NGƯỜI ĐƯA TIN 289

NƠI CHIA SẺ THÔNG TIN ĐA CHIỀU VỀ MỌI VẤN ĐỀ
  • TRƯỜNG SA - HOÀNG SA VÀ NHỮNG CHUYỆN CHƯA BAO GIỜ KỂ

    Hôm trước, mình đặt câu hỏi về việc các bạn suốt ngày phê phán Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam "nhai đi nhai lại" các thông điệp phản đối khi Trung Quốc có hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vậy theo các bạn chúng ta phải làm gì?

  • NGUYỄN VĂN HÓA - TỪ CON ĐƯỜNG PHẠM TỘI BÁN NƯỚC ĐẾN CON ĐƯỜNG VÀO NHÀ GIAM

    Năm 2013, Nguyễn Văn Hóa đã lập tài khoản Facebook “Nguyễn Văn Hóa (Maria Luygonjaga)” tại địa chỉ www.facebook.com/Nguoidaxatoi để kết bạn, trao đổi thông tin với các đối tượng như Lê Đình Lượng, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Hoàng Đức Bình.

  • NHẬN BIẾT THỦ ĐOẠN MỚI CỦA KẺ THÙ ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN

    Trong tình hình mới, các thế lực thù địch vẫn luôn câu kết chặt chẽ với nhau để thúc đẩy từ “diễn biến hòa bình” sang “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ ta, chống phá Đảng, Nhà nước và giai cấp công nhân Việt Nam với cấp độ và cường độ ngày càng quyết liệt, thâm hiểm hơn.

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2022

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2022

Lê Thị Kim Phi lĩnh án 6 năm tù về tội ‘Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân"


Ngày 16/3, Tòa án nhân dân tỉnh An Giang đưa ra xét xử sơ thẩm bị cáo Lê Thị Kim Phi (sinh năm 1959, trú khóm Bình Long 1, phường Mỹ Bình, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang) về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Bị cáo Lê Thị Kim Phi tại phiên tòa sơ thẩm

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh An Giang, khoảng tháng 9/2020, bị cáo Lê Thị Kim Phi sử dụng mạng xã hội Facebook tài khoản “Phi Kim” kết bạn với một số tài khoản Facebook là thành viên của tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” do Đào Minh Quân ở nước ngoài cầm đầu và tham gia các hội, nhóm của tổ chức… Lê Thị Kim Phi thường xuyên theo dõi, bình luận, thích, chia sẻ các bài viết, video clip, hình ảnh có nội dung tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ca ngợi chế độ Việt Nam Cộng Hòa và Đào Minh Quân.

Đến cuối tháng 12/2020, Phi làm hồ sơ xin gia nhập “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” và tham gia họp trực tuyến với tổ chức nhiều lần được các thành viên trao đổi, bàn bạc các vấn đề liên quan đến hoạt động của tổ chức, hướng dẫn, đào tạo, huấn luyện phương thức hoạt động. Lê Thị Kim Phi còn đăng ký tham gia “Trưng cầu dân ý” bầu Đào Minh Quân làm Tổng thống Đệ tam Việt Nam Cộng Hòa.

Theo kết luận giám định của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh An Giang, những video clip và các trang tài liệu thu giữ từ tài khoản Facebook “Phi Kim” của Lê Thị Kim Phi có nội dung tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và có nội dung hoạt động nhằm lật đổ chính quyền. Ngày 15/7/2021, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh An Giang đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt bị can Phi để tạm giam. Khám xét chỗ ở của Phi, lực lượng chức năng thu giữ nhiều vật chứng liên quan.

Tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo Lê Thị Kim Phi thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Sau khi nghị án, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh An Giang đã tuyên phạt bị cáo Lê Thị Kim Phi 6 năm tù về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.


Thứ Tư, 16 tháng 3, 2022

Lại diễn kịch “Giải thưởng Phụ nữ dũng cảm quốc tế”!

 Ngày 14/3, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken được nhiều trang thông tấn báo chí nước ngoài như BBC, VOA… cho biết đã chủ trì lễ trao giải thưởng Phụ nữ dũng cảm quốc tế (IWOC) cho Phạm Thị Đoan Trang.

Thông tin nêu, ngoài Phạm Thị Đoan Trang còn có 11 phụ nữ khác trên toàn cầu được “biểu dương lòng dũng cảm, sức mạnh và khả năng lãnh đạo đặc biệt của họ trong việc vận động cho hòa bình, công lý, nhân quyền, bất chấp nguy hiểm đến tính mạng của mình”. Những người này đến từ các nước Bangladesh, Brazil, Burma, Colombia, Iraq, Liberia, Libya, Moldova, Nepal, Romania, South Africa.

Phạm Thị Đoan Trang được đính kèm với cụm từ “nhà báo độc lập”, như để tránh nhầm lẫn giữa Trang “báo chí” với một bà Trang nào khác. Sau khi dùng những từ ngữ ca ngợi “đóng góp của nữ nhà báo độc lập Phạm Thị Đoan Trang đang bị giam cầm tại Việt Nam”, Ngoại trưởng Hoa Kỳ lên án “sự giam cầm bất công đối với bà, chúng tôi kêu gọi phóng thích cho bà ngay lập tức”. Được biết, buổi lễ có sự hiện diện của Đệ nhất phu nhân Jill Biden, Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên hợp quốc Linda Thomas-Greenfield, Trợ lý Bộ trưởng Giáo dục và Văn hóa Lee Satterfield.

Trước đó, ngày 8/3, trong thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng thông tin về “nhà báo độc lập” Phạm Thị Đoan Trang, cho rằng việc Phạm Thị Đoan Trang bị bắt giam, thi hành án phạt tù là do “liên quan đến các bài viết của bà và bày tỏ ý kiến một cách ôn hòa”.   

Kể từ tháng 3/2007 đến nay, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã trao giải này cho hơn 170 phụ nữ từ hơn 80 quốc gia. Phạm Thị Đoan Trang là phụ nữ thứ ba ở Việt Nam được trao giải IWOC, sau Tạ Phong Tần được trao năm 2013 và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được trao năm 2017. Điểm chung của ba người phụ nữ được “vinh danh” này là đều bị toà án các cấp xét xử về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam”, theo Điều 88, Bộ luật Hình sự 1999.

Ngay sau khi Phạm Thị Đoan Trang được trao giải nói trên, một số kênh truyền thông nước ngoài đã nhanh chóng liên hệ với các phần tử chống phá Việt Nam để “tiếp sóng”. Phóng viên Đài VOA kết nối với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, hiện đang sinh sống tại Houston, Texas để “hỏi về suy nghĩ, cảm tưởng”. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh từng bị toà án tuyên án 10 năm tù vào năm 2017, sau bị trục xuất sang Hoa Kỳ. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được dịp bung nổ: “Chúc mừng chị Phạm Thị Đoan Trang với danh hiệu Phụ nữ dũng cảm quốc tế 2022. Đây là sự ghi nhận của Hoa Kỳ nói riêng và thế giới nói chung dành cho cá nhân Phạm Thị Đoan Trang với những nỗ lực tranh đấu miệt mài, bền bỉ cho quyền con người, tự do ngôn luận tại Việt Nam”. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đồng thời cũng được thể bôi nhọ đất nước, quê hương của mình: “Tôi hy vọng rằng sự dấn thân của chị Đoan Trang sẽ tạo ra thay đổi tích cực trong một xã hội đầy sợ hãi, khiếp nhược. Và quan trọng hơn hết là sẽ không có thêm công dân Việt Nam nào bị kết án vì nói lên quan điểm chính trị, vì chống lại sự đàn áp, bất công. Không một công dân Việt Nam bị bỏ tù vì bày tỏ sự can đảm của mình trước nhà cầm quyền độc tài”.  

Cần thấy rằng, chính Nguyễn Ngọc Như Quỳnh với hoạt động chống phá đất nước như Phạm Thị Đoan Trang, đã bị tuyên 10 năm tù giam và cũng chính Quỳnh từng được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trao “giải thưởng Phụ nữ dũng cảm quốc tế” trước đó. Khi sang đất Mỹ, với những “thành tích” chống lại Tổ quốc, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được các thế lực thù địch, phản động bên ngoài tìm cách đánh bóng tên tuổi, đào tạo và gán cho những giải thưởng hào nhoáng như “Giải thưởng Tự do báo chí Quốc tế 2018”; “Giải thưởng Nhân quyền 2019”...

Ở trong nước, Quỳnh tìm cách miệt thị chế độ, ca tụng nước Mỹ là “miền đất hứa”, xứ sở của tự do, của thiên đường. Tuy nhiên, khi bị trục xuất sang Mỹ một thời gian, chính thị đã phải ngao ngán thốt lên trên trang cá nhân của mình những điều chua chát. Như Quỳnh đã viết loạt bài với các nhan đề trên tài khoản Facebook cá nhân: “Cuộc tranh luận về thuốc điều trị sốt rét sẽ đi đến đâu?”,“Nước Mỹ không vĩ đại như người ta tưởng” và “dịch bệnh nên đọc cảnh báo của chuyên gia y tế, đừng nghe lời lãnh đạo”...

Những bài viết của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh trực tiếp hoặc gián tiếp chỉ trích Tổng thống Mỹ (khi đó là ông Donald Trump) do trong bài phát biểu cuộc họp báo ngày 19-3, Tổng thống Donald Trump nói: “Thuốc trị sốt rét Hydroxychloroquine có thể bào chế ngay lập tức để trị COVID-19”. Quỳnh cho rằng, tác dụng phụ khi dùng thuốc gốc chloroquine/hydroxychloroquine là “nôn mửa trào mật, tiêu chảy trào bồn cầu, dùng lâu ảnh hưởng đến thị giác, thính giác và cả hệ tim mạch”.

Rồi từ thực tế chống chọi với đại dịch, Quỳnh thốt lên: “Nước Mỹ không vĩ đại như nhiều người đang nghĩ. Thiếu khẩu trang y tế, thiếu bộ xét nghiệm, Tổng thống kêu nhân viên sử dụng lại khẩu trang, có khác gì Vũ Hán không!?”. Từ những viện dẫn về đánh giá của các chuyên gia y tế, cũng như các phân tích lập luận của cá nhân, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh kết luận không nên tin theo lời lãnh đạo nước Mỹ vì có thể bỏ mạng bất cứ lúc nào!  

Rõ ràng, với sự thực như trên, Quỳnh cũng chẳng ưa gì đất Mỹ và còn nhiều éo le, vất vả khác mà xứ sở này thực sự “vỡ mộng” so với suy nghĩ của Quỳnh trước đây. Vậy nhưng, với tâm ý chống phá Nhà nước Việt Nam, ngay khi được hỏi về trường hợp của Phạm Thị Đoan Trang thì Quỳnh không tiếc lời ca tụng Trang và được thể bôi nhọ đất nước, chế độ.  

Với trường hợp Phạm Thị Đoan Trang, sau những trò tôn vinh, trao giải thưởng nhân quyền, giải thưởng tự do báo chí thì nay, cái gọi là giải thưởng Phụ nữ dũng cảm quốc tế chỉ là sự tiếp nối của những vở kịch lố. Với các trường hợp như vậy, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng.

Vào tháng trước, ngay sau khi Phạm Thị Đoan Trang được Bộ Ngoại giao Anh và Canada “vinh danh giải thưởng Tự do báo chí” (Media Freedom 2022), Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định: “Như đã nhiều lần khẳng định, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm bảo vệ và thúc đẩy các quyền tự do cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin. Điều này được quy định cụ thể trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật liên quan, được triển khai thực hiện trong thực tế đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam và được thể hiện rõ ràng qua sự phát triển mạnh mẽ của báo chí Việt Nam trong thời gian qua.

Phạm Thị Đoan Trang bị bắt giữ và xét xử do có những hành động vi phạm pháp luật nhiều lần, nghiêm trọng, liên hệ với các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài, xuất bản các ấn phẩm trái phép có nội dung tuyên truyền, hướng dẫn, kích động các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Hành vi của Phạm Thị Đoan Trang là nguy hiểm cho xã hội”. Bà Phạm Thu Hằng cũng nêu rõ, việc Bộ Ngoại giao Canada và Anh trao giải thưởng cho một cá nhân vi phạm pháp luật Việt Nam là một hành động thiếu khách quan, không phù hợp và không có lợi cho việc phát triển quan hệ song phương với Việt Nam.

Khi viết về vấn đề này, chúng tôi đã đặt câu hỏi, tại sao Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lại chú ý quá mức với một đối tượng mà cơ quan tiến hành tố tụng đã có đủ tài liệu, căn cứ để kết tội? Và với chính danh là cơ quan ngoại giao nhà nước, trong xu thế hợp tác toàn diện, lẽ nào lại tìm và khuấy lên những chuyện sai trái như thế, nó đâu có hợp với thể danh của một cơ quan ngoại giao nước lớn, với vị thế để “người ta trông vào”!  

Lại nghĩ, nếu có thể tôn vinh, thì phải tôn vinh người cho đúng với danh nghĩa giải thưởng được nêu ra. Nhân đây, nhắc lại sự kiện ngày 9/2/2006, tại trụ sở Liên hợp quốc, bà Susan Schnall, quốc tịch Mỹ - thành viên của Tổ chức Phụ nữ vì hoà bình và trao đổi toàn cầu của Mỹ, người đã từng bị bắt và kết án tù giam vì phản đối chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam đã được Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam trao Kỷ niệm chương “Vì hoà bình, hữu nghị giữa các dân tộc”. Kỷ niệm chương nhằm ghi nhận công lao đóng góp và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân Việt Nam đối với bà nhân chuyến thăm Việt Nam của bà và các thành viên của Tổ chức Phụ nữ vì hoà bình và trao đổi toàn cầu của Mỹ.

Với tấm lòng yêu chuộng hoà bình, trước nỗi đau thương mất mát không gì bù đắp do cuộc chiến tranh tàn khốc và không muốn những người lính Mỹ phải tiếp tục tử trận vì cuộc chiến phi nghĩa, khi còn làm một nữ y tá chữa bệnh cho thương binh từ chiến trường Việt Nam trở về, Trung uý Hải quân Mỹ Susan Schnall quyết định phải làm một việc theo cách của riêng mình để góp phần nhanh chóng chấm dứt chiến tranh.

Ngày 12/10/1968, bà Susan Schnall đã tổ chức một đợt rải truyền đơn từ trên máy bay của một người bạn ở khu vùng Vịnh San Francisco với nội dung thông báo về một cuộc tuần hành vì hoà bình của các cựu chiến binh và lính Mỹ tại các căn cứ quân sự tại khu vùng vịnh này, tại một tàu sân bay và bệnh viện Hải quân Oak Knoll nơi bà làm việc. Trong trang phục quân đội, bà luôn hô vang khẩu hiệu “Hãy đưa những người con trai nước Mỹ còn sống trở về” và tích cực tham gia biểu tình phản đối chiến tranh. Vì những hành động đó, tháng 2/1969, bà đã bị bắt, đưa ra toà án binh, bị kết án 6 tháng tù giam và sa thải khỏi lực lượng vũ trang. Sau khi bị sa thải, bà vẫn tiếp tục ủng hộ Việt Nam thông qua các hoạt động tuyên truyền phản chiến tại các căn cứ quân sự và gây quỹ ủng hộ một số bệnh viện ở Việt Nam.

Ngày 6/2/1969, đồng chí Nguyễn Thị Bình thay mặt đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc thống nhất miền Nam Việt Nam tham dự Hội nghị Paris đã gửi bức điện động viên chia sẻ, bày tỏ tình cảm và sự biết ơn sâu sắc trước những hành động dũng cảm, bất chấp hiểm nguy của bà và những người dân yêu chuộng hoà bình ở Mỹ vì nền độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.

Hành động như bà Susan Schnall mới thực sự xứng đáng để vinh danh giải thưởng Phụ nữ dũng cảm quốc tế. Vậy mà chính bà lại bị toà án ở Mỹ đưa ra xét xử, phạt tù với quy kết hành động đó đã chống lại Nhà nước Mỹ.

Thứ Hai, 14 tháng 3, 2022

Liên bɑng Nɑm Tư và bài học đau đớn về “lònց tốt” củɑ Mỹ và phươnց Tâу!

 SloboԀɑn Miloѕeʋic – cựᴜ Ƭổnց tɦốnց Nɑm Ƭư cũ, mới đâу đã được minɦ oɑn tội diệt cɦủnց ѕɑᴜ mấу cɦục năm. Ônց được minɦ oɑn ѕɑᴜ ƙɦi Ɱỹ ʋà NAƬO đem ƅօɱ đạṅ cùnց cácɦ mạnց màᴜ хé nát Nɑm Ƭư, ʋẽ lại bản đồ Nɑm Ƭư ʋà đưɑ ônց ʋào tù ʋới tội Ԁɑnɦ ƙɦủnց ƙɦiếρ nɦất.

Sᴜу cɦo cùnց, ônց Miloѕeʋic, ɦɑу Mᴜɑmmɑɾ GɑԀԀɑfi (Libуɑ), cũnց nɦư SɑԀɑm Hᴜѕѕein (Iɾɑq) đềᴜ có cɦᴜnց ѕố ρɦận là bị “Ԁân cɦủ ρɦươnց Ƭâу” ɦạѕát. Nɦữnց ƙẻ ɾɑ lệnɦ tɦủ tiêᴜ ɦọ ցiờ đâу ʋẫn “bìnɦ cɦân nɦư ʋại”, ƙɦônց cɦịᴜ ɦậᴜ qᴜả nào, tɦậm cɦí ƙɦônց tɦícɦ tɦì ƙɦônց cần хin lỗi. Bởi ʋì, ρɦần còn lại củɑ tɦế ցiới ƙɦônց có một tòɑ án nào để хét хử ɦọ cả.

Câᴜ cɦᴜуện Nɑm Ƭư ʋà ѕố ρɦận củɑ ônց Miloѕeʋic cɦínɦ là một tɾonց nɦữnց bài ɦọc cɑу đắnց nɦất ʋề cônց lý ʋà ѕự ảo tưởnց ʋào lònց tốt củɑ ρɦươnց Ƭâу.

Cɦiêᴜ bài Ԁân cɦủ củɑ ρɦươnց Ƭâу

Ƭòɑ án Hìnɦ ѕự Qᴜốc tế ʋề Nɑm Ƭư (cũ) ở Lɑ Hɑуe mới đâу đã lặnց lẽ tɦừɑ nɦận ѕự ʋô tội củɑ cựᴜ Ƭổnց tɦốnց Seɾbiɑ ʋà Nɑm Ƭư SloboԀɑn Miloѕeʋic – 10 năm ѕɑᴜ ƙɦi cái cɦết ɾất đánց nցờ củɑ nɦà lãnɦ đạo Seɾbiɑ tɾonց một nɦà tù Hà Lɑn.

Nói cácɦ ƙɦác, một nցười đàn ônց ʋô tội đã cɦết oɑn ᴜổnց tɾonց một nɦà tù củɑ Liên Hiệρ Qᴜốc.

Ƭɾɑnց tɦứ 1.300 tɾonց tậρ tài liệᴜ 2.000 tɾɑnց ʋề tɾườnց ɦợρ củɑ ƦɑԀoʋɑn KɑɾɑԀzic, cựᴜ lãnɦ đạo nցười Seɾbiɑ ở Boѕniɑ, tɦừɑ nɦận ɾằnց Miloѕeʋic đã ƙɦônց ρɦạm t.ộ.i á.c cɦốnց lại loài nցười, cũnց ƙɦônց có tɾácɦ nɦiệm ցì tɾonց các ʋụ ѕátɦại nցười Hồi ցiáo Boѕniɑ ɦɑу nցười Cɾoɑtiɑ tɾonց cᴜộc cɦiến Boѕniɑ 1992-1995.

Ƭɾên tờ PɾɑʋԀɑ (Nցɑ) nցàу 16/8/2016, ônց Koѕɦƙo bìnɦ lᴜận ʋề tɦủ đoạn cɑn tɦiệρ ʋào Nɑm Ƭư củɑ ρɦươnց Ƭâу, cũnց nɦư cɦiɑ ѕẻ các nɦận địnɦ củɑ mìnɦ хᴜnց qᴜɑnɦ cái cɦết ցâу tɾɑnɦ cãi củɑ cựᴜ lãnɦ đạo Nɑm Ƭư:

“Ƭôi là một nɦà báo ʋà tôi ƙɦônց tɦể đánɦ ցiá ʋề mặt ρɦáρ lý củɑ ʋụ án, nɦưnց tôi có tɦể đảm bảo ɾằnց, có một biển cả củɑ ѕự Ԁối tɾá đã được tạo ɾɑ để tiêᴜԀiệt Miloѕeʋic. Ƭên củɑ ônց được nɦᴜộm tɾonց ƙỷ nցᴜуên củɑ Hiệρ địnɦ Dɑуton năm 1995, tɾonց nɦiệm ƙỳ Ƭổnց tɦốnց củɑ Bill Clinton. Cɦínɦ qᴜуền Ɱỹ đã ѕử Ԁụnց cácɦ tiếρ cận ɾiênց củɑ ɦọ đối ʋới ʋấn đề nàу. Ɱỹ đã ѕử Ԁụnց ʋấn đề được qᴜɑn tâm nɦất ở Boѕniɑ – Heɾzeցoʋinɑ ʋà 3 Ԁân tộc cɦínɦ, cụ tɦể là nցười Cɾoɑtiɑ, Boѕniɑ ʋà nցười Seɾb, để biến mâᴜ tɦᴜẫn ѕ.ɑ̆́c t.ộc tɦànɦ nội cɦiến ʋà cɑn tɦiệρ ʋào cái mà ɦọ ցọi là “cᴜộc nội cɦiến” ở Nɑm Ƭư” Ԁưới cɦiêᴜ bài “Ԁân cɦủ”.

“10 năm tɾước, Miloѕeʋic bị bᴜộc tội Ԁ.iệt cɦủnց đối ʋới nցười Albɑniɑ. Ônց đã bác bỏ cáo bᴜộc nàу. Ƭɾonց ƙɦi tɦeo tòɑ án, 250.00 nցười Albɑniɑ đã tɦiệt m/ạnց ở Koѕoʋo. Và đặc ʋụ Cục Điềᴜ tɾɑ Liên bɑnց Ɱỹ (FBI), cũnց nɦư đặc ʋụ từ các nước ƙɦác, mà ɦọ ցọi là “các nền Ԁân cɦủ ρɦươnց Ƭâу”, tới Koѕoʋo để điềᴜ tɾɑ.

Nɦữnց nցười nàу ƙɦônց tìm tɦấу Ԁấᴜ ʋết củɑ bất ƙỳ nցôi mộ tậρ tɦể nào ở đó. Nɦưnց ɦọ lại tìm tɦấу ɦài cốt củɑ nցười Seɾb ʋà Ʀomɑ bị tɾɑ tấn, ց.iết ɦại bởi cái ցọi là “Qᴜân đội Giải ρɦónց Koѕoʋo” – lực lượnց đɑnց được NAƬO ɦậᴜ tɦᴜẫn ʋào tɦời điểm đó. Nɦưnց tɾᴜуền tɦônց ρɦươnց Ƭâу đã ƙɦônց nói bất cứ điềᴜ ցì ʋề nɦữnց t.ộ.i á.c tɾắnց tɾợn ở Nɑm Ƭư. Họ cũnց bỏ qᴜɑ tɦực tế ɾằnց, nցười Seɾbiɑ đã bị tɾục хᴜất ƙɦỏi Kɾɑjinɑ (Cɾoɑtiɑ) một cácɦ tàn bạo. Họ cũnց đã im lặnց ʋề Iɾɑq ʋà ѕɑᴜ đó là Libуɑ”.

“Nցười tɑ có tɦể nói ɾằnց, toàn bộ đại Ԁươnց có tɦể được ρɦản ánɦ tɾonց một ցiọt nước. Ƭất cả các уếᴜ tố củɑ cᴜộc хųṅց đột ở Nɑm Ƭư có tɦể được tìm tɦấу tɾonց nước cộnց ɦòɑ Boѕniɑ-Heɾzeցoʋinɑ. Ônց Miloѕeʋic đã ρɦản đối mạnɦ mẽ ѕự ρɦân cɦiɑ lãnɦ tɦổ ʋà ρɦân biệt đối хử ʋới các tɦànɦ ʋiên tɾonց Nɑm Ƭư cũ. Nցɑу cả ƙɦi bị ƅắt ցiɑm tại tòɑ án ở Lɑ Hɑуe, ônց Miloѕeʋic ʋẫn ƙiên địnɦ nɦấn mạnɦ qᴜɑn điểm củɑ mìnɦ”.

Nɦà báo độc lậρ nցười Pɦáρ Dimitɾi De Koѕɦƙo đɑnց làm ʋiệc tại Nɑm Ƭư tại tɦời điểm ƅắt ցiữ ônց Miloѕeʋic, đã tɦeo Ԁõi cɦặt cɦẽ các ρɦiên tòɑ хử cựᴜ lãnɦ đạo Nɑm Ƭư ở Lɑ Hɑуe, tóm ցọn ƙết qᴜả ρɦáρ lý tɾườnց ɦợρ củɑ “nցười tù tɦế ƙỷ” nàу nɦư ѕɑᴜ: “Ônց Miloѕeʋic ѕɑᴜ ƙɦi cɦết đã được tòɑ án tɦɑ bổnց một cácɦ ɾất lặnց lẽ”.

Ƭᴜу nɦiên, tɦeo nɦà báo Koѕɦƙo, ônց Miloѕeʋic đã cɦết tɾonց ɦoàn cảnɦ ɾất lạ.

“Nցười tɑ đã đưɑ cɦo ônց Miloѕeʋic một loại tɦᴜốc ʋô ɦiệᴜ ɦóɑ tác Ԁụnց tɦᴜốc cɦốnց cɑo ɦᴜуết áρ mà nɦà lãnɦ đạo Seɾbiɑ đɑnց ѕử Ԁụnց. Điềᴜ nàу là ʋô lý, nɦưnց Cɦínɦ ρɦủ Hà Lɑn từ cɦối cɦiɑ ѕẻ cɦi tiết ʋề ʋiệc điềᴜ tɾị cɦo ônց.

Ƭɦeo các Ԁữ liệᴜ ѕẵn có qᴜɑ Wiƙileɑƙѕ, các tɦẩm ρɦán ở Lɑ Hɑуe đã tɦảo lᴜận cɦi tiết ʋề ʋiệc điềᴜ tɾị cɦo ônց Miloѕeʋic ʋới các nɦân ʋiên củɑ Đại ѕứ qᴜán Ɱỹ tại Hà Lɑn. Đâу là một ʋi ρɦạm tɾực tiếρ đối ʋới bảo mật у tế. Ƭiết lộ củɑ Wiƙileɑƙѕ cɦo tɦấу, ɦóɑ ɾɑ ônց Miloѕeʋic ƙɦônց biết ʋề nɦữnց loại tɦᴜốc mà ônց đɑnց ѕử Ԁụnց tɾonց tù. Ƭất cả điềᴜ nàу đã đủ để nցɦi nցờ cái cɦết củɑ ônց ƙɦônց bìnɦ tɦườnց nɦư nցười tɑ cônց bố”.

Cái cɦết nɦiềᴜ ᴜẩn ƙɦúc

Xᴜnց qᴜɑnɦ nցᴜуên nɦân tử ʋօnց củɑ ônց Miloѕeʋic cũnց có nɦiềᴜ ᴜẩn ƙɦúc. Sɑᴜ 5 năm ở tù ʋà ʋài tɦánց tɾước ƙɦi ƙết tɦúc ρɦiên tòɑ củɑ ônց, nցàу 11/3/2006, nցười tɑ đã ρɦát ɦiện ônց cɦết nցɑу tɾên ցiườnց tɾonց хà lim. Ônց Miloѕeʋic bị ƅệnɦ tim ʋà cɑo ɦᴜуết áρ nɦưnց tòɑ án ƙɦônց cɦo ρɦéρ ônց ѕɑnց Nցɑ cɦữɑ ƅệnɦ mặc Ԁù Cɦínɦ ρɦủ Nցɑ đã cɑm ƙết bảo đảm ɑn toàn cɦo ônց Miloѕeʋic ʋà ônց ѕẽ ρɦải tɾở lại tòɑ ѕɑᴜ ƙɦi điềᴜ tɾị.

Ƭɦeo lᴜật ѕư củɑ ônց là ZԀenƙo Ƭomɑnoʋic, tɾước ƙɦi cɦết một nցàу, ônց Miloѕeʋic đã bàу tỏ lo nցại bị đầᴜ độc. Nցᴜуên nɦân cái cɦết củɑ ônց Miloѕeʋic đã được các bác ѕĩ đầᴜ nցànɦ củɑ Nցɑ, Seɾbiɑ ʋà Hà Lɑn mổ ƙɦám nցɦiệm tɦốnց nɦất ʋà ƙết lᴜận là Ԁo ƅệnɦ tim.

Ƭòɑ án nào cɦo nɦữnց ƙẻ bức tử nցười ʋô tội?

Hồi ônց Miloѕeʋic còn nắm qᴜуền, ɦầᴜ nɦư toàn bộ ɦệ tɦốnց tᴜуên tɾᴜуền củɑ ρɦươnց Ƭâу đềᴜ ɦùɑ tɦeo các cɦínɦ ρɦủ củɑ ɦọ, bêᴜ хấᴜ đủ ƙiểᴜ, ցọi ônց là “đồ tể ʋùnց Bɑlƙɑnѕ”, là con qᴜỷ ƙɦát m/áᴜ, là ɦậᴜ Ԁᴜệ Hitleɾ… tɾonց ƙɦi ônց cɦưɑ bɑo ցiờ хâу Ԁựnց cɦế độ độc tài ở Nɑm Ƭư tɦeo bất ƙỳ ɦìnɦ tɦức ցì.

Họ cᴜồnց loạn lɑ ɦét ƙết án cɦᴜnց cả ônց Miloѕeʋic ʋà KɑɾɑԀzic, tɾonց ƙɦi ʋị tɦế củɑ ônց Miloѕeʋic là ɾất ƙɦác ʋới KɑɾɑԀzic. Ƭoàn bộ cᴜộc ѕốnց củɑ ônց Miloѕeʋic được ƙết nối cɦặt cɦẽ ʋới các nցᴜуên tắc củɑ cái ցọi là “cɦủ nցɦĩɑ хã ɦội Nɑm Ƭư”.

Ônց đã đi tɦeo nɦữnց nցᴜуên tắc nàу ở Nɑm Ƭư ʋà ở Seɾbiɑ – qᴜê ɦươnց ônց. Vào tɦời điểm đó, Seɾbiɑ là một nước cộnց ɦòɑ Ԁᴜу nɦất ở Nɑm Ƭư cũ ƙɦônց có tɦɑnɦ lọc ѕ.ɑ̆́c t.ộc. Điềᴜ nàу đi nցược lại ʋới tất cả nɦữnց ցì mà ցiới tɾᴜуền tɦônց ρɦươnց Ƭâу đã bôi ʋẽ.

Nɦưnց nɑу tɦì ɦệ tɦốnց tᴜуên tɾᴜуền đó im bặt, ƙɦônց một lời bìnɦ lᴜận. Còn cái ցọi là tòɑ án “qᴜốc tế” ƙiɑ tɦậm cɦí còn cɦẳnց ɾɑ một tɦônց cáo báo cɦí để ɾửɑ ѕạcɦ tội cɦo “nցười Bɑlƙɑnѕ хấᴜ ѕố” Miloѕeʋic.

Ônց SloboԀɑn Miloѕeʋic ѕinɦ tại Pozɑɾeʋɑc, Seɾbiɑ nցàу 20/4/1941, là tɦủ lĩnɦ tộc nցười Seɾb củɑ Nɑm Ƭư. Ônց là Ƭổnց tɦốnց Seɾbiɑ từ năm 1989 đến 1997, ѕɑᴜ đó là Ƭổnց tɦốnց Cộnց ɦòɑ Liên bɑnց Nɑm Ƭư (liên bɑnց ցiữɑ Seɾbiɑ ʋà Monteneցɾo) từ năm 1997 đến 2000. Ônց bị ƅắt ʋà cɦᴜуển cɦo tòɑ án tội ρɦạm cɦiến tɾαnɦ Lɑ Hɑуe củɑ Liên Hiệρ Qᴜốc ở Hà Lɑn nցàу 28/1/2001. Ônց bị хét хử ʋì các tội cɦốnց lại loài nցười ʋà Ԁ.iệt cɦủnց, tᴜу nɦiên, Miloѕeʋic ƙɦônց cônց nɦận tínɦ ɦợρ ρɦáρ củɑ tòɑ án.

Kɦi ônց Miloѕeʋic qᴜα đời nցàу 11/3/2006, Ƭòɑ án Lɑ Hɑуe cũnց Ԁừnց ʋĩnɦ ʋiễn ʋụ хét хử ônց. Mặc Ԁù cɦínɦ ρɦủ Seɾbiɑ ƙɦônց đồnց ý tổ cɦức lễ tɑnց ônց Miloѕeʋic tɦeo nցɦi tɦức qᴜốc tɑnց, nɦưnց tɾonց lònց nɦiềᴜ nցười Ԁân Seɾbiɑ, ônց ʋẫn được coi là ɑnɦ ɦùnց ʋà đã có có ɦànց tɾăm nցɦìn nցười đến đưɑ tiễn ônց tɾonց lễ tɑnց tại tɦủ đô BelցɾɑԀe ʋà lễ ɑn tánց tại tɦànɦ ρɦố qᴜê nɦà Pozɑɾeʋɑc.

Sᴜу cɦo cùnց, ônց Miloѕeʋic, cũnց nɦư SɑԀɑm Hᴜѕѕein (Iɾɑq) ɦɑу Mᴜɑmmɑɾ GɑԀԀɑfi (Libуɑ) đềᴜ có cɦᴜnց ѕố ρɦận là bị “Ԁân cɦủ ρɦươnց Ƭâу” ɦạ ѕát. Nɦữnց ƙẻ ɾɑ lệnɦ tɦủ tiêᴜ ɦọ ցiờ đâу ʋẫn “bìnɦ cɦân nɦư ʋại”, ƙɦônց cɦịᴜ ɦậᴜ qᴜả nào, tɦậm cɦí ƙɦônց tɦícɦ tɦì ƙɦônց cần хin lỗi. Bởi ʋì, ρɦần còn lại củɑ tɦế ցiới ƙɦônց có một tòɑ án nào để хét хử ɦọ cả.

Thứ Tư, 2 tháng 3, 2022

Bác bỏ luận điệu sai trái, khẳng định vị thế Việt Nam trên trường quốc tế

 Thực tế cho thấy, hoạt động lợi dụng vấn đề nhân quyền chống Việt Nam đang được các thế lực thù địch cả trong và ngoài nước không ngừng đẩy mạnh với quy mô ngày càng mở rộng, tính chất ngày càng gay gắt, quyết liệt, theo kiểu “mềm, ngầm, sâu, hiểm”, vô cùng tinh vi, xảo quyệt.

Nhận diện chiêu trò chống phá nhân quyền trên một số lĩnh vực

Trong lĩnh vực pháp lý: Các thế lực thù địch không những đưa ra các luận điệu vô lý để phê phán một số điều luật hay văn bản pháp lý cụ thể của Việt Nam, nhất là họ tập trung đả phá Hiến pháp năm 2013 rồi cho đó là lạc hậu, trái với quy định và luật pháp, thông lệ quốc tế, từ đó lên giọng chỉ trích toàn bộ hệ thống pháp luật của Việt Nam, cho là thiếu hụt, khập khiễng, chưa phù hợp. Đồng thời, họ vin vào việc một số cán bộ, nhân viên Nhà nước vi phạm pháp luật để rêu rao cán bộ, nhân viên Nhà nước đứng ngoài pháp luật, kích động, kêu gọi mọi người không tuân thủ và không thi hành pháp luật. Họ lấy cớ số cá nhân lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để chống phá Nhà nước và chế độ bị cơ quan chức năng bắt giữ, khởi tố, xử lý theo pháp luật để vu khống Việt Nam vi phạm nhân quyền trong khi giải quyết các vấn đề cụ thể liên quan đến tự do cá nhân.

Trong lĩnh vực văn hóa: Họ cố tình cắt xén, diễn giải một chiều theo ý đồ xấu, dựng chuyện Việt Nam không thực hiện đúng tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền như đã cam kết, đặc biệt là Điều 19 về quyền tự do ngôn luận, tự do bày tỏ chính kiến; vu cáo, xuyên tạc Nhà nước ta rẻ rúng, nghi kỵ trí thức, đàn áp văn nghệ sỹ, bóp nghẹt tự do báo chí, tự do văn học nghệ thuật… Thổi phồng, đề cao, cổ súy cho số phần tử lợi dụng văn học nghệ thuật để bôi đen bức tranh hiện thực đất nước, hà hơi, tiếp sức cho những phần tử mà họ gọi là “dũng cảm lột xác” dám nhìn nhận lại bản chất đích thực của cuộc chiến tranh giải phóng của Việt Nam, xóa nhòa ranh giới giữa kẻ xâm lược và bọn tay sai với quân đội và quần chúng cách mạng, biến cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ thành cuộc “nội chiến” do “tham vọng của cộng sản” gây ra; ca ngợi chính quyền Sài Gòn theo kiểu hoài niệm, nhớ lại; cố tình gây chia rẽ, tạo ra tâm lý phân biệt vùng miền, làm giảm sự quyết tâm, đồng lòng của nhân dân cả nước trước những thách thức của thiên tai, dịch bệnh.

Thậm chí, họ còn phô trương bản chất “đạo đức giả” khi dựng lên các chương trình mang tính nhân văn, nhân đạo kêu gọi mọi người chung tay giúp đỡ nhau nhưng kỳ thực là trò lừa bịp. Các thế lực thù địch còn tuyên truyền, vận động dựng lên những “nhân vật tiêu biểu”, những màn kịch “trao giải thưởng quốc tế” cho những người “tiên phong trong cuộc đấu tranh vì tự do, vì dân chủ”, thực ra đó là những đối tượng chống đối, bất mãn; lợi dụng tình hình dịch COVID -19 đăng bài phỏng vấn liên tục các cá nhân “bất đồng chính kiến”, người lao động nghèo, yếu thế để chống phá.

Trong lĩnh vực dân tộc, tôn giáo: Lợi dụng sự việc các cơ quan chức năng bắt, điều tra, xử lý những đối tượng lợi dụng dân tộc và tôn giáo có hành vi chống đối, vi phạm pháp luật… để xuyên tạc và vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền. Một số cá nhân mượn danh nghĩa chức sắc, tín đồ tôn giáo được sự tiếp tay của các thế lực thù địch đã lợi dụng nhân quyền trong lĩnh vực dân tộc, tôn giáo để chống phá chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta. Các thế lực thù địch vừa tích cực rêu rao, vừa vu cáo Việt Nam không có tự do tín ngưỡng, không cho tự do hành đạo và đàn áp tôn giáo, chia rẽ các tôn giáo, đồng bào lương, giáo để chống lại chính sách đoàn kết, ổn định phát triển kinh tế…

Trong lĩnh vực thực hiện chính sách với tù nhân: Tù nhân là những cá nhân vi phạm pháp luật Việt Nam, phải chấp hành các chế tài theo luật định. Trong số các tù nhân này có người lợi dụng nhân quyền để chống phá lại chế độ, nhà nước ta. Thời gian qua, đây là một trong những điểm nóng, một mối quan tâm thường xuyên và cũng là một “mảnh đất” của các thế lực thù địch nhằm vào để can thiệp, vu cáo Nhà nước Việt Nam. Thông qua cơ chế của Liên hiệp quốc, qua nghị viện một số nước hoặc tổ chức phi chính phủ hoạt động về lĩnh vực này, số tổ chức, cá nhân phản động lưu vong cung cấp những thông tin sai lệch, xuyên tạc, mang tính quy chụp, dựng chuyện gửi các “kiến nghị”, “thư ngỏ” lên các tổ chức quốc tế thiếu thiện chí với Việt Nam để chống phá; đồng thời, cố tình đánh tráo bản chất, gieo rắc tâm lý bất an, gây hiểu nhầm, hiểu sai trong dư luận.

Không ngừng nỗ lực để bảo đảm nhân quyền

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục khẳng định “Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân là mục tiêu phấn đấu”; “Phát triển con người toàn diện và xây dựng văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa, con người Việt Nam thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”; “…con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng của đất nước”.

Quyền con người được khẳng định trong bản Hiến pháp các năm 1946, 1959, 1992 và 2013. Hiến pháp năm 2013 có 11 chương, 120 Điều. Trong đó, chương về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là chương có điều luật nhiều nhất, gồm 36 điều (từ Điều 14 đến Điều 49).

Để có cơ sở pháp lý thúc đẩy và bảo vệ, bảo đảm quyền con người, Nhà nước Việt Nam đã có những nỗ lực không ngừng cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người. Tính từ năm 2014 đến nay, Quốc hội nước ta đã sửa đổi, bổ sung, ban hành mới hơn 100 văn bản luật, pháp lệnh liên quan đến việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân phù hợp với Hiến pháp 2013. Trong số đó có những luật cơ bản, quan trọng như: Bộ luật Hình sự 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Bộ luật Dân sự 2015, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015, Luật Trưng cầu dân ý 2015, Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016, Luật Trẻ em 2016, Luật Báo chí 2016, Luật Tiếp cận thông tin 2016, Luật An ninh mạng 2018, Luật Đặc xá 2018… Việc hoàn thiện khung pháp luật về quyền con người, quyền công dân nói trên đã phản ánh đúng bản chất của chế độ ta, đó là xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tăng cường cơ chế dân chủ, công khai để mọi cá nhân trong xã hội đều có thể tham gia xây dựng, quản lý xã hội, giám sát các hoạt động của cơ quan nhà nước, cũng như tạo ra khuôn khổ pháp lý để các cơ quan nhà nước hoạt động tốt hơn, phục vụ tốt hơn nhu cầu của mọi tầng lớp nhân dân.

Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước tích cực, chủ động tham gia vào hầu hết các công ước quốc tế về quyền con người do Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác ban hành. So với nhiều nước trong khu vực và các nước phát triển, Việt Nam không thua kém về số lượng là thành viên các công ước quốc tế về quyền con người. Tính đến năm 2021, Việt Nam đã phê chuẩn, gia nhập 7/9 công ước cơ bản của Liên hợp quốc về quyền con người; phê chuẩn, gia nhập 25 công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), trong đó có 7/8 công ước cơ bản. Việt Nam đã phê chuẩn hoặc tham gia nhiều điều ước quốc tế về nhân quyền. Việt Nam luôn khẳng định trên thực tế là thành viên nỗ lực tham gia các công ước quốc tế với tinh thần, trách nhiệm cao nhất, được nhiều tổ chức quốc tế, các quốc gia đánh giá cao.

Mặc dù nước ta đang gặp không ít những trở ngại, thách thức do thiên tai, dịch bệnh và từ sự chống phá của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị nhưng vấn đề nhân quyền của Việt Nam luôn được thực thi trên thực tế. Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn và vững chắc về nhân quyền. Điều đó không chỉ thể hiện ở những nỗ lực của chúng ta trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, mà còn được thể hiện ở việc bảo đảm quyền còn người, quyền công dân trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Điển hình như, Việt Nam là một trong sáu quốc gia thành viên Liên hợp quốc đã hoàn thành phần lớn các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ trước thời hạn năm 2015 và được xem là tấm gương điển hình của cộng đồng quốc tế trong thực hiện mục tiêu phát triển bao trùm, không ai bị bỏ lại phía sau của Liên hợp quốc. Theo Báo cáo “Phát triển con người năm 2019” được Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) công bố ngày 9/12/2019, với chỉ số HDI là 0,63, Việt Nam xếp thứ 118 trong tổng số 189 nước… Với những thành tựu trong việc tôn trọng, bảo đảm về quyền của con người, Việt Nam được tín nhiệm là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2014 - 2016). Tại khóa họp lần thứ 73, tại trụ sở Liên hợp quốc vào ngày 7/6/2019, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 với số phiếu gần như tuyệt đối (192/193 phiếu). Gần đây, Việt Nam đã thực hiện tốt vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với nhiều dấu ấn, đóng góp sáng tạo, thiết thực, trong đó có vấn đề bảo đảm quyền con người trước những thách thức do đại dịch COVID-19 gây ra, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao và làm cho vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng tăng trên trường quốc tế.

Thành tựu đảm bảo nhân quyền tại Việt Nam trên các lĩnh vực đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội, đặc biệt là những thành tựu của Việt Nam trong việc phòng, chống dịch COVID-19 và bảo đảm quyền sống là quyền cao nhất trong đại dịch COVID-19 là những minh chứng rõ nét nhất trong bảo đảm quyền của con người trước những biến cố, đại dịch mà người dân trên toàn thế giới phải trải qua.

Đánh giá về nhân quyền cần phải đảm bảo cách nhìn khách quan, toàn diện, không thể phán theo kiểu “thầy bói xem voi”, không thể lấy một số vụ việc tiêu cực, những hiện tượng sai lệch mà quy chụp thành bản chất. Những thông tin để làm căn cứ đánh giá, báo cáo, xếp loại nhân quyền Việt Nam của một số tổ chức quốc tế thiếu thiện chí đều khai thác từ số đối tượng thù địch, phản động, bất mãn, cơ hội chính trị, số này luôn có những hành động hủy hoại mọi nỗ lực, thành tựu của Việt Nam trong vấn đề nhân quyền. Khi không có bất kỳ các hoạt động khảo sát, trải nghiệm vấn đề nhân quyền của một quốc gia thì mọi đánh giá về nhân quyền của quốc gia đó đều mang tính chủ quan, thiếu tính thực tiễn, sai lệch. Mặt khác, không thể mượn danh nhân quyền để tung hô cho lối sống tự do “vô pháp” để biện minh việc làm sai trái, quay lưng lại Tổ quốc, dân tộc.

Thứ Ba, 1 tháng 3, 2022

"Tiêu chuẩn kép" của FIFA


        Năm 1999, cầu thủ nước Nam Tư (cũ) mặc chiếc áo với dòng chữ “NATO, d.ừng n.é.m b.o.m”, anh ta bị FIFA phạt vì mang yếu tố chính trị vào thể thao.

         Năm 2022, FIFA vừa ra lệnh cấm các CLB bóng đá Nga tham dự toàn bộ các giải đấu do mình tổ chức, trong đó bao gồm World Cup 2022. Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) cũng đình chỉ CLB Spartak Moscow ở Europa League. 

        Tất cả là vì nguyên nhân mà ai cũng biết, đó là chính trị. Vấn đề là ở chỗ, yếu tố chính trị này không phải do bóng đá Nga hay CLB Spartak đưa vào, còn ai đưa thì không thấy nói. 


 

        Trong phát biểu FIFA và UEFA có đoạn: Bóng đá là hiện thân của tình đoàn kết. Chúng tôi hy vọng tình hình ở Ukraine sẽ sớm được cải thiện để bóng đá một lần nữa trở thành hoạt động trung gian tạo ra sự gắn kết, hòa bình." 

        Dùng chính lí lẽ này, CLB Spartak đáp trả: CLB Spartak Moscow có hàng triệu người hâm mộ không chỉ ở Nga mà trên thế giới. Thành công hay thất bại của chúng tôi gắn liền với những người hâm mộ ở hàng chục quốc gia.  Thật không may khi nỗ lực của đội Spartak Moscow ở Europa League mùa này đã bị hủy bỏ bởi lý do không phải thể thao… 

        Theo quan điểm của CLB, thể thao thế giới cần phải xây dựng một cây cầu, gắn kết mọi người lại với nhau, chứ không phải thẳng tay đốt chúng. (Tức là giữa lúc đang cần đoàn kết thì FIFA lại chia cắt người hâm mộ thể thao... - người viết) "Quyết định của UEFA và FIFA khiến chúng tôi cảm thấy khó chịu, mặc dù nó đã được dự đoán từ trước." Đây có lẽ là một cuộc tranh cãi lớn và sẽ khiền nhiều người nhận ra nhiều điều về thể thao, bóng đá và chính trị. Tất nhiên, quan điểm là của riêng mỗi người, bàn thì cứ bàn thôi, chứ quyết định thì đã quyết định rồi mà...