NGƯỜI ĐƯA TIN 289

NƠI CHIA SẺ THÔNG TIN ĐA CHIỀU VỀ MỌI VẤN ĐỀ
  • TRƯỜNG SA - HOÀNG SA VÀ NHỮNG CHUYỆN CHƯA BAO GIỜ KỂ

    Hôm trước, mình đặt câu hỏi về việc các bạn suốt ngày phê phán Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam "nhai đi nhai lại" các thông điệp phản đối khi Trung Quốc có hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vậy theo các bạn chúng ta phải làm gì?

  • NGUYỄN VĂN HÓA - TỪ CON ĐƯỜNG PHẠM TỘI BÁN NƯỚC ĐẾN CON ĐƯỜNG VÀO NHÀ GIAM

    Năm 2013, Nguyễn Văn Hóa đã lập tài khoản Facebook “Nguyễn Văn Hóa (Maria Luygonjaga)” tại địa chỉ www.facebook.com/Nguoidaxatoi để kết bạn, trao đổi thông tin với các đối tượng như Lê Đình Lượng, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Hoàng Đức Bình.

  • NHẬN BIẾT THỦ ĐOẠN MỚI CỦA KẺ THÙ ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN

    Trong tình hình mới, các thế lực thù địch vẫn luôn câu kết chặt chẽ với nhau để thúc đẩy từ “diễn biến hòa bình” sang “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ ta, chống phá Đảng, Nhà nước và giai cấp công nhân Việt Nam với cấp độ và cường độ ngày càng quyết liệt, thâm hiểm hơn.

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2022

Chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng góp phần đưa quan hệ láng giềng hữu nghị và đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc lên tầm cao mới

 Ngày 25/10, Ban Đối ngoại Trung ương Đảng ra thông báo: Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức Cộng hòa nhân dân Trung Hoa từ ngày 30/10 đến ngày 02/11/2022. Ngay lập tức, lợi dụng internet, mạng xã hội, đài RFA, VOA Tiếng Việt và các trang mạng, như: “Chân trời mới media”, “Việt Tân”, “Tiếng Dân”,… cùng nhiều tổ chức, cá nhân, đối tượng phản động, cơ hội, chống đối chính trị trong và ngoài nước phát tán nhiều tin bài để xuyên tạc mục đích, ý nghĩa lớn lao của chuyến thăm đặc biệt này, nhằm hạ thấp vai trò, uy tín của Đảng và cá nhân đồng chí Tổng Bí thư; kích động, chia rẽ mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc. Bằng chứng là, ngày 27/10, trang facebook Việt Tân đăng bài “Chuyến đi của ông Trọng tạo tền lệ nguy hiểm cho Việt Nam” của Vũ Việt, xuyên tạc rằng: “Chuyến đi của ông Trọng là để “cầu an” cho Đảng, cầu cạnh chỗ dựa cho chế độ cầm quyền... Cái giá phải trả của Việt Nam sẽ rất đắt bằng quyền tự quyết của một dân tộc”, v.v.

     Cần khẳng định: Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, núi liền núi, sông liền sông, biển liền biển và có nhiều điểm tương đồng từ văn hóa, lịch sử cho đến thể chế chính trị hiện nay. Quan hệ giữa hai nước tuy trải qua nhiều thăng trầm nhưng tình hữu nghị, hợp tác tốt đẹp giữa hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước không ngừng được bồi đắp qua nhiều thế hệ và vẫn luôn là dòng chảy chính để cùng hợp tác, phát triển. Chuyến thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc lần này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là quá trình hiện thực hóa chủ trương, đường lối nhằm xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam hiện đại và mang đậm bản sắc dân tộc, đã được xác định trong Văn kiện Đại hội XIII đó là: “Tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước. Xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân”. Đồng thời, đây cũng là bước cụ thể hóa tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biểu tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc ngày 14/12/2021, khi người đứng đầu Đảng ta đã khẳng định: “Cần mở rộng và nâng cao hơn nữa hiệu quả các hoạt động đối ngoại, nhất là hợp tác kinh tế, văn hóa và hợp tác trên lĩnh vực chính trị, an ninh – quốc phòng với các nước; tiếp tục đưa các mối quan hệ với các đối tác mà ta đã có khuôn khổ quan hệ, trước hết là các nước láng giềng và các nước lớn, đi vào chiều sâu, ổn định, hiệu quả; ưu tiên duy trì ổn định và giữ đà quan hệ, tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực, đồng thời xử lý các khác biệt và vấn đề nảy sinh trên tinh thần hợp tác, hữu nghị, kiểm soát bất đồng, dựa trên luật pháp quốc tế và thông lệ khu vực”.

Chuyến thăm này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc vẫn đang kiên trì thực hiện chính sách “Zero COVID”, hạn chế tối đa các chuyến thăm lẫn nhau giữa Trung Quốc với phần còn lại của thế giới, thì việc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình trân trọng mời lãnh đạo cấp cao của Việt Nam là người đầu tiên thăm Trung Quốc sau Đại hội Đảng lần XX chứ không phải lãnh đạo quốc gia nào khác, chứng tỏ rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc rất coi trọng quan hệ với Việt Nam, trong đó có quan hệ với Đảng cầm quyền mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người đứng đầu. Mặt khác, việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là vị lãnh đạo cấp cao nhất trên thế giới đầu tiên nhận lời đến thăm Trung Quốc còn là minh chứng biểu hiện cao nhất cho quan hệ hết sức tốt đẹp Việt Nam - Trung Quốc vì lợi ích của nhân dân hai nước. Góp phần đưa quan hệ láng giềng hữu nghị và đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc lên tầm cao mới, ổn định, lành mạnh, bền vững, đáp ứng lợi ích căn bản, lâu dài của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới. Vì vậy, cần đề cao cảnh giác trước những luận điệu mà Việt Tân kích động, xuyên tạc mục đích, ý nghĩa chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; đồng thời, kiên quyết đấu tranh, bác bỏ./.

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2022

Trò bẻ cong sự thật của đám Zận dân chủ

 Nhân kỷ niệm 105 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (năm 1917), trên các trang mạng xã hội của nhóm những người nhân danh “dân chủ”, đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam và các facebook cá nhân của những người “theo đóm”, “theo bả” của các thế lực thù địch đã đăng tải một số bài viết, với những luận điệu phản động, xuyên tạc sự thật. Trong đó, họ không chỉ phủ nhận ý nghĩa và giá trị của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 mà còn bẻ cong sự thật khi xuyên tạc việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, chọn con đường cứu nước theo quỹ đạo cách mạng vô sản là sai lầm; cho rằng Việt Nam kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội dẫn đến đất nước mất “bao năm nội chiến” và “chậm phát triển như ngày nay”, v.v.

Trước những thông tin sai lệch, bôi đen sự thật nhằm chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam, cần khẳng định chắc chắn rằng:

Cách mạng Tháng Mười Nga mở đầu một thời đại mới trong lịch sử thế giới. Dù thời gian có lùi xa, song chúng ta càng khẳng định rằng: ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại của cuộc Cách mạng Tháng Mười vẫn vẹn nguyên, trường tồn. 105 năm đã trôi qua (1917-2022), song sự kiện vĩ đại, có tiếng vang và tầm ảnh hưởng sâu sắc, làm rung chuyển cả thế giới cũng như việc đã mở ra con đường đưa các dân tộc thuộc địa, bị áp bức vùng lên đấu tranh giành độc lập, tự do, xây dựng cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc; trong đó có Việt Nam ở Đông Nam châu Á là không thể phủ nhận! Đó chính là một cuộc Cách mạng mở đường, đúng như V.I. Lênin đã khẳng định: “Chúng ta có quyền tự hào và quả thật chúng ta tự hào là đã có cái hân hạnh được bắt đầu xây dựng nhà nước Xôviết và do đó, mở đầu một thời đại mới trong lịch sử thế giới, thời đại thống trị của một giai cấp mới, giai cấp bị áp bức trong tất cả các nước tư bản và ở khắp nơi đang tiến tới một cuộc đời mới, tới chỗ chiến thắng giai cấp tư sản, tới chỗ thành lập chuyên chính vô sản, tới chỗ giải phóng nhân loại khỏi ách tư bản, khỏi những cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa”.

Với Việt Nam, ánh sáng của Cách mạng Tháng Mười Nga và “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I.Lênin đã giúp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh tìm thấy con đường để giải phóng dân tộc mình, nhân dân mình khỏi kiếp lầm than theo quỹ đạo của cách mạng vô sản. Khi những điều kiện cần và đủ đã chín muồi, Người đã vận dụng những bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Mười vào điều kiện cụ thể của Việt Nam để sáng lập một Đảng cách mạng chân chính (ngày 03/02/1930), lãnh đạo nhân dân kiên trì đấu tranh, đón và chớp đúng thời cơ để vùng lên giành thắng lợi trong cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lật đổ ách thống trị của Nhật, Pháp và giành chính quyền về tay nhân dân. Với Tuyên ngôn độc lập đọc ngày mùng 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á.

Con đường cách mạng Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân lựa chọn là đúng đắn. Lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới đương đại ghi nhận rằng: không có sự lựa chọn con đường cứu nước đúng đắn theo những bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Mười Nga của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc; không có việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam những năm cuối thập niên 1920 thì tất yếu cũng không có một Đảng cách mạng được xây dựng và hoạt động theo nguyên tắc một Đảng Mácxít – Lêninnít để tập hợp, quy tụ, lãnh đạo các tầng lớp nhân dân đấu tranh và giành thắng lợi trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Và nếu không có thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân Việt Nam vào mùa Thu năm 1945 thì cũng không có một cuộc đổi đời lịch sử của những người nô lệ trở thành chủ nhân một nước Việt Nam độc lập, tự do trong thế kỷ XX. Bởi, thắng lợi có ý nghĩa thời đại đó đã đưa tên đất nước Việt Nam trở lại bản đồ chính trị thế giới; đồng thời, đưa nhân dân Việt Nam trở thành những người có quyền tự quyết định con đường phát triển của dân tộc mình và thụ hưởng những giá trị đích thực của độc lập, tự do, của quyền con người mà trước đó “họ chưa bao giờ có được”.

Sự thật là minh chứng sinh động nhất. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành thắng lợi cuộc cách mạng giải phóng dân tộc; tiến hành thắng lợi các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ, cứu nước (1945 - 1975). Đó là sự thật! Sau khi cả nước thống nhất, cùng đi lên chủ nghĩa xã hội, thì hòa bình, độc lập, tự do và một đất nước Việt Nam khởi sắc, mang lại cho mỗi người dân trên mọi miền của Tổ quốc một đời sống vật chất và tinh thần ngày càng tốt hơn; năm sau tốt hơn năm trước. Đặc biệt, sau hơn 35 năm đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng, những thành tựu đạt được của đất nước về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại; kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, được nhân dân ghi nhận, tin tưởng và kỳ vọng chính là minh chứng sinh động nhất khẳng định ý nghĩa, giá trị của Cách mạng Tháng Mười Nga.

Một sự thật cũng không thể phủ nhận nữa là, với thắng lợi của cách mạng Việt Nam trên hành trình đấu tranh cho độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội hơn 92 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà còn khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong quá trình xây dựng và phát triển; không chỉ vững vàng, bản lĩnh, kiên định trước những biến động của tình hình quốc tế, khu vực, trong nước, mà còn và luôn xứng đáng là Đảng cầm quyền, độc quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam – lực lượng lãnh đạo hệ thống chính trị, xây dựng và bảo vệ, phát triển đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội như Điều 4 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa năm 2013 đã hiến định.

Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 - một mốc son trong lịch sử thế giới đương đại là không thể cãi bàn. Trân trọng những hy sinh và cả những thành tựu của quá khứ cũng chính là trân trọng nguồn sức mạnh nội lực của chính mình, dân tộc mình trên hành trình hướng đến tương lai tươi sáng. Nên những luận điệu phản động cho rằng Cách mạng Tháng Mười Nga “đã sụp đổ tại chính quê hương của nó”, đã “chứng tỏ sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là sai lầm, ảo tưởng” và Việt Nam đi theo “vết xe đổ đó là sai lầm” thật thiển cận. Không phải Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ là chủ nghĩa Mác – Lênin đã “hết thời”, mà đó chỉ là sự sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực vì những lý do chủ quan và khách quan của nó. Đồng thời, cũng không phải vì những khó khăn, thách thức đang tiếp tục phải đối diện trên hành trình đi lên chủ nghĩa xã hội mà có thể quy chụp rằng: kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là đưa đất nước đến nghèo đói, đưa đất nước “đi vào ngõ cụt”.

Một Việt Nam “chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” là minh chứng khách quan sinh động nhất, bác bỏ mọi sự xuyên tạc! Vì thế, dù nhân danh ai và tổ chức nào, thì khách quan cũng không thể xuyên tạc, bẻ cong được giá trị thời đại, có tính định hướng lớn của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 cũng như sự lựa chọn con đường cứu nước duy nhất đúng, phù hợp xu thế thời đại, phù hợp điều kiện, vị thế địa chính trị Việt Nam của Chủ tịch Hồ Chí Minh./.

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2022

Không thể làm ảnh hưởng đến uy tín, vị thế của Việt Nam

 Lợi dụng chuyến thăm Việt Nam của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, ngày 21/10, kênh VOA Tiếng Việt đăng bài “Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres thăm Việt Nam, các tổ chức nhân quyền ra cảnh báo”. Cũng vào dịp này, 15 tổ chức nhân quyền đã gửi thư ngỏ tới ông Guterres, cảnh báo một “làn sóng đàn áp mới” ở Việt Nam nhằm vào các nhà hoạt động vì môi trường. Những hành động này hòng thu hút sự chú ý, nhằm làm ảnh hưởng đến uy tín, vị thế của Việt Nam (!)

Như đã biết: mục tiêu nhất quán, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, mang lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Mục tiêu đó được cụ thể hóa trong chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và được hiện thực hóa trong thực tiễn. Nhờ đó, những năm qua, đất nước Việt Nam đã có nhiều khởi sắc, kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại có sự phát triển mạnh mẽ, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, nâng cao. Đặc biệt, Việt Nam luôn nỗ lực, cố gắng trong bảo đảm, thực thi các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tôn giáo cho công dân và bảo đảm quyền con người theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật. Thực tế đó, đã củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.Nhờ đó, góp phần khẳng định uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Bằng chứng là Việt Nam vừa hoàn thành xuất sắc vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2020 - 2021, được bầu làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2023 - 2025 (đây là lần thứ hai Việt Nam trúng cử, đảm nhiệm vị trí này). Mới đây nhất, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã có chuyến thăm Việt Nam và trong cuộc hội đàm với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Tổng Thư ký Liên Hợp quốc đã phát biểu: “Tôi rất ngưỡng mộ Việt Nam, coi Việt Nam không chỉ là thành viên Liên hợp quốc, mà còn với chủ nghĩa đa phương và hợp tác quốc tế”.

Những thành tựu trong xây dựng, phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam là không thể phủ nhận. Thế nhưng thời gian qua, các thế lực thù địch, phần tử phản động, cơ hội chính trị có thâm thù với chế độ, nhân dân Việt Nam luôn tìm mọi cách xuyên tạc, chống phá toàn diện trên các lĩnh vực; trong đó, chúng xác định vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền là “ngòi nổ” chống phá. Và trên thực tế, chúng đã triệt để lợi dụng việc các cơ quan thực thi pháp luật bắt giữ, điều tra xét xử một số công dân vi phạm pháp luật để vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp tôn giáo, v.v. Việc 15 tổ chức nhân quyền lợi dụng việc các cơ quan thực thi pháp luật của Việt Nam xét xử 04 công dân: Nguyễn Thụy Khanh, Mai Phan Lợi, Bạch Hùng Dương, Đặng Đình Bách về hành vi trốn thuế theo quy định của Bộ Luật Hình sự để rêu rao rằng: “một “làn sóng đàn áp mới” ở Việt Nam nhằm vào các nhà hoạt động vì môi trường là một ví dụ.

Sự thực, tự nó bác bỏ mọi âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc, không có cơ sở, phiến diện. Những việc làm phi lý của chúng chẳng thể làm ảnh hưởng đến uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế./.

Thứ Hai, 17 tháng 10, 2022

Trò suy diễn xuyên tạc của Chân Trời Mới Media

 Ngày 17/10, trang facebook Chân Trời Mới Media đăng bài: “Viettel cloud là công cụ chính quyền dùng để khống chế doanh nghiệp”. Nội dung bài viết lợi dụng việc Tập đoàn Viettel ra mắt ứng dụng Viettel Cloud - hệ sinh thái điện toán đám mây, rồi cho rằng ứng dụng trên nếu Chính phủ không bắt người dân và doanh nghiệp sử dụng thì còn lâu họ mới sử dụng; ứng dụng sẽ giúp Chính phủ Việt Nam nắm được thông tin của doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp trở thành con tin của Chính phủ. Đây lại là chiêu trò suy diễn của những kẻ luôn tìm cách chống phá Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Việc Tập đoàn Viettel ra mắt Viettel Cloud - hệ sinh thái điện toán đám mây là một sự kiện quan trọng, đánh dấu bước phát triển của doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đồng thời khẳng định trình độ, năng lực, trí tuệ của người dân Việt Nam. Ngoài ra, việc ra mắt ứng dụng Viettel Cloud - hệ sinh thái điện toán đám mây còn giúp người dân, doanh nghiệp và các cơ quan chức năng của Việt Nam vững bước tiến vào cuộc cách mạng công nghệ số, qua đó tiết kiệm được nhân lực, vật lực. Doanh nghiệp Việt Nam ngày càng phát triển, có doanh thu cao sẽ góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người lao động nói riêng, nhân dân Việt Nam nói chung, qua đó nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam phải tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam là điều không phải bàn cãi và việc doanh nghiệp sử dụng Viettel Cloud - hệ sinh thái điện toán đám mây là chuyện thường ngày, “có cung ắt có cầu” theo quy luật của thị trường. Do đó, không thể có chuyện doanh nghiệp trở thành con tin của Chính phủ như một số kẻ phản động, chống đối viết bài đăng trên facebook Chân Trời Mới Media.

Người dân Việt Nam, đang sinh sống, học tập, công tác ở trong nước hay ở nước ngoài đều vui mừng khi Viettel cho ra mắt Viettel Cloud - hệ sinh thái điện toán đám mây, một sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển của một doanh nghiệp nội địa, thì cộng tác viên của Chân Trời Mới Media lại lợi dụng sự kiện này để suy diễnxuyên tạc, đăng tin bịa đặt, nhằm chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam. Tre Việt yêu cầu facebook Chân Trời Mới Media gỡ bỏ bài viết và không đăng những tin bài không đúng về tình hình Việt Nam./.

Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2022

Sự cáo buộc vô căn cứ

 Ngày 15/10, trên trang facebook Việt Nam Thời Báo có bài: “Quyền chính trị của phụ nữ Việt Nam” của Hà Nguyên, cho rằng: “Tỷ lệ nữ tham gia chính trường là nằm trong “hạn ngạch” của Bộ Chính trị”, và để minh chứng cho điều đó, bài viết đã trích dẫn mục tiêu đến năm 2030 mà Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 19/5/2018 của  Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII) về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đầy đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, đã đề ra: “Phải có cán bộ nữ trong cơ cấu ban thường vụ cấp ủy và tổ chức đảng các cấp. Tỷ lệ nữ cấp ủy viên các cấp đạt từ 20%-25%” và Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị (khóa XII) về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, yêu cầu: “Phấn đấu đạt tỷ lệ cấp ủy viên nữ từ 15% trở lên và có cán bộ nữ trong ban thường vụ”. Từ đó, y kết luận: “Tỷ lệ này cho thấy quyền chính trị của phụ nữ tham gia chính trường có sự phân biệt, và điều đó nếu nói nặng nề hơn thì đây là chỉ dấu của vi phạm nhân quyền, mà cụ thể là Công ước CEDAW”(!).

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính
chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu dự Hội nghị đối thoại
với phụ nữ Việt Nam, buổi sáng 15/10/2022

Chúng ta đã biết, ngày 18/12/1979, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã phê chuẩn CEDAW (tên viết tắt của “Công ước của Liên hợp quốc về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ”). Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ký kết tham gia Công ước này vào ngày 29/7/1980 và được phê chuẩn ngày 27/11/1981. Đồng thời, luôn thực hiện nghiêm những điều ước của CEDAW mà Việt Nam là thành viên.

Nhất quán và thực thi nghiêm túc Công ước, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn đề ra nhiều chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật để tạo lập sự bình đẳng thực sự giữa nam và nữ, Khoản 1 và Khoản 3, Điều 26, Hiến pháp (năm 2013) của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới”; “Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới”. Để tạo lập quyền được ưu tiên của phụ nữ, Khoản 2, Điều 26, Hiến pháp (năm 2013), quy định: “Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội”. Trước đó, ngày 29/11/2006, kỳ họp thứ 10, Quốc hội (khóa XI), đã thông qua Luật Bình đẳng giới, đã tạo ra hành lang pháp lý quan trọng để thực hiện mục tiêu bình đẳng nam nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình; trong đó, có lĩnh vực chính trị. Luật này đã nhấn mạnh đến các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong chính trị, gồm: (1) Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. (2) Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. Ngày 27/4/2007, Bộ Chính trị (khóa X) ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TW về công tác phụ nữ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thể hiện rõ quan điểm về công tác cán bộ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là: “Xây dựng, phát triển vững chắc đội ngũ cán bộ nữ tương xứng với vai trò to lớn của phụ nữ là yêu cầu khách quan, là nội dung quan trọng trong chiến lược công tác cán bộ của Đảng”. Cùng với đó, ngày 24/12/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới  giai đoạn 2011 – 2020, xác định ba chỉ tiêu cụ thể, để “Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị”, v.v.

Với những nỗ lực tích cực trên, sự tham gia của phụ nữ vào đời sống chính trị đất nước đã có sự tăng lên, số nữ Ủy viên Bộ Chính trị và Ủy viên Trung ương Đảng tăng liên tiếp trong 03 nhiệm kỳ; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XIV tăng 2,3% so với khóa XIII và 01% so với khóa XII. Đặc biệt, lần đầu tiên có Chủ tịch Quốc hội là nữ và Bộ Chính trị (khóa XII), có 03 nữ Ủy viên Tính đến hết năm 2017, tỷ lệ nữ tham gia Quốc hội đạt 27,1% cao hơn mức trung bình của toàn cầu (23,4%) và của châu Á (18,6%) và năm 2018 tỷ lệ nữ Đại biểu Quốc hội là 27,2%. Tỷ lệ nữ làm Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội tăng lên (năm 2016 là 23,1%, cao hơn 12% so với năm 2011). Tính đến năm 2017 tỷ lệ số bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có lãnh đạo chủ chốt là nữ là 13/30 (chiếm 43%) và năm 2018 là 14/30, chiếm 47%. Trong nhiệm kỳ khóa XIII của Đảng, cán bộ nữ tham gia cấp ủy ở cả ba cấp đều tăng về số lượng và chất lượng. Cụ thể ở cấp cơ sở, tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy đạt 21% (tăng 02%) so với nhiệm kỳ trước. Đối với cấp trên cơ sở đạt 17% cũng tăng 02%. Đối với các đảng bộ trực thuộc Trung ương, tỷ lệ nữ đạt 16% và tăng 03% so với nhiệm kỳ trước. Điều đáng vui mừng hơn nữa là có hơn 4.200 cán bộ nữ được lựa chọn, giới thiệu và bầu giữ chức vụ cán bộ chủ chốt trong Đảng và chính quyền ở cả ba cấp.

Thực tiễn trên minh chứng: quyền chính trị của phụ nữ ở Việt Nam được bảo đảm tốt, tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy, chính quyền không chỉ cao hơn của khu vực châu Á mà còn cao hơn toàn cầu. Điều đó cho thấy, ở Việt Nam không có chuyện “Quyền chính trị của phụ nữ tham gia chính trường có sự phân biệt” và không “Vi phạm nhân quyền, vi phạm Công ước CEDAW” như Việt Nam Thời Báo cáo buộc. Tuy nhiên, chúng ta cần tiếp tục phấn đấu hơn nữa để thực hiện nam, nữ bình quyền trên mọi lĩnh vực; đồng thời, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển toàn diện và phát huy vai trò của mình trong xã hội./.

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2022

Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 – 2025, bác bỏ mọi xuyên tạc

 Ngày 11/10,  tại New York (Hoa Kỳ), Đại hội đồng Liên hợp quốc (khóa 77) đã tổ chức bỏ phiếu để bầu ra 14 thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Trong cuộc bỏ phiếu ngày 11/10, Đại hội đồng đã bầu ra 14 thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền với số ghế trống của từng khu vực, như sau: nhóm các quốc gia châu Phi (04 ghế), nhóm các quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương (04), nhóm các quốc gia Đông Âu (02 ghế), nhóm các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbean (2 ghế), nhóm các quốc gia Tây Âu và các quốc gia khác (02 ghế). Trong đó, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có 06 ứng viên, gồm: Afghanistan, Bangladesh, Kyrgyzstan, Maldives, Hàn Quốc và Việt Nam.

Đoàn Việt Nam tham dự phiên họp bỏ phiếu
và công bố kết quả thành viên Hội đồng Nhân quyền
Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025

         Kết quả, các thành viên mới được bầu gồm: Algeria, Bangladesh, Bỉ, Chile, Costa Rica, Georgia, Đức, Kyrgyzstan, Maldives, Moroco, Romania, Nam Phi, Sudan và Việt Nam. Các thành viên mới được bầu sẽ đảm nhận vị trí này trong nhiệm kỳ 2023 - 2025, sẽ bắt đầu từ ngày 01/01/2023.
        Việc trúng cử với số phiếu 145/193 và trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền - Cơ quan có vai trò quan trọng hàng đầu của hệ thống Liên hợp quốc trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, thể hiện sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền của người dân trên tất cả các lĩnh vực. Đây cũng là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, là bước tiến mới trong nỗ lực triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng XIII và Chỉ thị số 25 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến 2030. Kết quả này không chỉ cho thấy sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với thành tựu bảo đảm quyền con người của Việt Nam mà còn là thành quả từ sự chỉ đạo sát sao và tham gia trực tiếp của lãnh đạo cấp cao, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị; trong đó, có vai trò của các cơ quan truyền thông, báo chí trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Đây cũng là minh chứng cho thấy vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được củng cố, nâng cao.

Với thông điệp: “Tôn trọng và hiểu biết. Đối thoại và hợp tác. Tất cả các quyền con người – cho tất cả mọi người”, trong nhiệm kỳ làm thành viên Hội đồng Nhân quyền ba năm sắp tới, Việt Nam sẽ đóng góp trực tiếp vào công tác bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trên toàn thế giới – là một trong ba trụ cột chính của Liên hợp quốc, cùng với các vấn đề an ninh, hòa bình và phát triển. Việt Nam sẽ thúc đẩy các ưu tiên đã được xác định khi tham gia Hội đồng Nhân quyền thông qua đối thoại và hợp tác, nhất là về bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương và bảo đảm quyền con người trong ứng phó với các vấn đề toàn cầu. Điều này không chỉ góp phần giải quyết những quan tâm chung, cấp bách của nhân loại mà còn giúp mở ra những cơ hội chia sẻ và học hỏi những kinh nghiệm tốt, tranh thủ sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, giúp cho người dân Việt Nam được thụ hưởng các quyền con người, quyền công dân ngày càng tốt hơn.

 Việc Việt Nam được Đại hội đồng Liên hợp quốc bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 – 2025 là một minh chứng rõ nhất phản bác mọi luận điệu xuyên tạc sai trái hòng chống phá của các tổ chức và các phần tử phản động, thù địch, cơ hội chính trị khi họ “làm đủ trò” trước phiên bỏ phiếu để ngăn cản Việt Nam trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc./.

Thứ Tư, 5 tháng 10, 2022

Vạch trần chiêu trò ngăn cản Việt Nam ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025

 Việt Nam đã được Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ủng hộ là ứng cử viên duy nhất của Hiệp hội chính thức ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025. Trong bối cảnh Việt Nam chuẩn bị bảo vệ Báo cáo quốc gia thực thi Công ước về quyền của người dân tộc thiểu số (CERD), Công ước Chống tra tấn (CAT), triển khai các khuyến nghị UPR chu kỳ III, thì các tổ chức thiếu thiện chí với Việt Nam triệt để lợi dụng vấn đề nhân quyền, dân tộc, tôn giáo để tiến hành hoạt động chống phá ngăn cản Việt Nam đại diện cho ASEAN ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025. Các tổ chức này đã liên kết với nhiều tổ chức phản động trong nước để cung cấp thông tin xuyên tạc tình hình. Một số phần tử chống đối trong nước tích cực tham gia hội luận trực tuyến do bên ngoài tổ chức, xuyên tạc rằng “chính quyền Việt Nam “cướp đất” của người Khmer, đàn áp người dân tộc,... nhằm mục đích chống Nhà nước Việt Nam, hạ uy tín của Việt Nam.

(Ảnh: Huongsenviet.com)

Cùng với đó, dưới chiêu bài “phản biện, góp ý xây dựng, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, bảo vệ dân chủ, nhân quyền”, các tổ chức phản động lôi kéo, kích động quần chúng đòi tự do “dân chủ”, “nhân quyền” theo tiêu chí phương Tây, kêu gọi chính giới phương Tây can thiệp, tác động chính quyền; dung túng, hậu thuẫn cho số chống đối, kêu gọi đưa Việt Nam trở lại “danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo”, trả tự do cho tất cả “tù nhân lương tâm”, đòi sửa đổi, xóa bỏ các điều luật hình sự quy định về tội Xâm phạm an ninh quốc gia. Đồng thời, chúng còn tăng cường tác động “từ bên ngoài”, như: đòi Nhà nước Việt Nam phải đáp ứng ngay tiêu chuẩn về các quyền dân sự, chính trị (tự do lập hội, tự do xuất bản báo chí tư nhân, hoạt động tôn giáo không cần sự quản lý của Nhà nước…) theo tiêu chí phương Tây, gắn dân chủ, nhân quyền với các vấn đề hợp tác phát triển,... hòng thúc đẩy tối đa cái gọi là “xã hội dân sự” theo kiểu phương Tây.

Trắng trợn, thô thiển hơn một vài tổ chức nhân danh quốc tế về “nhân quyền” gửi cái gọi là “thư ngỏ” tới các quốc gia thành viên Đại hội đồng Liên hợp quốc nhằm vận động không bỏ phiếu cho Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025.

          Cần khẳng định rõ: Việc Việt Nam tiếp tục ứng cử là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025 là hoàn toàn xứng đáng. Bởi, thực tiễn đã minh chứng, năm 2013, Việt Nam lần đầu tiên trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014 - 2016 với số phiếu 184/192, cao nhất trong số các nước thành viên mới (14 thành viên mới). Và, những sáng kiến của Việt Nam trong nhiệm kỳ 2014 - 2016 đã được quốc tế đánh giá cao, tiêu biểu như việc Việt Nam phối hợp cùng các quốc gia khác đưa ra: vấn đề về bảo đảm quyền lao động của người khuyết tật; về bảo đảm môi trường làm việc an toàn cho người lao động trên biển; Nghị quyết về tác động của biến đổi khí hậu với quyền trẻ em; về nâng cao giáo dục trong phòng, chống buôn bán phụ nữ và trẻ em gái, v.v. Đó là minh chứng xác đáng cho những thành tựu và nỗ lực không ngừng của Việt Nam nhằm đảm bảo quyền con người ở trong nước cùng với mong muốn chung tay cùng cộng đồng quốc tế thúc đẩy bảo đảm quyền con người trên toàn cầu.

          Vì vậy, những chiêu trò lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để xuyên tạc, bôi xấu, nhằm hạ thấp uy tín và ngăn cản Việt Nam đại diện cho ASEAN ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025 cần phải lên án, đấu tranh, bác bỏ./.