NGƯỜI ĐƯA TIN 289

NƠI CHIA SẺ THÔNG TIN ĐA CHIỀU VỀ MỌI VẤN ĐỀ
  • TRƯỜNG SA - HOÀNG SA VÀ NHỮNG CHUYỆN CHƯA BAO GIỜ KỂ

    Hôm trước, mình đặt câu hỏi về việc các bạn suốt ngày phê phán Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam "nhai đi nhai lại" các thông điệp phản đối khi Trung Quốc có hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vậy theo các bạn chúng ta phải làm gì?

  • NGUYỄN VĂN HÓA - TỪ CON ĐƯỜNG PHẠM TỘI BÁN NƯỚC ĐẾN CON ĐƯỜNG VÀO NHÀ GIAM

    Năm 2013, Nguyễn Văn Hóa đã lập tài khoản Facebook “Nguyễn Văn Hóa (Maria Luygonjaga)” tại địa chỉ www.facebook.com/Nguoidaxatoi để kết bạn, trao đổi thông tin với các đối tượng như Lê Đình Lượng, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Hoàng Đức Bình.

  • NHẬN BIẾT THỦ ĐOẠN MỚI CỦA KẺ THÙ ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN

    Trong tình hình mới, các thế lực thù địch vẫn luôn câu kết chặt chẽ với nhau để thúc đẩy từ “diễn biến hòa bình” sang “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ ta, chống phá Đảng, Nhà nước và giai cấp công nhân Việt Nam với cấp độ và cường độ ngày càng quyết liệt, thâm hiểm hơn.

Thứ Tư, 30 tháng 6, 2021

Lê Văn Dũng và sự thờ ơ của số khiếu kiện chây ỳ

Ngày 30/6/2021, Lê Văn Dũng (Dũng Vova) đã bị lực lượng chức năng của Công an TP Hà Nội bắt sau thời gian trốn lệnh truy nã. Việc Dũng Vova bị bắt không lấy gì làm lạ, nhưng điều mà dư luận nhận thấy đó chính là sự thờ ơ của số công dân khiếu kiện chây ỳ đang sống trên địa bàn Hà Nội.

Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Thúy Hạnh rồi đến Dũng Vova bị cơ quan công an bắt giữ, đồng nghĩa với việc những đối tượng chống đối chính trị thường xuyên lợi dụng không gian mạng để xuyên tạc nói xấu chính quyền như Nguyễn Lân Thắng, Trương Văn Dũng, Đặng Bích Phượng... cũng phải cảm thấy run sợ. Tuy vậy, những đối tượng chống đối chính trị được coi là cùng hội cùng thuyền với Dũng Vova cũng thường xuyên đăng tải trên mạng xã hội những bài viết, hình ảnh thăm hỏi vợ Dũng Vova mà chủ yếu lợi dụng thân nhân Dũng Vova để xuyên tạc nói xấu chính quyền. Một số đối tượng chống đối chính trị đang “ăn mày” ở ngoài nước như Nguyễn Văn Hải (Hải điếu cày), Nguyễn Thanh Tâm, hay các đài báo chống đối chính trị như BBC tiếng việt, RFA... coi tin Dũng Vova bị cơ quan công an bắt giữ như một miếng mồi ngon, một cơ hội để xuyên tạc, nói xấu chính quyền.

 Khác với các đối tượng chống đối chính trị, những công dân khiếu kiện chây ỳ các địa phương trước đây thường xuyên liên lạc, thông qua Dũng Vova để xin tiền tài trợ từ các đối tượng chống đối chính trị thì nay lại “trở mặt”, hoàn toàn im lặng trước thông tin Dũng Vova bị bắt. Những người trước đây nhận được nhiều sự hỗ trợ nhất từ Dũng Vova như vợ chồng Trương Thị Quý, Đoàn Thanh Giang (Đồng Nai), Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn Thị Tin (Ninh Bình); hay số công dân khiếu kiện chây ỳ trước đây được Dũng Vova phỏng vấn trực tiếp trên kênh CHTV do hắn tự ý lập ra để xuyên tạc chủ trương chính sách của đảng cũng đồng loạt im lặng.

Trong đầu số công dân khiếu kiện chây ỳ thì khi thiếu tiền tiêu, hết gạo ăn, thậm trí nhiều lần xin tiền về quê thì Trương Thị Quý, Đoàn Thanh Giang... lại điện xin Dũng Vova chỉ cần số này làm theo sự chỉ đạo của Dũng. Mặc dù ai cũng biết tiền, lương thực thực phẩm không phải của Lê Văn Dũng mà là của các đối tượng chống đối chính trị bên ngoài. Cũng giống như với Nguyễn Thị Tâm, quan hệ giữa số công dân khiếu kiện chây ỳ đang sống quanh ban tiếp dân trung ương với Dũng Vova được hình thành từ bản chất của những kẻ lưu manh, cơ hội, lợi dụng nhau để chống đảng, nhà nước. Nên việc quay mặt của số công dân khiếu kiện với Dũng Vova và thân nhân cũng là một điều không lạ.

Khi chưa bị bắt, Dũng Vova coi số công sân khiếu kiện chây ỳ là công cụ, phương tiện để hắn ta xuyên tạc, nói xấu chính quyền; hắn ta từng lợi dụng hình ảnh người dân khiếu kiện chây ỳ các địa phương đang ở khu vực Ban tiếp công dân Trung ương để tạo sự chú ý của dư luận nhằm phục vụ mục đích chống đối chính trị. Nhưng ngược lại người dân khiếu kiện các địa phương coi Dũng Vova là “kho lương thực” để họ khai thác. Đây là mối quan hệ của những kẻ côn đồ, nên việc “trở mặt”, thờ ơ của số công dân khiếu kiện với Dũng Vova cũng là điều tất yếu xảy ra.

Ngay cả Dư Thị Thành và thân nhân Lê Đình Kình tại Đồng Tâm cũng không ngoại lệ; từng coi Dũng Vova là ân nhân, nhiều lần được Dũng Vova phỏng vấn, hỗ trợ tiền để ăn tiêu nhưng cũng thờ ơ, im lặng như bao đối tượng khiếu kiện khác. Đây là điều cho thấy khi không còn giá trị lợi dụng thì số công sân khiếu kiện chây ỳ cũng sẵn sàng ngoảnh mặt với những người đã giúp mình như Dũng Vova, chấp nhận là kẻ ăn cháo đá bát.

Nguồn: Loaphuong.org


VỤ QUÂN NHÂN TỬ VONG: ĐỪNG ĐỂ KHOẢNG TRỐNG TRUYỀN THÔNG


Sự việc quân nhân Trần Đức Đô (sinh năm 2002, Đa Hội, Từ Sơn, Bắc Ninh) tử vong ở Trường Quân sự Quân khu 1 đang là chủ đề nóng trên mạng xã hội hiện nay. Nhiều bài viết xuất hiện trên các group, diễn đàn như OTO+, OFFB,… với hàng trăm nghìn lượt like, chia sẻ, bình luận, đủ để thấy mức độ quan tâm của dư luận đối với sự việc này. 

Đáng nói ở chỗ, nhiều trang mạng phản động như Việt Tân, Nhật ký yêu nước... cũng rất nhanh chóng lợi dụng vụ việc này để xuyên tạc về kỷ luật trong Quân đội, cho rằng phía Quân đội đang có biểu hiện bao che, lấp liếm về vụ việc, "còn ai dám đi bộ đội"….

Thiết nghĩ, quốc có quốc pháp, quân có quân pháp. Phía cơ quan chức năng của Quân đội, nhất là phía an ninh Quân đội, sẽ không có chuyện bao che, dung túng vụ việc. Nhiều vụ việc tương tự trước đây, khi tình trạng "ma cũ bắt nạt ma mới" vẫn còn, đã bị xử lý nghiêm, nhiều trường hợp bị khởi tố. Nếu nguyên nhân tử vong là do thương tích đánh nhau thì cấp quản lý sẽ bị kỷ luật không cần bàn cãi, còn những ai tham gia chắc chắn cũng sẽ bị xử lý hình sự. Quân đội là môi trường nghiêm khắc về kỷ luật, cũng không nể vì ai, càng cao thì càng bị trách nhiệm liên đới cao. Chẳng ai lại đi hi sinh sự nghiệp, thậm chí là quyền công dân để đi bảo vệ những kẻ sai trái, nhất là khi mạng xã hội phát triển như bây giờ.

Cái cần thiết lúc này là không để khoảng trống thông tin để các đối tượng xấu có thể xuyên tạc. Cơ quan chức năng cần minh bạch thông tin, dựa trên các kết quả khám nghiệm tử thi, kết quả xác minh ban đầu về vụ việc, tránh để kẻ xấu có thể lợi dụng.

Nhân tiện, đề nghị cộng đồng mạng, khi chưa biết chân tướng vụ việc, đừng chia sẻ những câu chuyện không có căn cứ, nặng tính chất suy đoán. Hãy chọn lọc, tiếp nhận thông tin và lắng nghe nhiều chiều, đừng để đến khi mất tiền mới thấy hối hận.

 


#LTNCB

Thứ Năm, 17 tháng 6, 2021

BỘ THÔNG TIN-TRUYỀN THÔNG BAN HÀNH BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ TRÊN MẠNG XÃ HỘI

 

Ngày 17/6, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Quyết định số 874/QĐ-BTTTT về việc ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội.

Bộ Quy tắc được ban hành nhằm tạo điều kiện lành mạnh mạng xã hội tại Việt Nam, đảm bảo quyền tự do cá nhân, quyền tự do kinh doanh, không phân biệt đối xử nhà cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước, phù hợp với chuẩn mực, thông lệ và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

Đồng thời, Bộ Quy tắc hướng đến xây dựng chuẩn mực đạo đức về hành vi ứng xử trên mạng xã hội, giáo dục ý thức, tạo thói quen tích cực trong các hành vi ứng xử của người dùng trên mạng xã hội, góp phần xây dựng mạng an toàn, lành mạnh tại Việt Nam.

Đối tượng áp dụng của Bộ Quy tắc là cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước sử dụng mạng xã hội; tổ chức, cá nhân khác sử dụng mạng xã hội; nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội tại Việt Nam.

Quy tắc ứng xử cho tổ chức, cá nhân là: tìm hiểu, tuân thủ các điều khoản hướng dẫn, sử dụng các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội trước khi đăng ký, tham gia mạng xã hội. Nên sử dụng họ, tên thật cá nhân, tên hiệu thật của tổ chức, cơ quan và đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ để xác thực tên hiệu, địa chỉ trang mạng, đầu mối liên lạc khi tham gia, sử dụng mạng xã hội.

Các tổ chức, cá nhân cũng cần thực hiện biện pháp tự quản lý, bảo mật tài khoản mạng xã hội và nhanh chóng thông báo tới các cơ quan chức năng, nhà cung cấp dịch vụ khi tài khoản tổ chức, cá nhân bị mất quyền kiểm soát, bị giả mạo, lợi dụng vào mục đích không lành mạnh, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Các tổ chức, cá nhân chia sẻ những thông tin có nguồn chính thống, đáng tin cậy; có các hành vi, ứng xử phù hợp với những giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam; không sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo; không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép... gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.

Quy tắc ứng xử khuyến khích sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, quảng bá về đất nước, con người, văn hóa tốt đẹp của Việt Nam, chia sẻ thông tin tích cực, những tấm gương người tốt, việc tốt; vận động người thân trong gia đình, bạn bè, những người xung quanh tham gia giáo dục, bảo vệ trẻ em, trẻ vị thành niên sử dụng mạng xã hội một cách an toàn, lành mạnh.

Quy tắc ứng xử cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước là: cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước thực hiện nội dung quy định như đối với tổ chức, cá nhân; thực hiện nội quy của cơ quan, tổ chức về việc cung cấp thông tin lên mạng xã hội.

Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước cũng cần thông báo tới cơ quan chủ quản để kịp thời có hướng xử lý, trả lời, giải quyết khi có những ý kiến, thông tin trái chiều, thông tin vi phạm pháp luật có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, lĩnh vực quản lý của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Ngoài ra, Bộ Quy tắc cũng quy định ứng xử cho các cơ quan nhà nước; nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội.

Các cơ quan, tổ chức căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và Bộ Quy tắc này triển khai thực hiện, phổ biến nội dung của Bộ Quy tắc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và đặc thù của cơ quan, tổ chức mình, trong đó chú trọng đến việc bảo đảm an toàn, lành mạnh cho người yếu thế' khi sử dụng mạng xã hội.

Người sử dụng và nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội được khuyến khích thực hiện đầy đủ các nội dung Bộ Quy tắc và tuyên truyền, phổ biến rộng rãi tới các tổ chức, cá nhân khác sử dụng mạng xã hội. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký./.

@copy

Thứ Ba, 15 tháng 6, 2021

TỈNH TÁO TRƯỚC CHIÊU TRÒ LỢI DỤNG “ NHÀ BÁO HAI MẶT”

 

Nhìn nhận một cách khách quan, về cơ bản, môi trường báo chí của ta đang phát triển đúng hướng, lành mạnh. Thế nhưng cũng phải thẳng thắn chỉ ra rằng, bên cạnh sự lành mạnh, môi trường báo chí vẫn còn “những vẩn đục, rác rưởi gây ô nhiễm”. Cụ thể là, tình trạng một số người lợi dụng danh nghĩa nhà báo để làm điều trái với đạo lý, lương tâm, vi phạm pháp luật. Càng nguy hiểm hơn khi xuất hiện những “nhà báo hai mặt” bị các thế lực thù địch, phản động móc nối, lôi kéo, mua chuộc, lợi dụng để tiến hành các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta.

KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN VAI TRÒ BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Nhìn lại chặng đường 96 năm đi qua, đội ngũ những người làm báo vinh dự, tự hào và vững tin khẳng định rằng, báo chí cách mạng Việt Nam đã có những cống hiến quan trọng vào những thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà cũng như trong sự nghiệp đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đó cũng là đánh giá của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội lần thứ X Hội Nhà báo Việt Nam: “Báo chí cách mạng Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo, đã luôn đồng hành cùng những chặng đường đấu tranh kiên cường của Đảng ta, nhân dân ta, vì độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội. Trong các cuộc kháng chiến anh dũng chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc, báo chí nước ta đã trở thành một binh chủng quan trọng trên mặt trận tư tưởng; nhiều tác phẩm báo chí đã thực sự là “lời hịch cách mạng”, “tiếng gọi non sông” thúc giục đồng bào cả nước cùng ra trận. Từ trong máu lửa chiến tranh, hàng trăm nhà báo - chiến sĩ đã anh dũng hy sinh, góp phần tô thắm thêm trang sử vẻ vang của báo chí cách mạng và của dân tộc”.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện của đất nước, báo chí cách mạng Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng về mọi mặt. Đặc biệt, trong hơn 35 năm đổi mới, kế thừa và phát huy truyền thống của thế hệ đi trước, đội ngũ những người làm báo nói chung, đội ngũ phóng viên, biên tập viên nói riêng tiếp tục khẳng định là đội quân chủ lực trong tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật nhà nước; định hướng dư luận xã hội, cổ vũ, động viên nhân tố mới, tiến bộ; lên án những hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lạc hậu; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới.

Không chỉ tăng về số lượng, mà chất lượng các xuất bản phẩm, các chương trình được nâng lên rõ rệt, đổi mới mạnh mẽ cả về nội dung và hình thức thể hiện. Kỹ thuật - nghiệp vụ của báo chí đã có những bước phát triển nhanh chóng, đáp ứng kịp thời yêu cầu làm chủ công nghệ làm báo hiện đại. Mô hình báo chí đa phương tiện ngày càng mở rộng và trở thành xu hướng tất yếu của báo chí cách mạng Việt Nam. Sự chủ động, nhạy bén chiếm lĩnh trận địa thông tin và tính định hướng dư luận của báo chí ngày càng được tăng cường. Không chỉ tăng nhanh về số lượng, mà bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ những người làm báo ngày càng được nâng cao. Các nhà báo, phóng viên đa năng “ba trong một”, “bốn trong một” ngày càng nhiều, đáp ứng yêu cầu của nền báo chí truyền thông trong tình hình mới. Trong quá trình tác nghiệp, đại đa số người làm báo luôn quán triệt, bám sát và thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, nội quy, quy chế của cơ quan báo chí. Đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội của đội ngũ những người làm báo được giữ vững. Cán bộ, phóng viên, biên tập viên hành nghề trung thực, khách quan, công tâm, nhãn quan chính trị sáng suốt. Đội ngũ những người làm báo là nhân tố quyết định việc hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của báo chí cách mạng Việt Nam.

THỰC TRẠNG ĐÁNG LO NGẠI

Vị trí, vai trò và những đóng góp của báo chí Việt Nam nói chung và các nhà báo nói riêng vào thắng lợi chung của đất nước, thành quả của cách mạng là không thể phủ nhận. Nhưng cũng phải thẳng thắn chỉ ra, báo chí nước ta còn nhiều tồn tại, hạn chế. Đáng lưu ý là tình trạng xuống cấp đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội của một bộ phận những người làm báo. Hằng ngày, chúng ta bắt gặp trên báo chí những thông tin sai sự thật, thiếu kiểm chứng, thiếu nhạy bén chính trị, suy diễn, võ đoán, dễ dãi, xa rời tôn chỉ mục đích, chạy theo thị hiếu tầm thường, giật gân, câu khách. Đặc biệt là tình trạng “tiền hậu bất nhất” giữa nói và làm, giữa sáng tạo tác phẩm báo chí với phát ngôn trên mạng xã hội và khi tham gia các hoạt động ngoài xã hội của không ít nhà báo.

Khi đề cập những nội dung liên quan đến đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội của nhà báo, của phóng viên, tại một số kỳ họp Quốc hội khóa XIV nhiều đại biểu cũng tỏ rõ sự bức xúc gay gắt về tình trạng nhà báo lợi dụng nghề nghiệp để làm những điều trái pháp luật. Có đại biểu Quốc hội gọi những nhà báo khi viết bài, sản xuất chương trình cho báo chí chính thống thì viết đúng, nói đúng quan điểm, tôn chỉ, mục đích; đúng với đường lối, chủ trương, chính sách, nhưng khi tham gia trên mạng xã hội thì lại nói sai, viết sai, bình luận trái, thậm chí bóp méo, xuyên tạc sự thật, đi ngược với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước là những “nhà báo hai mặt”.

Đã có không ít “nhà báo hai mặt” bị xử lý kỷ luật, thậm chí có trường hợp vướng vào vòng lao lý do vi phạm pháp luật, nói và viết trên mạng xã hội trái với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước, tiếp tay cho các thế lực thù địch, phản động chống phá Đảng Nhà nước ta. Điển hình là đối tượng Phạm Thị Đoan Trang. Sinh ra trong một gia đình cơ bản, được học hành tử tế và từng là nhà báo làm việc ở một số cơ quan báo chí, truyền thông nhưng thay vì rèn luyện, phấn đấu để trở thành nhà báo hết lòng cống hiến cho sự nghiệp báo chí nước nhà, Phạm Thị Đoan Trang đã có những lời nói và hành động đi ngược lại quan điểm, đường lối chủ trương của Đảng, chính sách và luật pháp Nhà nước. Được bạn bè, đồng nghiệp góp ý, lãnh đạo các cơ quan báo chí nhiều lần gặp gỡ, nhắc nhở, những tưởng Phạm Thị Đoan Trang sẽ sửa chữa, nhưng đối tượng ngày càng trượt dài trên con đường tội lỗi. Sau khi bị cơ quan báo chí xử lý kỷ luật và buộc thôi việc, đối tượng ngày càng lộ rõ một kẻ coi thường kỷ cương, phép nước. Ngày 6/10/2020, Cơ quan An ninh Điều tra thực hiện lệnh bắt tạm giam Phạm Thị Đoan Trang về tội: “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” quy định tại Ðiều 88 Bộ luật Hình sự năm 1999 và tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” quy định tại Ðiều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Tương tự, mới đây, Cơ quan An ninh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Trương Châu Hữu Danh về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Trước khi bị bắt, Trương Châu Hữu Danh là phóng viên của một số tờ báo có tiếng. Hay như trường hợp Phan Bùi Bảo Thy, Trưởng Văn phòng đại diện Báo Giáo dục và Thời đại khu vực miền Trung - Tây Nguyên bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017. Mới đây nhất, Trần Thị Tuyết Diệu bị Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên tuyên phạt 8 năm tù giam về tội làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trước khi phạm tội, Trần Thị Tuyết Diệu từng 7 năm là phóng viên Báo Phú Yên. Đó là chưa kể nhiều nhà báo, phóng viên khác lợi dụng nghề nghiệp để nhận hối lộ, tham nhũng, tiêu cực đã bị khởi tố, hầu tòa hoặc bị lãnh đạo các cơ quan báo chí và cơ quan quản lý xử lý kỷ luật với các hình thức, mức độ khác nhau.

 ĐỪNG TỰ BIẾN MÌNH THÀNH “NHÀ BÁO HAI MẶT”

Nguyên nhân của tình trạng “nhà báo hai mặt” thì có nhiều, nhưng không thể bỏ qua vai trò, trách nhiệm quản lý của cơ quan chủ quản và của người đứng đầu cơ quan báo chí. Điều 15 và Điều 24 Luật Báo chí đã quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chủ quản báo chí và người đứng đầu cơ quan báo chí. Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng có nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường vai trò, trách nhiệm của cơ quan chủ quản báo chí, người đứng đầu cơ quan báo chí, thế nhưng việc tổ chức thực hiện vẫn chưa nghiêm. Đáng chú ý là tình trạng thiếu trách nhiệm, buông lỏng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, chưa quan tâm đúng mức đến việc trang bị nền tảng lý luận chính trị cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên... vẫn xảy ra ở một số cơ quan chủ quản báo chí, người đứng đầu cơ quan báo chí, dẫn đến người làm báo, nhất là phóng viên ở các văn phòng đại diện, thường trú... vi phạm pháp luật và các quy định liên quan đến phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp. Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động chưa được các cơ quan báo chí tiến hành chặt chẽ, một số sai phạm xử lý chưa kịp thời và thiếu nghiêm minh nên tác dụng giáo dục, răn đe hạn chế.

Bên cạnh đó, không ít nhà báo, phóng viên lười rèn luyện, chưa thực sự quan tâm đến việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ và rèn luyện bản lĩnh chính trị. Người dân bình thường nói sai, viết sai tác hại một, nhà báo viết sai, nói sai thì tác hại còn lớn hơn gấp nhiều lần. Bởi lẽ, vị trí, vai trò của nhà báo trong xã hội rất quan trọng. Mặt khác, thực tế hiện nay nhiều người không phân biệt được sự khác nhau giữa tác phẩm báo chí đăng phát trên các xuất bản phẩm chính thống với thông tin cá nhân mà nhà báo chia sẻ trên không gian mạng. Do vậy, những bài viết, những thông tin mà nhà báo chia sẻ trên mạng xã hội thường thu hút sự chú ý của dư luận... Lợi dụng điều này, các thế lực thù địch, phản động đã giăng bẫy để móc nối, lôi kéo, mua chuộc khiến một số nhà báo, phóng viên non kém về bản lĩnh chính trị, mơ hồ ảo tưởng, thiếu cảnh giác đã trở thành con rối để chúng điều khiển chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta.

Như đã đặt vấn đề, báo chí có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển lành mạnh của xã hội. Vì thế, sự xuất hiện của những “nhà báo hai mặt” là hết sức nguy hại. Không chỉ có hại với chính bản thân các “nhà báo hai mặt” mà những thông tin xấu, độc do họ viết ra, phát tán còn có thể kéo theo sai phạm của nhiều người khác, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường báo chí và sự phát triển của xã hội.

Cần phải khẳng định, nhà báo trước tiên là công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có bổn phận tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bên cạnh trách nhiệm công dân, nhà báo còn có trách nhiệm nghề nghiệp - trách nhiệm của người làm báo. Trách nhiệm công dân và trách nhiệm nhà báo phải luôn song hành, gắn chặt với nhau. Hơn thế, nhà báo là người cung cấp thông tin, làm công tác tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội, cổ vũ, động viên nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước, do đó, đòi hỏi tinh thần “Thượng tôn pháp luật” ở nhà báo rất cao.

Để ngăn chặn tình trạng “nhà báo hai mặt”, những năm qua, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông; Hội Nhà báo Việt Nam cùng các cơ quan, tổ chức liên quan đã ban hành nhiều chỉ thị, quy định, chế tài nhằm tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý hoạt động báo chí nói chung và quản lý, giáo dục, rèn luyện nhà báo nói riêng. Những nhà báo có biểu hiện “hai mặt” đã được đưa ra kiểm điểm, xử lý.

Nhưng có lẽ đó mới chỉ là những giải pháp tình thế xử lý “phần ngọn” của vấn đề. Nguyên nhân căn bản khiến nhà báo biến chất trở thành “nhà báo hai mặt” là do thiếu tự giác, rèn luyện, tu dưỡng phấn đấu thường xuyên, không chú ý giữ gìn đạo đức, nhân cách, danh dự của người làm báo.

Đất nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới. Bên cạnh những thuận lợi, những yếu tố tích cực, còn có không ít khó khăn, thách thức và nhiều yếu tố tác động tiêu cực đến nghề báo cũng như hoạt động của nhà báo. Đặc biệt, các thế lực thù địch, phản động đang tìm cách móc nối, lôi kéo, mua chuộc, lợi dụng các nhà báo nhằm thực hiện mưu đồ chống phá Đảng, Nhà nước ta.

Thực tiễn đòi hỏi đội ngũ những người làm báo nói chung, mỗi nhà báo nói riêng cần nhận thức đầy đủ và ý thức rõ vinh dự, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với sự phát triển của cơ quan báo chí mà mình công tác và lớn hơn, đó là sự phát triển của nền báo chí nước nhà. Mỗi nhà báo phải nỗ lực cố gắng, phấn đấu, học tập, rèn luyện, tu dưỡng không ngừng cả về lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng và năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Đi kèm với đó, mỗi nhà báo cần nhìn nhận cho rõ ranh giới trách nhiệm của người làm báo với trách nhiệm công dân khi hành nghề cũng như khi tham gia mạng xã hội. Chỉ có như thế, mới không “sẩy chân” vấp ngã, không tự biến mình thành “nhà báo hai mặt” để các thế lực thù địch lợi dụng./.



Phùng Kim Lân

Chủ Nhật, 13 tháng 6, 2021

Nước Mỹ có “tự do Internet” không?


Sau hàng loạt báo cáo nhân quyền, tự do tôn giáo, tự do Internet của Bộ Ngoại giao Mỹ và một số tổ chức nhân quyền quốc tế đưa ra gần đây, trong đó có nội dung lên án Việt Nam vi phạm quyền tự do Internet, những kẻ khoác áo “đấu tranh dân chủ” được dịp vu cáo Việt Nam không có tự do Internet, công kích luật An ninh mạng, ca ngợi nước Mỹ như xứ sở tự do tuyệt đối, bày tỏ thương cảm số phận người dân Việt Nam đang phải ở trong “nhà tù lớn”, thậm chí hàng chục tổ chức tôn thờ cờ vàng 3 sọc ở Mỹ hô hào chiến dịch xuống đường hưởng ứng “hào khí 10/6” nhằm tưởng niệm ngày biểu tình phản đối dự thảo Luật đặc khu và dự thảo Luật An ninh mạng 3 năm trước đây. Thực tế, hình mẫu nước Mỹ với tự do Internet, tự do ngôn luận, tự do thông tin,…có như họ mơ tưởng và vẽ vời lòe bịp dân Việt hay không?

Năm 2001, tổng thống Mỹ George W. Bush thông qua đạo luật PATRIOT. Đạo luật này đã trao cho chính phủ các quyền lực mới để tiến hành giám sát điện tử đối với các nghi phạm khủng bố. Theo đó, FBI có thể tìm kiếm điện thoại, e-mail và hồ sơ tài chính mà không cần lệnh của tòa án; và có thể sự truy cập mở rộng vào hồ sơ kinh doanh, bao gồm thư viện và hồ sơ tài chính. Kể từ khi thông qua, một số thách thức pháp lý đã được đưa ra để chống lại hành động này và các tòa án liên bang đã phán quyết rằng một số điều khoản là vi hiến. Điểm mập mờ và nguy hiểm của đạo luật này nằm ở chỗ, kể cả khi không biết ai là tội phạm, chính phủ vẫn có quyền giám sát người đó. Thực tế là đạo luật này đã tác động đến mọi người dân Mỹ, biến tất cả người Mỹ thành nghi phạm để bị giám sát. Sau nhiều phản ứng dữ dội của người dân, chính phủ Mỹ vẫn không hề loại bỏ đạo luật này, mà chỉ đổi sang tên khác.

Đến thời của tổng thống Barrack Obama, đạo luật Chia sẻ thông tin an ninh mạng (CISA) được thông hành. Đạo luật này cho phép các công ty, tập đoàn tư nhân chia sẻ thông tin lưu lượng truy cập Internet với chính phủ Hoa Kỳ, nhất là những thông tin liên quan đến an ninh mạng. Cũng dưới thời kỳ của tổng thống Obama, bộ nguyên tắc Trung lập mạng (Network Neutrality) được thông qua, ngăn chặn việc các nhà mạng chặn băng thông nhằm ép buộc người dùng phải sử dụng dịch vụ của mình. Trung lập mạng đã gây ấn tượng tốt đối với nhiều người ủng hộ tự do ngôn luận vì nó có thể giúp đảm bảo rằng những tiếng nói và quan điểm đa chiều được lan tỏa trên mạng nhanh chóng và tự do hơn.

Tuy nhiên, sự tự do, an toàn mà người Mỹ có được dưới thời kỳ của tổng thống Obama thực chất chỉ là tự do giả dối. Bằng chứng là, vào năm 2007, toàn thể người dân Mỹ và người dân trên toàn thế giới chấn động với “Vụ Snowden”: một vụ án đặc biệt mà ở đó, đặc vụ Snowden đã tiết lộ: toàn bộ hệ thống máy chủ của các tập đoàn truyền thông lớn như Verizon, Microsoft, Google, Facebook, Apple, Yahoo, PalTalk, Skype, YouTube… đã bị cơ quan an ninh quốc gia (NSA) Mỹ trực tiếp xâm nhập nhằm kiểm tra các đoạn phim, ảnh, tư liệu của người sử dụng, kể cả công dân Mỹ và công dân các nước khác trên thế giới. Chương trình này được NSA gọi tên là “PRISM” và bắt đầu tiến hành từ năm 2007.

Quy trình hoạt động của PRISM là: Các công ty cung cấp các dịch vụ trên nhận lệnh trực tiếp từ Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Giám đốc Tình báo quốc gia, buộc phải trao quyền truy cập máy chủ và hàng tá dữ liệu, thông tin liên lạc mỗi ngày được chuyển tới các đơn vị công nghệ  của FBI rồi chuyển tiếp đến NSA. Từ đó, thông tin sau khi được xử lý và xây dựng thành các báo cáo tình báo gửi đến Tổng thống Obama. PRISM là nguồn cung cấp dữ liệu cho hơn 2.000 báo cáo tình báo mỗi tháng của nước Mỹ và đã có 77.000 báo cáo được sử dụng nguồn từ dữ liệu của PRISM trong suốt thời gian tổng thống Obama nắm quyền.

Như vậy, dưới thời Obama, người dân Mỹ được truyền thông về một không gian tự do Internet, thậm chí còn có hẳn một bộ nguyên tắc Trung lập mạng, khiến cho ai cũng nghĩ rằng mình đang được tự do. Thế nhưng, cuối cùng thì nhất cử nhất động của từng người trên mạng đều được ghi lại, theo dõi và đánh giá. Tính ra, PRISM tinh vi hơn tất cả các đạo luật mạng trước đó, vì nó ngấm ngầm kiểm soát không chỉ người dân Mỹ mà còn theo dõi những người dùng các dịch vụ Microsof, Google, Facebook,… ngoại quốc. “Vụ Snowden” trên thực tế đã là một khẳng định: Trên Internet, không có tự do; và ở Mỹ, càng không có tự do với Internet.

Đến thời tổng thống Donald Trump, nguyên tắc Trung lập mạng bị bãi bỏ vào năm 2017, lại một lần nữa khiến dư luận dậy sóng. Từ đây, việc chặn mạng và chặn người sử dụng mạng dễ dàng hơn bao giờ hết. Cũng từ đây, người dân Mỹ buộc phải bỏ ra một khoản tiền cao hơn rất nhiều để có thể truy cập mạng nhanh. Vậy là, người Mỹ không chỉ bị mất tự do Internet, mà còn bị mất thêm cả tiền để có thể “tự do” vào được Internet.

Cũng từ khi Donald Trump lên nắm quyền, Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) đã bắt buộc một công ty lưu trữ internet là Dreamhost cung cấp thông tin về tất cả những người đã truy cập disruptj20.org, một website khách hàng của Dreamhost, chuyên chức các cuộc biểu tình chống nhậm chức của ông Trump. Vậy là, sau một thời kỳ “lạt mềm buộc chặt” dưới quyền hành của tổng thống Barrack Obama, thì đến thời của Donald Trump, người dân Mỹ lại đứng trước thực tế: Không có tự do trên Internet, thậm chí, nếu chống đối nhà nước, bất kỳ ai cũng có thể bị khép tội.

Những đạo luật an ninh mạng của Mỹ kể trên cho đến nay vẫn còn hoạt động. Và dù lấy danh nghĩa là “ngăn chặn khủng bố”, song hầu hết người dân Mỹ trên Internet đều bị kiểm soát chặt chẽ và có thể bị xếp diện “nghi phạm khủng bố” nếu có “căn cứ” cần theo dõi. Những đạo luật này đã có từ năm 2001 và kéo dài đến tận ngày nay, cho thấy chính phủ Mỹ cực kỳ khắt khe trong việc kiểm soát không gian mạng, không chỉ ở Mỹ mà còn ở nước ngoài. Điều này cũng cho thấy, ngăn chặn tội phạm mạng là hành động phổ biến ở các nước khác nhau trên thế giới. Điều quan trọng là “cây ngay không sợ chết đứng” mà thôi.

Tất cả những thông tin trên đã chứng minh rằng: Những khẳng định về tự do Internet tại Mỹ của những ông bà khoác áo “đấu tranh dân chủ” chỉ là võ đoán, thiếu căn cứ, thậm chí là bịa đặt. Hành động bịa đặt ấy xuất phát từ việc chính bản thân những người này đang vi phạm pháp luật, đang có những động thái đáng ngờ, và muốn tìm một nơi chốn để thực hành những động thái đó. Những người tung hô tự do Internet ở Mỹ này nên trực tiếp đến Mỹ, để biết rằng ở Mỹ, hãy thận trong khi hưởng tự do!



ST

Thứ Hai, 7 tháng 6, 2021

HOÀI LINH — HÉ LỘ MỘT PHẦN SỰ THẬT

 Bài rất hay của 1 nhân vật trên face nên copy cho cả nhà xem!!!

 HOÀI LINH — HÉ LỘ MỘT PHẦN SỰ THẬT

Vụ việc Hoài Linh bị đích danh CEO của Đại Nam kêu tên lên trong vụ việc ông Võ Hoàng Yên khiến dân tình xôn xao bàn tán khi lòi ra 14 tỷ tiền từ thiện chưa chuyển.

Nhiều người ghét bà Hằng Và nói rằng việc bà bị lừa là do bà ngu. Ngu thì ngậm miệng ráng chịu, chứ kêu la chửi bới om sòm cái gì nữa !

Rằng bà bị thất tình với ông Yên rồi bị điên tình.

Rằng bà điên tiết vì kêu Hoài Linh lên tiếng mà HL ko lên tiếng nên mới tấn công dồn dập vào HL.

Thực ra quý vị đều nhầm !

Mình từ đầu ko thích bà ấy, thậm chí ghét vì mình thật sự thích Hoài Linh . Nhưng khi theo dõi bà ấy livestream, mình lần theo các nguồn tin thì mới biết được nhiều thứ thật kinh hoàng.

Người đàn bà này đầu óc cực kì thông minh, chiến lược và có bản lĩnh. Bà ấy biết bà ấy đang đối đầu với ai và lên chiến lược ,,sát” đối thủ như thế nào!

Có câu :,, muốn thắng địch cần biết địch là ai ?”

Bà hằng thừa biết Võ Hoài linh là ai nên việc bà kêu Hoài linh lên tiếng - thực ra chỉ là cái cớ để bà nã một Loạt đại bác vào pháo đài này !

Các bạn thử nghĩ đi! Fan hâm mộ của một nghệ sĩ lên tới nghìn người , tầm cỡ HL là triệu người. Nhưng bà ấy thành công đạp đổ pháo đài này !

Hoài linh là ai ? Là ông vua không ngôi trong giới showbiz. Chính Đàm V Hưng còn phải một dạ hai vâng .

Bà Nguyễn phương hằng là người đầu tiên và có thể tới ngàn năm sau là người duy nhất một mình khuấy đảo giới showbiz, đạp đổ nhiều tường thành, nhiều tượng đài sừng sững có số má của giới nghệ sĩ Sài Thành !

Hoài Linh chỉ là cái cớ thôi quý vị nhé !

Mục đích ẩn giấu đằng sau kinh hoàng hơn nhiều.

Người dối trá như Hoài Linh ko đáng để thương hay bảo vệ đâu!

Ngay cả lên sóng xin lỗi cũng xin lỗi một cách dối trá!

Cộng đồng mạng nhiều người giỏi hơn Hà có rất rất nhiều !

Chính chúng tôi - những người con Việt nam trẻ tuổi, có học vấn , có trình độ , sẽ ko để những kẻ như Hoài Linh tấn công và thâu tóm nền văn hoá Việt nam!

Hơn chục năm qua mặt trận văn hoá bị bỏ ngõ, nên những kẻ cơ hội lợi dụng , câu bè kết phái chống phá nhà nước Việt nam ta.

Hề có thể diễn, cát xê tiền tỉ có thể lĩnh.

Ăn ngon mặc đẹp , vạn người mê mẩn, tung hô ....

Nhưng phải biết điểm dừng !

Làm mê muội nhân dân tới mức ngậm 14 tỷ trong 6 tháng mà dân vẫn bênh chằm chặp thì có lẽ tới lúc lũng đoạn văn hoá - dân ta vẫn ko hay !

ANH CHỊ EM MÌNH NÊN NHỚ !

Nếu ko có cha ông ta gìn giữ chữ Nôm — thì với 1000 năm bị đô hộ bởi dân Tàu chúng ta còn TIẾNG VIỆT như ngày hôm nay?

Văn hoá của dân tộc cần được giữ gìn !

Truyền thống của dân tộc cần được bảo vệ !

Những kẻ như Hoài Linh có cha là sĩ quan quân Nguỵ ( cấp cao quý vị nhé : đại uý ) từng đi theo phe Việt nam cộng hoà , chống phá Đảng và Bác Hồ, chạy sang Mỹ định cư theo diện chính trị như Nguyễn Cao Kì.

Biết bao nhiêu đồng bào, chiến sĩ đã đổ máu dưới bàn tay của chúng mày ?

Giờ Đảng và Nhà nước mở rộng vòng tay, phong cho nghệ sĩ ưu Tú, tiền vàng bạc vạn .... Lại o biết cám ơn !

Hoài linh có cống hiến gì ?

Chả có cống hiến gì hết !

Hiểu về từ cống hiến có nghĩa là như giáo sư Tôn Thất Tùng nghiên cứu ra thuốc chữa bệnh, mang nền y học nước nhà lên tầm cao mới.

Như các vận động viên, cầu thủ ... đi thi mang Huân chương về cho quốc gia ....

Như thế mới gọi là cống hiến !

Còn Hoài linh bán vé kiếm tiền, từ thiện thì cầm tiền của người khác đi trao, cống hiến gì , cống hiến ở đâu ?

Nghe nói tổng ko phải 14 tỷ mà là 21 tỷ nhé!

Rất tiếc ! Ko phải dân Việt nam ta ai cũng ngu muội !

Rất tiếc giới trẻ Việt Nam giờ rất tỉnh !

Hâm mộ hay thích nghe hài là một việc !

Động chạm tới dân tộc lại là việc khác !

Ko phải vô duyên vô cớ mà Hoài linh được toàn những ca sĩ , nghệ sĩ lên tiếng bảo vệ mà phần đa những người này từ mĩ về và toàn có cha mẹ là quan chức của Việt nam cộng hoà năm xưa !

️ TÓM TẮT SƠ LƯỢC CỦA CỘNG ĐỒNG MẠNG :

- thứ 1: kêu gọi quyên góp ngày 20/10/2020 đến 11/11/2020 nhưng sao kê từ ngày 11/11/2020 đến 30/5/2021.

- thứ 2: ngày 11/11/2020 bảo đóng tài khoản quyên góp trong khi tháng 3/2021 vẫn nhiều người CK vào TK này vs nội dung ủng hộ lũ lụt MT.

- thứ 3: chưa giải thích khoản 700tr "cau linh chuyen tien" - kèm có nghi vấn khoản 9tr999k là của trang web cá độ bonus tài khoản VIP.

- thứ 4: gian dối đi chữa bệnh trong khi đi chạy show khai trương ...

- thứ 5: chưa giải thích về hình ảnh fake chụp màn hình CK 14 tỷ cho MTTQ

- thứ 6: chưa công khai các khoản giải ngân từ thiện 15.2 tỷ đồng (1 suất 1tr đồng thực tế đi mua ngoài chỉ 500k, chưa tính mua sll còn rẻ hơn và mua để từ thiện còn rẻ hơn nhiều) chỗ này có group kín bán hoá sớm đỏ !

- thứ 7: nghi vấn chỉnh sửa sao kê vì 1 số mã bị nhảy cóc ko theo thứ tự.

- Chủ nhật: nghỉ đẻ chứ ekip quần què gì càng chữa càng cháy.

Hoài Linh à !

Fettlöser cũng ko tẩy nổi anh trắng sáng trở lại đâu !

Omo của Việt nam là cái Đinh !

Chắc chắn một dân thường như tôi có thể qua vào sự việc tóm tắt, suy luận, nghe và tìm hiểu và chốt được vấn đề. Thì nhà nước cũng đã chốt anh Từ lâu rồi !

Chiếu đồng 1 tỷ từ nay đừng hòng nhảy anh nhé !

Đánh Hoài linh là dằn mặt tất cả các nghệ sĩ khác !

Nên hoạt động văn hoá đàng hoàng. Làm nghệ thuật đàng hoàng. Yêu nước, thương dân vào !

Đừng có ăn tiền của nước Việt nam tôi , hưởng nhiều đặc quyền rồi còn phá hoại !

P/s : Một khi lòng bao dung Và sự yêu thương, thứ tha đối với Nghệ sĩ mà  đặt sai chỗ — sẽ tha hoá cả một nền văn hoá !

Nếu yêu Tổ Quốc là ko yêu Hoài Linh !

Nói lời chia tay đi quý vị !

BÁC TIN ĐỒN “ĐẠI ÚY CÔNG AN PHÁT TÁN CLIP NÓNG NỮ DIỄN VIÊN”

             Ngày 1/6, một lãnh đạo Công an TP Hà Nội cho biết các đơn vị nghiệp vụ thuộc cơ quan này vẫn đang tiếp tục điều tra vụ nữ diễn viên V.T.A.T. (23 tuổi, trú tại Cầu Giấy, Hà Nội) bị lộ "clip nóng".

Đáng chú ý, liên quan đến vụ việc, mạng xã hội chia sẻ tin đồn cho rằng một đại úy công an thuộc Công an phường Trung Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) là người phát tán đoạn “clip nóng” của V.T.A.T.

Tuy nhiên, lãnh đạo Công an TP Hà Nội bác bỏ thông tin nêu trên. “Các đơn vị vẫn đang tiếp tục rà soát, xác minh người tung đoạn clip lên mạng xã hội” – vị này nói và khẳng định công an sẽ xác minh, xử lý người tung tin đồn thất thiệt này.

Trước đó, hôm 27/5, mạng xã hội lan truyền đoạn “clip nóng” ghi lại cảnh “ân ái” của một đôi nam nữ. Cô gái trong đoạn clip sau đó được xác định là V.T.A.T., người từng đóng một vai diễn trong bộ phim truyền hình.


ST

CẨN TRỌNG VỚI LUẬN ĐIỆU KÊU GỌI KHÔNG ỦNG HỘ QUỸ VẮC XIN


        


Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, tối 5-6, Quỹ vaccine phòng chống COVID-19 chính thức ra mắt tại Hà Nội. Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định “Đây sẽ là quỹ của tinh thần đoàn kết, sự nhân ái, niềm tin, trái tim, kết nối trái tim cùng nhau vượt qua khó khăn góp phần tạo nên Việt Nam chiến thắng, ghi danh vào lịch sử về một chiến thắng đại dịch COVID-19”. Tuy nhiên, sau khi thông tin này được đưa ra, rất nhiều các trang mạng phản động đã cho rằng, Chính phủ đang "bòn rút tiền của nhân dân", việc tiêm cho người dân là thuộc nghĩa vụ của Nhà nước,… Từ đó, kêu gọi kiều bào, người dân không tham gia đóng góp cho Quỹ này.

Nhớ lại thực tiễn năm 1945, trước tình thế "ngàn cân treo sợ tóc", hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng bào ta đã cùng đóng góp cho Quỹ độc lập. Kết quả là chỉ trong một thời gian ngắn, nhân dân cả nước đã quyên góp được 20 triệu tiền đồng và 370 kilogam vàng, góp phần thiết thực cho cuộc kháng chiến kiến quốc thành công.

Hay mới đây thôi, khi biết tình hình dịch bệnh phức tạp, mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Cược đã dành 10 triệu đồng tiết kiệm để ủng hộ cho công tác phòng chống COVID-19. Chúng ta cũng không khỏi bồi hồi, xúc động khi chứng kiến hình ảnh hai chị em Tuệ Minh - Bích Ngọc đập heo đất “xin đóng góp cùng các chú bộ đội đang chống dịch COVID-19”.

Câu chuyện về mẹ Cược chỉ đại diện cho hàng chục, hàng trăm những mẹ Việt Nam anh hùng khác vẫn đang lặng lẽ cống hiến cho Tổ quốc không chỉ trong thời chiến mà ngay cả khi hoà bình đã lập lại. Hình ảnh hai cháu Minh - Ngọc sáng ngời cho truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc Việt Nam.

Khi tinh thần đoàn kết, đồng lòng chống dịch của quân và dân ta đang dâng cao thì đâu đó ngoài kia, Việt Tân và các tổ chức phản động liên tục đăng đàn chống phá với các luận điệu nhằm "đâm bị thóc, chọc bị gạo", chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân.

Trước những luận điệu trên, chúng ta phải nhận thức rõ ràng rằng:

Trước hết, sự ra đời của Quỹ vaccine là rất cần thiết. Bởi lẽ, ai cũng biết, việc toàn thể người dân được tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu nhất để chúng ta vượt qua nạn dịch trong thời điểm này. Theo các tính toán, để đạt được miễn dịch cộng đồng, Việt Nam cần có khoảng 150 triệu liều vaccine phòng COVID-19 để tiêm phòng cho khoảng 75 triệu người dân, với tổng nhu cầu kinh phí ước khoảng hơn  25 nghìn tỷ đồng. Cùng với đó, dịch bệnh được dự báo chưa thể kết thúc sớm, “sống chung với dịch bệnh” trở thành yêu cầu thường trực, hiệu lực của vaccine lại không kéo dài, việc tiêm vaccine phải tiến hành định kỳ. Tất cả những điều này đòi hỏi nguồn kinh phí rất lớn trong khi Việt Nam còn nhiều khó khăn, ngân sách nhà nước hạn hẹp. Chính vì vậy, huy động nguồn lực trong người dân là rất cần thiết để chúng ta sớm đạt được mục tiêu có vaccine để tiêm cho toàn dân.

Bên cạnh đó, nguyên tắc của Quỹ Vaccine là trên cơ sở tự nguyện đóng góp của người dân, doanh nghiệp, để những người có điều kiện và có tâm với đất nước đóng góp. Hoàn toàn không có chuyện ép buộc mọi người phải đóng góp. Thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp, người dân thời gian qua rất muốn đóng góp, để mọi người dân được tiêm vaccine, xã hội trở lại ổn định, vượt qua dịch bệnh. Bởi lẽ, khi chúng ta chiến thắng dịch bệnh, không phải cách ly xã hội, mọi hoạt động trở lại bình thường, thì chính người dân và doanh nghiệp là những người hưởng lợi nhất, chính vì thế, thúc đẩy mọi người chung tay cùng với Nhà nước trong trận chiến chống dịch bệnh này.

Lịch sử dựng nước và giữ nước đã chứng minh, khi đất nước ta gặp khó khăn, tinh thần đoàn kết, sức dân là vũ khí tối tân nhất, sắc bén nhất để chúng ta chiến thắng mọi kẻ thù và viết nên những chiến thắng vẻ vang của dân tộc, như Bác Hồ kính yêu đã căn dặn: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu. Khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Trong cuộc chiến chống COVID-19, sự đồng lòng của nhân dân là chìa khóa mở cánh cửa lớn để chúng ta thoát ra khỏi đại dịch và trở về cuộc sống bình thường.

Còn đâu đó ngoài kia, những kẻ đứng ngoài cuộc, nhìn vào thành tích chống dịch của Nhà nước, nhìn vào khó khăn của Chính phủ mà không đóng góp vào công cuộc chung mà còn xuyên tạc, đặt điều thì chỉ là bọn rẻ tiền, cổng rắn cắn gà nhà mà thôi!

#TTTTCPĐ

Chủ Nhật, 6 tháng 6, 2021

LƯU TRỌNG VĂN - "KẺ KHẤT THỰC LO NHÀ GIÀU THIẾU ĂN"

             Gã chí phèo Lưu Trọng Văn chặn fb con Chí lâu rồi, chỉ bởi thi thoảng cỏn hay vào còm trong nhà hắn phản biện lại hắn. Mẹ khỉ, suốt ngày ra rả ra rả rêu rao tự do ngôn luận với dân chủ này nọ mà lại đi chặn họng người phản biện thì gọi là tự do ngôn lù với dân chủ củ cải...

Cụ thì chả quan tâm con này lắm, nhưng nay mới nghe có anh em chụp ảnh với nhắn cho Cụ cái tút con Văn chém về việc chỉ định Đảng uỷ Công an Trung ương, đại ý rằng thì là đó là điều bất thường và "như thế là vi phạm quyền dân chủ của cán bộ, chiến sĩ lực lượng Công an etc các cái. Nói thật, đọc xong Cụ tự hỏi rằng đéo hiểu tại sao giời lại sinh ra một thằng vừanguvừangáo như nó nhể?

Hồi Cụ bán cam bên cổng trường Đảng cụ hóng được thế này: Chương II Quyết định số 105-QĐ/TW ngày 19/12/2017 quy định về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, tại điểm 4 Điều 4 quy định Bộ Chính trị có quyền chỉ định Chỉ định Bí thư, Phó Bí thư và các ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ, Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương. Hơn nữa, thực tế thì việc ông Trọng tham gia Đảng uỷ Công an Trung ương đã có từ nhiệm kỳ trước chứ đâu phải đến bây giờ mới có mà bảo là bất thường, có phỏng?

Cụ nói rõ thêm về việc này - việc Đại hội Đảng bộ Công an Trung ương theo như Cụ biết thì không phải là KHÔNG BẦU ĐƯỢC Ban chấp hành Đảng bộ (gọi là Đảng uỷ), mà là KHÔNG BẦU. Điều này có vẻ như phù hợp với bối cảnh tại thời điểm tổ chức Đại hội thì Bộ Công an vẫn đang trong quá trình thực hiện cơ cấu lại bộ máy tổ chức và nhân sự lãnh đạo Công an các cấp - tổ chức bộ máy và nhân sự còn chưa ổn định thì việc Đại hội chưa bầu Đảng uỷ mà để Bộ Chính trị chỉ định khi tổ chức bộ máy và nhân sự ổn định cũng là nhẽ hoàn toàn bình thường. Tất nhiên, việc Đại hội Đảng bộ Công an Trung ương không thực hiện bầu Đảng uỷ mà chỉ bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội XIII là do chính toàn thể đại biểu dự Đại hội biểu quyết thống nhất chứ đâu phải do cá nhân ông Trọng hay ông Lâm quyết định mà bảo là vi phạm quyền dân chủ?

Hehe, một kẻ từng chặn họng tiếng nói phản biện mà lại ra vẻ lo lắng quyền dân chủ của cả một lực lượng Công an bị vi phạm - thật đúng là "kẻ hành khất lo nhà giàu đói ăn". Ngẫm thấy nó ngược...



FB Tống Cam

Thứ Bảy, 5 tháng 6, 2021

HỀ LINH - AI LÀ KẺ VÔ ƠN

             THẤY BÀI VIẾT HỢP LÝ NÊN COPPY CHO MỌI NGƯỜI THAM KHẢO.

 CHƯA BAO GIỜ "ĐÁM NGHỆ SĨ" LẠI MẤT UY TÍN ĐẾN THẾ, NHẤT LÀ MẤY ÔNG BÀ HỀ. THỰC TẾ NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY RẤT NHIỀU NGHỆ SĨ HẢI NGOẠI VỀ NƯỚC SINH SỐNG, HỌ LUÔN NÓI LÀ VÌ QUÊ HƯƠNG, MUỐN VỀ CỐNG HIẾN CHO TỔ QUỐC. NHƯNG THEO MÌNH NGHĨ, BỞI HỌ ĐÃ BIẾT TRƯỚC ĐƯỢC VẤN ĐỀ KHI LƯỢNG KHÁN GIẢ GỐC VIỆT THÍCH NGHE, THƯỞNG THỨC NHỮNG DÒNG BOLERO, TIỀN CHIẾN VV.... ĐANG NGÀY MỘT GIÀ CỖI VÀ ÍT ĐI RẤT NHIỀU. CÒN GIỚI TRẺ GỐC VIỆT THUỘC DẠNG F2, F3, F4... THÌ TIẾNG VIỆT CÒN CHƯA SÀNH, VÀ HỌ CŨNG CHẢ THÍCH MẤY THỂ LOẠI ĐÓ MÀ LÀ POP, ROCK, RAP, BALLAD..VV CỦA US, UK, HOẶC LÀ HÀN XẺNG.....MẢNH ĐẤT NGHỆ THUẬT THU HẸP NHANH CHÓNG, ĐẤT CHẬT NGƯỜI ĐÔNG NÊN KIẾM CỚ CHUỒN VỀ QUÊ HƯƠNG LÀ CHẮC ĂN, VỪA CÓ TIẾNG VỪA CÓ MIẾNG, LĨNH VỰC HÀI HỀ CŨNG THẾ.

CÒN VỀ VIỆC CON TRAI NUÔI HOÀI LINH CÓ PHÁT BIỂU VẬY KHÔNG THÌ CHỈ CÓ HỌ MỚI BIẾT. BỞI NHỮNG THÔNG TIN TRÊN MẠNG XÃ HỘI KHI BỊ ĐẢ KÍCH, LÊN ÁN THÌ CHỦ NHÂN MỚI KÊU LÀ BỊ HACK HAY SẢN PHẨM CỦA PHOTOSHOP, NHƯ VỤ ÔNG HỀ ĐỨC HẢI VỪA RỒI.

TRÊN ĐÂY LÀ Ý KIẾN RIÊNG CỦA THÀNH TUI, CÒN DƯỚI ĐÂY LÀ BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ GIANG MẪN, MỜI MỌI NGƯỜI THAM KHẢO.

HỀ LINH - AI LÀ KẺ VÔ ƠN.

CON NHÀ NGỤY THÌ TRƯỚC SAU CŨNG "NGỤY"

Hề Linh và một ca sĩ khác, suy cho cùng con nhà ngụy thì trước sau gì cũng ngụy mà thôi.

Tôi vốn chẳng quan tâm bọn sô bịp, nhưng vì thấy chướng tai gai mắt nên cũng chia sẽ chút về tên hề Hoài Linh con nhà ngụy này.


Con trai Hoài Linh cho rằng nhân dân Việt Nam là một lũ vô ơn.

Tốt rồi đấy. Phải chăng cha nào con nấy nên cũng không có gì lạ lẫm ở đây.

Mẫn tôi xin thưa đôi điều như này:

Về phần gia đình HL, có lẽ làm gia nô hai họ đủ rồi, đừng cố làm gia nô ba họ. HL sinh ra trong một gia đình có tất cả 6 người con (ba trai, ba gái), trong đó HL là con thứ tư và là con trai trưởng. Cha mẹ HL quê ở Đại Lộc, Quảng Nam. Năm 1975 gia đình HL tháo chạy vào Dầu Giây trong cuộc "triệt thoái chiến lược". Cha HL phục vụ trong lực lượng Đặc Biệt của ngụy quân với chức vụ đại uý, bị tù cải tạo 6 năm đến năm 1982. Năm 1988, gia đình HL trở về Cam Ranh để lo thủ tục xin hoàn lại nhà cửa bị tịch thu, sau đó vào TP Hồ Chí Minh năm 1992. Đến năm 1995, hầu hết gia đình HL đã sang Hoa Kỳ theo diện HO (Humanitarian Operation, mời google để biết thêm), ngoại trừ người chị cả đã có gia đình còn ở lại Việt Nam.

Giới văn nghệ sĩ hải ngoại khi còn trên đất Mỹ, Canada, ...thì chửi cộng sản, xỏ mỏ về chửi đất nước như hát. Khi đất nước khấm khá ăn nên làm ra thì bắt đầu tìm cách lũ lượt kéo về kiếm ăn vì ở hải ngoại đã người khôn của khó. Cho nên, khi đám văn nghệ sĩ này về nước, có chăng chỉ là yêu đồng tiền và xôi thịt trong nước chứ chắc gì đã thương yêu mảnh đất hình chữ S này. Nơi mà đã cho họ môi trường kiếm tiền, danh vọng, ... Thay vì ở hải ngoại thì cũng chỉ đi diễn trung tâm ban nhạc hay phòng trà kiếm cháo qua ngày. Như vậy, nếu nói đến ơn thì ai ơn ai đây?

Khi nói về cống hiến của HL cho đất nước này thì chỉ là con số 0 tròn trĩnh. Cộng đồng người hâm mộ anh tung hô sự cống hiến của anh cho nghệ thuật nước nhà. Nhưng điểm qua chặng đường hoạt động của HL, không hề có một phút giây công diễn hay sáng tác nào nói về quê hương đất nước, nơi mà luôn tự hào với bề dày văn hiến và quá trình chống giặc giữ nước. Tôi nghĩ nguyên nhân vì sao thì chỉ có chính HL là người hiểu rõ hơn ai hết. Thật là hài hước khi HL cũng được ngồi lên làm giám khảo của những chương trình về nghệ thuật. Một con người bại hoại trong nhân cách còn đang sống nhưng đã ngầm tự phong cho mình là Tổ nghề của sân khấu.

Như vậy qua những điều kể trên, ai vô ơn có lẽ người đọc cũng thấy rõ. Và, những kẻ vô ơn chưa đủ tư cách để đứng lên dạy người khác về ơn nghĩa. Kẻ mà danh không chính thì ngôn chẳng thuận. Chiếc áo cà sa không làm nên thầy tu. Qua những việc mắt thấy tai nghe, xã hội đã trả lại HL với đúng giá trị thực tế của họ.!

Giang Mẫn

Phải công khai mọi đóng góp từ thiện trên phương tiện truyền thông

         Thông tin từ Bộ Tài chính cho biết cơ quan này đã hoàn thiện và trình Chính phủ Dự thảo nghị định về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

Cần đảm bảo đúng luật, phù hợp với đạo đức xã hội

Trong đó, dự thảo đã bổ sung quy định chế tài đối với các cá nhân đứng ra quyên góp làm từ thiện. Đây là quy định hết sức quan trọng để tránh những tranh cãi khi các khoản đóng góp gửi đến các cá nhân nhưng không được công khai, minh bạch.

Trước đó, Nghị định số 64/2008/NĐ-CP quy định về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện, thời gian qua đã góp phần hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, Nghị định cũng đã bộc lộ một số bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện, như việc đã không còn đồng bộ với một số quy định pháp luật hiện hành.

Đáng chú ý, phạm vi điều chỉnh của Nghị định chưa bao quát hết công tác vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện. Đồng thời, chưa điều chỉnh đối với hoạt động của quỹ từ thiện, cơ sở y tế, cá nhân thực hiện vận động, tiếp nhận nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

Điều này khiến cho thời gian gần đây, câu chuyện một số nghệ sỹ quyên góp từ thiện nhưng không thực hiện gây nhiều tranh cãi và dư luận không tốt trong xã hội.

Hơn nữa, theo Bộ Tài chính, thời gian để tổ chức tiếp nhận tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện sau mỗi đợt thiên tai, sự cố theo quy định hiện nay là không quá 60 ngày được các địa phương nhận định là còn ngắn. Cùng với đó, việc chưa bao quát các nguồn chi cũng đang là bất cập.

Do đó, Bộ Tài chính đã xây dựng và hoàn thiện dự thảo Nghị định về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

Tại dự thảo Nghị định này, Bộ Tài chính đề xuất bổ sung thêm 2 chính sách gồm: về cá nhân tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố trong nước và về vận động, tiếp nhận và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

Theo ông Võ Thành Hưng - Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước (Bộ Tài chính), cá nhân khi vận động, tiếp nhận nguồn đóng góp tự nguyện để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố trong nước, thì phải thông báo với chính quyền địa phương nơi cư trú về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động...

Đồng thời, khi phân phối, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện, cá nhân có trách nhiệm phối hợp với UBND nơi tiếp nhận hỗ trợ để được hướng dẫn, phối hợp phân phối, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện cũng như đảm bảo an toàn, trật tự xã hội.

Cũng theo dự thảo nghị định, các khoản đóng góp tự nguyện này phải đảm bảo tính công khai, minh bạch. Cá nhân tổng hợp đầy đủ thông tin về kết quả tiếp nhận, phân phối tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện theo đối tượng, địa bàn được hỗ trợ, bao gồm những khoản tiếp nhận có điều kiện, địa chỉ cụ thể (nếu có) và thực hiện công khai trên các phương tiện truyền thông.

Ngoài ra, Dự thảo nghị định nêu rõ, khi vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện để hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh, sự cố, cá nhân có trách nhiệm thông báo đến UBND xã/phường/thị trấn nơi cư trú về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động, tài khoản tiếp nhận (đối với tiền), địa điểm tiếp nhận (đối với hiện vật).

Cá nhân có trách nhiệm phối hợp với UBND nơi tiếp nhận hỗ trợ để xác định phạm vi, mức, thời gian hỗ trợ và những khoản tiếp nhận có điều kiện, địa chỉ cụ thể. Toàn bộ nguồn đóng góp tự nguyện được phân phối, sử dụng theo đúng mục đích của từng cuộc vận động, tiếp nhận. Những khoản vận động, tiếp nhận có điều kiện, địa chỉ cụ thể, cá nhân có trách nhiệm thực hiện theo đúng cam kết.

Báo CAND