NGƯỜI ĐƯA TIN 289

NƠI CHIA SẺ THÔNG TIN ĐA CHIỀU VỀ MỌI VẤN ĐỀ
  • TRƯỜNG SA - HOÀNG SA VÀ NHỮNG CHUYỆN CHƯA BAO GIỜ KỂ

    Hôm trước, mình đặt câu hỏi về việc các bạn suốt ngày phê phán Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam "nhai đi nhai lại" các thông điệp phản đối khi Trung Quốc có hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vậy theo các bạn chúng ta phải làm gì?

  • NGUYỄN VĂN HÓA - TỪ CON ĐƯỜNG PHẠM TỘI BÁN NƯỚC ĐẾN CON ĐƯỜNG VÀO NHÀ GIAM

    Năm 2013, Nguyễn Văn Hóa đã lập tài khoản Facebook “Nguyễn Văn Hóa (Maria Luygonjaga)” tại địa chỉ www.facebook.com/Nguoidaxatoi để kết bạn, trao đổi thông tin với các đối tượng như Lê Đình Lượng, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Hoàng Đức Bình.

  • NHẬN BIẾT THỦ ĐOẠN MỚI CỦA KẺ THÙ ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN

    Trong tình hình mới, các thế lực thù địch vẫn luôn câu kết chặt chẽ với nhau để thúc đẩy từ “diễn biến hòa bình” sang “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ ta, chống phá Đảng, Nhà nước và giai cấp công nhân Việt Nam với cấp độ và cường độ ngày càng quyết liệt, thâm hiểm hơn.

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2020

Vụ Đồng Tâm: Phát ngôn viên của Liên hiệp châu Âu lấy tư cách gì để phản đối bản án sơ thẩm?

Một số trang mạng xã hội và truyền thông phương Tây đưa tin, ngày 18/09/2020, trong một thông cáo được phát đi, phát ngôn viên về các vấn đề ngoại giao và chính sách an ninh của Liên hiệp châu Âu Nabila Massrali đã ra lớn tiếng phản đối việc Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt tử hình hai bị cáo trong vụ án giết người và chống người thi hành công vụ xảy ra tại xã Đồng Tâm.

Cụ thể, phát ngôn viên Nabila Massrali đã lớn tiếng cho rằng: “Liên hiệp châu Âu phản đối việc sử dụng hình phạt tử hình dưới mọi hình thức và trong mọi hoàn cảnh, đồng thời luôn kiên định kêu gọi xóa bỏ hình phạt này trên toàn cầu. Hình phạt tử hình là tàn nhẫn và vô nhân đạo, việc bãi bỏ hình phạt này là cần thiết để bảo vệ quyền được sống của mỗi người”.

Không những vậy, nữ phát ngôn viên về các vấn đề ngoại giao và chính sách an ninh của Liên hiệp châu Âu còn cố tình can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam khi lớn tiếng cho rằng: “Ngày càng có sự đồng thuận cao trên thế giới phản đối việc sử dụng hình phạt tử hình. Liên hiệp châu Âu hối thúc Việt Nam thông qua việc tạm hoãn áp dụng án tử hình, coi đây là một bước đầu tiên hướng tới việc bãi bỏ” và “các báo cáo về những điều kiện và thủ tục tố tụng của phiên tòa làm dấy lên quan ngại sâu sắc về tính minh bạch và công bằng của phiên tòa này”. 

Có thể thấy rằng, việc duy trì hay xoá bỏ hình phạt từ hình là do luật pháp của mỗi quốc gia quy định. Hiện nay trên thế giới có hơn 100 nước đã bãi bỏ án tử hình, nhưng vẫn còn 62 nước vẫn duy trì án tử hình để trừng trị những kẻ sát nhân. Giữa các quốc gia đã bãi bỏ hoặc còn duy trì án tử hình không thể tìm ra bất kỳ tiêu chí nào về địa lý, văn hoá, chính trị, kinh tế, tôn giáo … để phân biệt. Hầu hết các nước đang áp dụng án tử hình đều cho rằng là phải áp dụng bản án nặng nề nhất này để bảo đảm an ninh, an toàn cho cộng đồng. Còn các nước không duy trì án tử hình thì lại cho rằng tử hình là vi phạm vào quyền sống của con người. 

Trong số 62 quốc gia/vùng lãnh thổ hiện còn duy trì án tử hình, có nhiều quốc gia nằm ở nhóm rất cao trong thang đo Chỉ số phát triển con người như: Singapore, Hoa Kỳ, Nhật Bản, UAE, Ả Rập Saudi, Bahrain, Oman, Belarus, Kuwait, Malaysia và Đài Loan. Như vậy, hoàn toàn có thể bác bỏ những nhận định cho rằng, án tử hình đã được bãi bỏ ở những nước có mức độ dân chủ cao, những nước phát triển cao và chỉ những nước đang phát triển mới duy trì án tử hình.

Việc duy trì án tử hình là do quan điểm lập pháp và quan điểm trừng trị kẻ phạm tội của riêng các quốc gia. Điều quan trọng là nó phù hợp với lịch sử, chính trị, văn hoá của từng nước và được đông đảo người dân quốc gia đó chấp nhận. Những kẻ sát nhân đương nhiên phải đền mạng cho hành vi tội ác của mình. Bởi vậy, bà Nabila Massrali lấy tư cách gì để lớn tiếng chỉ trích và phản đối bản án tử hình đã được toà án tuyên cho những tên sát nhân như Lê Đình Công, Lê Đình Chức?

Còn việc trong thông cáo của Liên hiệp châu Âu cho rằng “các báo cáo về những điều kiện và thủ tục tố tụng của phiên tòa làm dấy lên quan ngại sâu sắc về tính minh bạch và công bằng của phiên tòa này”, điều này cho thấy sự định kiến và thiếu khách quan của thông cáo trên.

Phiên toà diễn ra như thế nào đều đã được đưa tin rộng rãi, công khai trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Điều quan trọng nhất, hầu hết các đối tượng, kể cả những đối tượng chủ mưu, cầm đầu như Lê Đình Công, Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh, Bùi Viết Hiểu đều đã thừa nhận hành vi tội ác của mình, cúi đầu xin lỗi gia đình các chiến sĩ công an đã hy sinh và xin hưởng lượng khoan hồng của pháp luật. Vậy, phát ngôn viên của Liên hiệp châu Âu lấy tư cách gì và căn cứ vào đâu để quan ngại về tính minh bạch và công bằng của phiên toà này?

Có chăng đó chỉ là một sự định kiến và thiếu khách quan mà thôi.

@copy

RFA cần phải hiểu rõ Việt Nam cam kết và thực hiện nhân quyền như thế nào?

         Việt Nam là một quốc gia mà ở đó người dân được tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng tôn giáo, tự do Internet, tự do bày tỏ… Ấy vậy mà, sau khi nghe tuyên bố của Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam – Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai về nhân quyền, thì đài châu á tự do RFA và một số nhà “dân chủ” lại đưa ra những lời xuyên tạc về tình hình nhân quyền và những cam kết của Việt Nam.


        Cụ thể, trong ngày khai mạc Khóa họp thường kỳ lần thứ 45 Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ), Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam – Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai khẳng định rằng Việt Nam cam kết bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong bối cảnh đại dịch Covid-19, ủng hộ hợp tác quốc tế và tiếp cận đa phương nhằm ứng phó hiệu quả với đại dịch và phục hồi đại dịch. Trước đó, tại Khóa họp lần thứ 44 của Hội đồng Nhân quyền LHQ, diễn ra hồi hạ tuần tháng 7/2020, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai cũng đã tuyên bố Việt Nam ưu tiên thúc đẩy quyền con người của nhóm yếu thế.

RFA cần phải hiểu rõ Việt Nam cam kết và thực hiện nhân  quyền như thế nào?

Và ngay sau sự kiện này, Đài châu á tự do RFA đã đăng tải bài viết có tiêu đề: “Cam kết của Việt Nam với LHQ về bảo vệ nhân quyền và thực tế!” với nội dung mượn lời của một số nhà rận chủ xuyên tạc về tình hình nhân quyền Việt Nam với những luận điệu như: “Nhà cầm quyền cộng sản chủ nghĩa đã hứa hẹn hàng chục năm qua nhưng họ không thực thi gì cả, chứ không phải đợi đến dịch bệnh Covid-19. Bằng chứng là ngay cả Quyết định số 364, do ông Nguyễn Tấn Dũng, khi còn là Thủ tướng ký ngày 17/3/2015, về ‘Việc phê duyệt kế hoạch triển khai, thực hiện Công ước Chống Tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người’ thì họ cũng không thực hiện. Và bằng chứng mới nhất là qua phiên xử dân làng Đồng Tâm. Do đó, quyền con người có thể nói là vấn đề nhức nhối tại Việt Nam trong suốt hàng chục năm qua”.

Thậm chí chúng còn xuyên tạc trắng trợn rằng “Trong thời gian qua, tình hình nhân quyền ở Việt Nam ngày càng xấu đi. Điều này có thể thấy qua việc bắt giữ giới cầm bút như ông Nguyễn Tường Thụy, ông Phạm Thành cùng một số facebooker khác, đặc biệt là bắt giữ người dân ở Đồng Tâm và ở Dương Nội vì đưa tin tức về vụ Đồng Tâm. Vụ Đồng Tâm đã xảy ra trước đại dịch Covid-19, nhưng trong thời gian đại dịch thì việc tra tấn những người bị bắt ở Đồng Tâm để bắt họ nhận tội trên tivi và bản thân phiên tòa là một sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Tôi cho rằng việc Việt Nam tuyên bố tôn trọng nhân quyền trong thời gian đại dịch Covid-19 thực chất là một lời nói dối trá”.

Nhưng xin khẳng định với RFA và các nhà rận chủ một điều rằng, hiếm nước nào trên thế giới làm được những điều vì con người như ở Việt Nam, nhân quyền luôn thuộc về nhân dân, vì nhân dân. Với Đảng và Nhà nước Việt Nam, nhân quyền không chỉ thể hiện qua quan niệm, chủ trương, chính sách mà còn thể hiện qua hành động thiết thực để nhân quyền thật sự trở thành giá trị xã hội và là tài sản của nhân dân.

Đặc biệt, trong thời gian đại dịch Covid-19 diễn ra vừa qua chính phủ ta đã khẩn trương giúp cho doanh nghiệp và người dân bị tác động bởi dịch Covid-19 bằng các gói hỗ trợ hàng chục ngàn tỷ đồng, không một ai đứng ngoài và không một ai bị bỏ lại trong cuộc chống dịch. Chính phủ đồng hành với người dân bằng những chính sách hỗ trợ như gói an sinh xã hội cho nhiều nhóm đối tượng khó khăn, chính sách hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp vượt khó. Và chính phủ Việt Nam là chính phủ duy nhất quyết tâm đưa đồng bào về nước. Đến nay, Việt Nam đã tổ chức hơn 100 chuyến bay, đưa về nước hơn 27 nghìn công dân từ hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ về nước an toàn. Đằng sau mỗi hành trình trở về đong đầy cảm xúc ấy là tinh thần chở che mọi công dân của Việt Nam trong cơn hoạn nạn, là sự tương thân, tương ái. Thế đã đủ chứng minh nhân quyền ở Việt Nam hay chưa?

Hơn thế nữa, không chỉ trong dịch bệnh mà ở cuộc sống đời thường nhà nước ta chú trọng phát triển hệ thống giao thông và lưới điện quốc gia. Các chương trình xóa đói, giảm nghèo đạt hiệu quả cao, từng bước đưa cuộc sống và sự phát triển văn hóa – văn minh của đồng bào vùng sâu, vùng xa tiến kịp mọi miền. Phúc lợi, an sinh xã hội trở thành tài sản chung của toàn dân.

Với những đối tượng chống phá nhà nước bị bắt như Nguyễn Tường Thụy, Phạm Thành hay các bị cáo giết người tại Đồng Tâm… họ đều là những đối tượng vi phạm pháp luật, có tội phải đền tội, không thể lấy đó làm minh chứng cho Việt Nam vi phạm nhân quyền. Hệ thống pháp luật Việt Nam được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Hiến chương LHQ và các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Hơn nữa, sự nỗ lực cố gắng của Việt Nam trongbảo đảm quyền con người những năm qua đều được bạn bè quốc tế ghi nhận. Có thể thấy trong những năm gần đây rất nhiều sự kiện lớn trên thế giới đã chọn Việt Nam là đất nước tổ chức. Đây là bằng chứng cụ thể khẳng định chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo, đại đoàn kết tôn giáo và đoàn kết dân tộc ở Việt Nam.

RFA và các nhà rận chủ hãy thử nhìn sang nhân quyền của đất nước Mỹ, khi sự kì thị đối với những người da màu trên đất nước này diễn ra thường xuyên bằng những vụ đàn áp, tấn công… để rồi tiếp nối là các cuộc biểu tình diễn ra. Các đối tượng tuyên truyền những giá trị dân chủ, nhân quyền phương Tây, từ đó vu khống Việt Nam không có dân chủ, nhân quyền. Cần phải hiểu rõ, bản chất xã hội, chế độ và hệ thống pháp luật, đặc điểm văn hoá, lịch sử của mỗi quốc gia, dân tộc là khác nhau. Phải khẳng định một điều rằng những giá trị dân chủ, nhân quyền mà Việt Nam hướng đến là để phục vụ cho tất cả mọi người trong cộng đồng, xã hội. Hơn ai hết, những người dân đang sinh sống tại Việt Nam là những người hiểu rõ nhất điều đó chứ không đến lượt các nhà dân chủ phải phán xét!

Nguồn:  ĐTDC

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2020

OLYMPIA: NHÂN TÀI CHO NƯỚC ÚC, CÂU CHUYỆN Ở LẠI HAY VỀ NƯỚC CỐNG HIẾN


Sau mỗi trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia, câu nói được sử dụng nhiều nhất không phải là những lời chúc mừng dành cho đường kim vô địch, mà là câu nói: “Chúc mừng nước Úc có thêm một nhân tài”. Hoặc là: “Ở Việt Nam sẽ bị con ông cháu cha vùi dập”.

Nếu nhà vô địch của Đường lên đỉnh Olympia là một thiên tài, vậy thì Á quân, hai người đồng hạng Ba, có phải là nhân tài hay không? Rồi những nhà vô địch các cuộc thi Tuần, thi Quý, thi Tháng, có phải là nhân tài hay không? Mỗi năm, có khoảng gần 150 nhà “leo núi”, mà bất cứ một nhà leo núi nào cũng đều tài năng, giỏi giang tại ngôi trường của họ, và đa phần họ sẽ ở lại Việt Nam để học tập, làm việc và cống hiến. Chỉ một người ra đi thôi, mà họ đã bị quan cực độ, chửi bới Việt Nam rằng “để mất chất xám”, vậy hóa ra, cả Việt Nam chỉ có một nhân tài thôi à? 

Vậy, mỗi năm, có hàng trăm học sinh đạt các giải quốc gia và thế giới, mấy bạn đó có phải là nhân tài không? Rồi cũng có rất nhiều các thủ khoa cả đầu vào, đầu ra các trường đại học, mấy thủ khoa đó có phải là nhân tài hay không?

Việt Nam là một trong những quốc gia hiếm hoi trên thế giới sở hữu và làm chủ công nghệ 5G, có ai trong đội ngũ làm chủ công nghệ ấy là “nhà vô địch Olympia” hay không? Rồi đội ngũ tạo ra những chiếc điện thoại “Make in Vietnam” tại BKAV, Vsmart…, họ có phải là nhân tài hay không? 

Ít lâu nữa, vệ tinh siêu nhỏ NanoDragon do các kỹ sư Việt Nam chế tạo ngay tại Việt Nam sẽ bay lên vũ trụ. Đây là thành quả của các kỹ sư thuộc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam. NanoDragon thực thi nhiệm vụ thử nghiệm công nghệ điều khiển vệ tinh trên quỹ đạo và thu nhận tín hiệu nhận dạng tàu thủy - đây là hai nhiệm vụ do chính những người Việt nghiên cứu vận hành. Vậy chúng ta có thể gọi họ là nhân tài được không?

Cuối năm 2019, ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam đạt được một thành tựu rực rỡ, đó là việc nghiên cứu và chế tạo thành công radar cảnh giới bầu trời tầm trung chống máy bay tàng hình thế hệ thứ năm - loại máy bay hiện đại nhất hiện tại. Đây là loại radar “nội địa hóa” 100%, tất cả những người tham gia nghiên cứu và chế tạo đều là người Việt, được bảo mật tuyệt đối. Ngoài ra, trong những năm gần đây, các kỹ sư của Viettel đã chế tạo thành công nhiều loại UAV quân sự - thiết bị bay không người lái, dần từng bước loại bỏ các UAV “nhập ngoài” và thay bằng các UAV “nội địa”. Song song với đó, từ việc ở vị thế của “kẻ đi mua”, chúng ta trở thành một trong chín quốc gia có thể xuất khẩu thiết bị quân sự chất lượng cao. Từ “không biết làm ốc vít”, chúng ta chỉ làm tàu đổ bộ xuất ngoại, radar xuất ngoại, UAV… Vậy, những người làm ra những sản phẩm trên, có phải là nhân tài hay không? 

Rồi những người đang nghiên cứu vaccine Covid-19 ở các đơn vị nghiên cứu tại Việt Nam, có ai trong số họ là nhà vô địch Olympia hay không? Câu trả lời chắc chắn là không. Vậy họ có phải là nhân tài không? Chắc chắn là có. 

Rồi nếu bạn nào rảnh, lướt qua các trang thông tin của một số đơn vị nghiên cứu như VinAI Research, Vin Big Data, Viện Toán cao cấp, Viện Hàm lâm khoa học Việt Nam, Viện nghiên cứu và phát triển Viettel….sẽ thấy có rất nhiều những chuyên gia mang quốc tịch Việt Nam, gốc Việt và cả nước ngoài. Họ học MIT, Havard, Oxford, Stanford, Tokyo,... - những ngôi trường mà gần như chúng ta đều biết đến, chứ không phải là một trường hạng mấy bên Úc. Họ đều được “trải thảm đỏ” về Việt Nam, cống hiến và làm việc. Họ có phải là nhân tài hay không? 

Xem ra, định nghĩa về từ nhân tài của chúng ta nhỏ bé quá. 

Về cơ bản, việc “đi đi và không trở lại” của các du học sinh nói chung và các quán quân của Đường lên đỉnh Olympia là việc...bình thường. Mỗi người có một lựa chọn cho cuộc đời, chúng ta không thể thay họ lựa chọn được. Và tất nhiên, cũng không bao giờ được phê phán họ rằng: “Mày không về Việt Nam cống hiến thì mày là loại vất đi”. 

Có những ngành nghề đặc trưng chưa phát triển ở Việt Nam, như ngành AI chẳng hạn, chỉ mới vài năm nay, ngành AI ở Việt Nam mới thực sự bùng lên. Rồi như câu chuyện tiến sĩ Bùi Hải Hưng - VinAI trở về để đón “làn sóng” đó, chứ nếu như về cách đây chục năm, thì đúng là một nhân tài như tiến sĩ Hưng có khi chẳng có tác dụng gì thật. Hay như ngành game, cách đây mấy mươi năm, ai nghĩ rằng Việt Nam sẽ là "thủ phủ" ngành game của Đông Nam Á? Ai ngờ được rằng có nhiều doanh nghiệp, studio game lớn trên thế giới đã có mặt tại Việt Nam? Nếu học các ngành liên quan đến game ở nước ngoài mà về Việt Nam, chắc chắn rằng các bạn sẽ được trải khăn hồng.

Yêu nước không có nghĩa là phải về nước cống hiến bằng mọi giá, chưa về không có nghĩa là không bao giờ về.

Cống hiến thì có thể bằng nhiều cách. Có khi là trợ giúp sinh viên Việt Nam sang bên nước bạn, gửi tiền về trợ giúp người thân. Rồi tuyên truyền về văn hóa Việt bên nước ngoài. Có khi, cống hiến chỉ đơn giản là việc sống yên ổn ở bên nước bạn, không chống phá Tổ Quốc, thi thoảng về Việt Nam xem Việt Nam đã làm được những gì, nhận xét về Việt Nam với con mắt công tâm. Chứ đừng có hằn học, vứt ánh nhìn về Tổ Quốc một cách đầy khinh bỉ, tỏ ra thượng đẳng, tự cho mình là “bề trên”, những gì mình tiếp xúc là “văn minh”, những gì ở Việt Nam là cỏ rác. 

Như câu chuyện giáo sư Ngô Bảo Châu chẳng hạn, chúng ta có những đại ngộ “chưa từng có” với ông như nhà chung cư cao cấp, xe hạng sang và chức vụ Viện trưởng viện nghiên cứu về Toán cao cấp. Đúng là để chiêu mộ nhân tài như ông thì cái giá đó tính ra vẫn chẳng là bao. Nhưng những gì giáo sư Châu làm được tại Việt Nam là gì? Một vài chuyến thiện nguyện, một vài lần về nước, nhưng lại đính kèm theo đó là hàng lô những bài viết, dòng trạng thái mà nếu nói nặng nề là vớ vẩn hết sức. Giáo sư từng châm chọc công cuộc chống dịch ở Việt Nam, nói những lời xúc phạm Bác Hồ và tướng Giáp,... Nhân tài thế này, thì hơi buồn thật.

Rồi như quán quân Olympia Lê Vũ Hoàng, “nhân tài” đó, đúng không? Nhưng “nhân tài” này từng ăn chặn tiền của một bạn sinh viên người Việt, bị Tòa án úc cáo buộc tội “chiếm đoạt tài sản”. Vợ chồng của Lê Vũ Hoàng từng “thượng đẳng” nói với bạn sinh viên rằng: “Bọn chị có quốc tịch Úc thì du học sinh như em dám làm gì? Giỏi thì kiện đi xem có bị đuổi học không?”. Định nghĩa “nhân tài” xem ra không đúng lắm, nhất là trong trường hợp như thế này.

Người ta hay nói vui rằng: “Việt Nam vẫn đang để chất xám chảy đi”. Đúng là thế thật và chúng ta phải nhìn thẳng và rõ ràng. Nhưng, có những “chất xám chảy đi” thì vẫn có những “chất xám quay về” và “chất xám ở lại”. Nếu phần chảy đi nhiều hơn, thì Việt Nam sẽ đi lùi chứ không thể đi tiến như hiện tại. Các bạn du học sinh nói chung và các nhà quán quân nói riêng cần phải biết rằng, đừng có chăm chăm vào nhà nước, nếu các bạn tài năng, sẽ có hàng tá các đơn vị tư nhân, tập đoàn, viện nghiên cứu chào đón các bạn. Và thực tế đã chứng minh là như vậy. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nước ngoài cũng đang mở rộng hoạt động tại Việt Nam, như Trung tâm nghiên cứu trị giá 220 triệu USD của Samsung tại Tây Hồ, Trung tâm R&D của LG tại Hải Phòng trị giá trên 50 triệu USD… 

Đúng là khi học ở bên nước ngoài mấy năm giời, về Việt Nam có thể sẽ khiến các bạn bị “đứt gãy” về tâm lý, môi trường làm việc. Bản thân môi trường làm việc cũng rất quan trọng, từ một quốc gia khác trở về, môi trường khác, đồng nghiệp khác, cách ứng xử khác. Nói vui chứ riêng việc ăn sáng trước khi đi làm bằng bún riêu ở Việt Nam đã khác hẳn với việc ăn ngũ cốc ở nước ngoài rồi. Ngoài ra, đừng tự cho rằng là du học ở bên nước ngoài thì các bạn sẽ luôn luôn hơn các bạn sinh viên trong nước - đó là một sự nhầm lẫn khá là tai hại đấy. Chính một du học sinh trở về nước làm việc cho rằng, nhiều du học sinh ảo tưởng về bản thân, cho rằng những giá trị của họ hơn hẳn so với sinh viên trong nước, rồi gặp hiện tại phũ phàng rằng sinh viên Việt Nam giỏi chẳng kém.

Cứ mỗi đến mùa tốt nghiệp, là kiểu gì cũng có những trường hợp thủ khoa đầu ra về nhà chăn lợn. Cứ mỗi sau mùa Olympia, là lại bài ca nhai lại rằng nước Úc sẽ có thêm một nhân tài. Nói như vậy, có khác gì xúc phạm các du học sinh nói chung và các quán quân khi họ đang lựa chọn con đường tốt nhất cho họ, rồi khác gì việc lờ đi những nhân tài khác, đã, đang và sẽ cống hiến cho Việt Nam?

Thay vì nói vậy, hãy thẳng thắn chúc mừng quán quân kèm lời nhắn nhủ - với cả những du học sinh đang học tập, làm việc tại nước ngoài rằng: “Nếu có thể, hãy về Việt Nam thử sức. Dù là vài năm, mười năm, hai mươi năm hoặc lâu hơn nữa”.

#VietnamProjectsConstruction

CHÚNG TA ĐANG NÓI VỀ BỆNH NHÂN SỐ 17 VÀ 2 LẦN NÓI DỐI CỦA CÔ TA


Đáng lẽ ra, đến giờ phút này khi ở Việt Nam đang là tháng 9 và chắc không còn nhiều người nhớ câu chuyện xảy ra hồi tháng 3 cùng bệnh nhân số 17 có tên là Nhung, và đáng lẽ chuyện đó nên quên đi nhưng vẫn có kẻ cố tình khơi lại dòng nước đục, buộc dư luận một lần nữa phải nhắc đến. Vâng, đó là bệnh nhân số 17 và 2 lần nói dối của cô ta, một lần hãm hại đồng bào và một lần bôi nhọ danh dự Tổ quốc.

Khoảng từ đầu tháng 3 năm 2020, lúc này Việt Nam vẫn chưa hề công bố dịch rộng khắp địa bàn cả nước và các ca nhiễm mới chỉ lác đác xuất hiện ở một số địa phương nhưng các biện pháp phòng dịch đã được triển khai mạnh mẽ, trong đó việc khai báo y tế khi đi về từ vùng có dịch là điều bắt buộc. 

Tối mùng 6 và ngày mùng 7 tháng 3, cả nước chết lặng trước thông tin một bệnh nhân trở về từ nước ngoài dương tính với covid-19. Lịch trình của cô ta như sau: N.H.N. - bệnh nhân COVID-19 thứ 17 của Việt Nam. Bệnh nhân này đã từ Hà Nội bay đi London (Anh) vào ngày 16-2. Tại thủ đô nước Anh, cô ở nhà chị gái.

Sau đó, hai chị em đến Milan (Ý) để du lịch bằng máy bay. Tại đây, cô tham quan, du lịch, mua sắm trong thành phố.

Chiều 20-2, cô quay trở lại London và ở đây từ ngày 20 đến 25-2. Sau đó, cô lên tàu cao tốc từ London đến quận 8 của Paris, Pháp. Cô ở một nhà trọ, nhưng hiện tại chưa nhớ địa chỉ của tòa nhà. Sau đó, cô đi tàu cao tốc trở lại London, và từ London lên máy bay ngày 1-3 về Việt Nam, về tới sân bay Nội Bài lúc 4h30 sáng 2-3.

Từ sân bay, cô lên xe riêng của gia đình về nhà tại 125 Trúc Bạch (quận Ba Đình, Hà Nội), ở trên tầng 8 từ ngày 2-3 đến chiều 5-3 thì vào Bệnh viện Hồng Ngọc. Tại đây, với những dấu hiệu không bình thường, cô được chuyển tới Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2.

Một điều khiến cho người ta phẫn nộ là tại sân bay khi nhập cảnh vào Việt Nam, cô ta đã cố ý giấu nhẹm tất cả lịch trình của mình, không khai báo y tế trung thực và khi trở về Việt Nam còn đi dự rất nhiều sự kiện, tiệc tùng. Hậu quả của lần nói dối này là cả khu phố Trúc Bạch bị phong tỏa 14 ngày, nhiều người lây bệnh từ cô ta - trong đó có bệnh nhân số 19 là bác của N và suýt chút nữa đã không qua khỏi, nếu không có sự cố gắng cứu chữa của các y bác sỹ Việt Nam. 

Cô ta được chăm sóc tại bệnh viện hoàn toàn miễn phí, điều trị trong thời gian dài, được chăm sóc cẩn thận cho đến khi ra viện. Hầu hết mọi người đều tha thứ và không truy cứu hành vi và hậu quả mà cô ta đã gây ra, chính xác hơn là mọi người đều lãng quên cô ta trong cuộc chiến chống dịch phía trước. 

Thế nhưng, mọi thứ không dừng lại. 

Dòng nước đục được khơi lại khi có lẽ cô ta đã thuê một tờ báo nước ngoài viết về cảm nhận của bản thân khi bị phát hiện mang dịch bệnh ở Việt Nam, về quá trình đau khổ của cô ta khi phải điều trị ở Việt Nam, thậm chí trắng trợn hơn khi cô ta đã thêu dệt và so sánh phương pháp chống dịch của Việt Nam, rằng Việt Nam đã vi phạm quyền riêng tư khi "công bố tất cả thông tin, lịch trình di chuyển, lịch sử dịch tễ của bệnh nhân dương tính với covid-19" điều đó đi ngược lại với cách làm của các quốc gia phương Tây khác. 

Trong dòng story đăng trên Instagram, cô ta đã chia sẻ: "Cảm ơn The New Yorker đã làm sáng tỏ câu chuyện của chúng tôi, trong số những trường hợp khác trên khắp thế giới. Những trải nghiệm này thật đau đớn vào thời điểm đó, nhưng nhờ chúng, tôi đã trưởng thành, học hỏi được và tôi tin rằng mình đã trở thành một người mạnh mẽ hơn rất nhiều.  Đối với bất cứ ai từng cảm thấy cô đơn và tuyệt vọng như tôi đã từng, luôn có ánh sáng ở cuối đường hầm."

Thành công trong chống dịch của Việt Nam chính là công khai và minh bạch, tất cả mọi người chấp nhận hy sinh một phần lợi ích, một phần quyền riêng tư của mình để tạo nên thành công chung của cả nước, và không chỉ có bệnh nhân số 17 "bị" xâm phạm quyền riêng tư, bất kỳ ai nhiễm bệnh tại Việt Nam đều "bị" vậy. 

Cô ta đã nói dối như thể mình là trung tâm bị công kích, rằng như thể sau tất cả cô ta là nạn nhân và những người đã cứu chữa cho cô ta, những người đã miệt mài kéo cô ta về từ chỗ chết đang tìm cách hãm hại cô ta. Lần nói dối này, chính cô ta đã mượn tay báo chí nước ngoài bôi nhọ chính Tổ quốc của mình. Thật đáng thất vọng! 

Hãy nhìn những gì cô ta làm, lây bệnh cho mọi người, khiến rất nhiều người bị gián đoạn trong công việc và cuộc sống, khiến cho hàng nghìn con người phải chạy theo cô ta vất vả, khiến những cán bộ, chiến sỹ, những người bị cách ly cha mất, mẹ mất không thể về chịu tang... và hôm nay, chính cô ta tố cáo ngược lại rằng đất nước khiến cô ta chìm trong bóng tối và không tìm thấy ánh sáng cuối đường hầm. 

Đáng lẽ, chỗ của cô ta phải là căn buồng giam 7 mét vuông, nơi hàng ngày cô ta phải phản tỉnh về lỗi lầm của mình chứ không phải là giường ấm, nệm êm và bịa chuyện trên những bài báo!

Thật đáng khinh bỉ!

HVPCPĐ

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2020

TRƯƠNG CHÂU HỮU DANH BỊ TỐ GIÁC LÀ TỘI PHẠM

     Kính gửi: Các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương đóng trên địa bàn

Vào ngày 25/8/2020, trang Facebook mang tên Trương Châu Hữu Danh, báo Anninh.xyz.. và Báo Tin Quân Sự . TVC .. j đó, đã đăng tải nội dung không đúng bản chất sự việc về hợp đồng thuê đất của cơ sở 2, Trường GDQT Nam Việt (thuộc Công ty CP Tập đoàn GDQT Nam Việt), thông tin đăng tải sai lệch của đối tượng này đã tạo những ảnh hưởng ko tốt đến thương hiệu và hình ảnh của Tập đoàn.
Với mục đích: nhằm cung cấp thông tin chính thống về các nội dung liên quan đến sự việc trên, chủ tịch Tập đoàn tổ chức buổi gặp gỡ công khai trả lời các nội dung có liên quan.

Vậy, Tập đoàn GDQT Nam Việt xin trân trọng kính mời các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương đóng trên địa bàn.

Đúng vào lúc: 8 giờ 00, ngày 27/8/2020.

Đến tại: cơ sở 3, Trường GDQT Nam Việt (số 6, Phan Văn Hớn, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, TP HCM).

Để cùng tham dự và đưa tin về nội dung buổi gặp gỡ cung cấp thông tin.
Trân trọng kính mời!





Thứ Năm, 17 tháng 9, 2020

VỤ ĐỒNG TÂM…

 (Xin chia sẻ lại bài viết từ nhà bác Lê Hồng Tuân)

Sự việc ở Đồng Tâm đã khép và giờ là lúc mở ra những câu trả lời để những ai quan tâm lắng lại. Bài biên của Điền bộ Hoàng Hải, một chuyên gia về đất đai từng đi "gãi dái" dăm bận cùng bỉ nhân cho các doanh nghiệp BĐS, hehe.

1. Có tranh chấp đất đai không?

Không. Tranh chấp chỉ xảy ra khi một hoặc hai bên ngộ nhận về quyền của mình. Ở đây, tổ Đồng Thuận không hề có ý chứng minh về quyền sử dụng khi xảy ra xung đột, mà chỉ có ông Kình trình bày về ranh giới cái gọi là "đất nông nghiệp của nhân dân Đồng Tâm" khi có đoàn thanh tra về đất quốc phòng đến làm việc. Dân trong nghề chỉ cần nghe cách dùng từ là biết có dối trá hay không.

Pháp luật đất đai không có khái niệm "đất nông nghiệp của nhân dân xã A B C" nào đó. Luật đất đai 1993 đã quy định, đất nông nghiệp do các HTX nông nghiệp quản lý thì CHIA HẾT, chia đều cho nhân khẩu làm nông nghiệp. Nên khẳng định sau 15/10/1993, toàn lãnh thổ Việt Nam không còn sót một mét vuông đất nông nghiệp nào chưa có chủ .

Ông Kình rất biết điều này.

2. Điều cốt lõi tổ Đồng Thuận muốn ở đây là gì?

Toàn bộ 238ha đất thuộc địa bàn 3 xã Trần Phú, Mỹ Lương, Đồng Lạc (huyện Chương Mỹ) và xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức) đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định thu hồi, giao cho quân đội từ năm 1980 để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng. Trong đó đất thuộc xã Đồng Tâm là 47,3ha. Chúng ta vẫn nghe về 59ha đất Đồng Sênh, là cách gọi quen miệng để chỉ về một vùng đất trước đây là của HTX đá vôi Đồng Tâm, năm 1980, HTX này giải thể nên đất được giao cho quốc phòng 47,3ha. Bản đồ được lập năm 1992 là để chuẩn bị ban hành luật đất đai 1993.

Khu 47,3ha này được chia làm 2 khu. Khu 1 (tạm gọi thế) gần sân bay Miếu Môn đã được quốc phòng quản lý chặt chẽ. Khu 2 gần thôn xóm hơn nên quốc phòng cho phép 14 hộ dân vào canh tác. Đơn của các hộ dân có chữ ký của ông Kình xác nhận với tư cách là chủ tịch xã.

Năm 2014, quân chủng PKKQ (là chủ khu đất này) bàn giao 47,3ha này cho Viettel để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, 14 hộ dân kia được hỗ trợ một khoản tiền tương đối lớn.

Vấn đề xảy ra từ đây. Ông Kình đường đường là chủ tịch xã, dòng họ ông ấy hùng cứ một phương có tính cường hào, lại chủ quan, kiêu mạn, mà không mượn một mét vuông nào trồng ngô, dựng chuồng trại ... để đến bây giờ không được hưởng hỗ trợ một đồng nào (khoản hỗ trợ này khá lớn).

Sẵn trong lòng có sự yêng hùng, kiêu mạn của một dòng họ lớn, lại thất chí khi không trúng cử đảng ủy năm nào, ông Kình đã dựng lên màn kịch "chống tham nhũng" và lập ra tổ Đồng Thuận để chống đối, tung tin bịa đặt, hy vọng quá mù ra mưa, gây sức ép để Nhà nước miễn cưỡng chấp nhận đất đó là của cả xã và hỗ trợ cho tất cả dân Đồng Tâm, trong đó có gia đình ông ấy.

Thực ra chả ai tham nhũng ở đây cả, trừ ông ấy muốn tham nhũng không được mà thôi. Và cũng không bao giờ có chuyện Nhà nước chấp nhận một khu đất có chủ, nay công nhận quyền sử dụng cho một tập thể nhân dân được, vì đất đai Việt Nam được luật pháp chế tài nửa thế kỷ q

Thực ra chả ai tham nhũng ở đây cả, trừ ông ấy muốn tham nhũng không được mà thôi. Và cũng không bao giờ có chuyện Nhà nước chấp nhận một khu đất có chủ, nay công nhận quyền sử dụng cho một tập thể nhân dân được, vì đất đai Việt Nam được luật pháp chế tài nửa thế kỷ qua. Tuy phức tạp nhưng rành mạch và chặt chẽ.

3. Tại sao còn nhiều ý kiến trên mạng về một vấn đề rõ ràng?

3.1. Nghe nói, mỗi cá nhân viết bài chống đối về Đồng Tâm theo hướng gắp lửa bỏ tay người (ở đây là chính quyền), đều được trả công hàng tháng. Thông tin này cần kiểm chứng, tuy con số đó không lớn, chỉ đủ mua một tạ nhãn, nhưng cơ quan chức năng cũng không nên bỏ qua vì bài học Đồng Tâm chưa ráo mực.

3.2. Đất đai là một lĩnh vực phức tạp, không chỉ cần học và đọc mà nắm vững được. Vì vậy không loại trừ khả năng có một bộ phận ngu thật chứ không giả vờ, kể cả là luật sư.

3.3. Chúng ta, những người hiểu biết, hãy chung tay vì một xã hội công bằng, ổn định là KHÔNG SHARE các bài viết một tạ nhãn kia, chỉ cần vậy thôi là đóng góp cho đất nước rồi. 

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2020

Phiên tòa xử vụ Đồng Tâm: Cảnh báo về sự công khai thách thức của những luật sư bất lương

              


            Điều mà các cơ quan bảo vệ luật pháp hết sức chú ý là, chưa bao giờ các luật sư bất lương lại liên kết chặt chẽ với nhau và tỏ ra hung hăng đến thế, chưa bao giờ công khai thái độ chính trị và mục đích phá hoại của họ một cách cực đoan như trong phiên tòa này.

          Phiên sơ thẩm vụ giết người và chống người thi hành công vụ ở Đồng Tâm đã kết thúc với 2 án tử hình dành cho những kẻ cầm đầu, 1 án chung thân, và bị cáo được hưởng án treo. Đánh giá một cách ngắn gọn là dù còn điều này điều kia, nhưng đây là phiên xét xử công khai, minh bạch, bản án là nghiêm khắc nhưng đầy tính nhân văn, được dư luận ủng hộ.

          Đây là phiên tòa mà dư luận quan tâm nhiều nhất bởi tính chất nghiêm trọng của vụ án, với hành vi giết người có tổ chức một cách man rợ, bạo tàn chưa từng có, khiến 3 chiến sĩ công an hi sinh. Điều này phản ánh mức độ khát máu và hung hăng của những kẻ thủ ác.

          Nhiều ý kiến cho rằng, những kẻ thủ ác này mới chỉ là những kẻ trực tiếp gây ra tội ác, còn đằng sau nữa những kẻ giật dây, xúi giục, kích động, tiếp sức làm cho các đối tượng quyết tâm thực hiện tội phạm đến cùng vẫn chưa bị trừng trị. Đó là những đối tượng ở cả trong và ngoài nước, có kẻ là nhà báo, là phóng viên, là luật sư, nhà nghiên cứu, là đại biểu cho một nhóm bất lương... Số này la liếm khắp mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nếu không bị trừng trị sẽ tiếp tục gây bất ổn xã hội.

Điểm dễ nhận thấy nhất trong phiên tòa Đồng Tâm vừa qua là số luật sư dưới vỏ bọc đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền lợi dụng vụ án để xuyên tạc hệ thống pháp luật Việt Nam, tấn công trực diện vào hệ thống tư pháp nước nhà, tìm cách bẻ lái nhằm chính trị hóa vụ án hình sự này với mục đích kêu gọi quốc tế can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

          Người ta dễ nhận ra hoạt động của số luật sư này khi họ có mặt ở tòa không phải để bào chữa cho các bị cáo mà cái chính là lợi dụng quyền của luật sư để biến phiên tòa thành diễn đàn chống nhà nước với sự phối hợp trong ngoài (ngoài tòa, ngoài lãnh thổ). Hầu hết các luật sư này vào tòa chỉ để livestream nhằm cung cấp âm thanh, hình ảnh cho bên ngoài viết bài tấn công chế độ và cũng đồng thời "điểm danh", "báo công" với quan thầy. Có nhiều luật sư vào tòa chỉ để vặn vẹo, gây sự với HĐXX hoặc các lực lượng hỗ trợ cho phiên tòa nhằm tạo ra những scandal để tung lên mạng. Lại có nhiều luật sư cố tình lờ đi các quy định của pháp luật để chất vấn những vấn đề không liên quan đến vụ án, đến thân chủ và đưa ra những đòi hỏi vô lý đến ngây ngô...Và tối về họ cùng nhau viết bài đả phá phiên tòa, chê bai pháp luật, nhục mạ chủ tọa và các luật sư bảo vệ quyền lợi cho các bị hại. Không chỉ dừng ở đó, họ đe dọa các luật sư bảo vệ quyền lợi cho các bị hại, chỉ đích danh nhưng vô căn cứ các chiến sĩ cảnh sát thi hành công vụ nhằm làm mồi cho những kẻ chống phá nhà nước kiểu cực đoan vào tấn công. Đây là hành vi vi phạm pháp luật kỳ nguy hiểm...

          Theo dõi phiên tòa trên mạng xã hội thấy hầu hết các tình tiết của vụ án đều được số luật sư này xuyên tạc, bóp méo, bẻ cong ngay từ trước khi phiên tòa diễn ra. Điều này được lặp đi lặp lại trong toàn bộ diễn biến phiên tòa và chắc chắn còn tiếp tục ngay cả khi phiên tòa kết thúc.

          Điều mà các cơ quan bảo vệ luật pháp hội hết sức chú ý là, chưa bao giờ các luật sư bất lương lại liên kết chặt chẽ với nhau và tỏ ra hung hăng đến thế, chưa bao giờ công khai thái độ chính trị và mục đích phá hoại của họ một cách cực đoan như trong phiên tòa này. Hành vi của họ cũng đồng thời nhịp nhàng với các hành vi chống phá của các đối tượng khoác áo nhân sĩ, trí thức ở bên ngoài dưới vỏ bọc tự do ngôn luận. Nhiều đối tượng công công khai thách thức pháp luật, kích động người dân phản đối phiên tòa mà thực chất là kêu gọi biểu tình gây mất ổn định chính trị xã hội....

          Tôi tin, nếu không mạnh tay xử lý các hoạt động vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp của số luật sư này và số phối hợp ở bên ngoài sẽ tạo tiền lệ nguy hiểm cho các phiên tòa khác, các vụ việc khác và củng cố niềm tin mù quáng cho các đối tượng chống phá nhà nước tích cực hoạt động. Nếu các cơ quan bảo vệ pháp luật không ra tay thì sẽ là rất muộn.


Hương Sen Việt

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2020

Những điểm nổi bật trong phiên tòa sơ thẩm vụ án tại Đồng Tâm

             Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ” xảy ra tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) đã kết thúc phần tranh luận, Hội đồng xét xử nghị án và dự kiến sẽ tuyên án vào chiều 14/9.

Trải qua bốn ngày xét xử, phiên tòa được ghi nhận với những chuyển biến tích cực của các bên tham gia tố tụng. Những chuyển biến đó được thể hiện ở sự điều hành hợp lý, sáng tạo của Hội đồng xét xử; sự ghi nhận, điều chỉnh phù hợp của đại diện Viện Kiểm sát nhân dân; và trên hết là sự thành khẩn, ăn năn hối cải của các bị cáo tại phiên tòa.

Xem xét lời khai bằng hình ảnh

Hội đồng xét xử cho trình chiếu video lời khai của bị cáo. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Tại phần xét hỏi, Hội đồng xét xử đã cho trình chiếu các clip nêu tóm tắt toàn bộ quá trình tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm, Mỹ Đức; hành vi sai phạm của các bị cáo vào rạng sáng 9/1/2020 dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, làm 3 cán bộ, chiến sĩ công an hy sinh. Trong đó có các đoạn clip dẫn chứng lời khai của các bị cáo tại cơ quan điều tra. Điều đáng nói, thông qua những lời khai này đã bộc lộ nhiều mâu thuẫn trong lời khai của chính các bị cáo tại phiên tòa. Qua đó, nhiều bị cáo đã tự nhận thức sai phạm, thừa nhận hành vi phạm tội và xin được Hội đồng xem xét giảm nhẹ hình phạt.

Chiều 7/9, trình bày tại tòa, bị cáo Bùi Viết Hiểu khai về nguồn gốc đất ở đồng Sênh và bị cáo cho một phần trong đó là đất nông nghiệp. Trước lời khai này, Hội đồng xét xử đã cho trình chiếu clip lời khai của bị cáo Hiểu tại cơ quan điều tra và công bố đơn của bị cáo Hiểu gửi Hội đồng xét xử sáng 7/9, ngay trước khi bắt đầu phiên tòa. Trong đó, bị cáo Hiểu xin được giảm nhẹ tội, đồng thời nêu rõ việc bị cáo đã ký bàn giao đất, nhận đủ tiền bồi thường và thừa nhận đất đồng Sênh là đất quốc phòng. Sau sự đối chiếu này, sáng 8/9, bị cáo Hiểu đã xin lỗi Hội đồng xét xử vì đã khai sai về nguồn gốc đất ở đồng Sênh.  

Tiếp đó, bị cáo Hiểu khai, bị cáo tích cực tham gia “Tổ đồng thuận” nhằm mục đích phòng chống tham nhũng tại địa phương. Tuy nhiên, khi Hội đồng xét xử công bố clip lời khai của bị cáo Hiểu tại cơ quan điều tra, trong đó bị cáo lại khai cảm thấy mệt mỏi, muốn xin ra khỏi “Tổ đồng thuận”, nhưng Lê Đình Kình cản: “đã trót đâm lao thì phải theo lao” nên bị cáo tiếp tục tham gia cùng nhóm này. Trước mâu thuẫn đó, bị cáo Hiểu đã phải thừa nhận lời khai tại cơ quan điều tra là đúng sự thật.

Bị cáo Bùi Viết Hiểu khai báo trước Hội đồng xét xử. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Tại Tòa, bị cáo Hiểu tiếp tục khai tối 8/1/2020 bị cáo lên nhà Lê Đình Kình ngủ vì lo sợ “xã hội đen” sẽ thuê người bắt cóc, nên tới đó để “lánh nạn”. Nhưng lời khai trong clip trình chiếu tại tòa, bị cáo Hiểu lại khai do Lê Đình Công gọi sang nhà Lê Đình Kình ngủ nên bị cáo đi. Trước sự mâu thuẫn này, sáng 8/9, bị cáo Hiểu xin khai lại và thừa nhận sự thật là do Lê Đình Công gọi sang nhà Lê Đình Kình ngủ nên bị cáo Hiểu đi. Bị cáo Hiểu xin lỗi Hội đồng xét xử về những lời khai này và mong cho bị cáo hưởng sự khoan hồng của pháp luật.

Trước tòa, bị cáo Lê Đình Chức khai nhận đã thực hiện các hành vi là nguyên nhân trực tiếp khiến 3 cán bộ, chiến sĩ công an hy sinh như: sử dụng tuýp sắt có gắn dao bầu chọc nhiều lần vào lực lượng công an; chỉ đạo Lê Đình Doanh mang chậu xăng lên đổ xuống hố - nơi có 3 cán bộ, chiến sĩ công an rơi xuống. Đồng thời, bị cáo Chức cũng khai nhận bản thân là người nhiều lần đổ xăng xuống hố.

Ngoài lời khai của bị cáo Chức, Hội đồng xét xử đã cho trình chiếu các hình ảnh, clip diễn biến đêm xảy ra vụ án. Bị cáo Chức đã thừa nhận trong đó có hình ảnh của mình sử dụng các loại hung khí chống đối lực lượng công an.

Trong phần tranh tụng, một số luật sư đặt câu hỏi về nguồn gốc các clip trình chiếu tại phiên tòa, đại diện Viện Kiểm sát cho biết những clip này được lấy từ 2 nguồn: Một nguồn công khai do các cơ quan báo chí, phóng viên phỏng vấn và đã công chiếu trên truyền hình cho nhân dân cả nước đều biết, có giá trị chứng minh nên Cơ quan điều tra đã thu thập; một nguồn khác được thực hiện trong quá trình hỏi cung, ghi lời khai của các bị cáo theo quy định tại Điều 183 – Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, có thể ghi âm, ghi hình song song với ghi lời khai trong các bút lục của hồ sơ.

Những ghi nhận kịp thời của Viện Kiểm sát nhân dân

Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tại phiên tòa. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
        Trong vụ án này, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã ra cáo trạng truy tố 29 bị cáo, trong đó có 25 bị cáo bị truy tố về tội “Giết người”. Đánh giá tổng thể quá trình xét hỏi, đại diện Viện Kiểm sát nhận thấy hành vi của 25 bị cáo này có đủ căn cứ cấu thành tội “Giết người” thông qua việc góp tiền mua lựu đạn, mua xăng, làm bom xăng, làm bùi nhùi tẩm xăng… tấn công lực lượng chức năng. Cáo trạng của Viện Kiểm sát truy tố các bị cáo này về tội “Giết người” là có căn cứ pháp luật.

Riêng đối với 19 bị cáo gồm: Lê Đình Uy, Lê Đình Quang, Nguyễn Văn Quân, Bùi Văn Tiến, Bùi Văn Tuấn, Trịnh Văn Hải, Lê Đình Quân, Bùi Văn Niên, Bùi Thị Nối, Trần Thị La, Nguyễn Văn Duệ, Nguyễn Thị Bét, Nguyễn Xuân Điều, Nguyễn Thị Lụa, Bùi Thị Đục, Mai Thị Phần, Đào Thị Kim, Lê Thị Loan, Nguyễn Văn Trung, đại diện Viện Kiểm sát cho rằng hầu hết các bị cáo này là nông dân, khi nghe Kình, Công và Hiểu lôi kéo kích động, hứa sẽ được chia đất nên đã tham gia “Tổ đồng thuận”, thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng đến trật tự trị an tại địa phương. Từng người trong nhóm 19 bị cáo này đã tham gia thực hiện tội phạm ở từng giai đoạn và từng mức độ nhất định. Trong đó, có bị cáo làm thủ quỹ, đưa tiền, góp tiền mua xăng, mua lựu đạn; có bị cáo trực tiếp làm bom xăng, bùi nhùi, xăng, mua pháo sáng, chuẩn bị gạch đá; có bị cáo tham gia vận chuyển, chuẩn bị công cụ phương tiện để giúp sức cho nhóm của Công thực hiện hành vi giết người.

Qua xét hỏi công khai tại phiên tòa, đại diện Viện Kiểm sát cho rằng các bị cáo này đã cơ bản biết rằng vì nhận thức pháp luật hạn chế, do được hứa hẹn nên đã mù quáng tin tưởng và đi theo Lê Đình Kình. Các bị cáo đã nhận thức được sai phạm, khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải. Xét về bản chất, các bị cáo này đều không phải là những đối tượng chống đối quyết liệt, tham gia có mức độ, phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp và đặc biệt là không trực tiếp thực hiện hành vi dẫn đến hậu quả làm 3 cán bộ, chiến sĩ công an hy sinh. Do vậy, Viện Kiểm sát đã vận dụng chính sách pháp luật hình sự, đường lối khoan hồng nhân đạo của Nhà nước, để áp dụng tội danh nhẹ hơn và theo đó có áp dụng hình phạt nhẹ dưới mức thấp nhất của khung hình phạt đối với một số bị cáo, tạo điều kiện cho các bị cáo có cơ hội làm lại cuộc đời.

Trên cơ sở đó, căn cứ vào Điều 319 - Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định thay đổi tội danh truy tố đối với 19 bị cáo có tên nêu trên từ tội “Giết người”, sang tội “Chống người thi hành công vụ” và đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ cho các bị cáo một phần hình phạt, để các bị cáo thấy được sự khoan hồng của pháp luật, yên tâm cải tạo, tu dưỡng thành công dân tốt, có ích cho xã hội.

Không bị cáo nào kêu oan

 Bị cáo Lê Đình Chức nói lời sau cùng trước khi tòa tuyên án. Ảnh: TTXVN

Xuyên suốt phiên tòa, trải dài từ phần xét hỏi đến tranh tụng, tất cả các bị cáo đều nhận ra sai phạm, thừa nhận hành vi của mình là vi phạm pháp luật và mong được Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt, hưởng khoan hồng của pháp luật. Không có bị cáo nào kêu oan, hoặc cho rằng hành vi của mình là không vi phạm pháp luật. Đa số các bị cáo đều bày tỏ sự ăn năn hối hận, xin lỗi gia đình 3 cán bộ, chiến sĩ công an đã hy sinh.

Quá trình tranh tụng, nhiều luật sư bào chữa đề nghị Hội đồng xét xử trả hồ sơ vụ án để tiến hành điều tra bổ sung. Đáp lại luận điểm này, đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa cho rằng không có cơ sở để trả hồ sơ điều tra bổ sung. Các luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho 3 gia đình bị hại cũng đề nghị Hội đồng xét xử không trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Ngay cả một số bị cáo cũng chung mong muốn không trả hồ sơ vụ án, bởi với họ, kéo dài thêm thời gian tố tụng trong vụ án này là làm xấu đi tình trạng của họ.

Bị cáo Bùi Văn Tiến khi nói lời sau cùng đã thừa nhận mặc dù không trực tiếp tham gia thực hiện hành vi sát hại 3 cán bộ, chiến sĩ công an, nhưng bị cáo tự nhận thấy bị cáo cũng có một phần lỗi lầm, mong các gia đình bị hại tha lỗi cho bị cáo và xin được giảm nhẹ hình phạt. Bị cáo cảm ơn đại diện Viện Kiểm sát nhân dân đã chuyển tội danh cho bị cáo, cảm ơn các luật sư đã tham gia bào chữa cho bị cáo. Bị cáo mong các luật sư bào chữa không yêu cầu trả hồ sơ vụ án nữa, để bị cáo sớm trở về với vợ con, bị cáo có 3 con còn rất nhỏ, bản thân bị cáo có nhiều bệnh nặng.

Nói lời sau cùng tại phiên tòa, các bị cáo bày tỏ mong muốn được Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt để sớm quay trở về với xã hội, với gia đình và hứa hẹn sẽ không vi phạm pháp luật. Sáu bị cáo đề nghị các luật sư không tiếp tục bào chữa cho mình nữa, mong muốn được dừng vụ án ở đây. Điều đáng nói, trước phiên tòa sơ thẩm, cả 6 bị cáo này và gia đình bị cáo đều chủ động mời luật sư bào chữa.

 Bị cáo Nguyễn Quốc Tiến nói lời sau cùng trước khi tòa tuyên án. Ảnh: TTXVN

Sau khi cảm ơn các luật sư đã tham gia bảo vệ cho mình, bị cáo Lê Đình Doanh xin được dừng, không cần các luật sư bào chữa cho bị cáo nữa. Bị cáo Doanh xin được hưởng khoan hồng của Nhà nước, được trở về làm công dân có ích cho gia đình và xã hội. Bị cáo Nguyễn Quốc Tiến khẳng định không mời và cũng không cần luật sư bào chữa cho mình. Bị cáo Bùi Thị Đục thừa nhận đã sai và xin các luật sư dừng bào chữa cho bị cáo, bị cáo hứa sau này sẽ không làm việc gì sai với pháp luật, với Đảng và Nhà nước. Đào Thị Kim, Trần Thị Phượng cảm ơn các luật sư đã bào chữa cho mình, bản thân các bị cáo đã nhận rõ tội lỗi của mình và xin các luật sư không tiếp tục bào chữa cho bị cáo nữa…

Trong một vụ án, để công lý được thực thi đòi hỏi phải có quá trình điều tra, truy tố, xét xử công minh, khách quan, nhưng quan trọng hơn cả là sự thành khẩn của các bị cáo. Tự bản thân mỗi bị cáo cần nhận thức được sai phạm, thành khẩn khai nhận tội và thức tỉnh lương tâm của mình, để từ đó ăn năn hối cải, thực sự mong muốn sửa chữa sai lầm, trở thành người có ích cho xã hội.

Kim Anh (TTXVN)

 

Âm mưu chính trị hóa và “bẻ lái” vụ Đồng Tâm

Những ngày qua, TAND TP. Hà Nội xét xử sơ thẩm vụ án giết người, chống người thi hành công vụ xảy ra ngày 9/1/2020 tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội. Đây là một vụ án đặc biệt nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận xã hội và thu hút nhiều sự quan tâm chú ý từ cộng đồng...

Lợi dụng vụ án này, các cá nhân, tổ chức phản động, chống đối, cơ hội chính trị trong và ngoài nước đã tiến hành nhiều hoạt động xuyên tạc, đánh lận bản chất vụ án, vu khống Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền.

Những luận điệu xuyên tạc

Ngay trong quá trình phiên tòa sơ thẩm diễn ra, không ít cá nhân, tổ chức chống đối, cơ hội chính trị trong và ngoài nước đã tới tấp tung ra nhiều luận điệu, yêu sách phi lý liên quan đến vụ án xảy ra tại Đồng Tâm. Trong số đó, Tổ chức theo dõi nhân quyền - HRW (Human rights watch) là một trong những tổ chức đưa ra những thông tin phiến diện về tình hình vụ án, gây tác động tiêu cực đến uy tín, hình ảnh của Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Theo thông tin được RFA đăng tải, Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực châu Á của HRW cho rằng: "Có những mối quan ngại rất lớn liên quan đến thủ tục tố tụng và quyền được có một phiên tòa công bằng đối với 29 dân làng đang bị truy tố về vụ việc ở Đồng Tâm", "chính quyền muốn trừng phạt các bị cáo bằng các bản án rất nặng để răn đe những ai dám chống lại quyền lực nhà nước trong tương lai", "Việt Nam hãy để cho các nhà quan sát quốc tế độc lập, gồm cả giới ngoại giao, báo chí và NGO theo dõi phiên tòa" v.v…

Cũng giống như HRW, nhiều tổ chức đội lốt "theo dõi nhân quyền", "đấu tranh vì nhân quyền" như Tổ chức phóng viên không biên giới - RSF (Reporters Sans Frontiers), Tổ chức Kito hữu hành động đòi bãi bỏ tra tấn - ACAT (Action de Chrétiens pour l'Abolition de la Torture), v.v… cũng liên tục chia sẻ những thông tin sai trái về vụ án Đồng Tâm, xuyên tạc quá trình điều tra, truy tố, cũng như xét xử đối với các bị cáo. Không dừng lại ở việc đăng tải, chia sẻ những thông tin lệch lạc, tiêu cực, các đối tượng còn tiến hành xây dựng "thư ngỏ", "kiến nghị" hòng kêu gọi sự can thiệp của cộng đồng quốc tế vào công việc nội bộ của Việt Nam. Ẩn giấu phía sau vỏ bọc đấu tranh vì quyền con người, vì sự công bằng của pháp luật là những mưu đồ chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam một cách hết sức nham hiểm, xảo quyệt.

Bất chấp sự thú nhận về hành vi phạm tội của các bị cáo trước tòa, các đối tượng cơ hội chính trị vẫn liên tục “bẻ lái”, đánh lạc hướng thông tin về vụ án. Đặc biệt, dưới sự cộng sức của các “mõ làng dân chủ” như BBC, RFA, RFI v.v…, những dòng thông tin xuyên tạc về vụ án đang được lan truyền khiến tình hình trở lên phức tạp.

Mưu đồ phía sau vỏ bọc "dân chủ", "nhân quyền"

Trước hết, thông qua việc xuyên tạc bản chất vụ án, các đối tượng đang cố tình "chính trị hóa" vụ án tại Đồng Tâm. Rõ ràng, hành vi giết người, chống người thi hành công vụ của các bị cáo trong vụ án đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật hình sự Việt Nam. Hệ quả mà hành vi phạm tội của các đối tượng gây ra là sự hy sinh của 3 cán bộ, chiến sĩ Công an trong quá trình thực thi nhiệm vụ, khiến cho tình hình an ninh trật tự tại địa phương bị ảnh hưởng tiêu cực.

Từ một vụ án hình sự, các đối tượng hướng lái, xuyên tạc, quy kết trở thành vấn đề chính trị. Núp danh "dân chủ", "nhân quyền", các đối tượng cố tình đánh lận bản chất vụ án, đưa ra luận điệu cho rằng các bị can trong vụ án là "nạn nhân" của chính quyền. Các đối tượng đổ lỗi cho nguyên nhân dẫn đến vụ án là từ những sai lầm của chế độ.

Thậm chí, trước khi phiên tòa xét xử sơ thẩm diễn ra, các đối tượng đã đẩy mạnh việc rêu rao luận điệu vụ án tại Đồng Tâm là "án bỏ túi"; cố tình xuyên tạc sự công bằng, khách quan của hệ thống tư pháp tại Việt Nam. Tất cả những điều này nhằm tạo ra một bức tranh phiến diện, đen tối về tình hình chính trị - xã hội tại Việt Nam; bôi nhọ, hạ bệ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Thông qua hoạt động của các đối tượng "dân chủ", có thể thấy các đối tượng này đang cố "tẩy trắng" cho hành vi vi phạm pháp luật của các bị cáo trong vụ án tại Đồng Tâm, từ đó tạo tiền đề để “chuyển”các bị cáo trong vụ án này vào nhóm "tù nhân lương tâm" - một thủ đoạn thường xuyên được các "nhà dân chủ" thực hiện hòng tấn công, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Mục đích mà các đối tượng hướng đến suy cho cùng vẫn là để tạo cớ nhằm tấn công chế độ, vu khống Đảng, Nhà nước Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền; khiến cộng đồng quốc tế có cái nhìn và sự đánh giá không khách quan, thiếu chính xác về tình hình dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam.

Cùng với việc "chính trị hóa" vụ án Đồng Tâm, các đối tượng cũng gia tăng các hoạt động kích động, kêu gọi sự can thiệp của cộng đồng quốc tế; tung ra các "kiến nghị", "tuyên bố", "thư ngỏ" gửi đến một số tổ chức quốc tế và cơ quan ngoại giao một số nước; đưa ra yêu sách cho các "quan sát viên độc lập" vào Việt Nam theo dõi vụ án v.v… nhằm "quốc tế hóa" vụ án Đồng Tâm.

Nhìn nhận một cách toàn diện, có thể thấy những phức tạp liên quan đến vụ án tại Đồng Tâm diễn ra từ lâu. Lợi dụng những mâu thuẫn trong vấn đề tranh chấp đất đai cùng sự manh động, coi thường pháp luật của các đối tượng trong "Tổ đồng thuận", nhiều cá nhân, tổ chức phản động, chống đối, cơ hội chính trị trong nước và quốc tế đã ủng hộ về vật chất và tiến hành tuyên truyền, khuếch trương thanh thế cho "Tổ đồng thuận" với mục đích tạo điểm nóng về an ninh, trật tự trong xã hội Việt Nam.

Việc các đối tượng trong "Tổ đồng thuận" bị bắt giữ, xử lý do có hành vi giết người, chống người thi hành công vụ cũng đồng nghĩa với việc điểm nóng về an ninh, trật tự tại Đồng Tâm được giải quyết. Chính vì vậy, các đối tượng đang cố tận dụng "viên đạn Đồng Tâm" để tấn công, chống phá chính quyền. "Quốc tế hóa" vụ án Đồng Tâm là một thủ đoạn đặc biệt thâm hiểm. Phía sau danh nghĩa bảo vệ quyền con người là mưu đồ can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, từ đó tác động, gây sức ép hòng chuyển hóa chế độ tại nước ta.

Với những hành vi phạm tội nghiêm trọng đã thực hiện, các bị cáo trong vụ án Đồng Tâm chắc chắn sẽ phải đối mặt với những hình phạt tương xứng. Không một ai, không một lý do nào có thể bao biện cho hành vi phạm tội của các đối tượng.

Trần Anh Tú

 

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2020

QUY TẮC LUẬT SƯ!

     Nhân vụ “làm loạn” của nhóm luật sư tại phiên toà xét xử vụ Giết người tại Đồng Tâm, tôi phải tìm đọc Bộ quy tắc và ứng xử nghề nghiệp của luật sư và thấy có mấy quy tắc cốt lõi thế này:

    Quy tắc 1. Sứ mệnh luật sư! Luật sư có sứ mệnh bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, cơ quan, bảo vệ sự độc lập của tư pháp, góp phần bảo vệ công lý, công bằng, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

    Quy tắc 2. Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan Luật sư phải độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan, không vì lợi ích vật chất, tinh thần hoặc bất kỳ áp lực nào khác để làm trái pháp luật và đạo đức nghề nghiệp.

    Quy tắc 3. Giữ gìn danh dự, uy tín và phát huy truyền thống của luật sư

    3.1. Luật sư coi trọng, bảo vệ danh dự, uy tín của đội ngũ luật sư như bảo vệ danh dự, uy tín của chính mình; xây dựng, củng cố, duy trì niềm tin của khách hàng, cộng đồng xã hội với luật sư và nghề luật...

    Soi chiếu vào, thấy nhóm luật sư của Ngô Anh Tuấn ít nhất đang phạm mấy nguyên tắc: Không bảo vệ công lý, công bằng; không trung thực, tôn trọng sự thật khách quan; làm trái đạo đức nghề nghiệp; không giữ gìn danh dự, uy tín và truyền thống luật sư! Vậy thì, họ xứng đáng là luật sư? được tham dự phiên toà nữa không??? Câu hỏi xin gửi đến luật sư Ngô Anh Tuấn, Hà Huy Sơn, Đặng Đình Mạnh...

    (Ngô Thu Hà)

 

Những “bàn tay đen” hòng khuấy đảo luật pháp Việt Nam

 Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra vào rạng sáng 9-1-2020 tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội được Tòa án Nhân dân TP Hà Nội mở ngày 7-9-2020, dự kiến hôm nay (14-9), Hội đồng xét xử sẽ tuyên án.

Do tính chất phức tạp của vụ án nên ban đầu, tòa dự kiến tiến hành xét xử trong 10 ngày. Nhưng mới bước sang ngày thứ 4 thì toàn bộ các bị cáo đã nhận tội và xin được sự khoan hồng của pháp luật. Nhiều bị cáo đã nói rõ trước tòa, điển hình là bị cáo Lê Đình Doanh: “Trong thời gian nằm trong trại tạm giam đã nghĩ về hành động của mình và nhận ra lỗi lầm mà mình đã gây nên, do đó bị cáo thành tâm sám hối. Đề nghị các luật sư thôi không bào chữa cho bị cáo nữa...”. Đây là chuyện rất bình thường trong các vụ án, bởi sau những đêm nằm ngẫm nghĩ và khi được tòa phân tích thì các bị cáo đã nhận ra tội lỗi của mình, mong muốn sửa chữa, chuộc lại lỗi lầm, bỏ con đường tối, tìm về đường sáng.

Những thủ đoạn lợi dụng các vụ án để xuyên tạc hệ thống pháp luật của Việt Nam

Theo dõi vụ việc và vụ án này, chúng tôi nhận thấy, trong suốt thời gian diễn ra vụ việc cho đến khi vụ án xảy ra, một số cơ quan báo chí nước ngoài thiếu thiện chí với Việt Nam và một số trang mạng xã hội được điều hành bởi một số người cơ hội chính trị, mang danh “đấu tranh cho dân chủ” đã đăng tải nhiều bài viết xuyên tạc về tính chất vụ việc và vụ án. Họ cho rằng sự việc xảy ra rạng sáng 9-1-2020 là sự “đàn áp” của chính quyền đối với những người gọi là “nông dân” (vấn đề này chúng tôi sẽ nêu rõ trong các bài viết sau), rồi từ đó kêu gọi các tổ chức quốc tế tham gia điều tra, can thiệp, tác động... hòng chính trị hóa vụ án hình sự này nói riêng và các vụ án hình sự ở nước ta nói chung. Họ hy vọng với sự tham gia, can thiệp, tác động của một số tổ chức quốc tế tới chính quyền của một số nước thì có thể sẽ làm thay đổi hệ thống pháp luật và nền tư pháp, dẫn tới sự thay đổi về thể chế chính trị của Việt Nam.

Toàn cảnh phiên tòa xét xử vụ án tại xảy ra tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Ảnh: TTXVN

Cần phải khẳng định rằng, trong quá trình điều tra vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, các nghi can không hề bị “ép cung”, hay “mớm cung” như một số hãng tin, cơ quan báo chí nước ngoài và một số trang mạng thiếu thiện chí với Việt Nam đã rêu rao. Bởi trước khi phiên tòa chính thức diễn ra, trong buổi cung cấp thông tin cho báo chí, Đại tá Nguyễn Thanh Tùng, Phó giám đốc Công an TP Hà Nội đã nêu rõ: “Trong quá trình điều tra, khi thẩm vấn các nghi can, các điều tra viên đã làm đúng quy định của pháp luật. Các cuộc thẩm vấn đều được ghi âm, ghi hình, có sự tham gia trực tiếp của đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hà Nội (sau đây gọi là Viện Kiểm sát), luật sư bào chữa do các nghi can mời và luật sư do cơ quan chức năng chỉ định theo quy định của pháp luật...”. Thực tế khi ra tòa, cũng có một số bị cáo đã khai một số nội dung khác với bản luận tội của Viện Kiểm sát. Nhưng ngay buổi xét xử sau đó, chính họ đã tự đính chính lời khai của mình, thống nhất với bản luận tội của Viện Kiểm sát, bởi chính họ nhận ra việc khai khác đi là dối trá, không có cơ sở và hoàn toàn trái với thực tế, trái lương tâm.

Vậy thì tại sao một số cơ quan báo chí nước ngoài như RFA, RFI, BBC... và một số trang mạng vẫn cố tình xiên xẹo tính chất và bản chất vụ án? Đã từ nhiều năm nay, các cơ quan báo chí này thường xuyên đăng tải những bài viết sai sự thật về tình hình thực hiện quyền dân chủ và việc thực thi pháp luật ở Việt Nam. Họ thường đăng tải các bài viết có quan điểm trái chiều, rồi cuối bài viết bao giờ cũng kèm theo câu “bài viết thể hiện quan điểm cá nhân...”. Đọc lướt qua thì thấy, có vẻ đây là sự “dân chủ” kiểu như “chúng tôi đăng tải cả các bài viết tích cực và tiêu cực, cả bài viết đồng thuận và trái chiều”, để thể hiện sự “công bằng, minh bạch”.

Nhưng theo dõi kỹ sẽ thấy rõ, trong số các bài viết về tình hình thực thi dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam mà các cơ quan báo chí này đăng tải thì hầu hết là các bài viết có tính chất tiêu cực, võ đoán, phản ánh sai (hoặc cố tình hướng lái, cố tình phản ánh sai) sự thật tại Việt Nam. Sở dĩ nói thế là vì, các bài viết đều theo thiên hướng lấy một vài sự việc cá biệt để diễn giải, quy chụp nhằm ngụy tạo hệ thống, từ đó phủ nhận những thành quả mà Việt Nam đã và đang đạt được. Chẳng hạn trong lĩnh vực tư pháp và duy trì pháp luật ở Việt Nam, họ thường chỉ đăng tải bài viết của một số người được cho là đang “đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam”. Hầu hết bài viết của các tác giả này tập trung vào phân tích các vụ án có một vài sai sót trong quá trình điều tra, xét xử, rồi từ đó quy chụp, cho rằng hệ thống pháp luật của chúng ta “có vấn đề”, cho rằng nền tư pháp của chúng ta “chưa minh bạch”. Họ cố tình không hiểu rằng, trong số hàng chục nghìn vụ án do các cấp tòa xét xử mỗi năm, khó có thể “mười phân vẹn mười”. Nguyên nhân bắt nguồn cả từ sự khách quan và chủ quan. Về khách quan, có những vụ án thiếu nhân chứng cụ thể, hiện trường bị xáo trộn, phía bị hại hợp tác chưa đầy đủ... Về chủ quan, diễn biến vụ án nào cũng phức tạp, kẻ phạm pháp cơ bản là ngoan cố, quanh co, chối tội, vì vậy tạo ra lực cản cho công tác điều tra, truy tố, xét xử. Thế nên, đã có một số vụ án xét xử chưa đúng với diễn biến và tính chất vụ án, gây ra thiệt hại cho một số công dân như chúng ta đã thấy trong thực tế. Tuy nhiên các vụ án này đã được khắc phục, người bị oan đã được minh oan, các cá nhân gây nên sự việc đã bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Còn lại, hàng vạn vụ án đã được xét xử bảo đảm đúng người, đúng tội, công minh, công bằng, góp phần tích cực vào việc trấn áp tội phạm, duy trì an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm cuộc sống an toàn và lợi ích chính đáng của nhân dân, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa thượng tôn pháp luật, bảo đảm cho Việt Nam luôn là điểm đến an toàn, thân thiện. Đó là những thành tựu không thể phủ nhận của hệ thống pháp luật và nền tư pháp xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Mưu mô đằng sau vỏ bọc “đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền”

Việc góp ý với Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp trong thực thi dân chủ, nhân quyền là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người dân. Vấn đề này đã được xác định trong Hiến pháp năm 2013 (thể hiện cụ thể từ Điều 14 đến Điều 49 của Hiến pháp) và trong Quy chế dân chủ ở cơ sở, cùng nhiều bộ luật khác. Trong thực tế, các quyền chính đáng của nhân dân như: Tự do ngôn luận, tự do hội họp, lập hội, quyền được biết, được bàn... đều có thể thực hiện theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, hầu hết người dân Việt Nam, không phân biệt giới tính, lứa tuổi, tôn giáo... đều được tham gia trong các hội, hiệp hội, các tổ chức chính trị xã hội, tôn giáo... mà mình thấy phù hợp. Họ được phát biểu chính kiến và bảo lưu chính kiến thông qua người/tổ chức đại diện của mình và các cơ quan chức năng, để ý kiến của mình được chuyển tới nơi cần đến. Có lần trao đổi với chúng tôi, đồng chí Hà Đăng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương đã nói rằng: “Việc thực thi dân chủ của chúng ta ngày càng rộng rãi và công minh, công bằng và thực sự làm chuyển biến tình hình thực hiện dân chủ ở cơ sở, góp phần tích cực vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân...”. Còn đối với vụ án xảy ra ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm, ông Lê Đình Lưỡng, Bí thư Chi bộ thôn Hoành, khi trả lời các nhà báo cũng đã nói rõ: “Từ ngày những người gây rối bị cơ quan chức năng bắt giữ, thôn Hoành đã có cuộc sống yên bình trở lại. Không như trước đây, cuộc sống của bà con lúc nào cũng nơm nớp vì bị một số người trong “tổ đồng thuận” đe dọa...”. Như vậy, không thể nói “Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền” để đến nỗi một số người mang danh “hoạt động vì dân chủ” kêu gọi các tổ chức quốc tế vào cuộc hòng “cải cách nền tư pháp” của Việt Nam.

Theo cứ liệu của cơ quan chức năng, trong vụ án xảy ra ở xã Đồng Tâm đã thấy rõ dấu hiệu trục lợi trái pháp luật của một số người trong “tổ đồng thuận”. Nghĩa là họ cứ nghĩ rằng, nếu “đấu tranh” chiếm được đất quốc phòng ở Đồng Sênh thì có thể tự chia nhau để hưởng. Và họ đã cố tình hành động theo suy nghĩ ấy. Từ lời khai của các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án xảy ra tại thôn Hoành, lại thấy thêm một số người khác muốn lợi dụng những người trong “tổ đồng thuận” để chiếm một phần lợi ích. Việc hứa “chia đất” của đối tượng Lê Đình Kình cho những người trong “tổ đồng thuận” và một số người khác, một phần dựa vào những cam kết có tính hậu thuẫn của một số người được cho là có hiểu biết nhất định về pháp luật. Vì thế, khi vụ án xảy ra, sự thật đã rõ mười mươi, nhưng một số đối tượng thuộc loại “cố đấm ăn xôi” vẫn cứ cố tình tập hợp những cứ liệu rời rạc, rồi chắp ghép, ngụy tạo ra những bản tin lòng vòng để đánh lừa dư luận. Tất cả những cuộc “phỏng vấn” của BBC, RFA, RFI... đối với một số người về vụ việc và vụ án xảy ra ở thôn Hoành, đã được, đăng/phát trên các trang của họ, đều thiếu tính thuyết phục. Bởi những nhân vật phỏng vấn và trả lời phỏng vấn thậm chí còn không biết thôn Hoành ở đâu và chưa từng “thực mục sở thị” những gì đã diễn ra tại thôn Hoành cả trước, trong và sau sự việc diễn ra ngày 9-1-2020. Sự suy diễn và “đoán mò” của họ chỉ có thể lừa phỉnh trong chốc lát đối với những người thiếu thông tin, thiếu hiểu biết về pháp luật, thiếu khả năng phân tích, nhận định về những tiến bộ, đổi mới đang diễn ra ở Việt Nam.

Từ những hành vi và mưu mô của một số người được cho là đang “đấu tranh cho dân chủ” ở Việt Nam, có thể thấy, họ chỉ là những kẻ lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật của số ít người dân để kích động họ vướng vào vòng lao lý. Chúng ta đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, trong đó điều cơ bản và đầu tiên là toàn quyền xử lý các vấn đề có tính nội bộ của mình, thông qua hệ thống pháp luật đã được toàn dân thừa nhận và phù hợp với luật pháp, thông lệ quốc tế. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Uy tín, vị thế của Việt Nam đối với các nước trong khu vực và thế giới ngày càng được củng cố, nâng cao bằng các hoạt động có trách nhiệm đối với các tổ chức, công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Như vậy có thể thấy, Việt Nam xây nên và khẳng định vị thế, uy tín đối với thế giới bằng thực lực của chính mình. Do đó, mọi hành vi xuyên tạc của thế lực thù địch và cơ hội chính trị, hòng làm chuyển hóa hệ thống pháp luật, nền tư pháp và thể chế chính trị ở Việt Nam, đều là những hành động hão huyền, phi thực tế và không thể lừa phỉnh được ai.

TRẦN VŨ