NGƯỜI ĐƯA TIN 289

NƠI CHIA SẺ THÔNG TIN ĐA CHIỀU VỀ MỌI VẤN ĐỀ
  • TRƯỜNG SA - HOÀNG SA VÀ NHỮNG CHUYỆN CHƯA BAO GIỜ KỂ

    Hôm trước, mình đặt câu hỏi về việc các bạn suốt ngày phê phán Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam "nhai đi nhai lại" các thông điệp phản đối khi Trung Quốc có hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vậy theo các bạn chúng ta phải làm gì?

  • NGUYỄN VĂN HÓA - TỪ CON ĐƯỜNG PHẠM TỘI BÁN NƯỚC ĐẾN CON ĐƯỜNG VÀO NHÀ GIAM

    Năm 2013, Nguyễn Văn Hóa đã lập tài khoản Facebook “Nguyễn Văn Hóa (Maria Luygonjaga)” tại địa chỉ www.facebook.com/Nguoidaxatoi để kết bạn, trao đổi thông tin với các đối tượng như Lê Đình Lượng, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Hoàng Đức Bình.

  • NHẬN BIẾT THỦ ĐOẠN MỚI CỦA KẺ THÙ ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN

    Trong tình hình mới, các thế lực thù địch vẫn luôn câu kết chặt chẽ với nhau để thúc đẩy từ “diễn biến hòa bình” sang “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ ta, chống phá Đảng, Nhà nước và giai cấp công nhân Việt Nam với cấp độ và cường độ ngày càng quyết liệt, thâm hiểm hơn.

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2019

TOÀN VĂN BÀI PHÁT BIỂU PHÓ THỦ TƯỚNG PHẠM BÌNH MINH TẠI LIÊN HỢP QUỐC

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 28/9 (Ảnh: Reuters)

Thưa Ngài Chủ tịch,
Tôi xin chúc mừng Ngài Tijjani Muhammad-Bande nhân dịp Ngài được bầu làm Chủ tịch Khóa 74 Đại hội đồng LHQ. Tôi tin tưởng rằng với bản lĩnh và bề dày kinh nghiệm, Ngài sẽ dẫn dắt Khóa họp của chúng ta thành công tốt đẹp.
Tôi cũng xin bày tỏ sự đánh giá cao về những nỗ lực đóng góp quan trọng của Bà Maria Fernanda Espinosa Garces, Chủ tịch Khóa 73 ĐHĐ LHQ cho công việc của Đại Hội đồng cũng như và về những nỗ lực và cống hiến của Tổng Thư ký Antonio Guterres trong thời gian qua.
Thưa Ngài Chủ tịch,
Cách đây tám thập kỷ, Chiến tranh Thế giới lần thứ II, cuộc chiến đẫm máu, khốc liệt nhất trong lịch sử nhân loại, đã bùng nổ, cướp đi sinh mạng của hàng chục triệu người, tàn phá các nền kinh tế, chứng kiến những tội ác kinh hoàng, cùng sự ra đời của những loại vũ khí và phương tiện chiến tranh mới với sức hủy diệt to lớn.
Trải qua cuộc chiến tranh tàn khốc đó, các quốc gia nhận thức rõ ràng hơn về tầm quan trọng của một hệ thống an ninh tập thể dựa trên hợp tác đa phương và luật pháp quốc tế, lấy đó làm nền tảng cho trật tự thế giới mới hậu chiến tranh. Và thực tế đã chứng minh đây là lựa chọn đúng đắn.
Trong suốt ¾ thế kỷ qua, các cơ chế hợp tác đa phương, với trung tâm là LHQ, đã thực sự khẳng định vai trò tất yếu và không thể thiếu của mình. Các thể chế đa phương đã tạo ra cơ chế thảo luận, hoạch định chính sách chung cho các quốc gia trên các vấn đề quản trị toàn cầu – từ những chủ đề chung như hòa bình, an ninh, kinh tế, thương mại, phát triển, nhân quyền, tới những lĩnh vực cụ thể như hợp tác hàng hải, hàng không, bưu chính, viễn thông... Các diễn đàn đa phương, đặc biệt là LHQ, còn là nơi hình thành ý tưởng, xây dựng tiêu chuẩn và chiến lược nhằm điều phối nỗ lực của các quốc gia ứng phó với các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống, xử lý các thách thức toàn cầu, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Thưa Ngài Chủ tịch,
Nhân loại sắp bước vào thập kỷ thứ ba của thế kỷ 21. Chúng ta vui mừng trước những thành quả của các nỗ lực hòa bình ở các khu vực, từ Mali, Liberia đến Nam Sudan, Bờ Biển Nga. Việt Nam hoan nghênh tất cả các nỗ lực đối thoại, giải quyết bất đồng bằng biện pháp hòa bình ở các khu vực, trong đó có đối thoại giữa CHDCND Triều Tiên và Mỹ.
Những nỗ lực toàn cầu cũng đã mang lại những thành quả to lớn về phát triển. Hàng trăm triệu người đã thoát khỏi cảnh đói nghèo, giáo dục tiểu học đã được phổ cập ở nhiều quốc gia, tỉ lệ tử vong bà mẹ, trẻ em giảm đáng kể. Chúng ta đã cùng nhau xây dựng được các chiến lược quan trọng, tạo khuôn khổ cho các nỗ lực phát triển toàn cầu, như Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững, Chương trình hành động Addis Ababa về Tài chính cho phát triển, Thỏa thuận Paris về Biến đổi khí hậu…
Nhưng chủ nghĩa đa phương đang đứng trước những thách thức gay gắt hơn bao giờ hết. Các tiến trình đa phương ngày càng vấp phải nhiều khó khăn do xu hướng theo đuổi những lợi ích vị kỷ, lựa chọn sự áp đặt thay cho hợp tác, cạnh tranh, đối đầu thay vì đối thoại và phối hợp hành động, chính trị cường quyền thay vì theo đuổi những giá trị chung, tôn trọng luật pháp quốc tế. Cam kết chính trị và nguồn lực giảm sút đã ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của các nỗ lực đa phương toàn cầu.
Trong khi đó, thế giới ngày nay phải đối mặt với nhiều thách thức ở mức độ và tính chất khác hoàn toàn so với cách đây chỉ một vài thập kỷ. Những tác động trực tiếp và lâu dài của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnhảnh hưởng sâu sắc tới tất cả các quốc gia. Xung đột kéo dài ở nhiều khu vực nhất là ở Trung Đông, Châu Phi, cùng nhiều điểm nóng tiềm ẩn có thể bùng phát ở các nơi khác trên thế giới. Chiến trường không còn giới hạn trong những vùng chiến sự mà đã lan ra các thành phố, làng mạc, những khu vực tập trung đông dân cư. Nguy cơ phổ biến và sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt có nhiều diễn biến phức tạp, cơ chế quốc tế kiểm soát vũ khí, chống phổ biến bị rạn nứt rõ rệt. Sự phát triển của khoa học và công nghệ đang tạo ra những phương thức và công cụ chiến tranh mới. Chi tiêu quốc phòng trên toàn cầu đang ở mức cao nhất, và như nhận định của Ngài Tổng Thư ký thì “chúng ta đang đứng bên bờ vực của một cuộc chiến tranh lạnh mới”.
Trong bối cảnh đó, chúng tôi hoan nghênh chủ đề được Ngài Chủ tịch đề ra cho Khóa họp năm nay là “Thúc đẩy các nỗ lực đa phương để xoá nghèo, thúc đẩy giáo dục chất lượng, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bao trùm”.
Thưa Ngài Chủ tịch,
Hợp tác đa phương có vị trí đặc biệt trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Quá trình đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế của Việt Nam gắn liền với sự tham gia của chúng tôi vào các thể chế đa phương khu vực và quốc tế. Sự hỗ trợ, ủng hộ của các cơ quan LHQ, các tổ chức quốc tế đã giúp Việt Nam tái thiết và phát triển đất nước sau hàng thập kỷ chiến tranh, xây dựng khuôn khổ pháp luật, chính sách, đẩy mạnh hội nhập, đem lại những thành quả to lớn về phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện các mục tiêu phát triển toàn cầu. LHQ và các thể chế đa phương cũng là những diễn đàn chính trị, khuôn khổ pháp lý quan trọng để Việt Nam thúc đẩy quan hệ hợp tác với các quốc gia trên thế giới.
Việt Nam tham gia chủ động, tích cực và có nhiều đóng góp xây dựng, trách nhiệm trong các tiến trình đa phương. Cùng với các quốc gia ASEAN, Việt Nam đang nỗ lực tăng cường vai trò trung tâm của Hiệp hội trong duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và tăng cường phát triển, thịnh vượng trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á – Thái Bình Dương.
Trong khuôn khổ LHQ, các chiến sỹ Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình, những nhà ngoại giao, các chuyên gia Việt Nam tham gia đóng góp xây dựng các nghị trình và chính sách của LHQ về phát triển bền vững, về biển và đại dương, về phát triển xã hội, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người.
Việt Nam cam kết thực hiện đầy đủ Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, và đặc biệt là đã có những bước đi cụ thể tiến tới chấm dứt việc sử dụng đồ nhựa dùng một lần vào năm 2025.
Vừa qua, Việt Nam vinh dự lần thứ hai được bầu làm ủy viên không thường trực HĐBA LHQ. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành của Chính phủ và nhân dân Việt Nam tới quý vị vì sự tín nhiệm và tin tưởng một lần nữa dành cho Việt Nam với trọng trách này. Là thành viên HĐBA, chúng tôi sẽ nỗ lực hết mình, hợp tác với các thành viên LHQ vì hòa bình và phát triển bền vững.
Trước những thách thức to lớn hiện nay, chúng ta cần cùng nhau tăng cường sức sống của chủ nghĩa đa phương và thúc đẩy hoạt động của Liên hợp quốc. Trên tinh thần đó tôi xin chia sẻ một số suy nghĩ về những giải pháp lớn nhằm đạt mục tiêu đó..
Trước hết, cần tái khẳng định vai trò và tầm quan trọng của luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ trong việc xây dựng một trật tự thế giới dựa trên luật lệ, thúc đẩy quan hệ giữa các quốc gia và tăng cường hợp tác đa phương. Luật pháp quốc tế là nền tảng của quan hệ bình đẳng, công bằng giữa các quốc gia; bởi vậy, các nỗ lực đa phương cần dựa trên và hướng tới đảm bảo sự tôn trọng đối với nền tảng này.
Việt Nam cho rằng tôn trọng luật pháp quốc tế là cách thức hữu hiệu nhằm ngăn ngừa xung đột cũng như tìm kiếm những giải pháp lâu bền cho tranh chấp, xung đột. Việt Nam ủng hộ mọi nỗ lực thực hiện các biện pháp hoà bình giải quyết tranh chấp theo Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, từ thương lượng, hoà giải tới việc sử dụng các cơ chế pháp lý quốc tế.
Chúng tôi kêu gọi việc dỡ bỏ ngay lập tức các lệnh cấm vận đơn phương, trái với luật pháp quốc tế, đang được áp đặt đối với Cuba.
Chúng tôi kêu gọi các bên liên quan ở Biển Đông tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của LHQ về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982) – “Hiến chương của Biển và Đại dương”. Kết nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Biển Đông có ý nghĩa chiến lược đối với hòa bình, an ninh và phát triển ở châu Á – Thái Bình Dương và trên thế giới. Nhận thức rõ điều đó, các quốc gia liên quan đã có nhiều nỗ lực, đạt được những kết quả tích cực về giải quyết bất đồng, tranh chấp. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đã nhiều lần nêu rõ sự lo ngại về những diễn biến phức tạp ở Biển Đông, trong đó có việc vi phạm các quyền chủ quyền, quyền tài phán tại các vùng biển của Việt Nam được xác định theo UNCLOS 1982. Các bên liên quan cần kiềm chế và tránh có những hành động đơn phương làm phức tạp tình hình và gia tăng căng thẳng, và giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.
Thứ hai, cần tăng cường kết nối giữa chủ nghĩa đa phương ở cấp độ toàn cầu và khu vực. Các hành động quốc tế chỉ có thể hiệu quả khi phù hợp với đặc điểm lịch sử, kinh tế - xã hội, chính trị, văn hóa, địa lý của từng khu vực, quốc gia cụ thể. Bởi vậy, các tổ chức khu vực có thể phát huy vai trò định hướng quan trọng, đồng thời bổ trợ hiệu quả cho các nỗ lực chung của LHQ. Việt Nam hoan nghênh hợp tác, phối hợp giữa LHQ, nhất là HĐBA, với Liên minh châu Phi, Liên minh châu Âu và Liên đoàn Ả-rập trong nỗ lực ứng phó với các thách thức an ninh ở châu Phi, Trung Đông.
Ở khu vực Đông Nam Á, ASEAN là một thể chế khu vực được xây dựng trên cơ sở “cam kết và trách nhiệm tập thể nhằm tăng cường hòa bình, an ninh và thịnh vượng trong khu vực”. Sau hơn nửa thế kỷ phát triển, ASEAN giờ đây là hiện thân của hoài bão lớn của các chính phủ và người dân trong khu vực về một Cộng đồng gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế và cùng chia sẻ các trách nhiệm xã hội. ASEAN cũng đã khẳng định vai trò trung tâm trong cấu trúc an ninh khu vực dựa trên luật lệ, tạo dựng các diễn đàn để các quốc gia trong và ngoài khu vực cùng trao đổi, thúc đẩy hợp tác vì phát triển bền vững, vì hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới.
Là ủy viên không thường trực HĐBA LHQ, đồng thời là Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam mong muốn cùng các quốc gia thành viên tăng cường sự phối hợp, bổ trợ lẫn nhau giữa HĐBA với các tổ chức khu vực để cùng đóng góp vào nỗ lực chung ngăn ngừa xung đột, xây dựng hòa bình bền vững.
Thứ ba, các nỗ lực đa phương cần coi con người là trung tâm. Hòa bình bền vững là điều kiện tiên quyết cho phát triển bền vững và chỉ có thể đạt được khi người dân được đảm bảo cơ bản về điều kiện sống, về an toàn, an ninh. Việt Nam lên án các hành động tấn công dân thường cũng như những cơ sở hạ tầng thiết yếu cho cuộc sống của người dân. Việt Nam ủng hộ và sẽ tiếp tục đóng góp vào nỗ lực thúc đẩy chương trình nghị sự của LHQ về phụ nữ, hoà bình và an ninh, trẻ em trong xung đột vũ trang. Việt Nam ủng hộ Tuyên bố Trường học an toàn, cùng nỗ lực bảo đảm quyền giáo dục của trẻ em trong mọi hoàn cảnh. Chúng tôi cũng sẽ ưu tiên thúc đẩy các nỗ lực tái thiết hậu xung đột, nhất là khắc phục hậu quả bom mìn, phục vụ người dân và quá trình phát triển kinh tế, xã hội ở các quốc gia.
Thứ tư, các thể chế đa phương cần tiếp tục được cải tổ mạnh mẽ để đáp ứng những yêu cầu mới đặt ra, phục vụ tốt hơn lợi ích và tăng cường tiếng nói và đóng góp của các quốc gia thành viên, nhất là các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh. Việt Nam hoan nghênh những nỗ lực cải tổ hệ thống phát triển LHQ để tăng cường phối hợp và hiệu quả hoạt động, đồng thời cần tăng cường tính làm chủ của mỗi quốc gia trong quá trình hợp tác, trong khi huy động sự tham gia đóng góp của các tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội và cộng đồng người dân. Việt Nam sẽ cùng các thành viên HĐBA đóng góp tích cực vào tiến trình cải cách phương pháp làm việc của HĐBA theo hướng tăng cường minh bạch, dân chủ và hiệu quả.
Và cuối cùng, thưa Ngài Chủ tịch, cam kết chính trị mạnh mẽ của mỗi chính phủ, mỗi nhà lãnh đạo có ý nghĩa then chốt đối với mọi nỗ lực tăng cường chủ nghĩa đa phương. LHQ hay các thể chế đa phương chỉ có thể mạnh và hiệu quả, giúp xử lý các thách thức toàn cầu, nếu từng quốc gia thành viên vượt qua những lợi ích riêng, hướng tới các lợi ích chung rộng lớn hơn của cộng đồng quốc tế, cam kết và thực sự đầu tư ý chí và nguồn lực cho những nỗ lực chung đó. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể viết nên một trang mới trong lịch sử nhân loại với những đường nét tươi sáng hơn, những đường nét của đối thoại và hợp tác, và trên hết là của hòa bình và phát triển bền vững.
 Xin cảm ơn.


Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2019

BẢN CHẤT VŨ ĐÔNG HÀ VÀ TRANG “DÂN LÀM BÁO”

Vũ Đông Hà
Vũ Đông Hà được người ta biết đến như một trong những con rận “sừng sỏ” trong bầy rận chủ quốc nội bấy lâu nay đã lộ mặt. Từng là một thành viên cốt cán của bè lũ phản động lưu vong Việt Tân, nhưng do mâu thuẫn trong chuyện chia chác lợi ích mà Hà “tách ra” khỏi Việt Tân để làm ăn riêng theo trò “ăn mảnh”. Tất nhiên, với một kẻ đứng đầu “dân làm báo” thì cái cách Vũ Đông Hà “ăn tiền” cũng chẳng có gì khác với khi gã còn là “thành viên” của Việt Tân.
Là người cầm đầu giật dây nhóm bồi bút của “dân làm báo”, Vũ Đông Hà cho thấy sự trí trá và tinh ranh của mình khi lãnh đạo số này “kiếm tiền” từ các thế lực bên ngoài thông qua những bài viết có nội dung xuyên tạc sự thật tình hình Việt Nam. Khác với phần lớn cây bút trong “dân làm báo” suốt ngày kêu gào đòi tự do dân chủ, Vũ Đông Hà lại cho thấy gã có tài năng lớn trong việc “dựng chuyện” và “gắp lửa bỏ tay người”. Điều này cũng mang đến cho độc giả sự “ghê tởm” với cái cách hạ thấp nhân phẩm bản thân để “kiếm tiền”.
Cần phải nói thêm rằng, Vũ Đông Hà không chỉ có “tài năng” trong việc “xuyên tạc bịa đặt” thông tin mà gã này còn cho thấy “khả năng” thống soái nhiều nhóm rận chủ trong nước, mục đích của Vũ Đông Hà là nhằm tập hợp lực lượng, tự tạo dựng nhân tố trong nước nhằm chống Đảng, Nhà nước. Dù nhiều lần Vũ Đông Hà tuyên bố về sự ra đi khá “sạch sẽ” của y đối với tổ chức phản động Việt Tân và không ít lần Vũ Đông Hà cổ xúy cho những “đàn em dưới trướng” chửi bới Việt Tân không tiếc lời, nhưng ẩn sâu trong đó người ta vẫn lờ mờ nhận ra chân tướng “tay sai” của Việt Tân ở Vũ Đông Hà.
Theo tiết lộ của nhiều thành viên dưới trướng Vũ Đông Hà, những cây viết của “dân làm báo” có nguồn thu nhập cố định không dưới 200 USD/tháng, đó là chưa kể đến những nguồn lợi khác từ bên ngoài “thưởng” cho hoạt động chống phá Việt Nam của chúng. Trong đó, có thể thấy rằng, với vai trò “trùm sỏ”, Vũ Đông Hà kiếm chác được hơn rất nhiều so với những kẻ “ăn theo nói leo” y. Trong đó, nguồn tài chính “duy trì” blog “dân làm báo” cũng có bóng dáng của Việt Tân. Theo đó, việc rõ bỏ danh phận “thành viên cấp cao” và phải gánh chịu là kẻ “ăn cháo đá bát” của Vũ Đông Hà với Việt Tân còn cho thấy sự tinh ranh, già dơ của Vũ Đông Hà trong việc tạo dựng một thế lực riêng để “kiếm chác” và mưu tính cho những hành động bẩn thỉu tiếp theo hơn là sự “quay lưng” hoàn toàn đối với tổ chức phản động này.
Bên cạnh đó, cư dân cộng đồng mạng từng dậy sóng khi tài khoản có tên Trí Nguyễn (tên thật là Đỗ Đức Hợp) - một nhà đấu tranh dân chủ có tiếng vừa tung lên mạng xã hội một thông tin ‘giật gân’ khẳng định một cách chắc chắn với đầy đủ bằng chứng khẳng định rằng: “Nhà đấu tranh dân chủ, kẻ phản bội Tổ quốc Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hiện đang tị nạn tại Mỹ. Từ đầu năm 2016 đến cuối năm 2017 đã phối hợp với ông chủ trang blog dân làm báo có tên Vũ Đông Hà ăn chặn một cách ngoạn mục số tiền 50.000 Euro’.
Theo một đoạn tin mà Trí Nguyễn đưa ra cho thấy: “Ngày 10/4/2015, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được một tổ chức Thụy Điển mang tên Civil Rights Defenders thỏa thuận gửi số tiền 50.000 (năm mươi nghìn) Euro. Khám nơi ở của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cơ quan an ninh điều tra đã phát hiện bản hợp đồng ‘Civil Rights Defenders of the year award contract’ (Được dịch là hợp đồng giải thưởng người bảo vệ quyền công dân) giữa bị can với tổ chức nước ngoài nêu trên…’.
Qua đó có thể thấy, việc Vũ Đông Hà đăng tải trên “dân làm báo” nói trên “sặc” mùi phản động và nhằm mục đích kiếm tiền. Không những cung cấp thông tin sai lệch, không đúng sự thật mà Vũ Đông Hà còn ra sức xuyên tạc, gán ghép vào đó những nội dung sai trái nhằm “đánh lừa dư luận xã hội”. Tất nhiên, một con rận đã có nhiều “tai tiếng” như Vũ Đông Hà thì muốn người dân tin những gì y nói còn khó hơn “lên trời”. Một trò diễn xưa cũ, một cái tên không mới, kết cục đã rõ, người dân buồn cho cái cách “kiếm tiền” vô đạo đức và rẻ mạt nhân phẩm của Vũ Đông Hà.

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2019

VÀI DÒNG VỀ VỤ “9 NGƯỜI ĐI THEO ĐOÀN QUỐC HỘI VIỆT NAM BỎ TRỐN Ở LẠI HÀN QUỐC”

Ảnh từ bản tin Đài MBC

Theo thông tin thời sự từ Đài truyền hình MBC (Hàn Quốc) đưa tin về 9 người trong phái đoàn kinh tế đi theo đoàn Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu đã bỏ trốn để ở lại bất hợp pháp tại Hàn Quốc cách đây 10 tháng.
Thông tin này sau khi được đăng tải ở Hàn Quốc đã bị cắt bỏ một số đoạn và Vietsub dẫn đến nhiều người không hiểu cho rằng vụ việc này là trách nhiệm của Chính quyền Việt Nam và là nổi nhục ngoại giao của Việt Nam với Hàn Quốc. Tuy nhiên qua tìm hiểu thông tin thì vụ việc này như sau:
1. Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân diễn ra vào năm 2018, thành phần tham gia có có 162 người, bao gồm hơn 20 Bộ trưởng, Thứ trưởng và 142 Doanh nhân, Nhà nghiên cứu, nhân viên, cán bộ.... trong đó, Đoàn Doanh nhân Việt Nam (có 9 người kia) là được ghép đi chung với Đoàn công tác ngoại giao (do CT Quốc hội làm chủ đoàn) để tăng thanh thế cũng như giảm chi phí đi lại chứ không phải là 01 Đoàn duy nhất. Trên Đại MBC Hàn Quốc cũng nói rõ 09 người này là đi trong 01 đoàn đi theo Đoàn công tác của Chính quyền Việt Nam.
Tức là trong Đoàn công tác này lúc đi qua Hàn Quốc có nhiều người đi theo dạng “doanh nghiệp” sang để ký kết làm ăn hoặc học tập kinh nghiệm... và 09 người bỏ trốn được xác định là nằm đã núp bóng trong thành phần này để qua Hàn.
Đây cũng là “vỏ bọc” mà thường các đường dây môi giới nhập cảnh bất hợp pháp ở Hàn sử dụng cho khách hàng với giá từ 500.000 KRW ~ 1.000.000 KRW cho 01 vỏ bọc (đối với trường hợp đến từ Việt Nam). Các "vỏ bọc" này đều phải được Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc duyệt thông qua cái gọi là “Giấy mời”.
2. Đầu năm 2019 (tức cách đây gần 8 tháng) thì 01 trong 9 người bỏ trốn ra đầu thú. Tuy nhiên, Chính quyền Hàn Quốc, trong đó có cả Quốc Hội Hàn đã giấu nhẹm chuyện này vì sợ mất mặt đối với Chính quyền Việt Nam. Vì sao?
Vì Quốc hội Hàn Quốc đảm nhận việc cấp giấy mời cho đoàn đại biểu cấp cao; Bộ Ngoại giao thẩm tra và cấp visa; Bộ Tư pháp quản lý việc xuất nhập cảnh của đoàn ngoại giao. Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam là nơi lập danh sách (nhưng hiện nay lại không biết danh sách đang ở đâu).
Từ đó suy ra, việc 9 người bỏ trốn kia có thể đi theo phái đoàn Ngoại giao của Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân là do Đại sứ quán Hàn Quốc lập danh sách đưa tên vào sau đó gửi về cho Bộ Tư pháp thẩm định rồi chuyển cho Quốc hội Hàn Quốc cấp giấy... Căn cứ Danh sách giấy mời và Visa mà bên Hàn Quốc gửi cho Chính quyền Việt Nam (ở đây là Quốc Hội) thì phía ta thông báo cho những ai có tên chuẩn bị tham gia đoàn và trong đó có 9 người kia được phía Hàn Quốc cấp giấy mời lẫn visa.
3. Trong đoạn phỏng vấn với 1 quan chức trong Quốc hội Hàn Quốc (giấu tên, ngồi quay lưng), phóng viên MBC đã hỏi ông này liệu những người Việt Nam bỏ trốn đã có chủ đích ngay từ đầu sang Hàn Quốc cư trú bất hợp pháp hay không.
Vị quan chức này cho biết, “dường như là như vậy,” và nói thêm, “Tôi đang tự hỏi không biết những người này có liên quan mức độ nào tới những quan chức Chính quyền Hàn Quốc…” (ám chỉ Bộ Tư Pháp, Bộ Ngoại giao Hàn).
“Quốc hội đã không thông báo cho phía Việt Nam, và Bộ Tư pháp hầu như kiểm soát thông tin. Do đó, đã xác nhận rằng Bộ Ngoại giao đã không yêu cầu Việt Nam xử lý thông qua kênh chính thức và không có bất kỳ động thái sẽ ngăn chặn sự tái diễn”. Ông nói - “thậm chí tôi không nhận được một danh sách công việc chính xác từ Đại sứ quán tại Việt Nam đã cấp thị thực”.
Như vậy, rõ ràng rằng phía Chính quyền Hàn Quốc ngay từ khi phát hiện vụ việc đã tìm cách ém nhẹm và kiểm soát thông tin vì lý do 9 người này trốn sang được Hàn Quốc là do “đường dây” có liên quan đến Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc.
4. Đáng chú ý hơn, khi vụ việc bị cánh báo chí và truyền thông Hàn Quốc đăng tải lên ngày 23/9 thì trước đó 02 ngày tức ngày 21/9/2019 thì Đội Điều tra đặc biệt về di trú của Phòng Nhập cảnh và Di trú Seoul, thuộc Bộ Tư Pháp Hàn Quốc đã bất ngờ bắt giữ 03 người Hàn Quốc là nghi phạm trong đường dây làm giấy mời giả giúp nhập cảnh bất hợp pháp vào Hàn Quốc.
Trong đó, nghi phạm C là Giám đốc 01 công ty thuộc Văn phòng Công tố Trung ương tại Seoul (Văn phòng này thuộc Bộ Tư Pháp Hàn Quốc).
Danh tính của cả 03 nghi phạm đều không được công khai. Nói thêm thì ở Hàn Quốc, Bộ Tư pháp là Bộ quyền lực nhất, điều khiển cả lực lượng Cảnh sát lẫn Công tố viên.
Kết lại:
- 09 người này chả phải Quan chức hay cán bộ Chính quyền Việt Nam. Cả 09 người này chỉ là dạng “Doanh nhân” được qua Hàn Quốc theo “Giấy mời” được Quốc Hội Hàn Quốc cấp, đã được Bộ Tư pháp Hàn thẩm định và Bộ Ngoại giao Hàn cấp Visa, dựa trên Danh sách do Đại sứ quán Hàn Quốc lập trước đó chuyển về Hàn Quốc.
- Vụ việc 9 người bỏ trốn tại Hàn Quốc trong Đoàn công tác ngoại giao của Việt Nam thực chất có liên quan trách nhiệm đến phía Chính phủ Hàn Quốc chứ không phải do Việt Nam chịu trách nhiệm. Nếu nói về trách nhiệm thì phía Chính quyền Việt Nam có sự thiếu sót trong kiểm tra lại “danh sách thành viên” mà phía Đại sứ quán Hàn Quốc lập và gửi cho Việt Nam.
- Về mặt ngoại giao, phía chính quyền Hàn Quốc đã để lại “vết nhơ” trong công tác quản lý, thông tin giữa 02 nước dẫn đến sự việc nghiêm trọng này!
Và... được biết, sau khi vụ việc bị phanh phui, Quốc hội và Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã tuyên bố rằng họ sẽ chú ý hơn đến việc sàng lọc thị thực ngoại giao.
Bão Lửa

Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2019

NGUYỄN NGỌC NGẠN ĐANG LỢI DỤNG ANTON ĐẶNG HỮU NAM ĐỂ LÀM TIỀN


Trong 1 video mới đây, MC chương trình Paris By night Nguyễn Ngọc Ngạn đã có những chia sẻ về tình hình trong nước. Là một người đã cố chạy khỏi VN sau sự kiện 30/4/1975 để tị nạn và sinh sống ở nước ngoài, đến nay chưa một lần về nước nên thật dễ hiểu những điều được ông Ngạn chia sẻ đối lập hoàn toàn với chế độ chính trị đang tồn tại ở VN. Những câu như “Nước Việt Nam là của tất cả mọi người Việt Nam, không thuộc riêng đảng phái nào, thời đại nào, triều đại nào rồi cũng qua đi, chỉ có dân tộc Việt Nam là mãi mãi” thể hiện một não trạng hận thù, đấy cũng chính là lí do ông chưa trở về và tiếp tục tổ chức những chương trình lên án chế độ trong nước, trong đó có chương trình Paris By night mà ông và cô Nguyễn Cao Kỳ Duyên được mời làm MC chính nhiều năm nay... .
Trong video được nói đến, ông Ngạn cũng đã công khai nhắc đến Linh mục Anton Đặng Hữu Nam rất thích thú và tâm đắc. Đây cũng là nội dung, chi tiết được khá nhiều trang khi phản ánh lại nhắc đến để chứng minh rằng, hoạt động của cha Anton Đặng Hữu Nam, hiện là chánh xứ Mỹ Khánh, Gp Vinh đang được nhiều người biết đến, ngay cả những người nổi tiếng như MC Nguyễn Ngọc Ngạn cũng biểu thị sự yêu mến dành cho cha Anton.
Tuy nhiên dưới bình diện của một người Công giáo theo dõi sự việc thì cái cách mà ông Ngạn biểu thị thích thú và tâm đắc với hoat động, cá nhân cha Anton còn vì rất nhiều những lí do khác. Trong đó ngoài việc biểu thị thái độ của ông với chế độ thì phải kể đến việc, ông đang tán dương đối với những phong trào bất đồng chính kiến trong nước. Đấy chính là nguồn sống, là điểm tựa để ông Ngạn cùng với ê kíp của mình tiếp tục tổ chức những chương trình như thế này... Bởi cần biết những người đến với chương trình Paris By night chỉ có một bộ phận rất ít là yêu mến nghệ thuật, họ đến vì sự hận thù, vì sự kỳ thị với chế độ. Đó cũng là động cơ chính khiến họ bỏ ra những khoản tiền túi để nuôi dưỡng chương trình.
Và mặc dù câu chuyện chỉ mang dáng dấp của chuyện cá nhân nhưng Nguyễn Ngọc Ngạn với những kỹ xảo của mình đã khiến, chạm vào “trái tim” của những người đến tham gia chương trình. Họ tán dương ông Ngạn không hẳn điều đó hay và đúng, điều quan trọng là ông Ngạn đã khỏa lấp những điều họ đang cần sau rất nhiều năm sống lưu vong nơi xứ người.
Việc ông Ngạn tán dương đối với cha Antôn vì thế không hẳn là cha anton có những điều khiến ông Ngạn cảm kích mà hơn hết ông Ngạn đang vì chính cái túi tiền của mình. Cho nên, Cha Anton cũng không nên lấy đó làm điều phấn khích để thực hiện những điều bấy lâu nay. Nếu có những điều không hay đến với ngài thì ông Ngạn với cái sức vóc của một kẻ lưu vong sẽ không thể nào cứu rỗi được....
Làm chứng cho Đức Tin


ĐÔI NÉT VỀ ANH HÙNG LLVT PHI CÔNG ĐẶC BIỆT, ĐẠI TÁ NGUYỄN VĂN BẢY

Anh hùng LLVT Nguyễn Văn Bảy

Anh hùng phi công huyền thoại bắn rơi 7 máy bay Mỹ: Kỳ tích chưa biết đi xe đạp đã học lái máy bay.
Cụ là một trong 16 phi công Việt Nam đạt đẳng cấp ACES, một danh hiệu có từ chiến tranh thế giới thứ hai, dành cho những phi công lái máy bay quân sự có số lần bắn hạ máy bay đối phương đạt con số từ 5 trở lên.
Năm 17 tuổi, cụ bị ba mẹ ép cưới vợ. Nhưng vì không muốn lập gia đình sớm, cụ trốn ba mẹ tham gia cách mạng. Đến năm 1960, cụ là một trong số rất ít người được chuyển từ sư đoàn bộ binh sang không quân, rồi được chọn đi học lái máy bay.
Nguyễn Văn Bảy tên thật là Nguyễn Văn Hoa là con thứ bảy trong gia đình. Do người Nam Bộ hay gọi theo thứ tự nên dần cái tên Nguyễn Văn Bảy thành tên chính. Ông sinh tại huyện Lai Vung, tỉnh Sa Đéc (nay là tỉnh Đồng Tháp).
Khoảng năm 1953, do không chịu lấy vợ theo ý gia đình, ông bỏ trốn theo bộ đội, trở thành du kích khi 17 tuổi. Năm 1954, ông tại ngũ trong đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam tập kết ra miền Bắc.
Năm 1960, ông được chuyển binh chủng từ bộ binh sang không quân, theo học lớp lái máy bay phản lực ở Liên Xô. Trước đó, do học chưa hết lớp 3, ông phải học ở Trường bổ túc văn hóa Lạng Sơn và được phổ cập một lèo từ lớp 4 lên lớp 10. Ban đầu ông học lái máy bay Yak-52, sau đó chuyển dần lên Mig15, Mig17. Tháng 4/1965, lớp đào tạo hoàn thành tốt nghiệp trở về nước, đáp máy bay xuống sân bay Gia Lâm.
Trong thời gian 1965-1968, ông Bảy tham chiến trên mặt trận không đối không và bắn hạ tổng cộng 7 máy bay Mỹ gồm hai chiếc F-105 và năm chiếc F-4, được xếp hạng ACES; được kết nạp Đảng viên Đảng Lao động Việt Nam. Tháng 4 năm 1966, ông tổ chức đám cưới với bà Trần Thị Niên là đồng hương, học sinh miền Nam tập kết ở sân bay Cát Bi.
Ngày 1/1/1967, ông được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Khi được tuyên dương, mang cấp bậc Thượng úy, Đại đội phó Đại đội 1 không quân, thuộc Trung đoàn 923, Bộ Tư lệnh Phòng không – Không quân.
Thời gian sau đó, ông dần được thăng lên hàm Đại tá và giữ nhiều chức vụ trong Quân chủng như Trung đoàn trưởng Trung đoàn Không quân 937, Phó Tư lệnh Sư đoàn 372, Phó tham mưu trưởng Quân chủng Không quân.
Năm 1975, ông tiếp quản sân bay Cần Thơ và tham gia điều hành các sân bay khác ở miền Nam như Tân Sơn Nhất, Biên Hòa, Cần Thơ và chỉ huy làm nhiệm vụ tại Campuchia.
Năm 1989, nghỉ hưu, ông làm Trưởng ban liên lạc cựu chiến binh Không quân tại TP.HCM. Năm 1990, ông về xã Tân Phú Đông, thị xã Sa Đéc sống cảnh điền viên cùng gia đình. Năm 2009 gia đình ông chuyển về quê ở ấp Hậu Thành, xã Hòa Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp làm nghề nông, dựng cái chòi bên bờ bao nuôi cá, trồng lúa, trồng khoai.


Thứ Tư, 18 tháng 9, 2019

TỔNG GIÁM ĐỐC ALIBABA BỊ BẮT VÌ “TỰ VẼ CÁC DỰ ÁN” ĐỂ CHIẾM ĐOẠT TIỀN

Công an công bố lệnh bắt và khám xét tại trụ sở công ty Alibaba

Chiều tối 18/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM đã có thông báo cho biết cơ quan này đã ra quyết định khởi tố vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty cổ phần địa ốc Alibaba và các công ty có liên quan; khởi tố bị can và bắt tạm giam Tổng Giám đốc công ty Nguyễn Thái Lĩnh...
Theo thông báo này, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM cho biết, căn cứ chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, Cục Cảnh sát Kinh tế và kết quả điều tra, tài liệu chứng cứ thu thập dược, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty cổ phần địa ốc Alibaba (địa chỉ số 321 đường Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh) và các công ty có liên quan trong việc quảng cáo phân lô, bán đất nền trên địa bàn TPHCM, tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận.
Công an khám xét tại chi nhánh công ty Alibaba trên đường Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM cũng đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam và lệnh khám xét đối với Nguyễn Thái Lĩnh, sinh năm 1989, Tổng giám đốc Công ty Alibaba về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM cho biết: “Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, Nguyễn Thái Lĩnh và đồng bọn đã thành lập công ty cổ phần địa ốc Alibaba và các công ty thành viên, tự vẽ các dự án không có thật tại một số tỉnh phía Nam chưa làm thủ tục pháp lý, chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép cho làm dự án... nhưng đã huy động tiền của hàng nghìn khách hàng để chiếm đoạt”.
Khám xét tại trụ sở trên đường Kha Vạn Cân, phường Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức
Hiện nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM tập trung lực lượng làm rõ hành vi của bị can Nguyễn Thái Lĩnh, mở rộng điều tra các đối tượng liên quan và thu hồi tài sản về cho người dân.
Do đó, để được đảm bảo quyền lợi của mình, Công an TPHCM đề nghị người dân là khách hàng ký hợp đồng mua nền đất, các bị hại bị Công ty Alibaba thu tiền, chiếm đoạt tài sản liên hệ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM (địa chỉ số 674 đường 3/2, phường 14, quận 10, TPHCM) và Công an 24 quận, huyện của TPHCM để cung cấp thông tin phục vụ công tác điều tra.
Tính đến thời điểm 18h ngày 18/9, cơ quan công an vẫn còn đang tiến hành khám xét và lấy lời khai người liên quan tại trụ sở và chi nhánh công ty Alibaba.


CÁI KẾT ĐỐI VỚI “THÁNH CHỬI’’ TRẦN ĐÌNH SANG

Trần Đình Sang tại phiên tòa

Ngày 18/9, TAND TP Yên Bái (tỉnh Yên Bái) xét xử bị cáo Trần Đình Sang (SN 1980, trú tại tổ 7, phường Minh Tân, TP Yên Bái) về tội “Chống người thi hành công vụ” theo quy định tại khoản 1, Điều 330 Bộ luật Hình sự.
Đối tượng này “nổi tiếng” trên mạng xã hội bởi thường xuyên có lời nói, phát ngôn, hình ảnh mang tính khiêu khích lực lượng chức năng trên toàn quốc.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Yên Bái, khoảng 20 giờ 15 phút ngày 23/3/2019, tổ tuần tra thuộc Phòng Cảnh sát Cơ động (Công an tỉnh Yên Bái) gồm các cán bộ, chiến sĩ Phùng Tiến Việt, Lê Trọng Nghĩa, Hoàng Thanh Tùng, Giàng A Lầu tiến hành tuần tra trên trục đường Điện Biên, thành phố Yên Bái theo hướng từ Km3 đến Km2.
Khi đi đến đoạn đường thuộc Tổ 4, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, tổ tuần tra phát hiện xe mô tô mang biển kiểm soát 21B1-771.91, do Nguyễn Việt Anh (sinh năm 2002, trú tại thôn Lương Thịnh, xã Tân Thịnh, thành phố Yên Bái) điều khiển và chở theo 2 người ngồi phía sau, cả ba đều không đội mũ bảo hiểm, xe không có gương chiếu hậu.
Nhận thấy người điều khiển xe có dấu hiệu vi phạm giao thông, tổ tuần tra đã ra tín hiệu dừng xe để kiểm tra, xử lý các lỗi vi phạm. Nguyễn Việt Anh đã nhận thức được các lỗi vi phạm và đề nghị được nộp phạt nên tổ tuần tra viết quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục xử phạt không lập biên bản để xử lý.
Cùng lúc này, Trần Đình Sang điều khiển xe ô tô nhãn hiệu Kia Morning màu trắng, biển kiểm soát 17A-121.18 di chuyển từ hướng Km2-Km3, thành phố Yên Bái, quan sát thấy lực lượng Cảnh sát Cơ động đang xử lý người vi phạm nên Sang đã cố ý dừng và lùi xe ô tô vào vị trí gần tổ công tác và quan sát tổ tuần tra làm việc. Với mục đích thu hút người xem, người theo dõi trên mạng xã hội Facebook để trục lợi, cũng như nhằm mục đích bôi nhọ, hạ uy tín của lực lượng Công an tỉnh Yên Bái, nên Sang đã lấy điện thoại di động ra để quay, phát trực tiếp trên mạng Facebook về quá trình giải quyết vi phạm giao thông của lực lượng Cảnh sát Cơ động.
Sang đã thắc mắc với 1 cán bộ cảnh sát giao thông về quy trình xử lý vi phạm và lỗi của người vi phạm, sau đó cán bộ này đã giải thích với Sang, nhưng Sang tiếp tục có lời nói kích động những người xung quanh gây ảnh hưởng đến hoạt động kiểm tra, xử phạt vi phạm của tổ tuần tra.
Sau khi xử lý vi phạm xong, tổ tuần tra tiếp tục điều khiển xe mô tô chuyên dụng để tiến hành tuần tra, kiểm soát thực hiện công vụ theo kế hoạch. Lúc này, Trần Đình Sang tiến đến chặn xe của tổ tuần tra và có hành vi gây sự, chửi bới, xúc phạm các cán bộ Cảnh sát Cơ động, dùng cơ thể và chân để ngăn cản xe của tổ tuần tra khiến tổ công tác của Phòng Cảnh sát Cơ động (Công an tỉnh Yên Bái) không thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, công vụ của mình theo kế hoạch…
Hành vi của Trần Đình Sang đã xâm phạm đến hoạt động bình thường, đúng đắn của lực lượng Cảnh sát Cơ động, Công an tỉnh Yên Bái khi đang tiến hành tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch, công vụ được giao, xâm hại đến trật tự trong lĩnh vực quản lý hành chính của nhà nước được quy định trong Bộ luật Hình sự.
Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử và kiểm sát viên đã tiến hành xét hỏi bị cáo Trần Đình Sang và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để xác nhận lại một số thông tin có nội dung liên quan nêu trong bản cáo trạng. Bị cáo Trần Đình Sang đã khai nhận toàn bộ hành vi vi phạm của mình và có thái độ ăn năn, hối lỗi.
Căn cứ vào hồ sơ vụ án, tính chất, mức độ vi phạm pháp luật của bị cáo Trần Đình Sang cũng như các tình tiết giảm nhẹ và quy định tại Khoản 1, Điều 330 của Bộ luật Hình sự năm 2015, Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Trần Đình Sang 2 năm tù giam về tội “Chống người thi hành công vụ”./.


TUYÊN PHẠT 5 NĂM TÙ ĐỐI TƯỢNG TUYÊN TRUYỀN THÔNG TIN CHỐNG NHÀ NƯỚC


Nguyễn Văn Công Em đã sử dụng nhiều tài khoản facebook để đăng tải, chia sẻ các bài viết và phát trực tiếp những video có nội dung xuyên tạc chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước.
Ngày 17/9, Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Văn Công Em (sinh năm 1971, ngụ tại xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) về “Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 117, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bến Tre, từ giữa năm 2017, Nguyễn Văn Công Em đã sử dụng nhiều tài khoản mạng xã hội facebook cá nhân khác nhau như Vệ Quốc Đoàn, Tấn Lê, Tân Nguyên, Lê Thành Bạc... để đăng tải, chia sẻ các bài viết và phát trực tiếp (Livestream) những video có nội dung xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, tuyên truyền và kích động, kêu gọi, lôi kéo nhiều người tham gia biểu tình gây mất an ninh trật tự vào thời điểm diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên tại Hà Nội ngày 27-28/2.
Tại phiên tòa, bị cáo Nguyễn Văn Công Em đã thành khẩn nhận tội, ăn năn hối cải và xin Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt, để bị cáo sớm được hoàn lương và trở về với gia đình chăm sóc mẹ già và nuôi dưỡng các con.
Xét thấy bị cáo Nguyễn Văn Công Em thành khẩn nhận tội và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre đã tuyên phạt bị cáo mức án 5 năm tù giam và áp dụng hình phạt bổ sung quản chế trong thời hạn 5 năm tại nơi cư trú sau khi chấp hành xong hình phạt tù.
Theo: TTXVN

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2019

CSGT QUẢNG NINH CẦM SÚNG AK ĐẬP VỠ KÍNH TRUY BẮT KẺ VI PHẠM


Nếu không hành động cứng rắn như cách mà CSGT Quảng Ninh cầm súng AK đập vỡ kính truy bắt kẻ vi phạm thì nền giao thông ở Việt Nam sẽ mãi hoang dại.
Sáng 12/9, thấy một chiếc xe Chevrolet Camaro BKS 14A-011.02 chạy hướng từ TP Cẩm Phả (Quảng Ninh) ra TP Móng Cái vượt tốc độ 80/50km/h nên CSGT ra hiệu lệnh dừng xe. Tuy nhiên, tài xế không chấp hành mà bỏ chạy hướng vào TP Móng Cái.
Rất nhanh chóng, một chiến sĩ CSGT chạy theo, cầm súng AK phá vỡ cửa kính xe để khống chế, nhưng lái xe vẫn ngoan cố tăng ga bỏ chạy. Dù không bắt được hai kẻ vi phạm ngay nhưng hành động cứng rắn của CSGT Quảng Ninh xứng đáng nhận được những lời khen ngợi. Tội phạm càng liều, công an càng phải cứng rắn như thế.
Hành động của chiến sĩ CSGT đáng biểu dương là vậy, nhưng không ít người lại quay ra chỉ trích việc truy đuổi người vi phạm không nhất thiết phải đập vỡ kính xe. Có người còn nói CSGT phá hoại tài sản…
Vậy không lẽ, đối mặt với người vi phạm chống đối hoặc những tên tội phạm cảnh sát phải làm ngơ cho chúng lộng hành?
Nếu CSGT không phản ứng gì trước tình huống này thì có người sẵn sàng lao vào trách mắng CSGT không có năng lực, làm ngơ cho người vi phạm. Họ sẵn sàng bù lu bù loa lên ngay cả khi CSGT đang làm đúng chức năng nhiệm vụ của mình.
Hồi tháng 6/2019, một người phụ nữ ở Sơn La sẵn sàng lao vào và có ý định cắn một CSGT. Theo phản xạ, vị CSGT đã đẩy ra khiến người phụ nữ này bị ngã. Sau khi ngã ra đất, người phụ nữ này òa khóc nức nở và được người dân quay clip đưa lên mạng xã hội. CSGT sau đó bị dân mạng quy kết là đánh dân.
Sau đó 1 tháng tại Hải Dương, hai cô gái không đội mũ bảo hiểm bị CSGT ra hiệu lệnh dừng xe thì quay đầu xe bỏ chạy rồi đâm trúng đuôi xe tải đang dừng đỗ gần đó dẫn đến tai nạn. Ngay lập tức, nhiều người lao vào quy kết CSGT rượt đuổi khiến 2 cô gái bị ngã.
Cũng trong tháng 7/2019, một người đàn ông ở TP.HCM bị lỗi dừng, đậu xe sai quy định nhưng không chịu hợp tác. Khi lái xe được CSGT yêu cầu xuống xe xuất trình giấy tờ, đưa xe về trụ sở thì người này đôi co, lý lẽ, coi thường người thi hành công vụ, “cố thủ trong xe Mercedes 5 tỷ 2”.
CHỈ CÓ SỰ CỨNG RẮN TỪ NGƯỜI THỰC THI PHÁP LUẬT THÌ VĂN HÓA GIAO THÔNG VỐN SẴN SỰ HOANG DẠI Ở VIỆT NAM MỚI DẦN ĐƯỢC CẢI THIỆN.
Gần đây nhất tại Hà Nội, khi Tổ công tác CSGT đang xử lý người phụ nữ điều khiển xe máy chở 3 người không đội mũ bảo hiểm ở quận Hà Đông thì bị chồng của người phụ nữ này lao đến đôi co rồi nhặt cục bê tông lớn đập vào đầu.
Vào tháng 2/2019, CSGT ở Hải Phòng ngăn chặn một một chiếc xe bán tải đi đón dâu vì người trong đoàn có hành vi đốt pháo thì mẹ chú rể lao xuống chống đối rồi lớn tiếng: “Bây giờ cả đời con tao cưới vợ một lần. Chỉ có đốt pháo thôi mà chặn lại không cho đi. Đám cưới của con tao bị gián đoạn rồi”.
Tìm trên công cụ tìm kiếm google cụm từ “chống đối CSGT”, có thể thu được trên 3,5 triệu kết quả. Điều này phản ánh một thực tế, hành vi chống trả, tấn công CSGT trong khi thực hiện nhiệm vụ đã ở mức đáng báo động.
Như vậy, nếu CSGT không thể cứng rắn như cách viên CSGT ở Quảng Ninh nói trên đã làm thì chắc hẳn những kẻ vi phạm vẫn cứ nhơn nhơn, thách thức, coi thường pháp luật.
Càng nhiều kẻ chống đối thì lại càng có nhiều cảnh CSGT đu bám càng xe ô tô, đuổi theo hay lao ra đường để ngăn chặn những hành vi vi phạm. Nhiều người chỉ biết bù lu bù loa mà không hiểu xem vì sao những CSGT ấy lại có hành động nguy hiểm tới cả tính mạng của họ như vậy? Họ chỉ nhìn vào những gì diễn ra trong clip và cứ thế là họ chửi, mạt sát người khác như những kẻ vô học, chợ búa.
Ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, nếu gặp những trường hợp chống đối thì cảnh sát sẵn sàng khống chế bằng vũ lực, thậm chí bắn hạ.
Văn hóa giao thông ở Việt Nam vốn đã hỗn loạn, hoang dại thì nay càng trở nên vô pháp khi lại được chính cộng đồng tiếp tay, mặc nhiên CSGT luôn sai khi xử lý những người vi phạm chống đối.
Hãy thử tưởng tượng, một ngày nào đó CSGT chẳng còn liều mình ngăn chặn những tài xế điên cuồng luôn sẵn sàng nhấn ga đâm vào những người dân vô tội, thì những con người bù lu bù loa kia mới thấm thía.
Một lần nữa, cần phải khẳng định rằng hành động của viên CSGT ở Quảng Ninh là hành động đúng đắn, cần được nhân rộng. CSGT cần phải được sử dụng súng, được phép quật ngã những kẻ vi phạm chống đối. Có như vậy những kẻ coi thường pháp luật mới nhìn vào đấy mà khiếp sợ và chùn chân trước người thực thi pháp luật.

Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2019

BÁO SẠCH – TRANG PHẢN ĐỘNG GIEO RẮC THÔNG TIN PHẢN ĐỘNG


Gần đây, trên Facebook xuất hiện trang tự xưng BÁO SẠCH cùng nhiều chiêu trò thể hiện, câu kéo người đọc với những tuyên bố như phải đưa thông tin thật sạch, làm báo thật sạch, phải đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền… Họ cũng lấy hình nền là câu nói của một người Mỹ về nghề báo với những từ có cánh.
Nhưng điểm qua những gì họ thể hiện, đủ thấy những thứ họ viết có sạch không. Trang Tin Tức Thành Đô xin thông tin đến bạn đọc như sau:
1. Phần lớn các bài viết, chiếm tỷ lệ áp đảo là bài bênh vực cái công ty ASANZO của Phạm Văn Tam – đơn vị đang bị nghi vấn về hàng hóa có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng khiến dư luận bức xúc, chỉ có các anh chị Bạch Hoàn – Phạm Ngọc Hưng và một số nhà báo lại đứng ra bênh vực.
2. Phần nhiều bài viết khác ca ngợi phong trào dù vàng biểu tình ở Hong Kong và tung hô anh hùng chuột Hoàng Chí Phong ở Hong Kong, qua đó kích động biểu tình chống phá chính quyền với âm mưu tiến hành “cách mạng đường phố” tại Việt Nam.
3. Tự vỗ ngực là báo sạch, công khai chửi bới nền báo chí cách mạng và các cơ quan quản lý báo chí.
4. Bàn luận chuyện chủ quyền biển đảo với cái nhìn thiển cận, kích động, không có lợi cho lợi ích quốc gia khi xuyên tạc đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước… dẫn đường link các bài viết trên các trang phản động như BBC, đối tượng chống đối như Trương Châu Hữu Danh.
5. Những nhân vật tham gia “chủ chốt” trong các thông tin được đăng tải thấy có bóng dáng: Trương Châu Hữu Danh, Phạm Ngọc Hưng, Nguyễn Trung Bảo… và một vài ai đó chỉ nghe tên đã đủ thấy vang danh những “trùm” tung tin bẩn.
Với văn phong quen thuộc theo lối cuồng ngôn, phong cách chửi bới trấn áp những người comment có quan điểm trái ngược mang tính xây dựng, không khó nhận ra những ai đang điều hành trang tin bẩn này. Đối chiếu theo các quy định của pháp luật, đã đến lúc các cơ quan chức năng và Facebook cần vào cuộc, xử lý thật nghiêm trang tin bẩn mang tên “BÁO SẠCH”./.