NGƯỜI ĐƯA TIN 289

NƠI CHIA SẺ THÔNG TIN ĐA CHIỀU VỀ MỌI VẤN ĐỀ
  • TRƯỜNG SA - HOÀNG SA VÀ NHỮNG CHUYỆN CHƯA BAO GIỜ KỂ

    Hôm trước, mình đặt câu hỏi về việc các bạn suốt ngày phê phán Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam "nhai đi nhai lại" các thông điệp phản đối khi Trung Quốc có hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vậy theo các bạn chúng ta phải làm gì?

  • NGUYỄN VĂN HÓA - TỪ CON ĐƯỜNG PHẠM TỘI BÁN NƯỚC ĐẾN CON ĐƯỜNG VÀO NHÀ GIAM

    Năm 2013, Nguyễn Văn Hóa đã lập tài khoản Facebook “Nguyễn Văn Hóa (Maria Luygonjaga)” tại địa chỉ www.facebook.com/Nguoidaxatoi để kết bạn, trao đổi thông tin với các đối tượng như Lê Đình Lượng, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Hoàng Đức Bình.

  • NHẬN BIẾT THỦ ĐOẠN MỚI CỦA KẺ THÙ ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN

    Trong tình hình mới, các thế lực thù địch vẫn luôn câu kết chặt chẽ với nhau để thúc đẩy từ “diễn biến hòa bình” sang “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ ta, chống phá Đảng, Nhà nước và giai cấp công nhân Việt Nam với cấp độ và cường độ ngày càng quyết liệt, thâm hiểm hơn.

Thứ Ba, 30 tháng 3, 2021

Xử lý và vạch trần bộ mặt thật của những đối tượng dùng mạng xã hội xâm phạm an ninh quốc gia (P2)

             Thực hiện đồng bộ giải pháp ngăn nội dung xấu trên mạng xã hội

Trả lời phỏng vấn Báo Sài Gòn Giải phóng về vấn đề này, ông Lê Quang Tự Do, Phó cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và tin điện tử (Bộ TT-TT) cho rằng, trước hết, chúng ta đàm phán và yêu cầu những mạng xã hội (MXH) có số lượng người dùng lớn tại Việt Nam gỡ, ngăn chặn như những nội dung vi phạm pháp luật hoặc nội dung xấu độc, nhảm nhí, sai trái.

Bộ TT-TT tham mưu Chính phủ ban hành một số nghị định để bổ sung các quy định quản lý chặt chẽ hơn, cũng như có chế tài răn đe mạnh hơn về vấn đề quản lý MXH nói riêng và dịch vụ viễn thông, internet nói chung; xử lý nghiêm những người dùng trong nước vi phạm; phối hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền, nâng cao nhận thức để người dân hiểu được rằng bảo vệ môi trường trên MXH cũng chính là giúp cuộc sống chúng ta tốt hơn, an toàn hơn. Đồng thời, phối hợp với các bộ ngành khác để đấu tranh.

Chiều 19-3, Ban Chỉ đạo 35 Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021. Theo ông Trần Lưu Quang, Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP Hồ Chí Minh, Ban chỉ đạo 35 Thành ủy cần tăng cường phát huy vai trò, trách nhiệm các thành viên, thường xuyên nêu cao tinh thần đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch, làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình”, tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, cách làm hay, sáng tạo để thực hiện tốt công tác đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Một số bài viết nổi bật về phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên báo chí

Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, Báo Quân đội nhân dân Điện tử có loạt bài: “Vì sao Việt Nam xác định Việt Tân là tổ chức khủng bố, phản cách mạng?”, vạch trần bản chất và bộ mặt thật của tổ chức khủng bố Việt Tân. Loạt bài được Thư viện quân đội, một số trang báo lớn như: tuyengiao.vn, baocantho.com.vn và một số trang mạng, kênh youtube dẫn đăng lại.

Theo bài viết, hiện nay, Việt Tân thường núp dưới vỏ bọc dân chủ, nhân quyền, tổ chức khủng bố Việt Tân thông qua các phương tiện truyền thông thù địch ở nước ngoài và các trang mạng xã hội đang đẩy mạnh nhiều chiến dịch kích động, xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước, nhằm thực hiện cái gọi là “đấu tranh bất bạo động”, “cách mạng màu” tiến tới lật đổ chính quyền nhân dân tại Việt Nam. Các cuộc biểu tình phản đối Công ty Formosa Hà Tĩnh gây ô nhiễm môi trường xảy ra tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình năm 2016, 2017; các cuộc biểu tình phản đối Luật An ninh mạng và dự thảo Luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt tại Bình Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh… năm 2018, đều có bàn tay xúi giục, kích động của Việt Tân.

Vừa qua, cái gọi là tổ chức nhân quyền Safeguard Defenders công bố xuất bản một cuốn sách bằng tiếng Việt với mục đích hướng dẫn áp dụng Luật Magnitsky của Hoa Kỳ để trừng phạt “vi phạm nhân quyền” ở Việt Nam. Trong bài “Đừng lợi dụng nhân quyền để "chọc gậy bánh xe", đăng trên Báo Quân đội nhân dân Điện tử ngày 24-3, tác giả khẳng định, đây là hành động không thể chấp nhận vì đã can thiệp thô bạo, tinh vi vào nội bộ tình hình Việt Nam, tiếp tay cho những thế lực thù địch, chống phá Nhà nước và nhân dân Việt Nam.    

Tạp chí Tuyên giáo số ra ngày 22-3 có bài: “Phát huy trách nhiệm của thanh niên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng”. Theo tác giả bài viết, để có thể phát huy được trách nhiệm của thanh niên trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cần tích cực tuyên truyền; giáo dục, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho thanh niên; có cơ chế, chính sách trong việc huy động thanh niên tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

“Hãy để người dân Việt Nam tự "chấm điểm" cho cuộc sống của mình” là chủ đề bài viết trên báo Công an nhân dân, số ra ngày 22-3, phản đối việc Tổ chức Freedom House tự cho mình cái quyền được "chấm điểm" để xếp hạng về "quyền tự do" ở Việt Nam.  Bài báo khẳng định, một tổ chức phi chính phủ hay một quốc gia dù lớn mạnh cỡ nào cũng không có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác và càng không thể gây sức ép với Việt Nam bằng những nhận xét về tình hình tự do, nhân quyền một cách thiếu trách nhiệm. Ở Việt Nam không có cái gọi là "tù nhân lương tâm", không có việc đàn áp, bỏ tù những người bất đồng chính kiến, mà chỉ có việc điều tra, xét xử những công dân vi phạm pháp luật.

Vạch trần cái gọi là “gương sáng vì cộng đồng” của Trần Quyết Thắng- một phần tử câu kết chặt chẽ với tổ chức phản động VOICE, Báo Hà Tĩnh số ra ngày 25-3 viết, sau khi được VOICE móc nối đưa sang Philippines đào tạo, lợi dụng sự cố môi trường biển, Trần Quyết Thắng đã móc nối với một số đối tượng phản động nhóm NOUFC Hà Nội, liên kết với một số linh mục tiến hành kích động, biểu tình gây rối nhiều lần tại Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa.

Trần Quyết Thắng cùng một số đối tượng thường xuyên kích động biểu tình, trực tiếp quay phim, chụp ảnh, phỏng vấn người dân sau sự cố môi trường biển, lũ lụt trên địa bàn Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình. Trên Facebook cá nhân Trần Quyết Thắng thể hiện sự cổ suý cho các vi phạm của các đối tượng trong vụ án tại xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội cũng như hoạt động biểu tình của giới trẻ Hồng Kông.

Thời gian gần đây, Trần Quyết Thắng kêu gọi và thực hiện dự án phục hồi xe đạp cũ với tên “R4K”, thu hơn 200 triệu đồng tiền ủng hộ và hàng trăm chiếc xe đạp cũ từ khắp cả nước. VOICE rất quan tâm đến dự án này. Một số đối tượng chống đối cũng đã “ngửi mùi”, cổ suý cho các hoạt động dự án mang tính chất “xã hội dân sự” do đối tượng này tiến hành. Từ những hành vi của Trần Quyết Thắng, bài báo khuyến cáo người dân cần cảnh giác với các dự án của tổ chức phản động VOICE và các thành viên của chúng.

Một số thông tin đáng chú ý trên các trang mạng xã hội

Thời gian qua, một số báo điện tử nước ngoài (BBC, VOA, RFA, RFI,…) và một số trang Web, trang mạng xã hội chống cộng, phi pháp, thiếu thiện ý với Việt Nam trong các bài viết, nói về Việt Nam, thường có cụm từ “tù nhân lương tâm”, nhằm tố cáo “Chính quyền Việt Nam vi phạm nhân quyền”. 

Phản bác quan điểm này, trang Facebook Hương Sen viết: Đây là luận điệu xuyên tạc, vu cáo tình hình nhân quyền ở những quốc gia có quan điểm, thể chế chính trị không đi theo “tiêu chuẩn nhân quyền” của phương Tây. Ở Việt Nam không có cái gọi là “tù nhân lương tâm”!

Ở Việt Nam, mọi tổ chức, cá nhân đều phải sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, nếu ai vi phạm đều bị cơ quan chức năng bắt giữ, điều tra, xử lý theo quy định. Cho nên việc Nhà nước Việt Nam xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật là việc làm theo đúng luật pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế. Đây cũng là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các tổ chức, cá nhân, quốc gia dân tộc và bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Xử lý và vạch trần bộ mặt thật của những đối tượng dùng mạng xã hội xâm phạm an ninh quốc gia

Nhờ các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, các doanh nghiệp có thể duy trì sản xuất bảo đảm việc làm và thu nhập cho người lao động. Ảnh: anninhthudo.vn

Phản đối chiêu bài đòi “loại bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và thay đổi cơ chế bầu cử theo hướng tự do như các nước Tư bản chủ nghĩa”, trang Facebook Đất và người Quân khu 3 bình luận: Mưu toan của chúng là cài cắm vào các cơ quan của Quốc hội và HĐND những “mầm mống dân chủ” để từng bước biến nghị trường thành diễn đàn nhằm thực hiện những âm mưu, thủ đoạn chống phá, hình thành lực lượng đối lập trong cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ hòng làm ta suy yếu từ bên trong.

Lợi dụng tình hình phức tạp ở Myanmar, các trang tin, tài khoản đội lốt “đấu tranh dân chủ” để công khai kích động bạo loạn tại Việt Nam. Trang nhanquyenvn.org cho rằng, đây là thủ đoạn chống phá về chính trị vô cùng nguy hiểm. Đằng sau những lời lẽ tưởng chừng như thúc đẩy sự phát triển về dân chủ, nhân quyền của đất nước chính là chiếc bẫy để lôi kéo, mua chuộc, kích động người trẻ tham gia vào các hoạt động chống phá đất nước. 

Phản bác luận điệu của một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí cho rằng “mọi cuộc tụ họp đều trở nên bất hợp pháp”, “mọi quan hệ dân sự đều bị hình sự hóa”, trang Facebook Vững tin theo Đảng viết: Với mục tiêu phát triển con người, vì cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân, Đảng và Nhà nước ta nhất quán quan điểm tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, trong đó có quyền lập hội. 

Về luận điệu vu khống, chính quyền Việt Nam đã hình sự hóa quan hệ dân sự, hòng bao biện cho những kẻ vi phạm pháp luật trong vụ án “Giết người”, “Chống người thi hành công vụ” xảy ra tại thôn Hoành (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội), tác giả nêu rõ là đây vụ án hình sự nghiêm trọng, hành vi phạm tội của các bị cáo đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, bất chấp pháp luật, coi thường kỷ cương phép nước, coi thường tính mạng, sức khỏe của người khác, đặc biệt là những người đang thi hành công vụ, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Vụ án đã gây nên sự bất bình, phẫn nộ trong quần chúng nhân dân. Phiên tòa xét xử đảm bảo công minh, nghiêm khắc và tính nhân văn cao, những kẻ phạm tội đã phải cúi đầu và nhận những bản án thích đáng, kết quả xét xử được đa số người dân ủng hộ và đồng tình./.

qdnd.vn

Thứ Hai, 29 tháng 3, 2021

Đinh "chui sâu leo cao" vào Quốc hội để chống phá thì đã bị bắt

         Tiểu ban an ninh, trật tự, an toàn xã hội của Hội đồng bầu cử Quốc gia cho rằng trong 47 người tự ứng cử đại biểu Quốc hội tại Hà Nội, một số người có sự ủng hộ của tổ chức phản động, thậm chí còn được cung cấp tài chính để vận động, tranh thủ số phiếu của cử tri.

Điển hình là ngày 29-3, Công an thành phố Hà Nội cho biết đã thi hành lệnh bắt tạm giam và khám xét đối với bị can Lê Trọng Hùng (42 tuổi, trú tại ngách 325/59 Kim Ngưu, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) về tội "làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" quy định tại điều 117 Bộ luật hình sự năm 2015.

Sau khi Viện KSND thành phố phê chuẩn các quyết định tố tụng, cảnh sát đã thi hành lệnh bắt và khám xét nơi ở của bị can Hùng.

Vụ án đang được Cơ quan an ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội phối hợp với các đơn vị chức năng điều tra mở rộng và xử lý nghiêm bị can theo quy định.

 



S

Xử lý và vạch trần bộ mặt thật của những đối tượng dùng mạng xã hội xâm phạm an ninh quốc gia (P1)

 

Điểm những thông tin chính trong bản tin bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái trên Báo Quân đội nhân dân Điện tử thực hiện tuần qua.

Thanh niên là một bộ phận quan trọng của dân tộc, rường cột của quốc gia

Sáng 23-3, dự Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26-3-1931/26-3-2021) và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao vai trò của thanh niên, khẳng định thanh niên là một bộ phận quan trọng của dân tộc, rường cột của quốc gia.

"Đã có hàng triệu thanh niên tiên tiến được đứng vào hàng ngũ của Đoàn và hàng vạn đoàn viên thanh niên ưu tú được kết nạp vào Đảng. Đội ngũ cán bộ Đoàn ngày càng trở thành nguồn cán bộ trẻ dồi dào của Đảng, chính quyền và đoàn thể ở các cấp", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nói.

Thực tế 90 năm qua, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam đã luôn chứng tỏ lòng yêu nước vô hạn, trung thành và tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, vào mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh luôn xứng đáng là đội dự bị tin cậy của Đảng, trường học xã hội chủ nghĩa, tổ chức hạt nhân chính trị của thanh niên Việt Nam.

Thực tế trên khẳng định, không bao giờ có chuyện “Tuổi trẻ Việt Nam hôm nay đã có sự chuyển hướng về suy nghĩ…”, ám chỉ là sự chuyển hướng về chính trị của thanh niên như các thế lực thù địch vẫn rêu rao khi đánh đồng một số gương mặt cơ hội chính trị, những phần tử “thanh niên” phản cách mạng…

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt xâm phạm chủ quyền ở Biển Đông.

Chiều 25-3, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc nhiều tàu Trung Quốc hoạt động tại Bãi Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định: Hoạt động của các tàu Trung Quốc trong phạm vi lãnh hải của Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hành động xâm phạm; tôn trọng chủ quyền của Việt Nam; thiện chí thực hiện UNCLOS; nghiêm chỉnh tuân thủ DOC, đặc biệt là nghĩa vụ kiềm chế, không làm phức tạp tình hình; tạo môi trường thuận lợi cho tiến trình đàm phán COC; đóng góp vào việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định và trật tự pháp lý trên biển tại khu vực.

Thông điệp đó một lần nữa khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta đối với vấn đề Biển Đông, bác bỏ những thông tin xuyên tạc trên mạng xã hội.

Những hành vi bị cấm khi vận động bầu cử

Tuần qua, các phương tiện thông tin đại chúng tiếp tục đăng tải một số quy định liên quan công tác bầu cử được quy định trong Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu HĐND, trong đó nêu rõ các hành vi bị cấm khi vận động bầu cử, bao gồm:

1. Lợi dụng vận động bầu cử để tuyên truyền trái với Hiến pháp và pháp luật hoặc làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp khác của tổ chức, cá nhân khác.

2. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng phương tiện thông tin đại chúng trong vận động bầu cử.

3. Lợi dụng vận động bầu cử để vận động tài trợ, quyên góp ở trong nước và nước ngoài cho tổ chức, cá nhân mình.

4. Sử dụng hoặc hứa tặng, cho, ủng hộ tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo, mua chuộc cử tri. 

5. Các tổ chức phụ trách bầu cử và thành viên của các tổ chức này vận động bầu cử cho người ứng cử.

Từ những quy định trên có thể thấy cơ quan công an đã thực hiện đúng quy định của pháp luật khi bắt giữ và xử lý một số đối tượng tự xưng là“ ứng viên độc lập” sử dụng mạng xã hội để livestream tuyên truyền chống phá, phỉ báng chính quyền nhân dân; kích động các hoạt động bất mãn, chống đối. 

Viện trưởng VKSND tối cao: "Vụ Đồng Tâm là điển hình việc thế lực thù địch kích động chống phá"

Trong Báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ 2016-2020 gửi tới Quốc hội, Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí đánh giá tình hình tội phạm tiếp tục diễn biến phức tạp, nổi lên là các thế lực thù địch và tổ chức phản động tiếp tục lôi kéo những phần tử bất mãn, cơ hội chính trị, lợi dụng triệt để sơ hở, thiếu sót của cơ quan Nhà nước để tuyên truyền, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân; kích động biểu tình, chống đối, gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nhằm chống phá Đảng và Nhà nước.

Báo cáo nêu rõ, “điển hình là vụ giết người, gây rối trật tự công cộng, bắt giữ người trái pháp luật xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội”.

Bên cạnh đó, báo cáo cũng dẫn chứng một số vụ lợi dụng sự cố ô nhiễm môi trường ở miền Trung, Quốc hội thảo luận về dự thảo luật Đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt và luật An ninh mạng…, để kích động gây rối, đập phá, hủy hoại tài sản của cơ quan Nhà nước tại một số địa phương, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về chính trị, xã hội.

Xử lý fanpage “Cảnh Sát Hình Sự” giả mạo kênh thông tin của Bộ Công an

Ngày 25-3, Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam - VAFC (Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử) cho biết, qua rà soát phát hiện trang fanpage CẢNH SÁT HÌNH SỰ đưa thông tin là trang thuộc quản lý của Bộ Công an Việt Nam; trên trang đăng tải nhiều thông tin về đời sống, trật tự xã hội, dịch bệnh Covid-19 chưa qua kiểm chứng.

Kết quả xác minh từ Bộ Công an cho biết, trang fanpage trên là giả mạo. Trang Facebook này do một cá nhân tại tỉnh Vĩnh Phúc sử dụng trái phép thông tin, hình ảnh của lực lượng công an nhân dân để tạo lập trang, sử dụng phục vụ nhu cầu cá nhân, đăng tải nhiều thông tin chưa được kiểm chứng, sai sự thật. Bộ Công an đã đấu tranh làm rõ, yêu cầu gỡ bỏ thông tin vi phạm và xử lý theo quy định của pháp luật.

Từ sự việc trên, VAFC khuyến cáo: Hiện có hàng trăm fanpage trên facebook về cảnh sát hình sự, do vậy khi tiếp cận thông tin, cộng đồng mạng cần lưu ý trang của tổ chức và trang của cá nhân, nếu phát hiện có tin giả và trang giả mạo thì thông báo ngay về địa chỉ tingia.gov.vn để VAFC thẩm định, công bố, chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật; hoặc qua đầu số 1800 8108 để được hướng dẫn gửi thông tin.

VAFC cũng cho biết, thời gian qua, Facebook đã xóa bỏ hơn 12 triệu bài đăng có nội dung về dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và vaccine ngừa căn bệnh này mà bị giới chuyên gia dán nhãn là thông tin sai lệch.

Bắt khẩn cấp đối tượng dùng mạng xã hội xâm phạm an ninh Quốc gia

Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Nghệ An cho biết đã thi hành lệnh bắt khẩn cấp đối với Nguyễn Duy Hướng (SN 1987), trú tại huyện Yên Thành (Nghệ An) để điều tra về hành vi “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”, theo Điều 117 Bộ luật Hình sự.

Theo tài liệu của cơ quan an ninh điều tra, từ năm 2018 đến thời điểm bị bắt giữ, đối tượng Nguyễn Duy Hướng là bác sĩ mở phòng khám tư nhân Duy Nhi tại xã Viên Thành, huyện Yên Thành đã sử dụng Facebook “Bảo Kiếm” để đăng tải nhiều nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân. Ngoài ra, Nguyễn Duy Hướng còn lợi dụng những sự kiện nhạy cảm để viết bài, đăng tải, chia sẻ hình ảnh, bài viết có nội dung nói xấu chính quyền, bôi nhọ, xúc phạm hoạt động của cơ quan công quyền, xúc phạm người thực thi nhiệm vụ.

Hành vi của Nguyễn Duy Hướng xâm hại đến lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với chế độ XHCN, phá hoại sự thống nhất về chính trị, tư tưởng trong xã hội, vì vậy, cần phải điều tra, xử lý nghiêm minh trước pháp luật. Tại cơ quan ANĐT, Nguyễn Duy Hướng đã thừa nhận hành vi phạm tội.

Youtuber Lê Chí Thành và sự "nhân danh" trên mạng xã hội

Thời gian qua, Lê Chí Thành (nguyên đại uý công an, công tác tại trại giam Thủ Đức, cục Cảnh sát Quản lý trại giam Bộ Công an) bị kỷ luật. Đúng sai chưa rõ nhưng quá trình khiếu nại Thành đã kèm luôn tố cáo với những chứng cứ không rõ ràng và quy kết. 

Nói là hành động vì lý tưởng và đề cao kỷ luật, pháp luật, nhưng Thành giám sát hoạt động của nhân viên công lực bằng cách tạo tình huống đôi co và lên giọng dạy dỗ hạch hỏi, làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của Cảnh sát Giao thông (CSGT), Cảnh sát trật tự và công an cơ sở.

Nói là hưởng ứng chủ trương của Đảng và Nhà nước về chống tham nhũng, nhưng Thành tung các livestream đề cao cá nhân và bôi xấu hình ảnh chính quyền.

Sau vụ quậy CSGT ở Bình Tân bằng cách nói cảnh sát "lấn chiếm lòng lề đường", Lê Chí Thành lại vi phạm giao thông và tiếp tục quậy ở Hiệp Phú (Quận 9). Thành hô hào mọi người chống tham nhũng, lập ra các FC Lê Chí Thành (fanclub, một dạng câu lạc bộ người hâm mộ). Thành nhận tư vấn pháp lý và khuyên người này người kia biết luật nhưng bản thân anh ta lại xen vào một vụ việc tranh chấp dân sự của hai người ở nhà máy xay gạo. Nói là hỗ trợ pháp lý cho người dân nhưng Thành lại lên mạng xin tiền mọi người, kêu gọi ủng hộ tiền cho mình... thuê luật sư để giải quyết việc riêng.

Qua vụ việc của Thành chúng ta nhận thức rằng, không thể vì giải toả ẩn ức nào đó của mình mà nhân danh chính nghĩa để kéo mọi người vào. Và cũng không nên nhân danh chính nghĩa để ủng hộ sự bươi móc, thêu dệt, cà khịa của ai đó.

qdnd.vn

Thứ Ba, 23 tháng 3, 2021

CHÂN DUNG "ỨNG VIÊN" LÊ CHÍ THÀNH‼

           Đây là hình ảnh Lê Chí Thành đang ngồi chặn trước xe vi phạm giao thông của cá nhân, không cho lực lượng chức năng cẩu về, và thách thức "TRƯỞNG CÔNG AN CỦA CÁC ANH ĐẾN MỜI TÔI CHƯA CHẮC ĐƯỢC". Tất nhiên, với bản tính "giang hồ mạng" anh ta cũng không quên cầm chiếc điện thoại livestream để cư dân mạng lên tiếng ủng hộ cho anh ta.

https://www.facebook.com/diendanchongphandong/videos/649468352499218/


Theo thông báo của Công an thành phố Hồ Chí Minh, vào lúc 11 giờ 27 phút ngày 20.3, tổ CSGT thuộc Đội CSGT Rạch Chiếc (PC08) tuần tra trên xa lộ Hà Nội (P.Hiệp Phú, TP.Thủ Đức) phát hiện ô tô BS 51H - 108.21 đi vào làn xe hai bánh nên yêu cầu dừng xe kiểm tra. Bị dừng xe, tài xế xuống làm việc xuất trình giấy phép lái xe tên Lê Chí Thành (38 tuổi), giấy đăng kiểm xe, giấy đăng ký xe photocopy công chứng đã hết hạn.

Lực lượng CSGT đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với Lê Chí Thành các lỗi: không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu; Không xuất trình chứng minh nhân dân khi được yêu cầu. CSGT đã niêm phong, tạm giữ ô tô vi phạm.

Điều đáng nói, khi bị CSGT lập biên bản vi phạm và cẩu xe thì tài xế Lê Chí Thành liên tục yêu cầu “CSGT làm đúng thủ tục pháp lý”. Khi xe đến cẩu phương tiện vi phạm. Đáng lý ra, Lê Chí Thành phải hợp tác thì người này lại đứng, ngồi ngay trước đầu ô tô của mình để xe không bị cẩu đi. Khi lực lượng dân phòng, Công an P.Hiệp Phú có mặt yêu cầu Lê Chí Thành hợp tác làm việc với CSGT thì người này nói “các anh không đủ thẩm quyền mời tôi, kêu Trưởng công an phường ra đây mời tôi chưa chắc là được”. Sự việc kéo dài từ 11 giờ 27 phút đến 15 giờ cùng ngày.

Một trong những tiêu chuẩn của người đại biểu Quốc hội đó là "GƯƠNG MẪU CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT". Với Lê Chí Thành, đến làm công dân bình thường còn chưa làm được nói gì đến làm đại biểu Quốc hội?!

#DĐCPĐ

Một bác sĩ bị bắt vì xâm phạm an ninh quốc gia

 Vào hồi 10 giờ ngày 22/3/2021, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Nghệ An thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Duy Hướng (SN1987, trú tại huyện Yên Thành, Nghệ An) để điều tra về hành vi “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo điều 117 Bộ luật hình sự

Theo tài liệu của cơ quan An ninh điều tra, từ năm 2018 đến thời điểm bị bắt giữ, đối tượng Nguyễn Duy Hướng đã sử dụng tài khoản facebook  có tên “Bảo kiếm” để đăng tải nhiều nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; ngoài ra Hướng còn lợi dụng những sự kiện nhạy cảm để viết bài, đăng tải, chia sẻ hình ảnh, bài viết có nội dung nói xấu chính quyền, bôi nhọ, xúc phạm hoạt động của cơ quan công quyền, xúc phạm người thực thi nhiệm vụ.  

Cùng ngày, Cơ quan An ninh điều tra đã phối hợp với Công an huyện Yên Thành tổ chức khám xét khẩn cấp nơi ở của Nguyễn Duy Hướng tại xã Sơn Thành, huyện Yên Thành và tại phòng khám Duy Nhi tại xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành, thu giữ 01 máy tính bảng, 01 điện thoại di động.

Hành vi của Nguyễn Duy Hướng xâm hại đến lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với chế độ XHCN, phá hoại sự thống nhất về chính trị, tư tưởng trong xã hội, vì vậy cần phải điều tra, xử lý nghiêm minh trước pháp luật.

Tại cơ quan ANĐT, Nguyễn Duy Hướng đã thừa nhận hành vi phạm tội, hiện cơ quan ANĐT Công an tỉnh Nghệ An đang tiếp tục điều tra, mở rộng.



Đức Vũ

 

Đấu tranh, ngăn chặn thông tin chống phá bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp

Những ngày này, cả hệ thống chính trị đang tích cực triển khai tiến trình bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 thì trên các trang mạng xã hội lại xuất hiện những tiếng nói lạc lõng, thiếu thiện chí, đưa thông tin bịa đặt, xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác bầu cử, cho rằng Cuộc bầu cử do Đảng Cộng sản lãnh đạo là không chính danh, không đúng quy định của pháp luật, là ngăn cản quyền bầu cử của công dân, rằng “Bầu cử chỉ là màn kịch dân chủ do Đảng đạo diễn, chỉ là hội nghị Đảng Cộng sản mở rộng”, “Đảng Cộng sản đang độc diễn trong bầu cử”; xuyên tạc cơ chế trong bầu cử, ứng cử; bôi nhọ ứng cử viên là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang, đảng viên; cổ xúy ứng cử viên tự do, đối tượng chống đối ứng cử, kích động tẩy chay bầu cử…

Các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị xuyên tạc phát biểu của đồng chí Chủ tịch Quốc hội “Cơ cấu kết hợp phấn đấu số đại biểu người ngoài Đảng là từ 25-50 đại biểu” tại Hội nghị Hiệp thương lần thứ nhất do UBTW Mặt trận Tổ quốc tổ chức, chúng cho rằng các hội nghị hiệp thương “chỉ là để thu hút sự chú ý của dư luận, những người ngoài Đảng này chỉ đóng vai trò làm kiểng rất đẹp cho một hình thức đoàn kết rẻ tiền của chế độ”; “Quốc hội chỉ có nhiệm vụ là tích cực giơ tay biểu quyết những dự luật do Chính phủ đưa ra mà hầu hết những dự luật này đều do các bộ thuộc Chính phủ soạn thảo”. Xuyên tạc Nghị quyết số 132/2020/QH14 ngày 17/11/2020 về việc sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế là “hình thức chia chác quyền lợi cho tay sai”, “mua chuộc sự trung thành của hai trụ cột chống đỡ chế độ độc tài”, “đất dân sẽ bị công an và quân đội cướp”.

Xuyên tạc công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, chỉ trích cơ quan, hội đồng các cấp giới thiệu đề cử các đại biểu không theo ý nguyện của người dân, thiếu trình độ và trách nhiệm. Đáng chú ý, facebook “Tran Quoc Khanh”, “Lê Dũng Vova” cho biết đã chuẩn bị xong hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, với mục đích nhằm tranh cử đại biểu Quốc hội để được tham gia xây dựng luật và soạn thảo kế hoạch hoạt động của đất nước, dự định thông qua các diễn đàn trên mạng xã hội để “quảng bá” tranh cử.

Đối tượng Lê Trọng Hùng phát tán bài viết “Tự tranh cử ĐBQH là một đòi hỏi của dân tộc vì thế đó là bổn phận của công dân” trên facebook cá nhân. Nội dung bài viết ra sức phê phán các ĐBQH hiện nay, đồng thời tự cho rằng mình là mẫu “công dân gương mẫu, công dân chuẩn mực, công dân thuần chủng” mà được Hùng gọi chung là “đại công dân”, qua đó kêu gọi những “đại công dân” như Hùng sẵn sàng tham gia việc tự ứng cử ĐBQH trong nhiệm kỳ sắp tới, trong khi đó Hùng là đối tượng có “tiền án”, đã từng bị cơ quan chức năng truy tố, xét xử về hành vi “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”, sau khi ra tù, Hùng lại “ngựa quen đường cũ” tiếp tục chống phá chế độ; còn Lê Văn Dũng (tức Dũng Vova) đã thực hiện hàng nghìn video clip xuyên tạc, bôi đen, thổi phồng các vấn đề nhạy cảm của xã hội đăng trên các trang facebook. Ngoài ra, Lê Văn Dũng và Lê Trọng Hùng cùng các đối tượng chống đối đang tìm cách móc nối, lôi kéo, kích động khiếu kiện cực đoan tại các địa phương, thu thập thông tin về các vụ khiếu kiện, sau đó lồng ghép các nội dung xuyên tạc, bôi nhọ lãnh đạo, chống phá cuộc bầu cử để phát tán phát trên “Đài Chấn hưng TV”...

Theo quy định của pháp luật thì những người tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định. Trong đó, các tiêu chuẩn cơ bản đối với ứng viên là: Trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác; có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội; liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm…

Có thể thấy mục đích cơ bản nhất của chiêu trò “tự ứng cử” mà các “nhà dân chủ” đang thực hiện là nhằm phá hoại bầu cử. Những kẻ chuyên chống phá, thường xuyên tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước, xúc phạm lãnh tụ, coi thường người dân như Lê Văn Dũng, Lê Trọng Hùng, Nguyễn Đình Cống, Nguyễn Quang A ở Hà Nội lại trung thành với Tổ quốc, với nhân dân; không thể nào một kẻ chưa học hết trung học phổ thông, không có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, vô đạo đức, chuyên phá làng phá xóm như Phạm Thế Lực ở Lâm Đồng lại trở thành đại biểu Quốc hội, đại diện cho Nhân dân…

Để cuộc bầu cử thành công tốt đẹp, cấp ủy Đảng các cấp cần triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 20/6/2020 của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, lan tỏa thông tin tích cực phản ánh ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc bầu cử, diễn biến bầu cử và không khí dân chủ, đúng pháp luật trong bầu cử; phản ánh tâm nguyện chính đáng của quần chúng nhân dân; đồng thời xây dựng tuyến tin, bài, phóng sự đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch, vạch trần âm mưu, thủ đoạn của các tổ chức, cá nhân, không để các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lợi dụng mạng xã hội và các vấn đề nổi cộm, bức xúc nhằm xuyên tạc, phá hoại cuộc bầu cử, kích động, gây rối, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá Đảng, Nhà nước ta.

Tăng cường nhận diện, theo dõi, phát hiện, quyết liệt đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các âm mưu, hoạt động thông tin chống phá cuộc bầu cử; thông tin tuyên truyền xuyên tạc, kích động chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ. Nắm chắc tình hình tư tưởng, tâm trạng xã hội, những vấn đề phức tạp nảy sinh liên quan đến cuộc bầu cử được dư luận quan tâm; kịp thời chỉ đạo, phối hợp, tổ chức lực lượng đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các đối tượng vi phạm đăng tải, phát tán thông tin sai trái, không đúng sự thật về cuộc bầu cử trên internet, mạng xã hội thuộc địa bàn, lĩnh vực quản lý.

Ngành chức năng địa phương tập trung công tác nắm tình hình trên không gian mạng, triển khai thực hiện đấu tranh, ngăn chặn làm thất bại âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các đối tượng phản động chống đối tán phát thông tin xấu độc, chống Đảng, Nhà nước, chống phá cuộc bầu cử. Tập trung xác minh, xử lý nghiêm các đối tượng tung tin sai sự thật chống phá cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác, nhận diện và đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch và phần tử cơ hội; tăng cường công tác quản lý, bảo đảm an toàn, an ninh, góp phần vào thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026./.

Linh Kiều

Thứ Ba, 9 tháng 3, 2021

NGƯỜI MÀ ÔNG PHẠM ĐÌNH TRỌNG GỌI LÀ "NÉT ĐEPHJ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ BÌNH DỊ" LÀ ĐÂY!!!!!!

Trước khi phiên tòa xét xử vụ án “Giết người”, “Chống người thi hành công vụ” xảy ra tại xã Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội), ông Phạm Đình Trọng đã viết bài “NÉT ĐẸP CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ BÌNH DỊ…”  với chiêu trò “lập lờ, đánh lận con đen”, bằng lời lẽ lố bịch, ông Phạm Đình Trọng đẩy nhân vật của mình lên đến tận mây xanh và kêu gọi dư luận ủng hộ cho bị can Bùi Thị Nối và nhóm tội phạm trong vụ Đồng Tâm.

Nhưng thực tế khi phiên tòa diễn ra thì sự thật đã được phơi bầy, Bùi Thị Nối “lột xác” với bản chất gian manh, xảo trá. Hành động đầu tiên là việc chống đối không đeo khẩu trang phòng chống dịch COVID 19 theo quy định, đến phần khai báo thì thị quanh co, chối tội.

Cụ thể là tại phiên tòa sơ thẩm, Bùi Thị Nối đã thừa nhận hành vi: góp 800.000 cho tổ Đồng Thuận mua lựu đạn, tham gia làm bom xăng, bùi nhùi; nhặt gạch đá để chuẩn bị chống đối cơ quan chức năng; trong đêm 8/1/2020, đã có mặt nhà ông Lê Đình Kình, ném bom xăng vào cơ quan chức năng. Nhưng đến phiên phúc thẩm, Nối phản cung, không thừa nhận những hành vi trên, đôi lúc thị còn tỏ ra có vấn đề về thần kinh...

Và xấu hổ thay cho ông Phạm Đình Trọng khi trong bài viết ông nhiều lần dẫn lời Nối gọi ông Lê Đình Kình là bố (lúc thì bố Kình, lúc thì bố Nối) thì tại phiên tòa Nối đã phủ nhận luôn mình là con nuôi ông Kình. Thế mới thấy độ lươn lẹo của mụ đàn bà này đến mức nào.

Bên cạnh đó, cũng có thể thấy bộ mặt thật của ông Phạm Đình Trọng, các chiêu trò cùng “kinh nghiệm bồi bút” của ông đã bị lộ…

Thiết nghĩ, ở cái tuổi 70 như ông Phạm Đình Trọng thì nên “lão giả, an tri”, lời nói, hành động sao cho chuẩn mực, chứ viết một bài với ngòi bút cong như vậy thì nhục nhã quá!

 

Đôi điều muốn nói với ông Mạc Văn Trang!

 Đôi điều muốn nói với ông Mạc Văn Trang....

Là một người con của Thành Đông (Hải Dương), mảnh đất văn hiến, ông lại được mang dòng họ Mạc danh giá của Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, người đã dùng lời lẽ trong sáng qua bài phú “Ngọc tỉnh liên”, để thay đổi nhận thức của cả một triều đại... Tổ tiên ông hiền liệt là thế, vậy mà con cháu như ông lại khuyết tật cả về trí tuệ và lương tâm, ông đã “trang điểm” cho mình học hàm, học vị đủ cả, nhưng có thể thấy ông không có được lương tâm, trí tuệ của một người có học vấn thấp, chứ chưa nói đến cốt cách của một bậc sỹ phu.

Ông cổ suý cho nhóm tội phạm ở Đồng Tâm, khi phiên tòa phúc thẩm chuẩn bị diễn ra, ông đã viết những lời lẽ ngụy biện, rồi còn kêu gọi ủng hộ cho chúng. Tội ác của chúng có thể nói “trời không dung, đất không thứ”, vậy mà ông vẫn còn đưa ra ý kiến: “Không thực nghiệm hiện trường, không có quyền kết án”, thử hỏi khái niệm “thực nghiệm hiện trường” như ông nói là gì?

Xin thưa với ông rằng trong khoa học pháp lý, chỉ có khái niệm thực nghiệm điều tra thôi, mà thực nghiệm điều tra cũng không phải là quy trình bắt buộc đối với mọi vụ án. Một điều táng tận lương tâm hơn, khi ông đưa ra phương án là lấy ba con heo chết để thực nghiệm điều tra, ông thử đặt mình vào vị trí người cha của những chiến sỹ Công an kia thì ông sẽ đau lòng như thế nào? Ba người họ đã chết một lần rồi, ông định giết thêm họ một lần nữa hay sao? Thân nhân họ đã phải trải qua tận cùng của nỗi đau, nay ông muốn họ đau thêm đến mức nào nữa? Lương tâm ông bị khuyết tật đến tàn phế mất rồi ông Trang ạ! 

P/s Xem Facebook của ông thấy có nhiều bạn bè là đám vô sỷ, trở cờ, lưu manh giả danh trí thức mới thấy câu “ ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” là quá đúng!

 


Thứ Hai, 8 tháng 3, 2021

VỤ ÁN ĐỒNG TÂM: TIẾNG KÊU LẠC LOÀI‼‼

Ngày 8/3 tới đây, phiên toà phúc thẩm xét xử vụ án Đồng Tâm sẽ được bắt đầu. Dư luận rất quan tâm và mong muốn sẽ có một bản án thật nghiêm minh để trừng trị những kẻ thủ ác. Tuy nhiên, đâu đó vẫn có những tiếng nói lạc loài, đi ngược lại mong muốn chung của cộng đồng. Và trong số đó có Mạc Văn Trang!

Có thể nói, cái tên Mạc Văn Trang, dư luận không quá còn xa lạ - một Phó Giáo sư, Tiến sỹ từng có hơn 30 năm công tác ở Viện Khoa học Giáo dục trước khi nghỉ hưu năm 2002 với hơn 54 năm tuổi Đảng. Tên tuổi của Mạc Văn Trang đã nổi tiếng hơn sau khi gắn với những tên trở cờ, suy thoái về chính trị như: Nguyễn Quang A, Chu Hảo, Nguyễn Nguyên Bình, Nguyễn Thị Kim Chi… 

Mạc Văn Trang sinh năm 1940 tại làng Vũ La, xã Nam Đồng, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương nơi có nhà thờ Mạc Đĩnh Chi (ông tổ dòng họ Mạc - người đầu tiên là Lưỡng quốc trạng nguyên của nước ta), nhưng những năm gần đây Mạc Văn Trang đã làm ô uế, xấu mặt dòng họ Mạc. Đối tượng này đã thường xuyên thể hiện tư tưởng chống đối Đảng, chống đối chính quyền khi luôn đăng tải, chia sẻ các bài viết trên trang facebook cá nhân nhiều bài viết với cái nhìn tiêu cực, phiến diện, phản đối đường lối lãnh đạo đất nước của Đảng.

Khi xảy ra vụ việc Đồng Tâm, ông ta cùng các đối tượng chống đối chính trị khác về Đồng Tâm để “lấy hình ảnh”, viết bài xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, cố ý đưa những thông tin sai sự thật để đánh lừa dư luận.  "

Với phiên toà phúc thẩm xét xử vụ án Đồng Tâm tới đây, Mạc Văn Trang lại lớn tiếng cho rằng “không thực nghiệm hiện trường, không có quyền kết án". Thật nực cười với kẻ "sĩ" như ông ta, không hiểu biết về pháp luật mà học đòi góp ý về pháp luật, bởi lẽ:

Thứ nhất, pháp luật không quy định “thực nghiệm hiện trường” mà chỉ có “thực nghiệm điều tra”. Nói thế để biết ông ấy kiến nghị về luật pháp nhưng không hiểu gì về pháp luật.

Thứ hai, giả như ông Trang gọi đúng tên thì không phải vụ án nào pháp luật cũng quy định phải “thực nghiệm điều tra”

Tại Điều 204 Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 quy định về thực nghiệm điều tra (TNĐT) như sau:

“1. Để kiểm tra, xác minh tài liệu, tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án, Cơ quan điều tra có thể thực nghiệm điều tra bằng cách dựng lại hiện trường, diễn lại hành vi, tình huống hoặc những tình tiết khác của một sự việc nhất định và tiến hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết. Khi thực nghiệm điều tra phải đo đạc, chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ, ghi rõ kết quả thực nghiệm điều tra vào biên bản.

Nghiêm cấm việc thực nghiệm điều tra xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người tham gia thực nghiệm điều tra và người khác”

Vậy việc ông Trang cứ đòi phải có thực nghiệm điều tra mới có quyền kết án là không có căn cứ.  Đối với các vụ án đã đủ chứng cứ, không còn nghi vấn cần xác minh thì pháp luật không quy định TNĐT.

Nhất là vụ việc như vụ án Đồng Tâm mà thực nghiệm thì sẽ “xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người tham gia thực nghiệm điều tra và người khác” (phải diễn lại cảnh bị thiêu dưới giếng trời, dù chỉ là một con vật thì cũng quá độc ác chưa kể con người).

Thứ ba, buồn thay cho ông Trang, vì mù quáng bênh vực mấy kẻ thủ ác mà không màng đến sự hy sinh của lực lượng chức năng, những chiến sỹ công an ngã xuống giữa thời bình.

Mang danh Phó giáo sư, đầu hai thứ tóc, đáng lẽ ông phải là người cầm cân, nảy mực, nói những lời chuẩn mực, công bằng để công chúng nghe theo, tâm phục khẩu phục. Đằng này ông lại chỉ nói những điều tai ngược để hàng nghìn, hàng vạn người khác xem thường, đánh giá.

 Những kẻ “sĩ” vô ơn như ông ta rồi cuối cùng cũng sẽ đến cái đích giống như những người đã đứng ngoài lợi ích chính đáng của dân tộc và Nhân dân mà thôi‼‼‼

  

#DĐCPĐ

XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN Ở ĐỒNG TÂM: NHỮNG KẺ CỐ "BÁM VÍU" VỤ VIỆC ĐỂ BAO BIỆN CHO HÀNH VI PHẠM TỘI CŨNG LÀ MỘT TỘI ÁC!

 




Theo thông tin từ TAND cấp cao tại Hà Nội, dự kiến ngày 8/3 tới đây TAND cấp cao sẽ mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án Giết người, Chống người thi hành công vụ xảy ra tại xã Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội) khiến 03 chiến sĩ Công an hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. Trước đó, vào tháng 9/2020, tòa sơ thẩm đã tiến hành tuyên án với 29 bị cáo trong vụ án.

Trong đó, tuyên phạt về cùng tội “Giết người” đối với 5 bị cáo (Lê Đình Công, Lê Đình Chức cùng mức án tử hình; Lê Đình Doanh bị phạt tù chung thân; Bùi Viết Hiểu 16 năm tù; Nguyễn Quốc Tiến 13 năm tù); tuyên phạt về tội chống người thi hành công vụ đối với bị cáo Bùi Thị Nối 6 năm tù. Đây sẽ là 06 bị cáo sẽ hầu tòa trong phiên xét xử phúc thẩm sắp tới, cụ thể: 05 bị cáo có kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt gồm: Lê Đình Công, Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Quốc Tiến. Riêng bị cáo Bùi Thị Nối kháng cáo vì không đồng ý với phán quyết của bản án sơ thẩm nên đề nghị cấp phúc thẩm xem xét lại.

Đến nay, vụ việc đã quá rõ ràng, đây là vụ án hình sự nghiêm trọng, hành vi phạm tội của các bị cáo là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, bất chấp pháp luật, coi thường kỷ cương phép nước, ngang nhiên xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của Nhà nước và chính quyền địa phương, coi thường tính mạng, sức khỏe của người khác, đặc biệt là những người đang thi hành công vụ. Quá trình điều tra, xét xử được thực hiện hợp pháp, đúng quy định của pháp luật. Đó là bản án thích đáng cho tội lỗi man rợ do Lê Đình Kình và đồng bọn gây ra. Bản thân các bị cáo đứng trước tòa cũng đã thừa nhận sai phạm của bản thân, cúi đầu nhận tội, vô cùng ăn năn, hối hận, gửi lời xin lỗi gia đình 3 cán bộ, chiến sĩ công an bị sát hại.

Qua phiên tòa xét xử sơ thẩm, chúng ta có thể thấy được tính nghiêm minh của pháp luật. Nhóm 05 bị cáo: Lê Đình Công, Bùi Viết Hiểu, Lê Đình Doanh, Lê Đình Chức và Nguyễn Quốc Tiến chính là những kẻ cầm đầu, vừa tổ chức chuẩn bị công cụ, phương tiện, phân công vị trí, nhiệm vụ cho các bị cáo khác, vừa trực tiếp thực hiện hành vi tấn công lực lượng chức năng. Trong đó: Lê Đình Công là người chủ mưu, cầm đầu, kêu gọi, lôi kéo, trực tiếp là một trong những người gây ra cái chết cho 3 chiến sỹ Công an; Lê Đình Chức mang các loại hung khí chống đối lực lượng chức năng, ném bom xăng, dùng tuýp sắt đâm ngã xuống hố, trực tiếp đổ nhiều lần xăng thiêu sống 3 chiến sỹ Công an. Hành vi của bị cáo Chức là nguyên nhân khiến 3 chiến sỹ Công an hy sinh, thể hiện tính côn đồ, tàn ác. Chính vì vậy, đối với Công và Chức cần phải loại bỏ vĩnh viễn ra khỏi đời sống xã hội. Đối với 3 bị cáo (Hiểu, Tiến, Doanh) cũng nhận hình phạt thích đáng, đúng người, đúng tội.

Bên cạnh tính nghiêm minh, Phiên tòa xét xử sơ thẩm cũng thể hiện tính nhân đạo và khoan hồng của pháp luật Việt Nam. Ban đầu, Viện KSND TP.Hà Nội đề nghị truy tố 25 bị cáo về tội “Giết người”, 04 bị cáo về tội “Chống người thi hành công vụ”. Căn cứ quá trình điều tra, xét xử và thái độ thành khẩn của các bị cáo, sau đó 19 bị cáo được Viện kiểm sát đề nghị chuyển tội danh từ “Giết người” sang “Chống người thi hành công vụ” và tuyên mức án thấp hơn so với mức án Viện kiểm sát đề xuất.

Tại Đồng Tâm hiện nay mọi thứ đã ổn định, cuộc sống bình yên trở lại chẳng lâu sau đó. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đồng Tâm đoàn kết, thống nhất tiếp tục xây dựng quê hương phát triển. Bản án dành cho Lê Đình Kình và đồng bọn cũng nhận được sự đồng tình, ủng hộ của bà con nơi đây, chẳng có ý kiến nào khác.

Vốn bản chất “ngựa quen đường cũ”, trước ngày phiên tòa phúc thẩm diễn ra tới đây, những kẻ núp bóng danh nghĩa “dân chủ”, “nhân quyền” vẫn không từ bỏ thủ đoạn tẩy trắng thay đen, bồi bút cố tình xuyên tạc bản chất vụ án tại Đồng Tâm cũng như phiên tòa sơ thẩm đã diễn ra trước đó. Thế nhưng, pháp luật đã được thực thi nghiêm minh, đồng thời có cả tính nhân văn sâu sắc. Trắng đen thật ra đã quá rõ ràng, chính những kẻ cố “bám víu” vụ việc để bao biện cho hành vi phạm tội cũng là một tội ác!

 @GNNĐL

 




Xét xử phúc thẩm vụ Đồng Tâm đúng ngày 8/3, chạnh lòng nghĩ đến vợ con đồng chí đã hy sinh!

         08/3 – Ngày mà nam giới làm cho người phụ nữ mà họ yêu quý hạnh phúc. Hạnh phúc của người phụ nữ giản đơn lắm, chỉ cần được chồng quan tâm chia sẻ việc nhà, cùng nhau nuôi dậy con cái, nhỏ bé thế thôi.

Nhưng với Quỳnh, hạnh phúc đã không còn trọn vẹn!

Quỳnh - người vợ trẻ của Trung úy Phạm Công Huy, cán bộ Phòng Cảnh sát PCCC và CHCN Công an TP Hà Nội. Đồng chí Phạm Công Huy là một trong 3 cán bộ, chiến sỹ công an đã hy sinh ở Đồng Tâm, là bị hại của vụ án đặc biệt nghiêm trọng Giết người, Chống người thi hành công vụ xảy ra ở Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội).

Đôi vợ chồng trẻ từng học chung trường Đại học PCCC, họ yêu nhau và mới kết hôn được hơn 1 năm. Huy là người chồng trách nhiệm, yêu vợ quý con. Đặc thù công việc phải đi công tác vắng nhà liên tục, nhưng cứ trở về nhà là anh lại giành hết việc chăm con, pha sữa cho con uống. Con nhỏ rất bện bố... Tối 8/1, Huy gọi điện về nhắn với vợ rằng anh mới nhận lương nên sẽ chuyển ngay cho vợ để chi tiêu, mua sữa cho con còn anh thì phải đi công tác vài ngày… Quỳnh không bao giờ muốn tin rằng đấy lại là cuộc gọi cuối cùng của chồng!!!

Rạng sáng ngày 9/1, trong khi thực hiện nhiệm vụ trấn áp, ngăn chặn những kẻ gây rối tại Đồng Tâm, cha con KÌNH, CÔNG cùng bọn thảo khấu đã giết Huy cùng 2 đồng đội của anh bằng những là hành vi hung ác, man rợ, có tính côn đồ. Khi các anh rơi xuống bẫy hố, chúng đã chọc tuýp sắt gắn dao nhọn xuống rồi nhiều lần đổ xăng xuống hố, châm lửa đốt, thiêu sống ba người. Anh cùng 2 đồng đội đã hy sinh trong thời bình để giữ gìn bình yên cuộc sống cho nhân dân.

Đau xót thay!!! Người vợ trẻ trở thành góa phụ và con gái 6 tháng tuổi mồ côi cha!

Quỳnh đã chia sẻ dòng chữ nghẹn ngào trên facebook: "Chồng ơi, sao lại là anh?", họ mới vừa kết hôn được một năm, mới vừa có con... Nỗi đau mất mát quá lớn với người vợ, với con gái bé bỏng, khi đó con còn quá nhỏ, chưa nhận thức được điều kinh hoàng đã xảy ra…

Hơn một năm kể từ ngày định mệnh ấy, ngày 8/3/2021 hôm nay, vụ án Đồng Tâm sẽ được đưa ra xét xử phúc thẩm. Những ai đã từng theo dõi sát về vụ việc xảy ra ở Đồng Tâm và quá trình diễn ra phiên tòa xét xử sơ thẩm vào tháng 9 năm ngoái có thể thấy rằng, hành động của các bị cáo, đặc biệt là bị cáo Công, Hiểu, Chức là vô cùng tàn ác, vô nhân tính và có sự phân công, chuẩn bị kỹ lưỡng quá trình thực hiện hành vi phạm tội. Mặc dù một số bị cáo đã có thái độ ăn năn hối cải, mong nhận được sự khoan hồng của pháp luật nhưng những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, gây chấn động trong dư luận xã hội như vụ việc ở Đồng Tâm cần phải được xử lý nghiêm minh trước pháp luật. Quần chúng nhân dân và xã hội tin rằng phiên tòa xét xử phúc thẩm do Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội xét xử vào ngày 08/3 hôm nay cũng sẽ y án sơ thẩm và những hành vi phạm pháp luật sẽ phải giá trước pháp luật, các bị cáo có hành vi coi thường sự nghiêm minh, thượng tôn của pháp luật sẽ phải chịu những bản án thích đáng.

Quỳnh ơi! Em và con thiệt thòi, thiếu vắng hơi ấm của người chồng, người cha…

Nhưng em hãy yên lòng, bạn bè, người thân, đồng chí, đồng đội của Huy vẫn luôn bên cạnh, ủng hộ và bảo vệ mẹ con em. Hãy biến đau thương thành sức mạnh em nhé!

Giờ đây, con gái bé nhỏ đang chập chững những bước đầu đời, em hãy luôn bên cạnh chở che, kể con nghe về sự hy sinh đầy kiêu hãnh và tự hào của cha con, về đồng đội, về nghề nghiệp vẻ vang mà cha con đã chọn để con vững bước trưởng thành. Cha con đã nằm xuống để tô thắm thêm màu cờ Tổ Quốc và truyền thống Công An nhân dân Việt Nam.

Hôm nay cũng là 8/3 – Quốc tế phụ nữ, xin gửi đến Quỳnh cùng con gái những lời chúc tốt đẹp nhất!

 

@ST



Thứ Bảy, 6 tháng 3, 2021

Vụ Đồng Tâm: Các bị cáo phạm tội với mục đích giết người rõ ràng

Đại diện Viện Kiểm sát phân tích về hành vi của 6 bị cáo gồm Lê Đình Công, Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Quốc Tiến, Nguyễn Văn Tuyển bị Viện Kiểm sát truy tố về tội “Giết người."

Sáng 9/9, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã luận tội 29 bị cáo tại phiên tòa xét xử vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội).

Trong đó, đại diện Viện Kiểm sát phân tích về hành vi của nhóm sáu bị cáo gồm Lê Đình Công, Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Quốc Tiến, Nguyễn Văn Tuyển bị Viện Kiểm sát truy tố về tội “Giết người.”

Sáu bị cáo trên được Viện Kiểm sát xác định là những kẻ chủ mưu, cầm đầu và trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội với động cơ giết người rõ ràng. Trong vụ án này, cả sáu bị cáo trên đều có sự cấu kết chặt chẽ với nòng cốt là những bị cáo trong “Tổ đồng thuận,” đứng đầu là Lê Đình Kình.

Trong đó bị cáo Lê Đình Công là người giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu, thường xuyên lôi kéo kích động chống đối, kích động giết chết cán bộ công an bằng các hình thức tung video clip, livestream trên các trang mạng xã hội; kích động nổ mìn phá trạm điện, tuyên bố giết chết từ 300-500 cán bộ công an; phân công vị trí, vai trò cho các bị cáo khác… và tích cực thực hiện.

Bản thân Công đã chỉ đạo và góp tiền mua xăng, mua lựu đạn, hướng dẫn các bị cáo khác và trực tiếp làm bom xăng, bùi nhùi; trực tiếp ném bom xăng, bùi nhùi và lựu đạn về phía lực lượng thi hành công vụ. Việc lựu đạn không nổ và không gây sát thương cho lực lượng công an là nằm ngoài ý thức chủ quan của bị cáo Công.

 Bị cáo Lê Đình Công phạm tội với động cơ, mục đích rõ ràng là giết chết và giết bằng được cán bộ, chiến sỹ công an, giết càng nhiều càng tốt. Hậu quả do bị cáo và đồng bọn gây ra là 3 cán bộ, chiến sỹ công an hy sinh khi đang thực thi công vụ.

Do đó, hành vi của bị cáo Công được xác định: phạm vào tội "Giết người" với các tình tiết định khung “Giết 2 người trở lên; giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; có tính chất côn đồ và có tổ chức” được quy định tại Điều 123, khoản 1, điểm a, d, n, o - Bộ luật Hình sự năm 2015, là có căn cứ và đúng pháp luật. Tại phiên tòa bị cáo Công không thành khẩn nhận tội, quanh co, gian dối nhằm che giấu hành vi phạm tội.

Đối với bị cáo Lê Đình Chức, đại diện Viện Kiểm sát nhận định: Trong đêm 8/1, rạng sáng 9/1/2020, khi biết lực lượng công an về làm nhiệm vụ tại thôn Hoành, Chức cùng nhiều người tụ tập tại nhà Kình để họp bàn, chống đối.

Kết quả điều tra xác định, khi được đồng bọn đánh kẻng và bắn pháo sáng báo động, Chức đã cùng tất cả những bị cáo khác mang các loại hung khí, vũ khí lên trần nhà hàng xóm, ném 4 chai bom xăng và 1 quả lựu đạn về phía lực lượng công an; dùng tuýp sắt gắn dao bầu đâm về phía lực lượng công an đang di chuyển từ nhà anh Lê Đình Hợi (ở kề sát nhà Chức) sang nhà Chức, làm 3 cán bộ, chiến sỹ công an ngã xuống hố ngăn giữa nhà Chức và nhà anh Hợi. Sau đó, Chức và Doanh nhiều lần đổ xăng đốt làm cả 3 cán bộ, chiến sỹ hy sinh.

Viện Kiểm sát nhận thấy hành vi của bị cáo Chức là quyết liệt nhất, là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khiến 3 cán bộ, chiến sỹ hy sinh khi đang thi hành công vụ, với ý thức và động cơ, mục đích giết người rất rõ ràng, thể hiện tính côn đồ, hung hãn cao, mất nhân tính và không còn khả năng cải tạo.

Trong giai đoạn điều tra vụ án và tại phiên tòa bị cáo Chức khai nhận hành vi phạm tội nhưng chưa thực sự thành khẩn. Mặc dù bị cáo Chức thừa nhận hành vi giết người nhưng vẫn còn quanh co gian dối, đổ tội cho bị cáo Doanh nhằm trốn tránh một phần trách nhiệm bản thân.

Bị cáo Lê Đình Doanh biết rõ Kình là kẻ chủ mưu, cầm đầu “Tổ đồng thuận” chống đối quyết liệt chính quyền nhằm mục đích chiếm đất đồng Sênh. Doanh đã tích cực hưởng ứng, nhiều lần cùng họp bàn về việc chống đối chính quyền và nhân dân, bàn kế giết chết cán bộ công an.

Doanh được Kình đưa 500.000 đồng đi mua dao bầu và thuê người gắn tuýp sắt rồi đưa về nhà Kình. Đêm 8/1, rạng sáng 9/1/2020, Doanh có mặt tại nhà Kình để bàn bạc về việc chống đối; cùng các đối tượng khác mang gạch đá, dùng tuýp sắt gắn dao bầu lên mái tầng 2 nhà của anh Hợi và mái nhà của Chức, Kình.

Thấy lực lượng công an vào đến cổng thôn Hoành, Doanh đã dùng gạch đá, bom xăng ném về phía lực lượng công an. Khi 3 cán bộ, chiến sỹ công an ngã xuống hố ngăn giữa nhà anh Hợi và Chức, thấy Chức sai mang xăng, Doanh đã mang can xăng, trèo thang đưa lên mái tầng 2 cho Chức dội xuống hố. Bản thân Doanh cũng châm lửa vào chậu xăng và đẩy xuống hố.

Xét thấy hành vi của bị cáo Doanh là rất quyết liệt, là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng làm 3 cán bộ, chiến sỹ hy sinh khi đang thi hành công vụ, có ý thức và động cơ, mục đích giết người rất rõ ràng, thể hiện tính côn đồ, hung hãn cao.

Công tố viên xác định, hành vi của bị cáo đã gây ra là đặc biệt nghiêm trọng, cần thiết phải áp dụng mức hình phạt thật nghiêm khắc, tương xứng với hành vi phạm tội của bị cáo.

Tuy nhiên, xét trong giai đoạn điều tra vụ án và tại phiên tòa, bị cáo Doanh đã thành khẩn nhận tội, có thái độ ăn năn hối cải, bị cáo Doanh lại là con của bị cáo Công; do đó, công tố viên cho rằng không cần thiết phải loại bỏ bị cáo Doanh khỏi xã hội mà nên cho bị cáo được hưởng chính sách nhân đạo, khoan hồng của pháp luật để có cơ hội cải tạo, làm lại cuộc đời.

Đối với Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển, Viện Kiểm sát xác định đây là những kẻ tham lam, vì lời hứa được chia đất nên đã tích cực tham gia, đồng thời lôi kéo, kích động người khác thực hiện hành vi phạm tội.

Sự hy sinh của 3 cán bộ, chiến sỹ công an gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi kích động của các bị cáo. Do đó, các bị cáo cần phải bị xử lý nghiêm theo đúng tính chất mức độ và hậu quả do hành vi của các bị cáo đã gây ra.

Bị cáo Hiểu khi phạm tội đã hơn 70 tuổi và bị cáo Tuyển là người tàn tật nên đã được Viện Kiểm sát áp dụng các tình tiết giảm nhẹ. Tuy nhiên, để trừng trị các bị cáo và răn đe những kẻ khác, Viện Kiểm sát thấy cần thiết áp dụng mức hình phạt nghiêm khắc, cách ly khỏi xã hội một thời gian dài.

Bị cáo Nguyễn Quốc Tiến được Viện Kiểm sát xác định có vai trò tham gia từ đầu, trực tiếp quyên góp tiền mua xăng, mua lựu đạn. Bản thân Tiến vừa làm bom xăng vừa liên hệ mua 10 quả lựu đạn với mục đích cùng đồng bọn sử dụng giết chết cán bộ, chiến sỹ công an.

 Tối 8/1, Tiến cùng nhiều đồng phạm khác đã đến nhà Kình để họp bàn, tìm cách chống đối và sát hại chiến sỹ công an. Tiến còn cùng các đối tượng khác vận chuyển hung khí, vũ khí lên mái nhà của anh Hợi và mái nhà của Chức, Kình để ném về phía lực lượng công an đang thi hành công vụ.

Tuy số lựu đạn bị cáo Tiến mua về và chia cho đồng bọn sử dụng không nổ và không gây sát thương cho lực lượng công an, nhưng đó là ngoài ý muốn của bị cáo bởi bị cáo nhận thức rõ số lựu đạn tren là thật và có khả năng sát thương rất cao.

Do vậy, Viện Kiểm sát cho rằng hành vi của bị cáo Tiến cần phải xử lý nghiêm khắc, phải áp dụng mức hình phạt tương xứng với hành vi phạm tội của bị cáo.

Tuy nhiên, trong giai đoạn điều tra và tại phiên tòa, bị cáo Nguyễn Quốc Tiến đã thành khẩn nhận tội, có thái độ ăn năn hối cải, mong được pháp luật xem xét giảm nhẹ hình phạt để có cơ hội làm lại cuộc đời./.

Theo TTXVN