NGƯỜI ĐƯA TIN 289

NƠI CHIA SẺ THÔNG TIN ĐA CHIỀU VỀ MỌI VẤN ĐỀ
  • TRƯỜNG SA - HOÀNG SA VÀ NHỮNG CHUYỆN CHƯA BAO GIỜ KỂ

    Hôm trước, mình đặt câu hỏi về việc các bạn suốt ngày phê phán Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam "nhai đi nhai lại" các thông điệp phản đối khi Trung Quốc có hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vậy theo các bạn chúng ta phải làm gì?

  • NGUYỄN VĂN HÓA - TỪ CON ĐƯỜNG PHẠM TỘI BÁN NƯỚC ĐẾN CON ĐƯỜNG VÀO NHÀ GIAM

    Năm 2013, Nguyễn Văn Hóa đã lập tài khoản Facebook “Nguyễn Văn Hóa (Maria Luygonjaga)” tại địa chỉ www.facebook.com/Nguoidaxatoi để kết bạn, trao đổi thông tin với các đối tượng như Lê Đình Lượng, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Hoàng Đức Bình.

  • NHẬN BIẾT THỦ ĐOẠN MỚI CỦA KẺ THÙ ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN

    Trong tình hình mới, các thế lực thù địch vẫn luôn câu kết chặt chẽ với nhau để thúc đẩy từ “diễn biến hòa bình” sang “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ ta, chống phá Đảng, Nhà nước và giai cấp công nhân Việt Nam với cấp độ và cường độ ngày càng quyết liệt, thâm hiểm hơn.

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2022

Mang danh tự do tôn giáo, USCIRF lại hành động lạc lối

 Ủy ban Tự do Tôn giáo quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF) vừa đưa các bị cáo Lê Tùng Vân, Lê Thanh Hoàn Nguyên, Lê Thanh Nhất Nguyên, Lê Thanh Nhị Nguyên, Lê Thanh Trùng Dương, Cao Thị Trúc vào danh sách “Nạn nhân tự do tôn giáo và niềm tin” toàn cầu. Hành động này đang đi ngược với giá trị chân chính của tôn giáo.

Lâu nay, dư luận bức xúc trước những lùm xùm tại Tịnh thất Bồng Lai (xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) bởi nơi đây có nhiều vi phạm, đặc biệt là hành vi phạm pháp của ông Lê Tùng Vân và các đồng phạm. Theo kết luận của cơ quan chức năng, từ năm 2016, Lê Tùng Vân và một số người khác đến ở tại số 191A, ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, Long An do bà Cao Thị Cúc làm chủ hộ. Lê Tùng Vân biến nơi đây thành cơ sở tu tại gia theo Phật giáo, lấy tên “Tịnh thất Bồng Lai” nhưng không được ngành chức năng và Giáo hội Phật giáo tỉnh Long An công nhận. Lê Tùng Vân đổi tên cơ sở này thành “Thiền am bên bờ vũ trụ” để tiếp tục hoạt động.

Từ năm 2019 - 2021, Lê Tùng Vân đã cầm đầu, chỉ đạo Lê Thanh Hoàn Nguyên (32 tuổi), Lê Thanh Nhất Nguyên (31 tuổi), Lê Thanh Trùng Dương (27 tuổi), Lê Thanh Nhị Nguyên (24 tuổi) và Cao Thị Cúc (62 tuổi) sử dụng máy tính, điện thoại di động để đăng lên Facebook và Youtube thông tin sai sự thật, xuyên tạc nhằm tuyên truyền, kích động, xúc phạm uy tín của Công an huyện Đức Hòa (Long An), xúc phạm Phật giáo, xúc phạm danh dự và nhân phẩm ông Trần Ngọc Thảo (pháp danh Thích Nhật Từ), gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội ở địa phương.

Tổng cộng, có 5 video và 1 bài viết trên mạng xã hội của nhóm người này được phân tích, giám định và xác định là hành vi có tổ chức. Ngoài ra, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Long An đang điều tra về hành vi lừa đảo xảy ra tại “Tịnh thất Bồng Lai”. Cụ thể, Công an tỉnh Long An nhận được nhiều đơn tố cáo Lê Tùng Vân và những cá nhân sinh sống ở “Tịnh thất Bồng Lai” có hành vi giả sư, giả trẻ mồ côi để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các nhà hảo tâm.

Vụ việc đã gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. Liên quan đến vụ án này, ngày 21/7/2022, sau 2 ngày xét xử, TAND huyện Đức Hòa tuyên phạt Lê Tùng Vân 5 năm tù về tội“Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân” theo khoản 2, Điều 331, Bộ luật Hình sự. Với vai trò đồng phạm, bị cáo Lê Thanh Nhất Nguyên (30 tuổi), Lê Thanh Hoàn Nguyên (31 tuổi) và Lê Thanh Trùng Dương (27 tuổi) bị phạt mỗi người 4 năm tù. Bị cáo Lê Thanh Nhị Nguyên lĩnh 3 năm 6 tháng tù, bị cáo Cao Thị Cúc 3 năm tù.

Ngày 3/11/2022, sau 2 ngày xét xử phúc thẩm, HĐXX TAND tỉnh Long An đã bác kháng cáo, đồng thời tuyên y án bị cáo Lê Tùng Vân 5 năm tù. Các bị cáo cũng giữ mức án như sơ thẩm. Cũng theo HĐXX, nhận định của tòa sơ thẩm đã xem xét các tình tiết giảm nhẹ cho các bị cáo, tuyên đúng người, đúng tội, không oan sai. Các bị cáo đã lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước nên không có cơ sở giảm nhẹ hình phạt.

Tuy nhiên, ngay sau khi phiên tòa phúc thẩm xét xử, USCIRF đã đưa Lê Tùng Vân, Lê Thanh Hoàn Nguyên, Lê Thanh Nhất Nguyên, Lê Thanh Nhị Nguyên, Lê Thanh Trùng Dương, Cao Thị Trúc vào danh sách “Nạn nhân tự do tôn giáo và niềm tin” toàn cầu. Hành động này đang đi ngược với giá trị chân chính của tôn giáo. Một số cá nhân chống đối vin lý do này cũng hùa theo, có những bình luận sai trái, đả phá chính quyền.

Lê Tùng Vân là đối tượng chống đối, không có đóng góp gì cho hoạt động tôn giáo ở Việt Nam. Tự bào chữa cho mình và trả lời trước phiên tòa, bị cáo Lê Tùng Vân cho biết “Tôi không theo tôn giáo nào, chưa có vợ con và mong được lấy vợ”! Trong khi đó, các hành vi vi phạm pháp luật của Lê Tùng Vân đã được Công an tỉnh Long An thu thập đầy đủ chứng cứ và toà sơ thẩm, phúc thẩm đã xem xét, xử lý theo đúng quy định của pháp luật, được dư luận đồng tình. Việc USCIRF lấy danh nghĩa tôn giáo để lên tiếng bênh vực cho các đối tượng vi phạm pháp luật, câu hỏi đặt ra là tổ chức này có đại diện cho những người theo tôn giáo chân chính hay lợi dụng tôn giáo để can thiệp vào nội bộ nước khác? USCIRF đã cố tình làm ngơ trước các chứng cứ mà các cơ quan chức năng Việt Nam thu thập, chứng minh hành vi sai phạm của những người trong cái gọi là “tịnh thất” này. Kết quả điều tra cho thấy, “Tịnh thất Bồng Lai” chỉ là mạo xưng, những người ở đây không phải là tu sĩ Phật giáo, không do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Long An quản lý.

Các đối tượng lợi dụng danh nghĩa tu sĩ Phật giáo, hình thức cơ sở của giáo hội, lợi dụng hình thức nuôi những người cơ nhỡ làm từ thiện để trục lợi cho mình. Đó là vi phạm về pháp luật, ảnh hưởng đến uy tín của Tổ chức Phật giáo thế giới mà trực tiếp là tổ chức Phật giáo ở Việt Nam. Liên quan đến vụ việc ở “Tịnh thất Bồng Lai”, hiện nay, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Long An đã tiếp tục phục hồi tin báo tố giác tội phạm và khởi tố thêm tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Riêng tin báo về hành vi loạn luân, Cơ quan An ninh điều tra đang chờ văn bản trả lời của cơ quan chuyên môn để làm căn cứ xem xét, giải quyết.

Cần nói thêm rằng, từ năm 2012 đến nay, USCIRF liên tục đề nghị đưa Việt Nam vào danh sách “Các nước cần quan tâm đặc biệt - CPC” bất chấp những thành tựu về đảm bảo các các quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận. USCIRF đã cố tình áp đặt những định kiến chủ quan của họ để đưa ra những nhận xét sai lệch, thiếu khách quan về tình hình tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Với hành động sai lệch như vậy, mục đích của USCIRF đã hậu thuẫn, tiếp sức cho những công dân Việt Nam vi phạm pháp luật núp dưới vỏ bọc “đấu tranh cho tự do tôn giáo”, “dân chủ, nhân quyền” để xâm phạm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo cớ cho bên ngoài can thiệp nội bộ.

Thực tiễn cho thấy, Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc trong việc đảm bảo tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, chưa bao giờ các tôn giáo có điều kiện phát triển như hiện nay. Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật, đồng thời nghiêm cấm hoạt động lợi dụng tôn giáo để vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và của công dân. Thời gian qua, các cơ quan chức năng ở một số địa phương như Nghệ An, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Long An… đã bắt giữ, xử lý một số trường hợp là chức sắc, tín đồ tôn giáo và cá nhân khác vì đã có hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của các cơ quan Nhà nước, của người dân, truyền bá mê tín dị đoan, phát triển tà đạo hoặc các tôn giáo chưa được Nhà nước công nhận, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, trật tự. Đó là việc bắt, xử lý các đối tượng về hành vi phạm tội theo quy định của Bộ luật Hình sự chứ không hề có chuyện bắt vì hoạt động tôn giáo, không có chuyện chính quyền “đàn áp, bắt bớ” trái pháp luật các tín đồ, chức sắc tôn giáo như USCIRF đã nêu trong báo cáo.

Một tổ chức quốc tế về tôn giáo lẽ ra phải đại diện cho danh dự, giá trị chân chính của chính đạo chứ tại sao lại cổ vũ, bênh vực cho những kẻ bệnh hoạn, đi ngược với lương tri nhân loại, chà đạp lên giá trị đạo đức? Điều đó cho thấy, tổ chức này không đại diện cho những người theo tôn giáo chân chính, không vì sự phát triển xã hội và hòa bình thế giới mà lại lấy danh nghĩa tôn giáo để thực hiện động cơ, ý đồ riêng. Thiết nghĩ, USCIRF với cái tên mang tính nhân quyền “Uỷ ban Tự do Tôn giáo quốc tế của Hoa Kỳ” thì cần phát ngôn và hành động cho đúng với danh xưng đó, cần có sự nhìn nhận, đánh giá khách quan, đúng sự thật về tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, tránh đưa ra những đánh giá sai lệch, xuyên tạc.

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2022

Việt Tân lại xuyên tạc, phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

 Trong bối cảnh sức ép lạm phát, tỷ giá, lãi suất tăng; dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thiên tai, hạn hán, bão lũ tiếp tục diễn biến bất thường, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất, kinh doanh,... lợi dụng vào đó, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị  ra sức xuyên tạc, bóp méo vấn đề, đổ lỗi, phủ nhận nền kinh tế thị trường thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Mới đây, ngày 14/11, trang facebook Việt Tân đăng bài: “Hậu quả kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, của Vũ Việt, cho rằng: “Đường lối kinh tế tập trung cộng với tham vọng kiểm soát tất cả quyền lợi kinh tế của đảng cầm quyền đang gây ra những bế tắc cho Việt Nam”. Với cái nhìn phiến diện, thái độhằn học, họ đã cố tình quy chụp những yếu kém trong hoạt động của một số ngân hàng là do kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, lợi dụng sự chỉ đạo của Chính phủ khi cho phép Ngân hàng Nhà nước có biện pháp can thiệp thị trường ngoại hối khi cần thiết theo quy định để bảo đảm ổn định thị trường tiền tệ và hệ thống các tổ chức tín dụng, họ tung tin xuyên tạc gây hoang mang, dao động và làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước, Chính phủ và chế độ xã hội chủ nghĩa. Điều đó không chỉ thể hiện sự hằn học, chống đối mà còn cho thấy sự hiểu biết nông cạn của Việt Tân về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Cần khẳng định: kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế được vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Nét ưu việt của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là việc đem thành quả của tăng trưởng kinh tế đến với mọi người bằng cách không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm tốt các vấn đề công bằng, bình đẳng xã hội. Trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát nhằm thiết lập kỷ cương trong hoạt động kinh tế, phát hiện và ngăn chặn các hiện tượng vi phạm pháp luật và làm sai chính sách, bảo vệ tài sản quốc gia và lợi ích của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế và từng bước thực hiện công bằng xã hội. Đồng thời, kiên quyết không dung túng, bao che cho những hành vi sai trái, những nguyên nhân sinh ra các hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật, làm thất thoát tài sản Nhà nước. Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nên những hạn chế, tiêu cực là không tránh khỏi. Nhưng đó không phải là bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; mà những sai phạm đó là do sựyếu kém trong khâu tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh của một số cá nhân lãnh đạo và nhà quản trị doanh nghiệp, v.v.

Nếu có cái nhìn khách quan, không định kiến, đều thấy rằng, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn, sáng tạo, vừa phù hợp với quy luật phát triển kinh tế, vừa phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Thực hiện chủ trương này, sau hơn 35 năm đổi mới, quy mô nền kinh tế của Việt Nam năm 2022 ước đạt gần 400 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người hơn 4.000 USD. Quy mô thương mại khoảng 750 tỷ USD, thuộc nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế.Việt Nam đã ký kết 15 hiệp định thương mại tự do với trên 60 nước, vùng lãnh thổ, trong đó có những thị trường lớn nhất trên thế giới và ngày càng đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, các chuỗi cung ứng. Đặc biệt, trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng GDP cao, 9 tháng đạt 8,83%, ước tính cả năm đạt 8%. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, nền kinh tế của Việt Nam đã khắc phục được rất nhiều hạn chế của kinh tế thị trường tự do. Với mục tiêu định hướng nhất quán quan điểm phát triển kinh tế phải đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội,công tác an sinh xã hội những năm qua ngày càng được cải thiện; công tác xóa đói giảm nghèo được quan tâm và mang lại kết quả tích cực, v.v.

Vì vậy, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước, Nhân dân ta lựa chọn và phát triển là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với quy luật của thời đại và tình hình thực tiễn. Mặc dù còn những hạn chế, nhưng những thành tựu mang lại là không thể phủ nhận. Nên, việc chỉ nhìn vào những yếu kém trong hoạt động của một số tổ chức, cá nhân trong quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước để đổ lỗi do kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, rồi đi đến phủ nhận toàn bộ thành quả củamô hình này mang lại đối với sự phát triển của đất nước ta là luận điệu xuyên tạc nố bịch. Dó đó, mỗi người dân Việt Nam cần phải đề cao cảnh giác, tỉnh táo để nhận diện đúng và kiên quyết đấu tranh, bác bỏ./.

Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2022

Luận điệu xuyên tạc lố bịch của RFA

        Thực hiện Chương trình kỳ họp thứ tư, Quốc hội (khóa XV), chiều ngày 09/11, Quốc hội họp phiên toàn thể, tiến hành thảo luận tại hội trường về dự án Luật Phòng thủ dân sự. Lợi dụng việc này, ngày 10/11, trang facebook Đài Á Châu Tự Do (RFA), đăng bài: “Luật Phòng vệ dân sự: cần hay không”; trong đó, trích dẫn nội dung phát biểu của một số nhà “dân chủ”, bất đồng chính kiến để xuyên tạc việc Quốc hội thảo luận về dự án Luật Phòng thủ dân sự. Họ cho rằng: “Ưu tư của nhà cầm quyền Việt Nam là vấn đề người bất đồng chính kiến, lo sợ người dân nổi loạn phản kháng… cho nên họ cần có những quy định để thực hiện việc tăng đàn áp”.

          Đây là luận điệu rất nố bịch, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước khi Quốc hội thảo luận, xây dựng và thống nhất ban hành Luật Phòng thủ dân sự, gây hoài nghi trong các tầng lớp nhân dân đối với sự lãnh đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước.

Cần khẳng định rõ: việc xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện Luật Phòng thủ dân sự là hết sức cần thiết. Bởi :

Thứ nhất, việc xây dựng, ban hành Luật Phòng thủ dân sự là để thể chế hóa đường lối, quan điểm của Đảng tại các nghị quyết, chỉ thị về xây dựng, hoàn thiện pháp luật về phòng thủ dân sự, như: Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 22/9/2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới; Nghị quyết số 22-NQ/TW, ngày 30/8/2022 của Bộ Chính trị (khóa XIII) về phòng thủ dân sự đến năm 2030 và những năm tiếp theo đã chỉ rõ: “khẩn trương xây dựng Luật Phòng thủ dân sự; rà soát, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng thủ dân sự đáp ứng kịp thời yêu cầu, nhiệm vụ phòng thủ dân sự trong tình hình mới”, v.v.

Thứ hai, Hiến pháp (năm 2013), quy định: “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân”; và “Cơ quan, tổ chức, công dân phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh”. Trong khi đó, phòng thủ dân sự là một nội dung của nhiệm vụ quốc phòng an ninh, bảo vệ Tổ quốc. Luật Quốc phòng (năm 2018) quy định: “phòng thủ dân sự là bộ phận của phòng thủ đất nước, bao gồm các biện pháp phòng, chống chiến tranh, phòng, chống, khắc phục hậu quả, thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, các nội dung liên quan đến phòng thủ dân sự lại đang được quy định ở nhiều văn bản luật và văn bản dưới luật khác nhau, gây nên những khó khăn trong việc quản lý, điều hành của lực lượng chức năng khi xảy ra các vấn đề liên quan đến phòng thủ dân sự. Mặt khác, các quy định về phòng thủ dân sự liên quan đến quyền con người, quyền công dân cần phải được quy định bằng văn bản luật để bảo đảm nguyên tắc hiến định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Vì vậy, để bảo đảm thực hiện đúng quy định của Hiến pháp (năm 2013), tạo sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật Việt Nam về phòng thủ dân sự, cần được thể chế hóa thành pháp luật.

Thứ ba, những năm qua cho thấy các thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp, diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở nước ta đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với công tác phòng thủ dân sự; công tác phòng thủ dân sự đã góp phần to lớn vào việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân dân, tạo môi trường ổn định phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa quy định rõ các biện pháp ứng phó theo cấp độ phòng thủ dân sự, chưa bao quát hết các lĩnh vực, dẫn đến khó khăn trong triển khai thực hiện, việc ứng phó với các sự việc trên đôi khi còn lúng túng, chưa kịp thời. Vì vậy đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân, bảo đảm an ninh, an toàn cho đất nước. Nếu làm tốt công tác phòng thủ dân sự sẽ là một nhân tố quan trọng giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; đồng thời, cũng là động lực để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Từ những lý do trên, qua thảo luận, các đại biểu Quốc hội đã bày tỏ thống nhất cao với các nội dung của dự thảo Luật; cho rằng việc xây dựng và triển khai thực hiện Luật Phòng thủ dân sự trong tình hình hiện nay là hết sức cần thiết, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn. Không có chuyện Quốc hội xây dựng và triển khai thực hiện Luật Phòng thủ dân sự là “Ưu tư của nhà cầm quyền Việt Nam là vấn đề người bất đồng chính kiến, lo sợ người dân nổi loạn phản kháng… cho nên họ cần có những quy định để thực hiện việc tăng đàn áp” như RFA rêu rao. Luận điệu xuyên tạc nố bịch này cần đấu tranh, bác bỏ./.

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2022

“Dân oan” hay “dân gian”?

 Ngày 09/11, trang facebook Dân Luận đăng status của một người dân địa phương rằng: “Đất canh tác lâu năm nhưng chính quyền địa phương thu hồi với giá rẻ mạt cho “doanh nghiệp quốc phòng” đấu giá”. Sau khi lu loa đổ lỗi cho chính quyền thu hồi đất với lý do không rõ ràng, ép giá đền bù,… cuối status người dân này viết: Thời gian gần đây chính quyền đang “đàn áp” người dân… Người dân chúng ta hãy đoàn kết đứng lên. Bài viết đang thu hút được sự quan tâm của cộng đồng mạng với hàng trăm lượt bình luận, chia sẻ. Đây là hành động nguy hiểm, mầm mống gây mất ổn định trật tự, an toàn xã hội tại địa phương, cần được ngăn chặn, giải quyết kịp thời.

Trước hết, cần nhận thức rằng: sau khi giành được độc lập, tự do cho dân tộc, Đảng, Nhà nước ta luôn khẳng định và nhất quán thực hiện chủ trương: đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện quản lý. Điều này thể hiện sự ưu việt của chế độ ta. Trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các địa phương trong cả nước đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích, thu hút vốn đầu tư và đẩy mạnh triển khai thực hiện các dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh. Thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, các địa phương đã tiến hành quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội theo từng giai đoạn, đảm bảo việc quản lý, khai thác, sử dụng quỹ tài nguyên đất phù hợp, gắn phát triển kinh tế - xã hội phải đi đôi với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh; trong đó, xác định rõ quy hoạch ở đâu, chỗ nào diện tích đất sử dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, công trình công cộng, v.v. Do đó, khi chính quyền địa phương tiến hành thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, bảo đảm an ninh quốc gia, vì lợi ích quốc gia, dân tộc thì người dân cần đồng thuận, ủng hộ và nghiêm chỉnh chấp hành.

Thứ hai, chính từ lời lẽ của người dân trong sự việc này cho thấy: cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể ở địa phương, cơ sở đã nhiều lần gặp gỡ, giải thích, giải quyết và thông báo công khai cho nhân được biết chủ trương thu hối đất vì mục đích quốc phòng. Song, bản thân người này cố tình phản đối, cản trở, không chấp hành việc bàn giao đất theo quy định của pháp luật, buộc chính quyền phải tổ chức cưỡng chế thu hồi đất, để bàn giao cho quốc phòng. Việc làm này đúng theo quy định của pháp luật, hoàn toàn không có chuyện: chính quyền đang “đàn áp” người dân như người này lu loa, vu cáo. 

Thứ ba, những trường hợp phải thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh cũng như việc bồi thường, đền bù đã được quy định rõ trong Luật Đất đai 2013. Mọi công dân cần nhận thức, tuân thủ, sống và làm việc theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Nếu có vướng mắc, chưa thỏa đáng, người dân cần phản ánh đến các cấp chính quyền, cơ quan chức năng thực thi pháp luật theo đúng quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo. Trái lại, người dân này cho rằng mình là “dân oan”, lợi dụng mạng xã hội để lu loa, kích động, chống đối chính quyền trong việc thực hiện thu hồi vì mục đích quốc phòng, thu hút sự chú ý, xúi giục, kích động tập trung đông người, tạo “điểm nóng” an ninh nông thôn, gây mất ổn định trật tự, an toàn xã hội. Đây hành động gian trá, cần bị vạch trần, ngăn chặn, bác bỏ./.

Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2022

Vạch trần tư tưởng “bài Trung” của Trần Đông A

 Dư luận quốc tế và trong nước những ngày này có nhiều bình luận, đánh giá tích cực về chuyến thăm, làm việc tại Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa qua. Tuy nhiên, lợi dụng sự kiện này, kênh VOA tiếng Việt ngày 02/11 đăng bài: “Sau “cuộc chầu thánh thể” tại Bắc Kinh của ông Trọng…” của Trần Đông A. Trong bài viết, Trần Đông A đã sử dụng những từ ngữ, như: “cuộc chầu chánh thể”, “não trạng quan phương bị quy phục”,… để miêu tả về chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng như mối quan hệ ngoại giao của Việt Nam với Trung Quốc. Đây là những từ ngữ không phù hợp, cho thấy nhận thức ấu trĩ, lệch lạc, tư tưởng sai trái.

Trải qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, đất nước ta phải chịu gần một nghìn năm xâm chiếm, đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc; gần một trăm năm dưới ách xâm lược, cai trị, bóc lột của chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Song, dân tộc ta chưa bao giờ chịu khuất phục về ý chí đấu tranh đánh đuổi giặc ngoại xâm, không bị đồng hóa về bản sắc văn hóa, truyền thống của dân tộc. Đặc biệt, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ, nhân dân ta đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước, đoàn kết, đồng lòng kháng chiến, đánh bại kẻ thù xâm lược, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, non sông thu về một mối, đưa cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Bước vào thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trải qua các giai đoạn phát triển, mặc dù có những bước thăng trầm, nhưng Đảng, Nhà nước ta đã chủ động đổi mới, phát triển tư duy, đề ra đường lối đối ngoại phù hợp tình hình thế giới, khu vực, đất nước. Việt Nam luôn thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại trên tinh thần bình đẳng, cùng có lợi, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới. Với chủ trương đó, những năm qua, Việt Nam đã đẩy mạnh quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế. Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, được cộng đồng quốc tế tin tưởng bầu, đảm nhiệm giữ các vị trí quan trọng của Liên hợp quốc và khu vực, như: Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Chủ tịch ASEAN, v.v. Dù đảm nhiệm vị trí nào, Việt Nam luôn là thành viên tích cực, có trách nhiệm, đưa ra nhiều đề xuất, sáng kiến hay vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam còn đăng cai, tổ chức thành công nhiều sự kiện, hội nghị quốc tế lớn, như: APEC, Thượng định Mỹ - Triều, Cấp cao ASEAN, v.v. Thực tế đó đã khẳng định: đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, vị thế, uy tín như hiện nay; Việt Nam không hề phụ thuộc, lệ thuộc hay bị chi phối bởi bất cứ thế lực nào, quốc gia nào.   

Đối với Trung Quốc là nước lớn, nước láng giềng, “núi liền núi, sông liền sông” với Việt Nam. Vì thế, Đảng, Nhà nước, Nhân dân ta chủ trương xây dựng mối quan hệ láng giềng hữu nghị, đối tác chiến lược toàn diện trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới. Mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước ngày càng được khẳng định, phát triển thông qua các chuyến thăm qua lại giữa lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước, hoạt động phối hợp, giao lưu, ký kết trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại,… cũng như hoạt động ngoại giao nhân giữa hai nước. Việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo cấp cao đầu tiên đến thăm Trung Quốc theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình ngay sau khi nước bạn tổ chức thành công Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XX là minh chứng cho mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết, gắn bó giữa Việt Nam - Trung Quốc và đường lối đối ngoại đúng đắn, sáng suốt của Đảng, Nhà nước ta.

Vì thế, việc Trần Đông A cố tình suy diễn, xuyên tạc chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và mối quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc đã lộ rõ nhận thức ấu trĩ, lệch lạc, tư tưởng “bài Trung”, có hại cho đất nước, cần phê phán, đấu tranh, bác bỏ./.