NGƯỜI ĐƯA TIN 289

NƠI CHIA SẺ THÔNG TIN ĐA CHIỀU VỀ MỌI VẤN ĐỀ
  • TRƯỜNG SA - HOÀNG SA VÀ NHỮNG CHUYỆN CHƯA BAO GIỜ KỂ

    Hôm trước, mình đặt câu hỏi về việc các bạn suốt ngày phê phán Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam "nhai đi nhai lại" các thông điệp phản đối khi Trung Quốc có hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vậy theo các bạn chúng ta phải làm gì?

  • NGUYỄN VĂN HÓA - TỪ CON ĐƯỜNG PHẠM TỘI BÁN NƯỚC ĐẾN CON ĐƯỜNG VÀO NHÀ GIAM

    Năm 2013, Nguyễn Văn Hóa đã lập tài khoản Facebook “Nguyễn Văn Hóa (Maria Luygonjaga)” tại địa chỉ www.facebook.com/Nguoidaxatoi để kết bạn, trao đổi thông tin với các đối tượng như Lê Đình Lượng, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Hoàng Đức Bình.

  • NHẬN BIẾT THỦ ĐOẠN MỚI CỦA KẺ THÙ ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN

    Trong tình hình mới, các thế lực thù địch vẫn luôn câu kết chặt chẽ với nhau để thúc đẩy từ “diễn biến hòa bình” sang “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ ta, chống phá Đảng, Nhà nước và giai cấp công nhân Việt Nam với cấp độ và cường độ ngày càng quyết liệt, thâm hiểm hơn.

Thứ Hai, 30 tháng 4, 2018

KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC BẢN CHẤT CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ 30- 4


Kinh tế - xã hội năm 2017 và quý I-2018 đạt nhiều thành tựu. Xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài, thành lập mới doanh nghiệp cao hơn dự kiến. Khách du lịch đến Việt Nam lên đến 13 triệu lượt, tăng 29,1%. Khu vực nông nghiệp mặc dù chịu tác động nặng nề của thiên tai, bão lũ nhưng vẫn tăng 2,9%, kim ngạch xuất khẩu trên 36 tỷ USD. Với mức tăng trưởng GDP đạt 6,81%, cao nhất kể từ năm 2007, Việt Nam thuộc nhóm nước tăng trưởng cao nhất trong khu vực và toàn cầu.
Hoạt động đối ngoại với điểm nhấn là Năm APEC 2017 đã nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 185 nước, hình thành 26 khuôn khổ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện, trong đó có 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc; có quan hệ kinh tế với 224 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Thế nhưng trên một số trang mạng xã hội, những thế lực thù địch ở trong và ngoài nước, những kẻ tự xưng là “người yêu nước”, “người bất đồng chính kiến” lại tìm cách xuyên tạc, bóp méo giá trị lịch sử, ý nghĩa thời đại ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Có kẻ còn viết về thất bại của Hoa Kỳ rằng: “Đó là sự nhân nhượng của Chính phủ Mỹ” chứ không phải là chiến thắng của Việt Nam; Hoa Kỳ “đưa quân” vào Việt Nam không phải nhằm thống trị Việt Nam mà muốn “đưa Việt Nam về với thế giới tự do”. Thậm chí xuyên tạc thành “Cuộc chiến tranh xâm lược của miền Bắc với miền Nam”!
Năm 2017, bộ phim “Chiến tranh Việt Nam” (The Vietnam War) được phát trên kênh truyền hình PBS và đưa lên Internet (có phụ đề tiếng Việt), trong đó, nhóm tác giả đưa nhiều hình ảnh tang thương, chết chóc trong chiến tranh mà bất cứ cuộc chiến tranh nào trên thế giới cũng không thể tránh khỏi, rồi bình luận, đổ tất cả lỗi lầm, những tổn thất về sinh mạng, của cải lên quân dân ta.
Một số di tản ở nước ngoài còn nguỵ biện rằng, đó là: “Cuộc chiến tranh Việt Nam mang tính chất ủy nhiệm”; “cuộc chiến tranh mang tính ý thức hệ”,… Những bình luận đó hoàn toàn là những luận điệu xuyên tạc sự thật, đổi trắng thay đen, phủ nhận sự thật lịch sử một cách lố bịch với âm mưu, ý đồ chính trị đen tối.
Về bản chất, chiến thắng 30/4 bắt nguồn từ đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta, từ truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc Việt Nam mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát thành một chân lý của thời đại “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Về mặt lịch sử, cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược là sự tiếp nối cuộc Cách mạng tháng Tám, bảo vệ nền độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, ngoài ra không có bất cứ một lý do nào khác.
Với Hoa Kỳ, nguyên nhân thất bại của họ bắt nguồn từ giới cầm quyền hiếu chiến thời kỳ đó đã đánh giá sai nội dung của thời đại ngày nay. Đó là thời đại, các dân tộc đã nhận thức được quyền dân tộc tự quyết, về quyền lựa chế độ xã hội, lựa chọn con đường phát triển của mình mà không có bất cứ một thế lực nào có thể cản trở.
Ngược dòng lịch sử chúng ta thấy, cuộc chiến tranh Việt Nam (theo cách gọi của phương Tây) là một cuộc chiến tranh xâm lược do Mỹ khởi xướng, với sự tiếp tay của ngụy quyền Sài Gòn. Trong suốt 21 năm chiến tranh, với quyết tâm chiếm bằng được miền Nam Việt Nam, Mỹ đã thay đổi 5 chiến lược quân sự, huy động tới hơn nửa triệu quân, cùng hàng vạn quân Đồng minh làm xương sống cho hơn 1 triệu quân nguỵ. Trong thời kỳ này, Hoa Kỳ cũng đã nhiều lần dùng thủ đoạn ngoại giao, hòa hoãn với nhiều nước lớn XHCN để rảnh tay xâm lược Việt Nam.
Trong cuộc chiến tranh này, Mỹ đã sử dụng tất cả những vũ khí, kỹ thuật quân sự tiên tiến nhất, kể cả hàng rào “điện tử”, pháo đài bay B52, vũ khí sinh học, hóa học, hòng đưa Việt Nam trở về “thời kỳ đồ đá”. Trong cuộc chiến tranh này, Hoa Kỳ đã ném xuống Việt Nam 7,8 triệu tấn (gấp hơn 3 lần số bom, đạn Mỹ sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ hai và gấp 12 lần so với chiến tranh Triều Tiên).
Mỹ cũng đã rải xuống miền Nam Việt Nam 85 triệu lít chất độc hóa học điôxin. Hậu quả là hơn một nửa diện tích rừng của Việt Nam đã bị thiêu rụi và đến nay di chứng của chất độc trên con người và đồng ruộng vẫn còn tồn tại.
Trong cuộc chiến tranh này, Mỹ đã mất trên 58.000 binh sỹ (chết và mất tích), tiêu tốn 676 tỷ USD, đưa cuộc chiến tranh Việt Nam trở thành một trong những cuộc chiến tranh tổn thất nhiều sinh mạng và tốn kém nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Đối với dân tộc ta, để giành được thắng lợi trong cuộc chiến tranh khốc liệt đó, hơn 3 triệu đồng bào, chiến sĩ cả nước đã ngã xuống; hàng ngàn làng mạc, thành phố đã bị san phẳng, đến nay nhiều di chứng chất độc trên đã chuyển sang thế hệ thứ hai, thứ ba.
Nhân dân Việt Nam không bao giờ quên sự giúp đỡ chí tình, to lớn của nhân dân các nước XHCN, nhất là nhân dân Liên Xô, Trung Quốc và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Song chiến thắng của dân tộc ta bắt nguồn từ đường lối chính trị đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại; bắt nguồn từ truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc.
Thực tế cho thấy hoàn toàn không có chuyện nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất đất nước để thực hiện vai trò “ủy nhiệm” của một lực lượng chính trị nào đó, cũng không có chuyện cuộc chiến tranh này “mang tính ý thức hệ”; càng không có chuyện cuộc chiến chống ngoại bang xâm lược là cuộc chiến “nồi da, nấu thịt”.
Thất bại của Hoa Kỳ còn bắt nguồn từ đánh giá sai về bản chất chính trị của họ. Họ đã lẫn lộn mục tiêu cuộc đấu tranh bảo vệ giá trị dân tộc ta với vai trò của ý thức hệ. Điều này, chính Robert McNamara, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, người được xem là “kiến trúc sư” của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ viết trong cuốn hồi ký mang tựa đề “Hồi tưởng” xuất bản năm 1995 thừa nhận.
Ở phần tổng kết ông đã rút ra/thừa nhận 11 sai lầm mà Mỹ đã vấp phải. Theo ông, đó là những “sai lầm một cách tồi tệ”. Về chính trị, đáng chú ý có những sai lầm sau:
“1. Chúng ta (Mỹ) đã đánh giá sai khi đó (và từ đó đến nay) những chủ đích địa chính trị của các đối thủ là mở rộng làn sóng đỏ xuống Đông Nam Á và chúng ta đã phóng đại những mối nguy hại từ hành động của họ đối với nước Mỹ;
2. Chúng ta xem xét nhân dân và lãnh đạo của miền Nam Việt Nam chỉ bằng trải nghiệm của chúng ta... Chúng ta đánh giá sai hoàn toàn những lực lượng chính trị trong đất nước đó (có thể Hoa Kỳ đã đánh giá sai uy tín của chính quyền Sài Gòn);
3. Chúng ta đánh giá thấp sức mạnh của tinh thần của một dân tộc có thể huy động và sự hy sinh vì đức tin về giá trị của họ;
8. Chúng ta không chịu thừa nhận rằng, nhân dân lẫn lãnh đạo của chúng ta đều không thông suốt mọi sự… Chúng ta không được Thượng đế ban phát cho quyền được nhào nặn một dân tộc theo hình ảnh của chúng ta hay theo cách mà chúng ta lựa chọn” (“11 sai lầm của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam” Robert McNamara. Dân Trí, 22-4-2005).
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã làm thức tỉnh lương tri của nhân loại. Không ít cựu chiến binh tham gia cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam đã trở lại Việt Nam với những tâm trạng khác nhau. Ông Lawrence Colburn, là xạ thủ trên máy bay trực thăng thuộc Đại đội Charlie (Mỹ), người lính Hoa Kỳ đã cố gắng chống lại cuộc thảm sát 504 thường dân ở Mỹ Lai 16-3-1968. Năm 2008, tức 30 năm sau sự kiện Mỹ Lai, ông được Chính phủ Mỹ trao tặng Huân chương Người lính, phần thưởng cao quý nhất của nước Mỹ cho sự dũng cảm trong các nhiệm vụ không trực tiếp chiến đấu (vì ông đã cố cứu những nạn nhân ở Mỹ Lai). Sau 40 năm, lần này đến Việt Nam ông “gửi lại Bảo tàng Sơn Mỹ Huân chương anh hùng ấy” (“Người lính Mỹ ngăn chặn thảm sát Mỹ Lai qua đời”. Zing.Vn 10:55 18-12-2016).
Tất nhiên vẫn còn không ít người lính trong đội quân xâm lược Việt Nam không được thanh thản như Lawrence Colburn, mà giờ đây với sự thức tỉnh lương tri của nhân loại tiến bộ, cũng như lòng ăn năn day dứt của chính họ, cùng với thời gian giúp họ gác lại quá khứ, hướng tới tương lai…
Kỷ niệm 43 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chúng ta bày tỏ tinh thần khoan dung, hòa hiếu của một dân tộc có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa, anh hùng chống giặc ngoại xâm, nhưng không cho phép bất cứ ai, với danh nghĩa gì được phép xuyên tạc, bóp méo ý nghĩa lịch sử mà cả dân tộc đã hy sinh bao xương máu mới giành được.
Tiến sĩ Cao Đức Thái

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2018

LÝ DO KHIẾN NHIỀU NGƯỜI TRỞ THÀNH NẠN NHÂN CỦA “HỘI THÁNH ĐỨC CHÚA TRỜI”

Nhiều học sinh, sinh viên bỏ học tham gia.

Thời gian gần đây, cái tên “Hội thánh Đức Chúa Trời” liên tục được nhắc đến với những mặt tiêu cực. Chỉ vì tin vào loại “tà đạo” này, nhiều người đã đập bỏ bàn thờ ông bà, tổ tiên, gia đình rơi vào cảnh tan cửa nát nhà; sinh viên, học sinh bỏ học, bỏ làm để đi theo tà đạo, tụ tập dụ dỗ, lôi kéo người khác, gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự và làm những điều trái với thuần phong mỹ tục.
Quá nhiều gia đình lâm vào cảnh ly tán, giới trẻ đánh mất tương lai? Thế nhưng, đâu là lý do “Hội Thánh Đức Chúa Trời” có thể dụ dỗ nhiều đối tượng tham gia và khiến họ mê muội, mất hết lý trí như vậy?
Đánh vào tâm lý muốn thoát nghèo, thoát khổ của nhiều người
Những thành viên nằm trong “Hội Thánh đức Chúa trời” thường đến trường học, công viên… lân la làm quen, khéo léo tiếp cận tìm hiểu gia cảnh của từng người, đánh vào tâm lý muốn thoát nghèo, thoát khổ của nhiều người để lôi kéo họ tham gia Hội.
Họ thường lợi dụng vào tâm lý “nhẹ dạ cả tin”, hướng đến những đối tượng như phụ nữ, trẻ em, sinh viên, những người có hoàn cảnh éo le, bất hạnh trong cuộc sống để tuyên truyền.
Phỏng vấn tín đồ của hội thánh đức chúa trời
Trong quá trình “truyền đạo”, các đối tượng này cố tình reo rắc luận điệu, bố mẹ hiện tại của chúng ta chỉ là phần thân xác, cha mẹ thực sự là phần linh hồn. Nếu một lòng đi theo Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ được bố mẹ phần linh hồn cứu rỗi khỏi các biến cố của cuộc sống, khi chết đi sẽ được lên thiên đàng, được hưởng hạnh phúc.
Thậm chí, các đối tượng này còn phản bác những lời răn dạy của bố mẹ, anh chị em trong gia đình, bởi những lời răn dạy đó là lời của ma quỷ. Chính vì thế, để toàn tâm, toàn ý theo đạo thì nên gạt bỏ mối quan tâm với gia đình sang một bên.
Từ ngon ngọt dụ dỗ đến đe dọa bị trừng phạt
Bằng cách tiếp cận, động viên, dùng lời lẽ ngon ngọt, họ nhanh chóng lấy được niềm tin của mọi người. Tại các buổi hội thảo, làm lễ, họ tuyên truyền rằng “sắp đến ngày tận thế”, phải tích cực đi truyền đạo mới được hưởng cuộc sống hạnh phúc trên thiên đàng.
Ngoài ra, các đối tượng này sẽ cho “con mồi” của mình “ăn thịt, uống máu” Đức Chúa Trời, trong đó thịt là bánh mỳ, còn máu là một thứ nước màu đỏ khiến nhiều người rơi vào trạng thái không tỉnh táo.
Đối với những ai có ý định bỏ ngang, những thành viên thuyết giảng sẽ dùng những hình phạt như “nằm trong chảo dầu”, “bị đày đọa đau khổ” khi chết khiến những “con mồi” nhẹ dạ sợ hãi và nghe lời răm rắp.
Thực hiện các hoạt động có ích nhằm đánh lừa những người “nhẹ dạ”
Không chỉ có những tác động về tâm lý, nhiều kẻ cầm đầu còn có những chiêu thức tinh vi hơn như thực hiện các hoạt động hỗ trợ về kinh tế như: thuê nhà cho sinh viên ở các tỉnh xa, hỗ trợ tiền sinh hoạt… nhằm chiếm được lòng tin, sau đó, lôi kéo các sinh viên này tham gia Hội.
Thậm chí, một số người cầm đầu các Sion còn đưa ra những mức thưởng bằng vật phẩm, hoặc tiền cho những ai lôi kéo được những người thân, bạn bè, hàng xóm tham gia vào hội. Nếu ai lôi kéo được nhiều người còn được phong chức “Thánh Cứu Rỗi” để tiếp tục giảng đạo cho những người mới.
Đánh vào tâm lý sợ hãi của các hội viên, những đối tượng chủ chốt luôn miệng đe dọa những người có ý định rời bỏ Hội là kẻ phản bội, phải bị xử tử, chết không được siêu thoát…
Bất kì ai, ngành nghề gì đều có thể bị Hội này lôi kéo
Trao đổi với PV, chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất cho hay, ông đã biết đến thông tin về “Hội thánh đức chúa trời” ở TP.HCM từ cách đây khoảng 2 tháng. Theo đó, nhiều người sẵn sàng bỏ bê cuộc sống thật để tham gia vào tổ chức này và chạy theo những điều rất ảo.
Đáng nói, “mục tiêu” của những hội này hướng vào nhiều thanh niên, sinh viên và các gia đình, những người nhẹ dạ cả tin, mê tín dị đoan.
“Chiêu bài của tổ chức này đánh khá trúng vào tâm lý bất thường của một số người dân, người đang có suy nghĩ sai lầm trong đời sống hằng ngày. Kể cả đó là những người có học vấn, tri thức nhưng có thể trong đời sống đang vấp phải điều gì đó, mong muốn giải thoát cho mình nhưng họ lại chọn cách đi theo con đường mê tín chứ không phải là khoa học. Và họ gọi đó là tâm linh, nhưng thực ra đó là mê tín”, ông Chất nói.
Theo chuyên gia này, việc nhiều người bị lôi kéo và sẵn sàng chạy theo những điều sai lệch là do bản thân họ đã có những mê tín, đang gặp vấn đề nào đó và gặp phải những điều này đánh trúng vào tâm lý nên cảm thấy hay, thấy tốt và tin theo.
ST

Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2018

HỘI THÁNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI HAY ĐA CẤP BIẾN TƯỚNG?


“Kinh doanh đa cấp”, “tiếp thị đa cấp” là một chiến lược tiếp thị để bán sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Đây là hình thức bán hàng có từ lâu trên thế giới và được luật pháp Việt Nam cho phép.
Tuy nhiên, thực tế những năm qua, số lượng đơn vị kinh doanh thực sự bằng hình thức này không nhiều. Chủ yếu là lợi dụng mô hình này để trục lợi. Hàng nghìn người bị lừa, hàng trăm gia đình tan cửa nát nhà vì bị các đối tượng đa cấp lừa đảo.
Đa cấp lừa đảo núp dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng đều có một số điểm chung. Đối tượng của họ là những người dễ bị mua chuộc, dễ bị khuất phục trước viễn cảnh mà các đối tượng vẽ ra. Những viễn cảnh nhà lầu xe hơi, du lịch nước ngoài, con cái thành đạt, tiền tiêu rủng rỉnh mà… không cần phải làm gì nhiều được các đối tượng chuẩn bị rất chu đáo và trình diễn rất thuyết phục. Tất cả đều rất “lẻo mép”, nói năng lưu loát, bốc phét tận trời.
Dù túi không một xu, ăn chung một nồi lẩu toàn đậu phụ nhưng khi “hành nghề”, các đối tượng đa cấp lừa đảo đều xuất hiện với comple, cà vạt, tóc tai, giày dép bóng mượt từ đầu tới chân… Tiếp đó là những màn trao thưởng hàng cục tiền, trao chìa khoá nhà, chìa khoá ôtô sang trước nhiều người…. Nhưng tất cả đều là “kịch bản”. Chẳng có nhà hay ôtô nào cả. Những người nhẹ dạ, muốn “đổi đời” lao vào và “dính bẫy”. Tiền mất, tội mang, gia đình tan nát. Lúc hối thì đã muộn.
"Hội thánh của Đức Chúa trời" đã và đang tồn tại trên thế giới. Ở đây không bàn về giá trị của hội thánh này. Tuy nhiên, hiện tượng “Hội thánh của Đức chúa trời” đang truyền giáo thời gian qua ở Việt Nam cũng có những điểm tương tự đa cấp lừa đảo.
Trước hết, những đối tượng được cho là những nhà truyền giáo cũng xuất hiện với thần thái, vẻ ngoài y như đa cấp lừa đảo. Và cách các nhà tự xưng là truyền giáo rao giảng cũng không khác gì cách các đối tượng đa cấp lừa đảo từng dùng. Nhiều đối tượng tự xưng là nhà truyền giáo từng là đối tượng đa cấp lừa đảo. Chiêu thức vẫn là đưa ra những điều gây hoang mang lo lắng rồi sau đó vẽ ra những viễn cảnh tốt đẹp, mông lung để dẫn dụ những người nhẹ dạ cả tin.
Với những gì đang diễn ra, có thể khẳng định đây không phải hành động truyền đạo chân chính. Hãy để ý đến một yêu cầu mà hội này đưa ra: “Hội thánh” bắt tín hữu (những người gia nhập hội) phải đóng 1/10 thu nhập.
Càng lôi kéo được đông người thì uy tín, thanh thế của cái gọi là hội thánh này càng cao và “con mồi” nhắm đến là những người giàu có, nhiều tiền bằng những con đường khác nhau và đang phải đối mặt với nhiều bất an trong cuộc sống.
Việt Nam là đất nước tự do tín ngưỡng và tôn trọng các tôn giáo vì sự phát triển, vì tinh thần nhân văn cao cả.
Tuy nhiên, với những gì mà cái gọi là Hội thánh của Đức chúa trời đang “hành đạo”, cần hết sức cảnh giác. Rất có thể, đây là hình thức lợi dụng, xuyên tạc tôn giáo, một hình thức biến tướng mới của bọn đa cấp lừa đảo.

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2018

TỔNG BÍ THƯ YÊU CẦU THEO DÕI VIỆC XỬ LÝ VỤ AVG


Chiều 27/4, Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng phát đi thông cáo cho biết, cùng ngày tại Hà Nội, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (Ban Chỉ đạo) tổ chức Cuộc họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Trưởng Ban Chỉ đạo để thảo luận, cho ý kiến đối với báo cáo về tiến độ, kết quả, khó khăn, vướng mắc và định hướng xử lý một số vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo từ sau phiên họp 13 (tháng 1/2018) đến nay.
Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong chống tham nhũng
Phát biểu kết luận cuộc họp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, Thường trực Ban Chỉ đạo biểu dương, ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của các cơ quan chức năng, nhất là Công an, Quân đội, Viện kiểm sát, Tòa án, Ban Nội chính Trung ương, UB Kiểm tra Trung ương, Thanh tra Chính phủ và các thành viên Ban Chỉ đạo từ sau phiên họp 13 đến nay đã nghiêm túc triển khai thực hiện thông báo kết luận của Ban Chỉ đạo, đạt được nhiều kết quả tích cực trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tạo khí thế lan tỏa, được dư luận, nhân dân đồng tình, đánh giá cao.
Các cơ quan tiến hành tố tụng Trung ương và địa phương đã nỗ lực lớn, quyết tâm cao, huy động lực lượng, phối hợp chặt chẽ, hoàn thành cơ bản đúng tiến độ Kế hoạch xử lý các vụ án, vụ việc trong Quý I và tháng 4/2018 của Ban Chỉ đạo.
Cụ thể, các cơ quan đã kết thúc điều tra 5/5 vụ án; ban hành cáo trạng truy tố 3/3 vụ án; đã hoàn thành xét xử sơ thẩm 7 vụ với 60 bị cáo, tuyên phạt 2 bị cáo với 3 mức án tù chung thân; 55 bị cáo tù từ 12 tháng đến 18 năm, trong đó phạt tù cho hưởng án treo 8 bị cáo; cải tạo không giam giữ 2 bị cáo.
Tổng Bí thư ghi nhận sự tập trung lực lượng, nỗ lực đẩy nhanh tiến độ đưa vụ 3 vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm ra xét xử sơ thẩm với các mức án vừa nghiêm khắc, vừa nhân văn, có sự phân hóa rõ giữa kẻ chủ mưu, cầm đầu với người giúp sức thành khẩn khai báo.
3 vụ án này gồm: vụ Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm phạm tội “Tham ô tài sản; cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tổng Công ty xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC); Vụ án Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm phạm tội “Tham ô tài sản” xảy ra tại Công ty cổ phần Bất động sản điện lực dầu khí Việt Nam (PVP Land); Vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại PVN liên quan việc góp vốn 800 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) vào Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương.
Tổng Bí thư cũng đánh giá cáo việc các cơ quan tích cực điều tra, mở rộng vụ án “Sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản; tổ chức đánh bạc; đánh bạc; mua bán trái phép hóa đơn; rửa tiền và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Phú Thọ và một số địa phương.
Từ sau phiên họp thứ 13 (tháng 1/2018), các cơ quan đã khẩn trương khởi tố, điều tra làm rõ hành vi sai phạm của các đối tượng trong vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Công ty TNHH một thành viên Thái Sơn, Bộ Quốc phòng.
Thanh tra Chính phủ cũng đã kết luận, công khai kết luận thanh tra Dự án Tổng công ty viễn thông MobiFone mua 95% cổ phần của Công ty CP nghe nhìn Toàn Cầu (AVG).
Trưởng Ban chỉ đạo nhận định, những kết quả đó càng khẳng định rõ quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; nói đi đôi với làm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong phòng, chống tham nhũng; củng cố niềm tin và tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cán bộ, đảng viên, được nhân dân hoan nghênh, đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao; tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội.
Xét xử vụ án tại công ty Thái Sơn - Bộ Quốc phòng
Về nhiệm vụ thời gian tới, Tổng Bí thư - Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu các cơ quan chức năng cần nỗ lực, cố gắng cao hơn nữa, phối hợp tốt hơn, hoàn thành đúng tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án; xác minh, xử lý các vụ việc theo Kế hoạch năm 2018 của Ban Chỉ đạo.
Trước hết, Tổng Bí thư chỉ đạo tập trung điều tra, đưa vụ án "Tổ chức đánh bạc, đánh bạc" xảy ra tại Phú Thọ và một số địa phương ra xét xử đúng thời hạn luật định; tiếp tục điều tra mở rộng vụ án để xử lý triệt để ở giai đoạn II.
Tích cực, khẩn trương, tăng cường phối hợp để điều tra, đưa vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Công ty TNHH một thành viên Thái Sơn, Bộ Quốc phòng ra xét xử đúng thời hạn luật định; mở rộng điều tra, xử lý nghiêm các hành vi sai phạm của các đối tượng có liên quan trong giai đoạn II của vụ án.
Khẩn trương kết luận điều tra bổ sung, và mở rộng điều tra để xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân sai phạm liên quan đến vụ án xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á (DAB).
Khẩn trương điều tra bổ sung, truy tố, hoàn thành việc xét xử sơ thẩm 4/11 vụ án còn chậm tiến độ so với Kế hoạch của Ban Chỉ đạo.
Tổng Bí thư cũng đốc thúc các cơ quan tố tụng sớm kết thúc điều tra, xử lý giai đoạn II các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo: (1) Vụ án "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Viện Dầu khí, thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) và Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (Vinashin) (giai đoạn II vụ án Hà Văn Thắm và đồng phạm); (2) vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty cổ phần hoá dầu và xơ sợi dầu khí (PVTEX) và các đơn vị liên quan; (3) Vụ việc sai phạm liên quan đến Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Ethanol Phú Thọ và Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Ethanol Dung Quất; (4) Vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” liên quan đến Tổ giám sát của Ngân hàng Nhà nước đặt tại Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam; (5) Việc phá sản của Công ty cho thuê tài chính 2, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (gọi tắt ALCII) và các vụ án, vụ việc liên quan; (6) Các vụ án, vụ việc khác theo đúng Kế hoạch của Ban Chỉ đạo.
Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh, Thường trực Ban Chỉ đạo thống nhất bổ sung việc xử lý kết luận thanh tra việc MobiFone mua 95% cổ phần của Công ty CP nghe nhìn Toàn Cầu (AVG) vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.
ST

THANH HÓA: CÔNG AN KHÁM XÉT CƠ SỞ “HỘI THÁNH ĐỨC CHÚA TRỜI”!

Hàng trăm người dân hiếu kỳ tập trung xem cơ quan chức năng
kiểm tra một điểm truyền bá "Hội thánh Đức Chúa Trời".

Trưa ngày 27/4, hàng trăm người dân hiếu kỳ đã quây kín ngôi nhà số 774 đường Quang Trung 3, phường Đông Vệ (TP Thanh Hóa) để xem cơ quan chức năng khám nhà và lập biên bản đối với những người hoạt động trong “Hội thánh Đức Chúa Trời” tại đây. Cho đến 13h30 cùng ngày, việc kiểm tra và lập biên bản của cơ quan chức năng vẫn chưa kết thúc. Rất nhiều người dân tập trung theo dõi, khiến giao thông ùn tắc.
Được biết, địa điểm hoạt động của “Hội thánh Đức Chúa Trời” ngay gần Trường Đại học Hồng Đức và Trường Đại học Văn hóa thể thao và Du lịch Thanh Hóa.
Trao đổi với PV, một lãnh đạo UBND phường Đông Vệ cho biết: “Sau một thời gian theo dõi, cơ quan chức năng đã phát hiện tại số nhà 74 đường Quang Trung 3 có một nhóm người hoạt động với nhiều dấu hiệu bất thường. Cùng thời gian, cơ quan chức năng cũng nhận được nhiều đơn tố cáo về nhóm người hoạt động tại số nhà này.
Vào thứ 7 và chủ nhật vừa qua, cơ quan chức năng đã vào kiểm tra và phát hiện có khoảng 20 người tụ tập tại đây. Tuy nhiên, người đứng đầu nhóm người trên cho biết, anh ta quê ở Tĩnh Gia, thuê nhà ở đây để bán máy lọc nước và mỗi ngày tập trung anh em để giao nhiệm vụ về các huyện bán máy.

Ghi nhận đến 13h30 việc kiểm tra, lập biên bản vẫn tiếp tục diễn ra.

Từ những dấu hiệu bất thường trên, sáng ngày 27/4, Công an TP Thanh Hóa đã phối hợp với Công an phường Đông Vệ và UBND phường Đông vệ vào ngôi nhà này để kiểm tra cũng như lập biên bản đối với nhóm người này”.
Cũng theo vị lãnh đạo này thì qua kiểm tra phát hiện nhiều tài liệu có liên quan đến việc truyền đạo “Hội thánh Đức Chúa Trời”.
Vụ việc vẫn đang được cơ quan chức năng tiến hành điều tra, làm rõ.
ST

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2018

"ĐỪNG NGHE NHỮNG GÌ CỘNG SẢN NÓI, HÃY NHÌN NHỮNG GÌ CỘNG SẢN LÀM"


Vậy thì cộng sản đã làm được những gì?
- Cộng sản từ chỗ hai bàn tay trắng lôi cuốn, lãnh đạo người dân đứng lên làm cách mạng, giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời với chính quyền của dân do dân vì dân đầu tiên ở Đông Nam Á.
- Cộng sản cùng nhân dân vượt qua bao nhiêu khó khăn, đánh bại giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, đưa Việt Nam ra khỏi cảnh hiểm nghèo ngàn cân treo sợi tóc: Đánh Pháp, đuổi Tưởng, chấm dứt nạn đói, nạn dốt, xây dựng chính quyền mới,...
- Cộng sản đánh đuổi quân Pháp xâm lược, làm nên trận Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, kí kết hiệp định geneva, qua đó khởi đầu cho sự sụp đổ của chế độ thực dân cũ trên toàn cầu.
- Cộng sản làm Mỹ - Ngụy thất điên bát đảo, làm nên những trận Mậu Thân, Quảng Trị, Khe Sanh, "Điện Biên Phủ trên không",... và kết thúc là chiến dịch Hồ Chí Minh anh hùng, chính thức đặt dấu chấm hết cho cái gọi là chế độ VNCH và "quân lực hạng tư". Mỹ cút, ngụy nhào, non sông thu về một mối, đất nước hoàn toàn độc lập.
- Cộng sản đánh đuổi quân Polpot diệt chủng, cứu giúp dân Campuchia, cùng lúc đánh quân Trung Quốc bành trướng ở phía bắc chỉ 4 năm sau chiến thắng năm 1975, và lại tiếp tục chiến thắng vang dội, bảo vệ vững chắc non sông.
- Cộng sản dùng mọi chiến lược, sách lược đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo từ đó đến giờ, mà phần lớn đảo bị mất lại là do "quân lực hạng tư" nào đó gây ra.
- Cộng sản đề ra đường lối đổi mới, lãnh đạo nhân dân bước vào công cuộc xây dựng đất nước, hội nhập quốc tế với những thành tựu mà thế giới phải khâm phục: tốc độ phát triển cao bất chấp khủng hoảng trong khu vực những năm 2000, từ một nước đói ăn trở thành nước có thu nhập trung bình khá và tăng trưởng cao, điểm đầu tư tin cậy của thế giới, đời sống người dân ngày càng cao,...
Và cái quan trọng nhất là Cộng sản chính là người phải thu dọn đống bầy hầy do đám tay sai 3 que bày ra, nhưng vẫn luôn thực tâm kêu gọi hòa hợp dân tộc dù những kẻ hậu duệ 3 que vẫn luôn ôm hận thù. Những việc Cộng sản làm, 1 anh Thiệu chứ 100 anh Thiệu cũng còn xách dép dài dài.
ST

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2018

CÁI KẾT CHO ZẬN CHỦ HOÀNG ĐỨC BÌNH - HỘI AEDC

Toàn cảnh phiên xét xử.

Sáng nay (24/4/2018), Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An đưa ra xét xử phúc thẩm vụ án Hoàng Đức Bình về các tội “Chống người thi hành công vụ”, “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân".
Theo hồ sơ của các cơ quan chức năng, Hoàng Đức Bình đã có các hành vi vi phạm pháp luật như sau: Trong thời gian sinh sống, làm việc tại TP HCM, Bình đã tham gia một số tổ chức, hội, nhóm chống đối, như “NoU Sài Gòn”, “Phong trào Lao động Việt”.
Ngày 25/12/2015, Hoàng Đức Bình tiến hành rải tờ rơi tại TP HCM và bị Công an TP HCM bắt tạm giữ 24 tiếng, để điều tra hành vi rải tờ rơi lôi kéo người tham gia “Nghiệp đoàn độc lập”; bị phạt vi phạm hành chính 24.000.000 đồng về hành vi vi phạm quy định về tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm và sản phẩm in không phải là xuất bản phẩm (Điều 27, Nghị định 159/NĐ-2013 ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực báo chí, xuất bản), nhưng đối tượng Bình không nộp phạt, trốn về Nghệ An.
Sau khi trở về Nghệ An, Hoàng Đức Bình thường xuyên đăng tải, chia sẻ trên Facebook cá nhân những thông tin, tài liệu tuyên truyền nói xấu chế độ, cổ vũ phong trào đa nguyên, đa đảng. Lợi dụng sự cố môi trường biển miền Trung, với tư cách Phó chủ tịch “Phong trào Lao động Việt”, Hoàng Đức Bình đã xúc tiến, thành lập “Hiệp hội ngư dân miền Trung” với ý đồ tạo dựng tổ chức ngoại vi, tập hợp lực lượng, lôi kéo giáo dân, ngư dân miền Trung tham gia vào tổ chức; tìm chọn “hạt nhân” kích động biểu tình, phá rối an ninh trật tự.
Sáng 14/2/2017, Hoàng Đức Bình cùng hàng trăm người xuất phát từ Giáo xứ Song Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, đi vào Kỳ Anh (Hà Tĩnh) dưới danh nghĩa khiếu kiện Công ty Formosa. Đoàn người đem theo băng rôn, khẩu hiệu và đi bằng nhiều phương tiện, đi thành hàng 3, hàng 4 gây mất trật tự an toàn giao thông.

Xe ô tô gây cản trở giao thông trên Quốc lộ 1A buộc lực lượng chức năng phải dùng thiết bị chuyên dụng để chở xe ra khỏi hiện trường diễn ra vào ngày 14/2/2017. Ảnh tư liệu

Khi lực lượng cảnh sát giao thông tổ chức phân luồng, ổn định trật tự, Hoàng Đức Bình ngồi trên xe ô tô đã xúi giục tài xế đóng cửa ô tô, không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông. Xe ô tô này sau đó dừng ngay trên Quốc lộ 1A, gây ách tắc nghiêm trọng trên tuyến Quốc lộ 1A kéo dài hàng km.
Quá trình đi cùng đoàn người và cả khi ngồi trên xe ô tô, Bình thường xuyên sử dụng điện thoại di động quay và phát trực tiếp các video và lời bình luận lên trang Facebook cá nhân do mình lập ra để vu khống, xuyên tạc sự thật, bôi nhọ các lực lượng chức năng, nhằm mục đích định hướng cho người nghe hiểu sai bản chất sự việc.
Tháng 5/2017, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An đã thi hành lệnh bắt tạm giam Hoàng Đức Bình về hai tội danh chống người thi hành công vụ và tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức công dân.
Ngày 6/2/2018, Tòa án nhân dân huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự đối với bị cáo Hoàng Đức Bình, sinh ngày 10/2/1983, cư trú tại xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) về các tội “Chống người thi hành công vụ” và “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.

Bị cáo Hoàng Đức Bình tại phiên tòa phúc thẩm sáng 24/4/2018.

Tại phiên xử sơ thẩm, Tòa đã tuyên phạt Hoàng Đức Bình 7 năm tù về tội “Chống người thi hành công vụ” và 7 năm tù về tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của tổ chức, công dân”. Tổng cộng hình phạt mà Hoàng Đức Bình phải nhận là 14 năm tù.
Ngày 12/2/2018, bị cáo Hoàng Đức Bình làm đơn kháng cáo.
Tại phiên tòa phúc thẩm diễn ra vào sáng 24/4/2018, trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định: đây là vụ án mà bị cáo Hoàng Đức Bình nhận thức rõ việc chống người thi hành công vụ và lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân là vi phạm pháp luật, thiếu trách nhiệm công dân, coi thường pháp luật.
Hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức của Nhà nước về quản lý hành chính, gây bất bình trong quần chúng nhân dân. Vì vậy phải áp dụng hình phạt nghiêm minh tương ứng với tính chất phạm tội, cách ly bị cáo ra khỏi đời sống xã hội một thời gian để đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật. Xét tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, bị cáo không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.

Chủ tọa phiên tòa tuyên án. Ảnh: P.V

Căn cứ vào nhân thân, tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, ý thức chủ quan của bị cáo, nội dung kháng cáo của bị cáo; các ý kiến của người bào chữa, người làm chứng; đề nghị của đại diện Viện kiểm sát tại phiên tòa, Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo của bị cáo Hoàng Đức Bình, giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Tuyên bố bị cáo Hoàng Đức Bình phạm tội “Chống người thi hành công vụ” và tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.
Áp dụng điểm c,d khoản 2 điều 257; khoản 2 điều 258; Điều 50 của Bộ luật hình sự: xử phạt bị cáo Hoàng Đức Bình 7 năm tù về tội “Chống người thi hành công vụ” và 7 năm tù về tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức công dân".
Tổng hợp hình phạt, buộc bị cáo Hoàng Đức Bình phải chấp hành hình phạt chung của hai tội là 14 năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày tạm giam 15/5/2017. Bản án phúc thẩm có hiệu lực kể từ ngày tuyên án.
ST

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2018

TTCP KIẾN NGHỊ XỬ LÝ PHÓ BÍ THƯ ĐỒNG NAI PHAN THỊ MỸ THANH

Bà Phan Thị Mỹ Hạnh.

Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa ban hành Kết luận thanh tra số 195 KL/TTCP đối với Dự án khu dân cư thương mại, dịch vụ tại xã Phước Tân, thành phố (TP) Biên Hòa (Đồng Nai) do Công ty TNHH Cường Hưng làm chủ đầu tư.
Dự án khu dân cư thương mại, dịch vụ tại xã Phước Tân, huyện Long Thành (nay thuộc TP Biên Hòa) có diện tích 83 ha và được điều chỉnh tăng lên 91,75 ha. Chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH một thành viên Song Khuê (nay là Công ty TNHH Cường Hưng, do ông Đỗ Tịnh, chồng bà Phan Thị Mỹ Thanh làm Giám đốc).
Theo kết luận của TTCP, dự án trên được UBND tỉnh Đồng Nai chấp thuận chủ trương đầu tư vào năm 2012. Đến nay, dự án mới triển khai san lấp nhưng chưa đạt đủ cao trình thiết kế và mới chỉ đầu tư phần thô đường trục chính vào dự án. Các hoạt động đầu tư tiếp theo của dự án hiện chưa tiếp tục thực hiện. Dự án không những chậm về tiến độ đầu tư mà còn chậm về hoàn thiện các thủ tục pháp lý để triển khai thực hiện, nhất là về thủ tục quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.
Từ khi triển khai dự án cho đến tháng 11/2014, chủ đầu tư dự án trên đã 3 lần xin điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500. Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn chưa thể triển khai được do quy mô dự án đã vượt quá 100 ha. Với quy mô này, thẩm quyền không thuộc UBND tỉnh Đồng Nai mà phải được Bộ Xây dựng thẩm tra trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
TTCP chỉ ra, việc liên tục điều chỉnh quy hoạch xây dựng chi tiết 1/500 theo đề nghị của chủ đầu tư khi chưa đủ điều kiện theo quy định tại Điều 26 của Luật Xây dựng năm 2003, không những thể hiện sự tùy tiện của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng của địa phương mà còn gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước.
Trách nhiệm thuộc về Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực; Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh, Phó Giám đốc Sở Xây dựng phụ trách lĩnh vực. Ngoài ra, dự án trên còn vi phạm hàng loạt các quy định về chấp hành thủ tục xây dựng, về đánh giá tác động môi trường.
Đối với việc tách một phần dự án tuyến đường giao thông cho Công ty Cường Hưng thực hiện và ghép vào dự án khu dân cư thương mại, dịch vụ xã Phước Tân, dự án giao thông này nằm trong quy hoạch chung hệ thống giao thông của tỉnh nên việc đưa một phần dự án tuyến giao thông vào dự án khu dân cư thương mại, dịch vụ xã Phước Tân là không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, không phù hợp với hình thức đầu tư.
Ngày 1/8/2014, bà Phan Thị Mỹ Thanh, khi đó là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã ký văn bản số 7005/UBND-ĐT với nội dung: “Hiện cả 2 dự án đang được doanh nghiệp triển khai thực hiện theo đúng tiến độ và đã triển khai thi công xây dựng được 80% khối lượng” là không đúng sự thật, không đúng với thực tế khối lượng chủ đầu tư đã thực hiện.
Dự án của Công ty Cường Hưng
Ngoài ra, bà Phan Thị Mỹ Thanh còn ký văn bản số 8118/UBND-ĐT ngày 29/8/2014, ngoài việc chủ trương cho Công ty Cường Hưng được khấu trừ tiền bồi thường hỗ trợ và tái định cư vào dự án khu dân cư như các dự án khác, còn có thêm nội dung cho phép tính chi phí xây lắp tuyến đường được gộp vào chi phí hợp lý của dự án khu dân cư để khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp là không đúng với chủ trương chung của tỉnh.
Hiện nay, việc đưa tuyến đường trên vào dự án với mục đích khấu trừ tiền nêu trên mặc dù chưa xảy ra và Công ty Cường Hưng đã có văn bản xin không thực hiện nữa, nhưng đã gây dư luận về việc bà Phan Thị Mỹ Thanh tạo lợi thế, trục lợi từ ngân sách cho Công ty Cường Hưng mà chồng bà làm giám đốc.
Ngoài ra, thời kỳ làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, bà Phan Thị Mỹ Thanh không được phân công phụ trách lĩnh vực giao thông - vận tải nhưng đã ký ban hành văn bản số 102/UBND-ĐT ngày 6/1/2014 về việc cho phép Công ty Cường Hưng mà chồng bà làm Giám đốc được hoạt động kinh doanh bến thủy nội địa, mặt bằng vật liệu xây dựng; ký văn bản 2918/UBND-ĐT ngày 10/4/2014 về gia hạn hoạt động bến thủy nội địa đến năm 2019 trước ngày Công ty Cường Hưng có giấy phép hoạt động bến thủy nội địa.
Việc bà Thanh ký các văn bản trên là không đúng với chức trách, nhiệm vụ do Chủ tịch UBND tỉnh phân công, gây dư luận về việc tạo lợi thế kinh doanh cho Công ty Cường Hưng.
Để xảy ra hàng loạt sai phạm xảy ra tại Công ty Cường Hưng, TTCP kết luận trách nhiệm thuộc về các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan trong việc tham mưu, trong đó trực tiếp là trách nhiệm của bà Phan Thị Mỹ Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, người ký các văn bản hành chính của tỉnh có giá trị pháp lý cao nhất.
Ngoài ra, bà Phan Thị Mỹ Thanh đã cùng với chồng một số lần trực tiếp tham gia quản lý điều hành công ty do chồng làm giám đốc là vi phạm Luật phòng, chống tham nhũng, vi phạm kỷ cương kỷ luật hành chính, nội quy, quy chế làm việc của UBND tỉnh Đồng Nai, gây nên dư luận không tốt; gây bức xúc trong dư luận xã hội về việc bà Phan Thị Mỹ Thanh lợi dụng chức vụ, quyền hạn, sử dụng quyền lực chính trị mang lại lợi ích to lớn cho công ty của chồng.
TTCP khẳng định: Những vi phạm, khuyết điểm trên của bà Thanh là nghiêm trọng cần phải được kiểm điểm, xem xét xử lý kỷ luật; kiến nghị: UBND tỉnh Đồng Nai kiểm điểm rút kinh nghiệm và chỉ đạo xác định trách nhiệm các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan đối với những sai phạm, khuyết điểm tại dự án khu dân cư thương mại, dịch vụ Phước Tân; Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai báo cáo Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai tổ chức kiểm điểm và có hình thức xử lý đúng pháp luật đối với bà Phan Thị Mỹ Thanh về những sai phạm, khuyết điểm trong thời gian là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai.
Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cũng chịu trách nhiệm liên đới về những sai phạm, khuyết điểm của cấp dưới; Phó Chủ tịch UBND phụ trách lĩnh vực chưa kịp thời kiểm tra, phát hiện, xử lý những văn bản có nội dung thuộc lĩnh vực mình phụ trách; thực hiện chưa tốt nhiệm vụ được phân công.

MỘT NĂM SAU VỤ ĐỒNG TÂM - AI LÀ NGƯỜI BỘI ƯỚC?


Cách đây 1 năm về trước, ngày 22/4/2017 ông chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã dùng bản lĩnh, trí tuệ, tâm huyết của một người đứng đầu thành phố để về chảo lửa Đồng Tâm tháo gỡ ngòi nổ do hành vi vi phạm pháp luật của nhóm người trong xã Đồng Tâm gây ra khi bắt giữ trái phép 38 cán bộ trong vòng 1 tuần lễ.
Ông đã về với tư cách người đứng đầu thành phố để đối thoại với những người tại Đồng Tâm, để lắng nghe tâm tư, để tìm hiểu tình hình và đưa ra những cam kết với dân Đồng Tâm, từ đó tháo gỡ sự căng thẳng của tình hình.
Đã 1 năm trôi qua, có thể nói những điều mà ông Chung cam kết đã được thực hiện đầy đủ:
Thứ nhất, ông cam kết không truy tố toàn thể nhân dân Đồng Tâm. Quả thực là cơ quan Công an sau đó đã không hề truy tố toàn thể nhân dân Đồng Tâm. Công an chỉ khởi tố vụ án và triệu tập làm việc với những người vi phạm pháp luật nghiêm trọng liên quan tới hành vi bắt giữ người trái pháp luật và hủy hoại tài sản. Còn với toàn thể nhân dân Đồng Tâm, nhất là những người nhẹ dạ, cả tin, tham gia sự việc vì bị kích động,lừa mị thì Công an không truy tố. Và cũng một sự thực nưã cũng phải khẳng định là dù đã khởi tố vụ án nhưng cho đến nay Công an vẫn chưa khởi tố, bắt giam đối tượng nào, dù rằng các đối tượng cầm đầu, chủ mưu gây ra vụ việc ở Đồng Tâm vẫn đang ngấm ngầm kích động người dân tiếp tục chống phá.
Thứ hai, ông cam kết làm rõ trách nhiệm trong việc làm gãy chân ông Kình. Về việc này, Công an Hà Nội đã tiến hành điều tra xác minh làm rõ theo đúng chỉ đạo của ông chủ tịch. Và kết luận cuối cùng cũng được làm sáng tỏ khi trong quá trình tranh chấp, giằng co giữa lực lượng thi hành lệnh bắt với thân nhân ông Kình đã dẫn tới ông bị gãy xương.
Thứ ba, ông cam kết thanh tra toàn diện vấn đề đất đai tại Đồng Tâm. Và ông đã chỉ đạo thanh tra làm việc làm rõ ngọn ngành, đã xác định rõ sai phạm và trách nhiệm của các bên. Và đặc biệt kết luận thanh tra đã khẳng định rất rõ, với các tài liệu, chứng cứ có được thì khẳng định không có cái gọi là 59 ha đất nông nghiệp xứ Đồng Sênh như lời lừa mị của bố con ông Lê Đình Kình và nhóm Đồng Thuận, đó hoàn toàn là đất quốc phòng. 3 điều cam kết đã được người đứng đầu thành phố thực hiện. 
Nhưng ở phía ngược lại, ông Kình và nhóm Đồng Thuận vãn gan lỳ không chấp hành kết luận thanh tra, vẫn tiếp tục hoạt động kích động người dân chống phá.
ST: Thành Vinh