NGƯỜI ĐƯA TIN 289

NƠI CHIA SẺ THÔNG TIN ĐA CHIỀU VỀ MỌI VẤN ĐỀ

Thứ Ba, 1 tháng 3, 2022

"Tiêu chuẩn kép" của FIFA


        Năm 1999, cầu thủ nước Nam Tư (cũ) mặc chiếc áo với dòng chữ “NATO, d.ừng n.é.m b.o.m”, anh ta bị FIFA phạt vì mang yếu tố chính trị vào thể thao.

         Năm 2022, FIFA vừa ra lệnh cấm các CLB bóng đá Nga tham dự toàn bộ các giải đấu do mình tổ chức, trong đó bao gồm World Cup 2022. Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) cũng đình chỉ CLB Spartak Moscow ở Europa League. 

        Tất cả là vì nguyên nhân mà ai cũng biết, đó là chính trị. Vấn đề là ở chỗ, yếu tố chính trị này không phải do bóng đá Nga hay CLB Spartak đưa vào, còn ai đưa thì không thấy nói. 


 

        Trong phát biểu FIFA và UEFA có đoạn: Bóng đá là hiện thân của tình đoàn kết. Chúng tôi hy vọng tình hình ở Ukraine sẽ sớm được cải thiện để bóng đá một lần nữa trở thành hoạt động trung gian tạo ra sự gắn kết, hòa bình." 

        Dùng chính lí lẽ này, CLB Spartak đáp trả: CLB Spartak Moscow có hàng triệu người hâm mộ không chỉ ở Nga mà trên thế giới. Thành công hay thất bại của chúng tôi gắn liền với những người hâm mộ ở hàng chục quốc gia.  Thật không may khi nỗ lực của đội Spartak Moscow ở Europa League mùa này đã bị hủy bỏ bởi lý do không phải thể thao… 

        Theo quan điểm của CLB, thể thao thế giới cần phải xây dựng một cây cầu, gắn kết mọi người lại với nhau, chứ không phải thẳng tay đốt chúng. (Tức là giữa lúc đang cần đoàn kết thì FIFA lại chia cắt người hâm mộ thể thao... - người viết) "Quyết định của UEFA và FIFA khiến chúng tôi cảm thấy khó chịu, mặc dù nó đã được dự đoán từ trước." Đây có lẽ là một cuộc tranh cãi lớn và sẽ khiền nhiều người nhận ra nhiều điều về thể thao, bóng đá và chính trị. Tất nhiên, quan điểm là của riêng mỗi người, bàn thì cứ bàn thôi, chứ quyết định thì đã quyết định rồi mà...


 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét