA SẺ THÔNG TIN ĐA CHIỀU VỀ MỌI VẤN ĐỀ
  • TRƯỜNG SA - HOÀNG SA VÀ NHỮNG CHUYỆN CHƯA BAO GIỜ KỂ

    Hôm trước, mình đặt câu hỏi về việc các bạn suốt ngày phê phán Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam "nhai đi nhai lại" các thông điệp phản đối khi Trung Quốc có hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vậy theo các bạn chúng ta phải làm gì?

  • NGUYỄN VĂN HÓA - TỪ CON ĐƯỜNG PHẠM TỘI BÁN NƯỚC ĐẾN CON ĐƯỜNG VÀO NHÀ GIAM

    Năm 2013, Nguyễn Văn Hóa đã lập tài khoản Facebook “Nguyễn Văn Hóa (Maria Luygonjaga)” tại địa chỉ www.facebook.com/Nguoidaxatoi để kết bạn, trao đổi thông tin với các đối tượng như Lê Đình Lượng, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Hoàng Đức Bình.

  • NHẬN BIẾT THỦ ĐOẠN MỚI CỦA KẺ THÙ ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN

    Trong tình hình mới, các thế lực thù địch vẫn luôn câu kết chặt chẽ với nhau để thúc đẩy từ “diễn biến hòa bình” sang “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ ta, chống phá Đảng, Nhà nước và giai cấp công nhân Việt Nam với cấp độ và cường độ ngày càng quyết liệt, thâm hiểm hơn.

Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2018

THẤY GÌ QUA VIỆC HOÃN PHIÊN TÒA XÉT XỬ NGUYỄN VIẾT DŨNG


Theo kế hoạch, ngày 28/3/2018, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An sẽ tiến hành xét xử đối với đối tượng Nguyễn Viết Dũng (Dũng “phi hổ”) theo Điều 88, Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, vào 8h sáng ngày 28/3, Tòa án đã phải tuyên bố hoãn phiên tòa vì lý do… vắng 2 luật sư bào chữa cho bị cáo là Ngô Văn Tuấn và Nguyễn Khả Thành. Do sự vắng mặt bất ngờ này, phiên tòa sơ thẩm phải dời đến ngày 12/4/2018 khiến những ai quan tâm đến vụ án này phải tiếp tục chờ đợi.
Qua lần hoãn phiên tòa này, trước hết, chúng ta thấy được sự thiếu chuyên nghiệp của nhóm luật sư “dân chủ”. Ngô Văn Tuấn và Nguyễn Khả Thành từ lâu không phải cái tên xa lạ, bởi lẽ họ thương xuyên tham gia bào chữa cho các đối tượng chống đối Đảng, Nhà nước, cùng hội cùng thuyền với đám Trần Vũ Hải, Lê Văn Luân. Một phiên tòa diễn ra, liên quan tới việc xét sử, sinh mệnh của một con người, tuy nhiên, việc luật sư không xuất hiện tại phiên tòa không có lý do thể hiện sự thiếu tôn trọng pháp luật và những người có liên quan tới phiên tòa.
Dư luận còn nhớ, trước đây, trong phiên tòa xét xử blogger Mẹ Nấm, luật sư “dân chủ” Lê Văn Luân còn mắc lỗi cơ bản đó là mặc sai trang phục của luật sư khi tham gia phiên tòa ( quy định tại Nghị quyết số 12/NQ-HĐLSTQ ngày 27/02/2011 của Hội đồng Luật sư toàn quốc), bị Thẩm phán phiên tòa nhắc nhở trực tiếp. Thái độ trách nhiệm như vậy cũng lý giải một phần tại sao từ trước đến nay, các vụ việc do nhóm luật sư “dân chủ” này bào chữa, Trần Thị Nga, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Anh Kim,… đều bị tuyên kịch khung.
Thứ hai, nhiều người cho rằng, việc hoãn phiên tòa là kế sách hoãn binh của đám luật sư “dân chủ” trong quá trình bào chữa cho Nguyễn Viết Dũng, nhằm tìm kiếm chứng cứ có lợi hơn cho bị cáo. Tuy nhiên, với những thông tin đã được công bố, có lẽ, việc hoãn lần này hay lần sau nữa không làm thay đổi bản chất của vụ việc, không thể làm nhẹ tội được cho Nguyễn Viết Dũng, bởi lẽ, hành vi của anh ta đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng và có hệ thống.
Một việc bên lề phiên tòa này là đã bắt đầu có sự can thiệp của tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng đòi quyền lợi cho Dũng. Theo đó, vào ngày 27 tháng 3, tổ chức theo dõi Nhân Quyền Human Rights Watch ra thông cáo yêu cầu Việt Nam trả tự do ngay lập tức và hủy bỏ mọi cáo buộc đối với nhà hoạt động Nguyễn Viết Dũng.
Tuy nhiên, người Việt Nam hay nói: “chó vẫn sủa và đoàn người vẫn đi”, dù có ai can thiệp đi nữa thì không thể làm thay đổi được tính chất nghiêm minh của pháp luật và Nguyễn Viết Dũng sẽ phải trả giá cho hành vi sai trái của mình.
ST: Thanh Huyền


Thứ Tư, 28 tháng 3, 2018

TUYÊN BỐ CHUNG VỀ TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC VIỆT NAM-PHÁP


Theo Đặc phái viên Thông tấn xã Việt Nam, nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến Cộng hòa Pháp, hai bên đã ra tuyên bố chung. Dưới đây là nội dung toàn văn tuyên bố chung:
1- Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 25-27/3/2018. Các cuộc trao đổi cấp cao đã đề cập những vấn đề lớn của quốc tế và khu vực, cũng như những tiến triển trong quan hệ hai nước với dấu ấn trong năm 2018 kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và năm năm quan hệ đối tác chiến lược.
2- Hai bên tái khẳng định vai trò trung tâm của Liên hợp quốc trong việc gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế cũng như thúc đẩy thịnh vượng và phát triển bền vững. Hai bên tái khẳng định coi trọng Hiến chương Liên hợp quốc và cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau. Hai bên nhất trí theo đuổi nỗ lực chung nhằm thúc đẩy sự phát triển của một thế giới đa cực và chủ nghĩa đa phương dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, công bằng và hợp tác trên tinh thần cùng có lợi. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và các quyền tự do cơ bản phù hợp với mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc và phù hợp với những cam kết quốc tế mà hai bên cùng tham gia ký kết, vì sự phát triển của mỗi nước. Việt Nam và Pháp nhắc lại sự coi trọng các mục tiêu và nguyên tắc mà các cơ quan của Liên hợp quốc theo đuổi, trong đó có tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc.
3- Hai bên nhấn mạnh cam kết tạo thuận lợi cho tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại và đầu tư, đồng thời coi trọng vai trò của Tổ chức Thương mại thế giới. Hai bên bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác nhằm cải thiện cơ chế quản trị toàn cầu, thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
4- Hai bên tái khẳng định chủ nghĩa khủng bố, dưới mọi hình thức và biểu hiện, là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất chống lại hòa bình và an ninh, mọi hành vi khủng bố đều là tội ác và không thể biện minh. Hai bên bày tỏ ủng hộ những nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc chống lại chủ nghĩa khủng bố.
5- Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng nền tảng của quan hệ giữa ASEAN và Liên minh châu Âu (EU) và hoan nghênh kết quả của Hội nghị cấp cao kỷ niệm 40 năm quan hệ ASEAN-EU. Hai bên ủng hộ các nỗ lực hướng tới việc nâng cấp quan hệ ASEAN-EU lên đối tác chiến lược và khuyến khích sự tham gia ngày càng tích cực của Liên minh châu Âu vào các cấu trúc chiến lược do ASEAN đóng vai trò chủ đạo.
Hai bên bày tỏ mong muốn sớm ký kết và phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu trong năm 2018 và đưa Hiệp định vào thực hiện nhanh chóng, hiệu quả. Hai bên cho rằng Hiệp định này cùng với Hiệp định khung về Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) sẽ tạo ra những triển vọng mới làm sâu sắc thêm các cơ chế đối thoại hiện có.
Hai bên nhấn mạnh Hiệp định thương mại tự do sẽ đóng vai trò động lực làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa Pháp và Liên minh châu Âu với các nước ASEAN. Hai bên nhất trí tăng cường quan hệ đối tác Việt Nam-EU trên các vấn đề chính trị và an ninh, kể cả trong lĩnh vực an ninh biển.
6- Việt Nam và Pháp mong muốn tăng cường hợp tác và đối thoại nhằm góp phần tích cực thúc đẩy tính kết nối tại Đông Nam Á nhằm tạo thuận lợi trao đổi giữa châu Âu với châu Á và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, bao trùm. Hai bên hoan nghênh hoạt động kết nối trong Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM), đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục các dự án kinh tế dựa trên các nguyên tắc cạnh tranh công bằng, minh bạch, bền vững về kinh tế, tài chính, môi trường và xã hội cùng có lợi, có tính đến các nguyên tắc, mục tiêu và mục đích của Chương trình nghị sự 2030 vì sự Phát triển bền vững.
7- Hai bên hoan nghênh vai trò của ASEAN trong việc thúc đẩy một cách hòa bình hợp tác quốc tế biển. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng đầy đủ Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 cũng như giải quyết hòa bình các tranh chấp, không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực. Hai bên khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì an ninh và tự do hàng hải và hàng không tại mọi vùng biển và đại dương, tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế.
Hai bên cũng khẳng định ủng hộ các nỗ lực của ASEAN và Trung Quốc nhằm thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) mang tính thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế.
8. Hai bên tái khẳng định coi trọng mục tiêu phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. Hai bên ghi nhận những tiến triển gần đây góp phần giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Hai bên kêu gọi thực hiện đầy đủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liên quan đến Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và nhắc lại sự ủng hộ đối với một tiến trình ngoại giao nhằm thúc đẩy phi hạt nhân hóa hoàn toàn trên bán đảo Triều Tiên. Việt Nam và Pháp sẽ tiếp tục nỗ lực nhằm bảo vệ quy định quốc tế không phổ biến hạt nhân dựa trên Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.
9- Hai bên hoan nghênh sự phát triển mẫu mực của mối quan hệ song phương trong 45 năm qua, nhấn mạnh mong muốn phát triển và làm sâu sắc hơn tất cả các lĩnh vực của quan hệ đối tác chiến lược được ký kết vào năm 2013 giữa Việt Nam và Pháp. Hai bên tái khẳng định quyết tâm tăng cường hợp tác trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, ngoại giao, quốc phòng, an ninh, kinh tế, thương mại, đầu tư, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, khoa học và công nghệ, giáo dục-đào tạo, Pháp ngữ, pháp luật và tư pháp, y tế, hợp tác địa phương, giao lưu nhân dân, văn hóa, du lịch.
10- Hai nhà Lãnh đạo nhất trí tăng cường trao đổi và tiếp xúc cấp cao. Hai bên hoan nghênh chuyến thăm Pháp của Tổng Bí thư và tiếp theo là các cuộc gặp và trao đổi song phương cấp cao trong năm 2018. Hai bên hoan nghênh các kết quả của Đối thoại kinh tế thường niên cấp cao về kinh tế và Đối thoại chính sách quốc phòng diễn ra vào tháng 1/2018 tại Việt Nam.
Hai bên nhất trí duy trì thường xuyên các cơ chế song phương và mở rộng các cơ chế tham vấn, trong đó có Đối thoại chiến lược cấp Thứ trưởng giữa hai Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng hai nước. Hai bên hoan nghênh tăng cường hợp tác giữa các cơ quan nghị viện của hai nước.
11- Hai bên khẳng định mong muốn làm sâu sắc hơn hợp tác quốc phòng trong quan hệ đối tác chiến lược. Trên tinh thần đó, hai bên nhất trí tăng cường đối thoại chiến lược và hợp tác quốc phòng, tiếp tục hợp tác đào tạo sĩ quan, nhất là trong lĩnh vực học tiếng Pháp, đào tạo cơ bản và chuyên sâu và các hoạt động gìn giữ hòa bình.
Hai bên cam kết tăng cường hợp tác trong lĩnh vực trang thiết bị quốc phòng trên cơ sở nhu cầu và khả năng đáp ứng của mỗi bên và tái khẳng định mong muốn thúc đẩy trao đổi về an ninh hàng hải và hàng không cũng như về quân y. Hai bên hoan nghênh việc các tàu quân sự Pháp thăm xã giao hoặc ghé đậu kỹ thuật tại Việt Nam và hoan nghênh việc ký Ý định thư về việc ký Tuyên bố về Tầm nhìn chung hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng giai đoạn 2018-2020 và hoan nghênh gia hạn Thỏa thuận trong lĩnh vực thủy đạc, hải dương học và bản đồ biển.
12- Hai bên cam kết thúc đẩy thực hiện hiệu quả các hiệp định song phương về dẫn độ và tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự khi các hiệp định này có hiệu lực. Hai bên hoan nghênh các chương trình hợp tác để giải quyết thách thức tội phạm có tổ chức trong môi trường an ninh khu vực và quốc tế đang diễn biến nhanh chóng.
13- Hai bên bày tỏ quyết tâm tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, đồng thời tiếp tục nỗ lực thúc đẩy doanh nghiệp hai nước thâm nhập vào thị trường của nhau. Hai bên tái khẳng định mong muốn tăng cường quan hệ đối tác kinh tế và công nghiệp dài hạn, đặc biệt trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, giao thông, năng lượng và vũ trụ.
Hai bên đặc biệt hoan nghênh sự hợp tác hình mẫu trong lĩnh vực hàng không, thể hiện qua việc ký các hợp đồng mới giữa Hãng hàng không Tre Việt và Airbus, giữa Hãng hàng không quốc gia Việt Nam và Công ty kỹ thuật bảo dưỡng máy bay Air France, cũng như hợp đồng liên doanh giữa Hãng hàng không quốc gia Việt Nam và Air France. Hai bên nhất trí ủng hộ các giải pháp phù hợp nhằm đẩy nhanh hoàn thành dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn-Ga Hà Nội.
14- Hai bên mong muốn thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và đánh bắt cá, tôn trọng những quy chuẩn quốc tế mà Việt Nam và Pháp thừa nhận, nhất là trong: phòng chống thảm họa thiên nhiên và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cùng với sự phát triển của một nền nông nghiệp thích ứng dựa trên nền tảng nông-sinh thái và nông nghiệp sinh học; tăng cường hợp tác nghiên cứu ứng dụng và phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp sinh học và chuyển giao sáng chế; thúc đẩy đánh bắt cá bền vững và có trách nhiệm, nhất là đi cùng với việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực đánh bắt cá, đào tạo giám sát quy trình sản xuất và truy xuất nguồn gốc thủy sản; di truyền thực vật và động vật, nhất là lợn và bò sữa; phát triển các kênh phân phối sản phẩm nông nghiệp thông qua sự phát triển một hệ thống chợ đầu mối. Hai bên nhấn mạnh tính chất quan trọng của các công trình do Trung tâm hợp tác quốc tế của Pháp về nghiên cứu nông học vì phát triển đang thực hiện tại Việt Nam.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron

15- Hai bên tái khẳng định mong muốn tăng cường hợp tác về môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Việt Nam hoan nghênh Hội nghị cấp cao “Một Hành tinh” diễn ra vào tháng 12/2017 tại Paris mà Việt Nam tham gia. Pháp hoan nghênh kế hoạch của Việt Nam trong việc thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu cho giai đoạn 2016-2030. Hai bên nhất trí đối thoại Talanoa (Ta-la-noa) là một cơ chế phù hợp để đánh giá và củng cố các mục tiêu về khí hậu nhằm thực hiện các mục tiêu của Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
Hai bên nhất trí ủng hộ các cuộc đàm phán tại Tổ chức hàng hải quốc tế IOM và Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO nhằm hạn chế khí thải gây hiệu ứng nhà kính đến từ hàng không dân dụng và vận tải biển. Việt Nam và Pháp mong muốn tiếp tục đối thoại xây dựng trong việc xây dựng một hiệp ước toàn cầu về môi trường. Việt Nam và Pháp tái khẳng định quyết tâm thúc đẩy tăng trưởng bền vững và tiếp tục hợp tác nhằm thực hiện hiệu quả Chương trình nghị sự 2030 vì sự Phát triển bền vững.
16- Hai bên thừa nhận vai trò chủ chốt của các thành phố và các vùng lãnh thổ trong ứng phó với biến đổi khí hậu và cam kết tăng cường trao đổi chuyên gia ở cả trung ương và địa phương nhằm thúc đẩy sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, năng lượng và cung cấp các dịch vụ đô thị đầy đủ và bền vững cho người dân, đặc biệt trong lĩnh vực giao thông, nhà ở, nước và vệ sinh môi trường.
17- Thông qua các hoạt động của Cơ quan Phát triển Pháp AFD, Pháp cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đạt tăng trưởng các-bon thấp và bền vững. Hai bên hoan nghênh việc ký Bản ghi nhớ giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam và AFD nhằm tăng cường hợp tác về tăng trưởng xanh và ứng phó với các thảm họa thiên nhiên và biến đổi khí hậu, đặc biệt là thông qua phát triển chương trình Gemmes Việt Nam và việc chuẩn bị xây dựng dự thảo luật về biến đổi khí hậu.
18- Hai bên hoan nghênh quan hệ đối tác dài hạn giữa AFD và các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác phát triển; khuyến khích tiếp tục các nỗ lực nhằm tạo thuận lợi cho các chương trình và dự án mới phù hợp với những ưu tiên của Việt Nam. Trên tinh thần đó, hai bên hoan nghênh các dự án ưu tiên chống xói lở bờ biển và phát triển cơ sở hạ tầng ứng phó cho 4 tỉnh ven biển khu vực Bắc Trung Bộ. Hai bên nhất trí thực hiện có hiệu quả các dự án thông qua đẩy nhanh giải ngân tài chính trợ giúp hợp tác phát triển của Pháp và cải thiện năng lực quản lý dự án. Hai bên hoan nghênh Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và AFD ký kết Bản ghi nhớ nhằm tăng cường hợp tác trên cơ sở tầm nhìn mới của quan hệ đối tác chiến lược dài hạn.
19- Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác nghiên cứu trong lĩnh vực hợp tác phát triển và hoan nghênh vai trò của Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp (IRD) trên lĩnh vực này. Hai bên hoan nghênh việc ký Thỏa thuận hợp tác về Khoa học và Công nghệ giữa Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và IRD.
20-Hai bên nhấn mạnh ưu tiên hợp tác khoa học và công nghệ và nhất trí thường xuyên trao đổi các chính sách quốc gia của hai nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, nghiên cứu và đổi mới. Trên cơ sở Ý định thư ký ngày 5/9/2016 giữa Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ giảng dạy Đại học, Nghiên cứu và Đổi mới của Pháp, hai bên tái khẳng định mong muốn xây dựng khuôn khổ hợp tác mới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ phù hợp với lợi ích chung. Hai bên hoan nghênh việc Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam ký bản ghi nhớ hợp tác với Viện quốc gia sở hữu công nghiệp Pháp.
21- Hai bên khẳng định mong muốn thúc đẩy sử dụng tiếng Pháp tại Việt Nam và trong tổng thể không gian Pháp ngữ, nhất là thông qua Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF) và các cơ quan Pháp ngữ, đặc biệt là Cơ quan Đại học Pháp ngữ. Việc thúc đẩy giảng dạy tiếng Pháp và bằng tiếng Pháp tại Việt Nam, đặc biệt tại các lớp song ngữ, cũng như việc giảng dạy tiếng Việt tại Pháp sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi, trong đó bao gồm việc sinh viên sang học tập ở hai nước; thúc đẩy hợp tác trên mọi lĩnh vực, kể cả văn hóa và kinh tế và góp phần tăng cường giao lưu nhân dân hai nước. Hai bên hoan nghênh việc ký kết một văn bản hợp tác về tiếng Pháp và Pháp ngữ.
22- Việt Nam và Pháp tái khẳng định tính chất nền tảng và ưu tiên của giao lưu thanh niên hai nước đối với sự phát triển của quan hệ song phương trong tương lai. Trên tinh thần này, hai bên cam kết tiếp tục tạo điều kiện để các sinh viên sang học tập ở hai nước. Hai bên hoan nghênh việc khai trương cơ sở mới của Trường Pháp Alexandre Yersin tại Hà Nội trong thời gian tới. Phía Pháp cảm ơn Việt Nam đã không ngừng hỗ trợ cho công trình mang tính biểu tượng ưu tiên dành cho giới trẻ này, cũng như đối với dự án mở rộng Maguerite Duras tại Thành phố Hồ Chí Minh.
23- Hai bên nhấn mạnh tính hình mẫu của hợp tác trong lĩnh vực giảng dạy đại học và nghiên cứu. Hai bên ủng hộ dự án phát triển Trung tâm Pháp Việt về Đào tạo và Quản lý (CFVG) thành trường Đại học quản trị châu Âu và hoan nghênh đàm phán nhằm ký lại Hiệp định liên chính phủ về trường Đại học khoa học và công nghệ Hà Nội. Hai bên hoan nghênh tăng cường hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nghề cùng với hiện đại hóa các trung tâm đào tạo chất lượng cao tại Việt Nam và dự án phát triển trường Đại học công nghệ giao thông vận tải (UTT), đặc biệt là việc thành lập một Viện Đại học Công nghệ (IUT).
24- Hai bên hoan nghênh hợp tác trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp và cam kết nỗ lực thực hiện chương trình hợp tác giai đoạn 2018-2019 giữa hai Bộ Tư pháp. Hai bên hoan nghênh việc ký kết các chương trình hợp tác giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Hội đồng Công chứng tối cao Pháp, cũng như Hội đồng thừa phát lại quốc gia Pháp.
25- Hai bên hoan nghênh sự hợp tác tốt đẹp trong lĩnh vực y tế và nghiên cứu dược phẩm và hoan nghênh Thỏa thuận về HIV/AIDS và viêm gan virus giữa Bộ Y tế Việt Nam và Cơ quan nghiên cứu quốc gia về HIV và virus viêm gan của Pháp (ANRS) đã được ký ngày 18/01/2018 tại Hà Nội. Hai bên cam kết tiếp tục các cuộc trao đổi trong lĩnh vực đào tạo bác sĩ và thúc đẩy hợp tác đầu tư trong lĩnh vực dược phẩm. Hai bên hoan nghênh việc khai trương hoạt động của Trung tâm Y tế Pháp tại thành phố Hồ Chí Minh, là nơi tập hợp tất cả các nhân tố hợp tác Pháp-Piệt trong lĩnh vực y tế, trong đó có Phòng Khám Y tế quốc tế. Hai bên khẳng định mong muốn tăng cường quan hệ đối tác và ký lại hiệp định hợp tác y tế giữa hai Bộ Y tế của hai nước.
26- Hai nhà lãnh đạo coi hợp tác giữa các địa phương là một trụ cột của hợp tác song phương, góp phần tăng cường mối liên kết và đoàn kết giữa hai nước và nhân dân hai nước. Tiếp theo thành công của Hội nghị hợp tác giữa các địa phương lần thứ 10 tổ chức tại Cần Thơ vào tháng 9/2016, hai bên hoan nghênh tổ chức Hội nghị lần thứ 11 tại Toulouse vào năm 2019 nhằm đề ra các định hướng lớn để tăng cường hợp tác giữa các địa phương trên tinh thần bình đẳng và cùng có lợi.
27- Hai bên coi trao đổi văn hóa là một lĩnh vực chủ chốt trong hợp tác Pháp-Việt, góp phần gia tăng hiểu biết lẫn nhau và tăng cường tình đoàn kết giữa nhân dân hai nước. Hai bên hoan nghênh việc cải tạo Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Paris sau 10 năm hoạt động, cũng như việc thành lập ngôi nhà Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh và khẳng định ủng hộ các sáng kiến quảng bá văn hóa Việt Nam tại Pháp. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của các hoạt động của Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp (EFEO), mang lại lợi ích cho quan hệ văn hóa song phương.
28- Hai bên tái khẳng định mong muốn gia tăng lượng khách du lịch giữa hai nước. Hai bên hoan nghênh ký kết ý định thư về hợp tác du lịch giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch của Việt Nam và Bộ Châu Âu và Ngoại giao Pháp. Pháp khẳng định ủng hộ dự án Ngôi nhà Việt của Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Pháp.
29- Hai bên tin tưởng chuyến thăm sẽ đánh dấu một giai đoạn mới trong việc tăng cường quan hệ đối tác chiến lược Việt-Pháp. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã mời Tổng thống Cộng hòa Pháp thăm Việt Nam. Tổng thống Emmanuel Macron đã nhận lời mời.
Theo TTXVN

Thứ Năm, 22 tháng 3, 2018

XỬ LÝ THÔNG TIN XẤU, ĐỘC HẠI TRÊN MẠNG XÃ HỘI


Những năm gần đây, mạng xã hội (MXH) ở nước ta phát triển khá nhanh, đa dạng, ngày càng mở rộng và thu hút nhiều người dân quan tâm, sử dụng, nhất là giới trẻ. Tuy nhiên, bên cạnh yếu tố tích cực, những mặt trái của MXH đang có chiều hướng gia tăng, được các thế lực thù địch sử dụng để tuyên truyền, nói xấu chế độ, xuyên tạc đường lối lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, lôi kéo các phần tử chống phá Nhà nước ta. Trên MXH xuất hiện ngày càng nhiều thông tin bịa đặt, thiếu kiểm chứng, thông tin xấu, độc hại, gây bất bình và mất lòng tin trong nhân dân...
Những ngày qua, trên diễn đàn Quốc hội (QH), bên hành lang Nhà QH, trong các cuộc trò chuyện của đại biểu QH với các phóng viên báo chí, những mặt trái của MXH được đặc biệt quan tâm. Một vấn đề “nóng”, gây trăn trở liên quan mặt trái của MXH là một số đối tượng thường xuyên đưa lên mạng những thông tin trái thuần phong, đạo đức xã hội, tin giả, tin xuyên tạc, thông tin chống phá chế độ, bôi nhọ lãnh đạo gây bất an dư luận, ảnh hưởng uy tín của Đảng và Nhà nước. Mặc dù các cơ quan chức năng đã có nhiều giải pháp kiểm soát, ngăn chặn nhưng vẫn chưa theo kịp sự phát triển đa dạng, và nhanh chóng của công nghệ. Rất nhiều đại biểu QH trăn trở với thực trạng này và mong muốn các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực, các cơ quan chức năng, giới khoa học, khẩn trương nghiên cứu, có những giải pháp hiệu quả, quyết liệt nhằm kiểm soát, hạn chế, ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình trạng thông tin xấu, độc hại, phản cảm trên MXH hiện nay, góp phần định hướng thông tin cho người dùng mạng.
Để đạt mục tiêu nêu trên, rõ ràng công tác quản lý MXH của các cơ quan chức năng là rất quan trọng. Nhiều quốc gia cũng gặp thực trạng tương tự, và đã áp dụng các quy định của pháp luật để hạn chế và kiểm soát các công ty nước ngoài lấy thông tin cá nhân của người dân, thậm chí ban hành những điều luật nghiêm minh nhằm xử lý các tổ chức, cá nhân đưa thông tin gây ra sự phân biệt đối xử, thù địch. Thái-lan có 83% số người dân dùng in-tơ-nét, đã sử dụng những biện pháp rất cương quyết để xử lý các thông tin xấu, độc hại trên MXH.
Nhiều đại biểu QH lo lắng: Trước sự phát triển mạnh mẽ của MXH, của in-tơ-nét với thực trạng thông tin xấu, độc hại chưa được kiểm soát chặt chẽ, để hạn chế những tác động không mong muốn, nhất là trong điều kiện không ít người sử dụng còn thiếu thông tin, khả năng chọn lọc, tiếp nhận thông tin còn hạn chế thì đây là việc không dễ. Có đại biểu nhấn mạnh: Xã hội ta hiện nay không thiếu những điều tốt, nhân văn nhưng rất ít MXH quan tâm, phần nhiều chỉ chú ý vào các thông tin vô bổ, thông tin xấu, độc để câu view, câu like nhằm thu lợi hoặc phục vụ mục đích cá nhân. Điều này khiến cho bức tranh xã hội trở nên lệch lạc, xa lạ với thực tiễn cuộc sống đang diễn ra của đất nước.

Có đại biểu đề nghị, các cơ quan chức năng cần xác định rõ, tuyên truyền rộng rãi về cách phân loại các thông tin độc hại, phản cảm trên MXH, trên mạng in-tơ-nét được dựa theo tiêu chí nào? Trên thế giới, mỗi nước có một bộ tiêu chí khác nhau và chúng ta cần có quy định rõ ràng để bảo đảm sự lành mạnh của các nguồn thông tin cũng như không hạn chế, cấm đoán thông tin phản biện với tinh thần xây dựng, qua đó đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng hiểu biết cho người dân.
Nhiều đại biểu QH cũng bày tỏ quan tâm về an toàn, an ninh thông tin, một vấn đề rất lớn trong bảo vệ an ninh quốc gia hiện nay; đồng thời nêu rõ: Cần xác định rõ những hạn chế, thậm chí yếu kém trong lĩnh vực này để tập trung khắc phục. Chia sẻ những băn khoăn với các đại biểu QH, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết: Để xây dựng và bảo vệ đất nước, chúng ta không thể không ứng dụng công nghệ thông tin. Nhưng nếu không bảo đảm an toàn và an ninh thông tin thì nguy hại vô cùng. Hiện nay, về ứng dụng công nghệ thông tin, Việt Nam đứng thứ hơn 80 trên thế giới, tức là ở mức trung bình. Nhưng về an toàn thông tin, chúng ta đứng thứ trên 100, có nghĩa là ở mức trung bình yếu. Đây là thực trạng cần đặc biệt quan tâm với những giải pháp cụ thể, chặt chẽ và quyết liệt. Nếu bảo đảm tốt an ninh mạng, chúng ta sẽ có cơ sở vững chắc để ngăn chặn và xử lý kịp thời, hiệu quả cao các thông tin xấu, độc mà các đại biểu QH và các tầng lớp nhân dân đang lo lắng, trăn trở.
Nội dung nêu trên liên quan chặt chẽ Luật An ninh mạng đang được QH thảo luận, hoàn thiện. Về vấn đề này, có đại biểu QH nêu ý kiến: Trong quá trình xây dựng Luật đã xuất hiện những lĩnh vực trùng lắp với các luật khác và sẽ dẫn đến nguy cơ khó sử dụng, khó triển khai trong thực tế cuộc sống. Xây dựng luật không phải để cho một số bộ, ngành sử dụng hay dành cho một số chuyên gia mà muốn bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ an toàn thông tin thì người dân Việt Nam phải hiểu và sử dụng luật đó. Thậm chí, khi cần và đủ điều kiện, chúng ta cần tuyên truyền, định hướng về an ninh mạng cho nhân dân bằng cách đưa vào nhà trường để giảng dạy cho học sinh. Muốn như vậy, luật về an ninh mạng cần phải có những quy định thuận lợi, dễ hiểu, đơn giản.

ST

Thứ Tư, 21 tháng 3, 2018

VỤ VIỆC LAN TRUYỀN THÔNG TIN BÔI NHỌ PHÓ BÍ THƯ TỈNH ỦY THANH HÓA: CẨN TRỌNG SUY NGẪM.

Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, không hiếm để bắt gặp những thông tin về đời tư của cán bộ, thậm chí cán bộ cấp cao của đảng được công khai, lan truyền trên mạng xã hội, gây tác động không nhỏ trong dư luận, nhân dân.
Câu chuyện đồn thổi về việc ông Đỗ Trọng Hưng, Phó Bí thư tỉnh Thanh Hóa có “bồ nhí” được đăng trên facebook “Sơn Thai” vừa qua vẫn là chiêu trò cũ như thế.
Những thông tin này lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội ngay lập tức nhận được sự quan tâm, chia sẻ của cư dân mạng. Không ít người ngay sau khi tiếp nhận thông tin đã tỏ thái độ kích động, thậm chí lên án cán bộ trước những thông tin chưa được kiểm chứng một cách rõ ràng, thậm chí có dấu hiệu vu khống cán bộ.
Câu chuyện này một lần nữa đặt ra vấn đề về ứng xử của cư dân mạng trước những thông tin độc hại, đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín cán bộ và lòng tin của nhân dân.
Trở lại các thông tin lan truyền trên mạng, đọc thoáng qua, cư dân mạng có vẻ bị sốc, choáng ngợp với những nội dung xác đáng như thế, bở cái tư tưởng “không có lửa làm sao có khói”. Nhưng, nếu đọc kỹ nội dung tin nhắn được FB Sơn Thai đăng tải trên mạng, đều dễ dàng nhận thấy đây là trò dựng kịch bản quá thô sơ. Không phải múa rìu qua mắt thợ, nhưng có thể điểm đến một số chi tiết dàn dựng không logic sau:
Đầu tiên, ai từng dùng iphone cũng biết được rằng trong thư mục tin nhắn, nếu không là nhắn tin liên tục thì sẽ luôn có hiển thị thời gian gửi và nhận tin nhắn, nhưng trên bức ảnh này không có hiển thị thời gian, có lẽ người dàn dựng đã gửi tin nhắn liên tục trong một lúc.
Trong mục hiển thị số điện thoại được cho là của ông Phó Bí thư Thanh Hóa, ai cũng có thể dễ dàng tạo ra bằng cách lưu số điện thoại bất kỳ với tên hiển thị bằng số điện thoại. Với cách này, ta hoàn toàn có thể nhắn tin với số điện thoại của các nhân vật nổi tiếng thế giới như Putin, Donald Trump…
Hơn nữa, với cương vị Phó Bí thư tỉnh ủy của mình, có lẽ ông không có thời gian để nhắn tin chat chit trên tin nhắn như thế. Thậm chí với trình độ Tiến sĩ, trong tin nhắn không bao giờ sử dụng ngôn ngữ thô thiển như “tặng hoa súng”, “mua cho em 10 ngôi nhà được chưa”….

Đọc hết các tin nhắn nêu trên, ta thấy chỉ trong một đoạn tin nhắn mà đề cấp đến quá nhiều vấn đề chính trị, thậm chí chỉ rõ đích danh ông này, ông kia. Chắc chắn, ông Phó bí thư Thanh Hóa không dại gì thể hiện những điều này trên tin nhắn. Điều đó cho thấy kẻ dàn dựng đã cố tình đưa thật nhiều vấn đề nóng về chính trị để thu hút dư luận một cách lố bịch.
Cũng phải kể đến việc các bức ảnh được gửi trong tin nhắn, kẻ dàn dựng đã sử dụng những hình ảnh được cắt trên các mặt báo, như bức hình dưới đây, nội dung thì bảo đang đi kiểm tra, đã có kết quả bầu cử, nhưng hình ảnh gửi ngay sau đó lại là hội nghị tiếp xúc cử tri.


Và còn nhiều, nhiều lắm những bất hợp lý để chứng minh rằng đây là một màn kịch dàn dựng quá nghiệp dư. Bản thân những người bị tác động tiêu cực bởi thông tin từ mạng xã hội cũng rất mệt, bởi họ không thể tự xử lý cho mình được. Ai rơi vào hoàn cảnh đó cũng rất đau đầu. Đây không phải chỉ là vấn đề về công tác cán bộ, mà nó liên quan tới công tác xây dựng Đảng, uy tín, hoạt động của tổ chức Đảng ở địa phương chứ không phải riêng gì một cá nhân. Vì vậy, mỗi cư dân mạng, cần phải cẩn trọng để suy nghĩ và chịu trách nhiệm với những hành động của mình trước những thông tin vu khống, bịa đặt, chưa được kiểm chứng lan truyền trên mạng xã hội với ý đồ xấu, làm nhiễu loạn dư luận, và nhân dân.

Thứ Ba, 20 tháng 3, 2018

VỤ VU KHỐNG PHÓ BÍ THƯ TỈNH THANH HÓA – DƯỚI GÓC NHÌN CỦA NGƯỜI THÔNG THÁI


Ngày hôm qua 19/03, mạng xã hội lại được một phen dậy sóng khi một Facebookce “trời ơi, đất hỡi” nào đó “giật tít hết sức kinh hoàng” về chuyện tin nhắn của phó bí thư tỉnh Thanh hóa với bồ nhí. Rồi thì 500 anh em cộng đồng mạng tự cho mình là “giới thạo tin” đua nhau chia sẻ ầm ầm cứ như là sợ hết phần, sợ chậm một chút là mình sẽ là người đứng sau thời đại. Người điềm tĩnh hơn thì bỏ thêm chút thời gian hỏi thăm bác “Gu gồ”(google) xem sự thể nó như thế nào, nhưng rồi cũng chỉ lơ mơ phỏng đoán về mọi chuyện, chắc thế này chắc thế kia, rồi lại kê cao gối “tọa sơn quan hổ đấu”. Còn với những người dùng nhạy cảm , đã quá quen với ba cái bài báo “lá cải bờ đê” rẻ tiền trên mạng xã hội vốn đã hỗn tạp thông tin này khi nghe thấy vụ kia cũng chỉ khẽ nhếch mép cười nhạt, bởi lẽ có xem qua cái nội dung tin nhắn được cho là của anh Hưng nhắn cho Bồ nhí cũng chỉ thêm tự cảm thấy nực cười.

          Tự nhiên tôi lại nhớ đến một câu nói của Táo Xã Hội mà giờ đây càng nghe càng thấy thấm “ Giàu thì nó ghét, đói rét thì nó khinh, mà thông minh thì nó tìm cách tiêu diệt”.
 
 Ở cái xã hội sống vội bon chen, chỉ có lợi ích của bản thân là trên hết, mọi thứ khác có hay không không quan trọng này thì chuyện bôi nhọ, vu khống lãnh đạo để nhằm hạ bệ nhau là chuyện không còn hiếm. Tuy nhiên, nói đi cũng nói lại, nói chơi thì được chứ cái trò vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của một cá nhân trên mạng xã hội, trước cả trăm triệu người như thế này thì không còn đơn giản là chuyện nhỏ mà nó cần phải được điều tra một cách rõ ràng nhằm xử lý, làm gương cho những đối tượng khác.

Nội dung tin nhắn vu khống phó bí thư tỉnh Thanh hóa đang được lan truyền trên mạng xã hội

Quay trở lại với câu chuyện về vụ tin nhắn vu khống đồng chí phó bí thư tỉnh Thanh Hóa, không khó để chúng ta nhận ra những điểm bất thường trong nội dung các tin nhắn đang được lan truyền trên mạng. Đặc biệt với những người dùng điện thoại Iphone lâu năm thì nó chẳng khác gì là “vạch áo cho người xem lưng”, tự “lạy ông tôi ở bụi này” rằng mình đang kể một câu chuyện mà nội dung thì có vẻ như là “vô cùng hợp lý”. Những tin nhắn “rõ ràng, rành mạch” như “kể chuyện đêm khuya”, những hình ảnh được chèn vào nội dung một cách “gượng ép” đầy “khiên cưỡng” khiến tôi cũng đến “Ạ” kẻ đã nghĩ ra trò này. Thiết nghĩ, phải chăng hắn ta đã bị đánh rớt trong cuộc thi viết kịch bản cho một tiểu phẩm hài, vì nhớ nghề mà “ngáo” để rồi cho ra một câu chuyện rẻ tiền không hơn không kém. Ừ thì trong câu chuyện đó cũng đầy dủ các nhân vật, cũng có xung đột cao trào, cũng có hỉ nộ ái ố nhưng khổ, do “trình nó chưa tới” nên mọi thứ nó hơi giả. Phải tôi, với một cái điện thoại iphone thì tôi có thể lưu được cả list danh bạ của lãnh đạo thế giới cho nó “ha oai” chứ không đơn giản chỉ là một dãy số trống trơn nhằm mục đích duy nhất là “nhằm vào ai đó” . Cũng quên chưa nói về nhân vật chính mà “nhà kịch sĩ” kia đang đề cập đến là một phó bí thư “có tầm” của Thanh Hóa, và đã “có tầm” thì xin thưa , chẳng bao giờ ngây thơ đến mức đem tất cả chuyện “nội chính” tâm sự với một em bồ mà vốn được thiên hạ rỉ tai nhau rằng bồ thì chỉ nên “ ngon, ngoan và ngu” cả.

          Chốt lại vấn đề, thưa “kịch sĩ chưa tới”, từ sau nếu muốn bịa chuyện hãy kiếm một cái gì đấy mới mẻ mà “sáng tác”, mổ sẻ, xuyên tạc chứ cái trò “bình cũ rượu mới” này dùng lắm cũng nhàm, nghe lắm cũng nhảm, chẳng ai hơi đâu mà đọc. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, vụ việc này thêm một lần nữa để người đọc thấy rằng, mọi thông tin trên mạng xã hội không phải lúc nào cũng đúng, cần hết sức cảnh giác với các thông tin xấu độc. Đọc cũng như ăn, cái gì cũng phải có chọn lọc kĩ lưỡng, xem xét kĩ càng, đừng để một nút “share” vô trách nhiệm dẫn đến các hậu quả khôn lường về sau. Mạng xã hội cũng như con dao hai lưỡi, nó có thể giúp bạn thảo mãn thú vui, nhưng không cẩn thận, đứt tay thì tự mình mà chịu.

 

 

MẶT LỜ CHỬI BẬY DƯƠNG HOÀI LINH LẠI SỦA


Không muốn hao tổn nơ ron thần kinh cho những việc tào lao, nhưng vừa mới đây, có ông bạn già đi lôi cái status chửi bới của tên chuyên chửi bậy Dương Hoài Linh về để tranh luận chuyện xe cứu hộ, chữa cháy không được chạy ngược chiều trên cao tốc. Tên già này bảo việc cho xe cứu hộ, chữa cháy chạy ngược chiều trên cao tốc là chuyện chỉ có ở Việt Nam.
Bực mình quá nên tôi bốc máy gọi ngay cho thằng bạn của tôi đang làm Trưởng cơ quan chữa cháy ở Thành phố Madison, bang Wisconsin, Mỹ. Vừa nghe tôi hỏi ké thằng bạn tôi nó chửi: Thằng nào mà nói ngu vậy. Ở chỗ tao là được quyền chạy ngược chiều trên cao tốc đấy nhé.

Xong nó gửi cái link trang web của cơ quan nó, bảo tôi đưa cho mấy thằng ngu đó xem. Nó nói, trên đó tao trả lời hết những thắc mắc cho dân tao rồi. Giờ tao bận điều hành một vụ chữa cháy chứ không có thời gian nói nhiều.
Thì đây, tôi dẫn link và trả lời của nó về chuyện chạy ngược chiều trên cao tốc cho bà con xem.
"Occasionally an emergency vehicle may travel in the wrong direction on a divided highway. If this occurs, reduce your speed, yield the right of way and proceed cautiously." (https://www.cityofmadison.com/…/emergency-vehicle-question-…)
Dịch ra tiếng Việt là: "Đôi khi, xe cứu hộ có thể chạy ngược chiều trên đường cao tốc có dãi phân cách. Trong trường hợp này, bạn phải giảm tốc độ, nhường đường và chạy xe hết sức thận trọng".
Tiên sư tên già mất nết Dương Hoài Linh suốt ngày tiêm nhiễm những thứ tào lao cho mấy đứa nhẹ dạ cả tin, thích hóng hớt mà không chịu tư duy.

ĐÔI ĐIỀU TẢN MẠN VỀ “PHÂY”(Facebook)




Sống trong xã hội thông tin
Vừa đọc tin “Hot” ta liền “share” ngay
Chẳng  cần “ người tốt, việc hay
Chỉ cần là chuyện “ông này, bà kia
Nhiều luồng dư luận phân chia
Đọc sao cho thấu trắng đen rõ ràng
Cứ trang chính thống, đàng hoàng
Trích nguồn đầy đủ dọc ngang mọi bề
Còn trang “lá cải bờ đê
Đăng tin “giật tít” chớ hề nghe theo
Đừng “share”, đừng “thích” (like) vèo vèo
Không là luật đã sẵn treo trên đầu
Ai hay chắc đã biết rầu (rồi)
Điều 226(BLHS) từ lâu rõ ràng
Mạng kia không phải xóm làng
Đăng lên là cả thế gian tỏ tường
Vậy nên biết trước mà lường
Đăng sao cho đúng, mọi đường đều hay
Thôi thì nhân tiện nhắc đây
Hãy người thông thái mỗi ngày trên “Phây” (Facebook)
 

Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2018

VIỆT NAM CỘNG HÒA ĐÃ MẤT MỘT LOẠT ĐẢO VÀO TAY CAMPUCHIA


Campuchia dùng quân đội chiếm hai đảo Hòn Năng của Việt Nam vào năm 1956. Đến năm 1958 chiếm thêm Hòn Tai (Ile du Pic). Năm 1960 chiếm Hòn Kiến Vàng (Ile des Fourmis) và Hòn Keo Ngựa (Ile du Cheval).
Trong bản đồ Đông Dương Thuộc Pháp, in năm 1906 ở Paris và bản đồ hành chính xứ Nam Kỳ (Cochinchine) thuộc Đông Dương thuộc Pháp, bên cạnh đảo Phú Quốc (trên bản đồ chỉ rõ thuộc Hà Tiên) còn hai hòn đảo khá to là Hòn Năng Trong và Hòn Năng Ngoài (cũng chỉ rõ thuộc Hà Tiên). Hai “hòn” này, và nhiều hòn khác nữa, sau thời Pháp, tới thời Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) rơi vào tranh chấp với Campuchia.
Hòn Năng Trong và Hòn Năng Ngoài có diện tích khá lớn, còn được gọi là đảo Phú Dự. Tiếng Pháp lần lượt là Ile du Milieu và Ile à l’Eau.
 
Thời Nguyễn, trên hai đảo này đã có thôn Thiên Phước, xứ Năng Dự (Hòn Năng). Trưởng thôn (đầu tiên?) tên là Trần Văn Tự. Thời Pháp, sau khi thành lập chính quyền bảo hộ ở Nam Kỳ (1867) và Campuchia (1863) thì Pháp lấy tất cả các đảo trong vùng biển này và vùng Hà Tiên (tức là cả Thổ Chu, Phú Quốc, Hải Tặc …) cho vào Nam Kỳ. Đến ngày 25/5/1874 thì thống đốc Nam Kỳ ra quyết định thành lập Quận Biển thuộc chính quyền Nam Kỳ. Quận này bao gồm tất cả các đảo biển Hà Tiên. Sau đó một thời gian thì hạt Phú Quốc tách ra và nhập trở lại Hà Tiên.
Vấn đề chỉ phát sinh vào quãng 1931, khi các hòn đảo này sinh lời (thuế khóa, khoáng sản) dẫn đến việc khâm sứ Pháp ở Campuchia đòi hỏi. Chủ yếu là do ngư dân Khmer qua lại các đảo này có xu hướng đóng thuế cho Nam Kỳ chứ không đóng thuế cho Campuchia (giống thời Mạc Cửu). Việc đôi co giữa hai chính quyền bảo hộ bắt đầu từ cấp địa phương (Hà Tiên), leo dần đến cấp toàn quyền Đông Dương. Tên ông toàn quyền là Brévie nên về sau có tên đường phân chia biển là đường Brévie.
Chính quyền Nam Kỳ, lúc đầu là Hội đồng thuộc địa Nam Kỳ, sau là chính quyền Việt Nam Cộng hòa tất nhiên là không chịu các đòi hỏi của nước bạn, đặc biệt là với các đảo Phú Dự, Bắc Hải Tặc, và đảo Wai. Nhưng từ năm 1956 thì Việt Nam Cộng Hòa bắt đầu để mất đảo.
Campuchia dùng quân đội chiếm hai đảo Hòn Năng vào năm 1956. Đến năm 1958 chiếm thêm Hòn Tai (Ile du Pic). Năm 1960 chiếm Hòn Kiến Vàng (Ile des Fourmis) và Hòn Keo Ngựa (Ile du Cheval). (Cũng năm 1956 Đài Loan chiếm Ba Bình)
Như vậy, ngoài việc dâng Quần đảo Hoàng Sa cho Trung Quốc năm 1974, dâng đảo cho Đài Loan, Malaysia, Philippines...thời VNCH còn bị mất nhiều đảo khác. Các vụ mất đảo cũng rơi các thời điểm rối ren. Nhưng không rõ việc đi cãi nhau với nước bạn, từ lúc chính quyền là Hội đồng thuộc địa Nam Kỳ cho đến khi là VNCH, thì các vị ấy đã lập luận chứng minh cãi cọ thế nào với nước bạn. Và dù thực tế là đảo vẫn mất thì các kinh nghiệm tranh cãi ấy nay có học hỏi được gì không.
Ngoài ra, có vẻ như từ khi Mỹ can thiệp mạnh vào miền Nam (kể từ cuối thời Diệm), nhất là sau khi quân đội Mỹ vào miền nam (1965), thì VNCH không còn bị ai đe dọa lấy đảo nữa. Sau năm 1973, Mỹ rút đi, mất luôn Hoàng Sa (1974) vào tay Trung Quốc. Đảo Ba Bình ở Trường Sa do Đài Loan chiếm của VNCH từ năm 1971, khả năng chiếm được cũng là do Mỹ bật đèn xanh.
Nguồn: DĐTNVN

Thứ Năm, 15 tháng 3, 2018

TINH GỌN TỔ CHỨC, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY: VẤN ĐỀ, GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ


Thứ nhất, khắc phục triệt để tình trạng song trùng hệ thống tổ chức, bộ máy vốn tồn tại rất lâu ở nước ta giữa hệ thống tổ chức đảng (lãnh đạo và cầm quyền) với hệ thống tổ chức chính quyền nhà nước (quản lý) dẫn tới trùng lắp, chồng chéo, lẫn lộn về chức năng và nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm, làm hạn chế chất lượng và hiệu quả hoạt động và gây lãng phí nguồn lực.
Hơn 30 năm đổi mới vừa qua, với nỗ lực đổi mới hệ thống chính trị, Đảng ta đã nhận rõ tình huống này trong thiết kế mô hình tổ chức trong điều kiện Đảng cầm quyền và đã nhiều lần giải quyết, đã đạt được những bước tiến nhất định, song trước yêu cầu phát triển vẫn cần phải tiếp tục khắc phục thật triệt để tính song trùng tổ chức đó. Đây là đầu mối cần giải quyết trong đổi mới hệ thống chính trị và tinh gọn tổ chức. Về thực chất, phải khắc phục tình trạng “nhà nước hóa”, “hành chính hóa”, “quan liêu hóa” trong tổ chức, trong phương thức hoạt động, trong lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Cần phải làm rõ Đảng và Nhà nước là hai thực thể chính trị, hai chủ thể chính trị khác nhau: lãnh đạo của Đảng khác quản lý của Nhà nước. Đây là sự khác nhau về vai trò, chức năng, nhiệm vụ. Đảng cũng khác Nhà nước về mô hình tổ chức, về phương thức hoạt động, về những thể chế trong hoạt động. Từ đó Đảng cũng phải khác Nhà nước về yêu cầu nhân lực, về phương pháp, phong cách làm việc, hoạt động giữa cán bộ đảng với công chức nhà nước. Đây là những vấn đề chưa được quan tâm làm rõ. Đảng và Nhà nước thống nhất trong mục tiêu, đối tượng phục vụ (xã hội và nhân dân) nhưng không đồng nhất Đảng với Nhà nước về tổ chức và cán bộ.
Đảng chú trọng vào đường hướng chiến lược của phát triển (trong Cương lĩnh, đường lối), trong hệ quan điểm, nguyên tắc về ý thức hệ, về xây dựng Đảng, về lãnh đạo công tác tổ chức và cán bộ, về giáo dục, thuyết phục... trong khi đó Nhà nước phải thực sự là quyền lực do nhân dân ủy quyền trong quản lý, có chức năng chính trị và chức năng xã hội (phục vụ nhân dân), chú trọng thể chế hóa quyền lãnh đạo của Đảng, chất lượng đội ngũ công chức, sức mạnh của quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, thể chế dân chủ - pháp quyền.
Đảng cần chuyên gia ở tầm chiến lược hơn là thiên về bộ máy như hệ thống công quyền. Bộ máy đảng phải phản ánh đặc thù của Đảng và đặc trưng của lãnh đạo chính trị chứ không “đồng dạng” với bộ máy nhà nước.
Tóm lại, để tinh gọn tổ chức, trước hết phải làm thật rõ quan hệ giữa Đảng với Nhà nước trong điều kiện Đảng cầm quyền và Nhà nước pháp quyền, với yêu cầu rất cao về dân chủ - pháp quyền, mọi tổ chức, hoạt động và hành vi phải trên tinh thần hợp hiến, hợp pháp.
Tinh gọn tổ chức được đặt ra không chỉ với hệ thống công quyền (Nhà nước) mà với ngay bản thân Đảng và tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị, ở tất cả các cấp độ. Tùy thuộc vào tính chất và yêu cầu công việc mà trình tự thực hiện tinh gọn tổ chức có thể cân nhắc, tính toán ở Trung ương hay ở địa phương và cơ sở.
Thứ hai, tinh gọn tổ chức là sắp xếp lại tổ chức và bộ máy, giảm đầu mối, giảm biên chế, không chỉ nhân sự làm việc chuyên môn mà còn nhân sự lãnh đạo, quản lý. Tình trạng quá nhiều cấp phó, lại có nơi quá nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý, giữ chức vụ, cả “hàm” chức vụ nhưng quá ít nhân viên như đã từng xảy ra là phi lý, nghịch lý không thể không xử lý.
Sẽ không có một nền kinh tế nào, dù tiềm lực mạnh đến đâu có thể nuôi nổi bộ máy cồng kềnh tầng nấc. Nó cũng trái với tinh thần dân chủ và mục đích phục vụ dân, trái với đạo lý, bởi mọi chi phí lớn nhỏ cho bộ máy đều lấy từ tiền đóng thuế của nhân dân. Tinh gọn bộ máy tổ chức là hợp lòng dân, hợp với yêu cầu và đạo lý của phát triển. Song tinh gọn tổ chức phải đi liền với tinh giản biên chế, phải bảo đảm chất lượng nhân lực, chất lượng công việc, chất lượng hoạt động vì mục đích chất lượng phục vụ nhân dân và cuộc sống của người dân.
Do đó, tinh gọn tổ chức không phải là phép cộng số học, là thay đổi cơ học giản đơn, tách rời lượng với chất. Nó phải thực sự là tổ chức lại, cơ cấu lại tổ chức theo đúng chức năng, nhiệm vụ.
Kinh nghiệm đã qua (mà phần lớn là không thành công) của việc “tách - nhập”, “nhập - tách” các cơ quan, các địa phương ở nước ta, gây nhiều xáo trộn, lãng phí, tốn kém, giảm hình thức về số lượng đầu mối tổ chức nhưng không tăng chất lượng hoạt động, nhất là rơi vào nghịch lý biên chế không giảm mà lại tăng lên, là vấn đề rất nhức nhối phải tiếp tục xử lý.
Thứ ba, tiếp tục đổi mới, nghĩa là thay đổi cơ chế, chính sách cùng với hoàn thiện thể chế, tạo động lực cho tinh gọn tổ chức, phá vỡ các rào cản, thậm chí cả sức ỳ hữu hình lẫn vô hình trong thiết kế và thực thi hệ thống tổ chức mới, công tác tổ chức, công tác cán bộ theo yêu cầu mới. Cái hỏng, cái bất cập của cơ chế cùng với sự lạc hậu của chính sách là ở chỗ không khuyến khích con người say mê làm việc, tìm tòi sáng tạo, phát huy tài năng trở thành chuyên gia mà trái lại, dù ngoài ý muốn vẫn chỉ khuyến khích con người ta chạy theo con đường trở thành quan chức, tìm kiếm danh lợi, chức quyền, bổng lộc. Nó tất yếu sinh ra những tiêu cực chạy chọt các mối quan hệ, cơ chế “xin - cho” dù vô hình, bất thành văn nhưng rất tai hại. Nó dẫn tới lợi dụng, lạm dụng quyền lực, chức trách, cương vị, các liên kết “nhóm lợi ích”, “lợi ích nhóm” bất minh, bất chính. Không triệt để sửa chữa cơ chế, chính sách, không siết chặt kỷ luật, kỷ cương, chế tài trong quản lý, không chú trọng chất lượng cán bộ, phẩm giá nhân cách, đạo đức công chức, kỷ luật công vụ thì không thể giải quyết thực chất vấn đề tinh gọn tổ chức. Mấu chốt vẫn là con người, “đầu tiên là công việc với con người” (Hồ Chí Minh viết trong Di chúc của Người).
Thứ tư, khắc phục tình trạng công chức hóa toàn bộ cán bộ đảng trong các cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc cũng như các đoàn thể chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị.
Theo đúng nghĩa chặt chẽ của nó, công chức chỉ có trong bộ máy công quyền, khu vực nhà nước. Cán bộ đảng, cán bộ Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể là những người hoạt động chính trị chuyên nghiệp, làm công tác xã hội, phải có cách ứng xử khác với họ để không rơi vào công chức hóa, hành chính hóa, quan liêu hóa. Phải có hệ thống thang bảng lương khác, các chế độ, chính sách khác thích ứng với đối tượng này, nó cũng liên quan tới hoạt động dân vận, giám sát, phản biện sao cho thực chất chứ không hình thức.
Thứ năm, theo tinh thần cải cách “Thà ít mà tốt” phải xem xét lại cấu hình của hệ thống chính trị nước ta, ở tất cả các cấp độ. Có nên có quá nhiều tổ chức, đoàn thể trong hệ thống chính trị như hiện nay hay không? Cơ cấu hệ thống đảng nên có những tổ chức nào, cơ cấu nhà nước, nội các chính phủ sẽ “cấu trúc lại” ra sao, các đoàn thể hiện nay từ Trung ương tới địa phương nên tổ chức và hoạt động ra sao trong Nhà nước pháp quyền, các hoạt động của người dân trong các tổ chức đoàn thể cần được tạo điều kiện như thế nào để phù hợp với xu hướng dân chủ trực tiếp sẽ ngày càng được mở rộng.
Tựu trung, để đổi mới chính trị và hệ thống chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, xã hội ổn định và phát triển lành mạnh, phải giải quyết vấn đề bức xúc về tinh gọn tổ chức, mà trước hết Đảng lãnh đạo và cầm quyền phải tự đổi mới chính mình để tạo xung lực, động lực cho đổi mới Nhà nước và hệ thống chính trị nói chung.
Văn kiện Đại hội XII đã thể hiện rõ quyết tâm chính trị đó của Đảng, tạo tiền đề rất thuận lợi cho việc thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức ở nước ta. Văn kiện nhấn mạnh: “Nghiên cứu thực hiện thí điểm hợp nhất một số cơ quan đảng và nhà nước tương đồng về chức năng, nhiệm vụ”(1)... “Tiếp tục tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền, xác định rõ mục đích cầm quyền, phương thức cầm quyền, nội dung cầm quyền, điều kiện cầm quyền; vấn đề phát huy dân chủ trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền; các nguy cơ cần phải phòng ngừa đối với đảng cầm quyền”(2).
Đó là những vấn đề lý luận và thực tiễn cốt yếu cần quan tâm nhận thức đúng, xử lý tốt về thể chế, thiết chế (tổ chức, bộ máy), cơ chế, chính sách, nguồn lực và phân bổ nguồn lực để thực hiện tinh gọn tổ chức, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở nước ta./.
ST