NGƯỜI ĐƯA TIN 289

NƠI CHIA SẺ THÔNG TIN ĐA CHIỀU VỀ MỌI VẤN ĐỀ
  • TRƯỜNG SA - HOÀNG SA VÀ NHỮNG CHUYỆN CHƯA BAO GIỜ KỂ

    Hôm trước, mình đặt câu hỏi về việc các bạn suốt ngày phê phán Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam "nhai đi nhai lại" các thông điệp phản đối khi Trung Quốc có hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vậy theo các bạn chúng ta phải làm gì?

  • NGUYỄN VĂN HÓA - TỪ CON ĐƯỜNG PHẠM TỘI BÁN NƯỚC ĐẾN CON ĐƯỜNG VÀO NHÀ GIAM

    Năm 2013, Nguyễn Văn Hóa đã lập tài khoản Facebook “Nguyễn Văn Hóa (Maria Luygonjaga)” tại địa chỉ www.facebook.com/Nguoidaxatoi để kết bạn, trao đổi thông tin với các đối tượng như Lê Đình Lượng, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Hoàng Đức Bình.

  • NHẬN BIẾT THỦ ĐOẠN MỚI CỦA KẺ THÙ ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN

    Trong tình hình mới, các thế lực thù địch vẫn luôn câu kết chặt chẽ với nhau để thúc đẩy từ “diễn biến hòa bình” sang “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ ta, chống phá Đảng, Nhà nước và giai cấp công nhân Việt Nam với cấp độ và cường độ ngày càng quyết liệt, thâm hiểm hơn.

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2019

VƯỢNG RÂU LẠI BÚ FAME KHI ỦNG HỘ BIỂU TÌNH TRÁI PHÁP LUẬT


Nguyễn Công Vượng (tức danh hài Vượng Râu) nổi tiếng trên cả nước với nhiều vai diễn tốt trong làng hài. Tuy nhiên, nhiều người không hề biết Vượng Râu còn diễn hài trong các hội nhóm dân chủ bằng việc a dua theo các phong trào chống chính quyền, phá hoại tư tưởng thông qua sự nổi tiếng của mình. 
Những hoạt động trước kia mọi người đều đã rõ, từng hành động đã bị lên án mạnh mẽ, thậm chí là tẩy chay khi sự nổi tiếng dần mất đi mà tai tiếng lại vây quanh Vượng Râu mỗi khi anh hề này đưa ra phát ngôn thiếu suy nghĩ, ủng hộ cho các hành vi sai trái phá hoại đất nước ta.
Lần này, anh chàng Vượng lại công khai ủng hộ hoạt động biểu tình gây rối núp dưới chiêu bài yêu nước của hội nhóm dân chủ, đồng thời phản đối hành động ngăn cản của chính quyền. Mấy ngày gần đây, sự việc xảy ra tại bãi Tư Chính thuộc chủ quyền của Việt Nam đang gây xôn xao trong dư luận, Đảng và Nhà nước ta không ngừng đấu tranh với Trung Quốc với nghệ thuật ngoại giao hiệu quả thì Vượng Râu lại muốn người dân xuống đường biểu tình gây rối như trước đây, anh chàng này đã đặt câu hỏi “Sao không có ai hô hào biểu tình, sao không có ai hô hào đả đảo trung quốc hay những băng rôn khẩu hiệu ngoài đường như những năm xưa!?”.
Trong các cuộc biểu tình trái pháp luật mà hậu quả là gây rối trật tự công cộng, phá hoại tài sản, cản trở giao thông thì đương nhiên lực lượng chức năng sẽ phải thực thi pháp luật bằng việc ngăn cản, bắt những người quá khích. Ấy vậy mà chàng hề Vượng Râu lại kịch liệt phản đối việc làm này của chính quyền “Vài năm trước khi những người yêu nước biểu tình dàn khoan của Trung quốc vào thềm lục địa đất nước ta, những người xuống đường đã bị chính quyền quy chụp phản động, bắt bớ, đánh đập, lũ con hoang dư luận viên thì bêu rếu bôi nhọ những nhà hoạt động biểu tình đó bằng những lời vô liêm sỉ”.
Nói Vượng Râu thiếu hiểu biết thì hơi quá nhưng thực ra anh chàng này cũng chẳng hiểu cái gì cả. Một diễn viên chuyên nghiệp thì đương nhiên là phải học thuộc làu làu kịch bản rồi, chẳng có lẽ với tài năng như vậy mà Vượng Râu không học thuộc nổi mấy văn bản pháp luật để hiểu xem hành động đó là đúng hay sai, có vi phạm pháp luật không à. Nếu thực sự không hiểu biết thì nên im lặng để nghe người khác nói chứ cứ bô bô cái mồm để bú fame theo đám dân chủ thì danh tiếng sẽ dần mất đi mà thôi.
Đúng là những kẻ học thức thấp kém thì thường thích dùng chân tay hơn đầu óc. Cùng một vụ việc nhưng chính quyền muốn dùng những đòn ngoại giao mềm dẻo để đấu tranh còn những kẻ ngu muội như chàng hề Vượng Râu lại thích hô hào biểu tình, gây rối, đập phá, đặc biệt là gây rối trước trụ sở ngoại giao của Đại sứ quán Trung Quốc. Sẽ chẳng có lợi ích gì khi đi theo những kẻ ngu muội, thậm chí còn dính bẫy gây hấn của Trung Quốc. Với vai trò là thằng hề thì Vượng Râu chỉ nên diễn hài, chứ đưa cả hài kịch vào chính trị thì quá nguy hiểm rồi đó.
P/s: Công Lý

TIN MỸ LÀM TRỌNG TÀI GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHILIPINE BỊ TRUNG QUỐC NUỐT CHỬNG BÃI CẠN SCARBOROUGH


Tối ngày 15/06/2012 Philipine chấp nhận nhượng bộ trước Trung Quốc trong cuộc đối đầu kéo dài 10 tuần trên biển, bằng cách rút các tàu của họ khỏi vùng biển quanh bãi cạn Scarborough. Thế nhưng sau khi Philipine rút đi, Trung Quốc vẫn ở lại và thế là từ đó đến nay Trung Quốc kiểm soát được bãi cạn này mà không tốn một viên đạn nào.
Giữa bối cảnh bãi Tư Chính đang căng thẳng đã kéo dài 3 tuần như hiện nay, người Việt chúng ta cần học lại cẩn thận bài học về vụ Philipine mắc mưu ở bãi cạn Scarborough.
Về địa lý, Scarborough là một bãi san hô vòng nằm cách vịnh Subic khoảng 120 đặm về phía Tây. Giống như nhiều đảo và bãi đá khác ở Biển Đông, chủ quyền của bãi Scarborough bị nhiều bên tranh chấp gồm Trung Quốc, Đài Loan và Philipine.
Cuộc khủng hoảng này đã bắt đầu khi một máy bay giám sát của hải quân Philipine phát hiện 8 tàu đánh cá Trung Quốc xuất hiện gần bãi cạn Scarborough vào ngày 08/04/2012. Đúng như nghi ngờ, họ phát hiện các tàu cá chở bất hợp pháp sò tai tượng, san hô và cá mập những sản vật có nguy cơ tuyệt chủng và điều này vi phạm pháp luật của Philipine.
Sau đó Philipine cử tàu khu trục nhỏ BRP Gregorio del Pilar để bắt giữ các tàu đánh cá Trung Quốc. Tàu Gregorio là một tàu cảnh sát biển của Mỹ đã bị loại biên và chuyển giao cho Philipine. Tuy nhiên, đều mà máy bay trinh sát Philipine đã không thấy là các tàu Hải giám của Trung Quốc cũng có mặt trong khu vực.
Bất chấp thực tế là Philipine vẫn thường xuyên sử dụng tàu hải quân cho các hành động can thiệp, bởi số lượng tàu bảo vệ bờ biển của họ còn hạn chế. Trung quốc vẫn tuyên bố rằng Philipine đã sử dụng một tàu quân sự cho các hoạt động thực thi pháp luật, cáo buộc Manila quân sự hóa tranh chấp Bắc Kinh điều hải giám ngăn chặn Philipine bắt giữ ngư dân. Với sự hiện diện của tàu Chính phủ, hai bên bị cuốn vào một cuộc tranh chấp chủ quyền quyết liệt ở bãi cạn Scarborough.
Trong khi yêu cầu Philipine lập tức rút lui, Trung Quốc lại nhanh chóng làm leo thang căng thẳng, bằng cách dàn đội hình tàu lấn át về số lượng so với các tàu của Philipine đang tới để giải cứu chiến hạm. Sau đó tàu Hải giám Trung quốc được cho là đã phối hợp với các tàu ngư dân thực hiện động thái gây bất ngờ là dựng một hàng rào bằng dây thừng ngang qua miệng cái phá nước hình chữ C để nhốt ngư dân Philipine bên trong bãi cạn này, sau đó phong tỏa không cho ai ra vào nếu như không được phép của họ.
Trong cả quá trình đó, các tàu của Hải quân Trung Quốc hiện diện ở ngoài xa để gửi thông điệp cho Manila rằng đừng gây rắc rối. Đồng thời với hoạt động trên biển, Bắc Kinh cũng gây áp lực về kinh tế, khi công bố một hành động không ai ngờ là kiểm tra từng buồng chuối của Philipine khiến nó bị thối ở cảng Trung Quốc.
Lệnh cấm du lịch được phổ biến cũng làm sụt giảm mạnh mẽ du khách Trung Quốc đến Philipine. Khi căng thẳng dâng cao hơn, các kênh ngoại giao truyền thống không mang lại kết quả, lúc đó Philipine vẫn chưa bổ nhiệm viên đại sứ ở Trung Quốc còn đang khuyết và đại sứ Trung Quốc ở Philipine thì bị xem là không hiệu quả và không tương thích với Bắc Kinh.
Vấn đề trở nên phức tạp hơn khi người lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc ở Bắc Kinh, thứ trưởng ngoại giao phụ trách Châu Á là bà Phó Oanh tình cờ lại là đại sứ Trung Quốc ở Philipine năm 1999, khi Trung Quốc tăng cường thúc đẩy yêu sách của họ ở biển Đông bằng cách xây dựng một công trình quân sự trên bãi đá vành khăng, mà họ đã chiếm đóng từ năm 1995.
Như một quan chức Philipine đã đánh giá, nếu có ai đó biết cách đánh cắp đảo thì đó là bà ta, bởi vậy những nỗ lực phát triển các kênh ngoại giao đáng tin cậy giữa Manila và Bắc Kinh đã bị thất bại. Do hai Chính phủ không thể nói chuyện với nhau, nên đã lôi kéo Mỹ trong vai trò như người trung gian và trọng tài. Cả hai bắt đầu các cuộc đàm phán riêng với các quan chức Mỹ rồi sau đó người Mỹ chuyển các thông điệp cho phía bên kia.
Mặc dù Trung Quốc ghét phải nhờ Mỹ làm trung gian, nhưng Bắc Kinh đã nhờ Washington làm áp lực để Philipine rút lui. Họ mô tả những lãnh đạo ở Manila là những kẻ khó đoán, cảm tính và được khuyến khích hành động phiêu lưu khinh suất, vì tuyên bố từ chính quyền Obama về việc Mỹ sẽ xoay trục sang Châu Á.
Trong khi đó, ngoại giao giữa Mỹ và Philipine phản ánh sự chia sẽ nhận thức về tầm quan trọng của sự thận trọng và kiềm chế. Manila hi vọng có thể đưa thực địa về hiện trạng ban đầu bằng cách tìm kiếm sự làm rõ trong điều kiện nào thì Mỹ sẽ can thiệp quân sự theo hiệp ước phòng thủ chung giữa hai nước.
Một cuộc gặp cấp bộ trưởng đã diễn ra giữa ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton với người đồng cấp Philipine vào tháng 04/2012 và đến tháng 06 năm đó tổng thống Philipine đến Washington để tìm kiếm một dấu hiệu thống nhất đồng minh.
Trong khi đó nước Mỹ vẫn cố tình bảo lưu sự mơ hồ chiến lược về sự thực thi hiệp ước trong trường hợp bùng nổ hành động thù địch trên biển Đông. Sau hàng tuần thảo luận và đàm phán, giữa tháng 06/2012 các quan chức Mỹ đã môi giới một thỏa thuận để cả hai bên cùng rút lui.
Vì đã quá kiệt sức, cộng với sự thua thiệt về số lượng và thiếu các giải pháp thay thế khả thi, Manila đã rút các tàu của mình tại hiện trường với lý do để tránh một cơn bão đang đến.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã không theo hạn của thỏa thuận mà vẫn giữ các tàu Hải giám trên bãi cạn, khi Philipine phát hiện ra thì đã muộn màng. Hiện nay Trung Quốc đã kiểm soát bãi cạn này cùng các vùng biển xung quanh nó.
Rất nhanh sau khi Philipine rút khỏi bãi cạn, các quan chức và học giả Trung Quốc đã bắt đầu nói về mô hình Scarborough để thâu tóm các lãnh thổ tranh chấp. Từ đó, Trung Quốc bắt đầu thử nghiệm các hình thức khác nhau của một chiến lược gọi là cưỡng ép mở rộng. Tức là, họ dùng các lực lượng phi quân sự để cưỡng ép đối thủ tranh chấp ở Biển đông nhằm đạt mục đích cướp đoạt lãnh thổ, nhưng ở dưới ngưỡng xung đột quân sự để ngăn chặn sự can thiệp của Mỹ.
Chỉ hai năm sau vụ Scarborough, năm 2014 Trung Quốc cũng đã tái sử dụng thủ đoạn này trong sự kiện đem giàn khoan Hải dương 981 nhảy dù vào vùng biển cửa vịnh Bắc Bộ của Việt Nam.
Lúc bấy giờ Trung Quốc đã triển khai hàng chục tàu thuyền gồm cả tàu Hải quân, tài Hải cảnh, tài Hải giám, Hải tuần cùng nhiều tàu vận tải và tàu đánh cá vỏ thép. Trong đó, thế bố trí cũng tương tự như ở Scarborough. Đó là tàu Hải quân ở ngoài thị uy, còn tham gia các màng đâm va, rượt đuổi là các tàu cá vỏ thép, tàu Hải giám, Hải tuần, Hải cảnh.
Do Việt Nam có lực lượng và kinh nghiệm hơn Philipine, cho nên phía Trung Quốc lần này cũng có những hành động leo thang hơn. Cụ thể là Trung Quốc đã nhiều lần cho máy bay quân sự hoạt động trên bầu trời khu vực để uy hiếp tinh thần lực lượng Việt Nam. Trên mặt biển thì Trung Quốc cũng hung hăng hơn rất nhiều, khi chủ động đâm va và phun vòi rồng vào các tàu Việt Nam.
Tuy nhiên, điểm khác biệt của Việt Nam là kiên cường bám trụ trên thực địa và vẫn duy trì đối thoại cấp cao. Ví dụ như ngày 17/05 bộ trưởng công an Việt Nam Trần Đại Quang đã điện đàm với bộ trưởng công an Trung Quốc trao đổi về lý do dẫn đến các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam, đồng thời đề nghị người đồng cấp Trung Quốc báo cáo với các lãnh đạo Đảng, Nhà nước Trung Quốc chỉ đạo rút ngay giàn khoan khỏi vùng biển Việt Nam.
Hay ngày 18/06 ông Dương Khiết Trì một nhà ngoại giao lão luyện của Trung Quốc cũng sang Việt Nam để thảo luận với Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh về sự việc. Cũng trong chuyến thăm này của ông Dương Khiết Trì các phóng viên đã chụp được khoảnh khắc để đời là ánh mắt hình viên đạn của Bộ trưởng Phạm Bình Minh khi bắt tay ông Dương Khiết Trì.
Bên cạnh các kênh liên lạc đối thoại song phương, Việt Nam cũng tích cực tranh thủ các diễn đàn quốc tế để khẳng định tính chính nghĩa của mình, kêu gọi cộng đồng thế giới phản đối hành động của Trung Quốc.
Cụ thể như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng công khai tố cáo vụ việc giàn khoan trong hội nghị thượng đỉnh Asean lần thứ 24 ở Myanmar ngày 11/05 hoặc ngày 31/05 phái đoàn ngoại giao Việt Nam gửi thư cho Tổng thư ký LHQ Ban Ki-Moon đề nghị lưu hành công hàm của Bộ ngoại giao Việt Nam gửi Bộ ngoại giao Trung Quốc, phản đối việc Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam.
Trên truyền thông, sau khi Việt Nam công khai những bức ảnh chụp tàu Trung Quốc đâm va và phun vòi rồng vào tàu Việt Nam, đã tác động mạnh mẽ đến dư luận thế giới. Kế đó các phóng viên báo nước ngoài cũng được cho lên tàu kiểm ngư và tàu cảnh sát biển ra hiện trường để tận mắt chứng kiến tình hình.
Những tường thuật và ảnh chụp của họ gửi về tòa soạn đã góp phần cho công chúng thế giới thấy rõ sự hung hăng và phi lý của Trung Quốc. Sau 75 ngày Việt Nam kiên trì đấu tranh trên nhiều mặt trận. Đến 16/07 Trung Quốc tuyên bố rút giàn khoan sớm hơn một tháng so với kế hoạch ban đầu vì lý do thời tiết. Như vậy có thể nói Trung Quốc đã thất bại trong ý đồ dùng lại những thủ đoạn đã áp dụng năm 2012 ở bãi cạn Scarborough.
Kết quả của sự kiện năm 2012 ở Scarborough khác với kết quả sự việc giàn khoan 2014 ở vùng biển Việt Nam có thể có nhiều nguyên nhân. Nhưng nổi bật lên 2 nguyên nhân chính. Thứ nhất là ý chí quyết tâm của toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền của mình. Từ chổ dám chống lại hành vi phi lý của Trung Quốc chúng ta mới có cơ sở để tìm các phương pháp đấu tranh linh hoạt phù hợp với tình hình và đối tượng.
Điều này cũng có thể nói tương tự như ngày trước, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh nói rằng chúng ta phải dám đánh Mỹ rồi mới có cách để đánh Mỹ. Nguyên nhân thứ hai là sự linh hoạt và khéo léo trong phương pháp đấu tranh. Sự khéo léo đó thể hiện ở mấy điểm:
Thứ nhất, là vẫn giữ được đối thoại trực tiếp với Trung Quốc. Đấu tranh trên thực địa nhưng không cắt cầu liên lạc ngoại giao. Việc giữ được cầu liên lạc giúp chúng ta nói chuyện trực tiếp với đối thủ, không phải qua trung gian như Philipine. Gần đây khi tàu cá Philipine bị tàu Trung Quốc đâm chìm, ông Đại sứ Philipine ở Mỹ có viết một bài báo đăng trên báo ở Philipine, trong đó ông có tiết lộ chi tiết là năm 2012 Philipine đã tin tưởng lời khuyên của Mỹ rằng nếu họ rút thì Trung Quốc cũng rút. Vì tin Mỹ, Philipine đã rút và hậu quả thì như chúng ta đã chứng kiến.
Giờ đây có thể nói là người Mỹ xúi dại Philipine, cũng có thể có người cho rằng trong vụ này chính Mỹ cũng đã tin lầm Trung Quốc. Thế nhưng dù là thế nào thì Trung Quốc đã kiểm soát bãi cạn, Philipine rất khó để mơ đến việc lấy lại.
Ngay chính Việt Nam chúng ta, năm 1954 khi đàm phán Genève chúng ta lần đầu ra một hội nghị quốc tế, còn non kém nên đã tin tưởng ông bạn Trung Quốc cho nên đã phải chịu những thua thiệt. Rút kinh nghiệm đau thương đó, khi chiến tranh với Mỹ Việt Nam đã vừa đánh vừa đàm phán trực tiếp với Mỹ chứ không qua trung gian nào cả. Kết quả là đến năm 1972 trở đi, Mỹ từng nhiều lần muốn mượn Liên xô và Trung Quốc để ép Việt Nam trên bàn đàm phán nhưng đều thất bại.
Hai câu chuyện nói trên đã minh chứng sáng ngời rằng. Nếu có thể đàm phán thì tốt nhất nên đàm phán trực tiếp với đối thủ, khi đó bàn đàm phán không những là nơi đối thoại mà còn là phương tiện để thực hiện chiến lược mưu phạt tâm công mà Nguyễn Trãi đã nói từ thế kỷ 15.
Điểm thứ hai thể hiện sự khéo léo của Việt Nam là đã tích cực sử dụng truyền thông để khẳng định tính chất chính nghĩa của mình, tố cáo hành vi phi nghĩa của Trung Quốc. Trên truyền thông có quy luật là những hình ảnh cực kỳ có sức mạnh, ngay thời điểm đó và đến tận ngày nay hình ảnh tàu Trung Quốc phun vòi rồng hoặc là tàu Trung Quốc đâm vào tàu Việt Nam vẫn là những hình ảnh có tính chất đại diện cho sự kiện. Những hình ảnh đó có giá trị bằng hàng ngàn bài tường thuật, công chúng chỉ cần nhìn vào đó là đủ để xác định ai là kẻ cướp ai là nạn nhân.
Bởi vậy, sau này Bộ ngoại giao Trung Quốc tố cáo Việt Nam dùng người nhái rải vật cản xuống biển hoặc là tố cáo Việt Nam đâm va tàu Trung Quốc hàng ngàn lần nhưng chẳng có chứng cứ nào, cho nên không sao thuyết phục được công chúng thế giới. Từ những bài học lịch sử đó, đối chiếu vào sự kiện đang diễn ra ở bãi Tư Chính ngày nay, điều mà Việt Nam chúng ta lưu ý là cần kiên trì bám trụ vào thực địa, đấu tranh kiên quyết trong mục tiêu nhưng linh hoạt trong hình thức để bảo đảm giữ vững chủ quyền nhưng không để Trung Quốc có cớ leo thang xung đột.
Sự kiện bãi cạn Scarborough cũng nêu lên một bài học là từ những vụ đụng độ kiểu này Trung Quốc có thể thuận nước đẩy thuyền hòng chiếm đoạt lãnh thổ bằng các phương pháp phi quân sự nếu đối phương sơ hở.
Sự kiện bãi cạn cũng dạy chúng ta bài học xương máu rằng, mục tiêu chiếm đoạt lãnh thổ ở Biển Đông của Trung Quốc là bất biến, nhưng họ sẽ thực hiện nó bằng các biện pháp rất linh hoạt, dần dần từng bước do vậy chúng ta giữ cầu liên lạc và đàm phán với Trung Quốc cũng là một mặt trận đấu tranh chứ không tin những lời hứa hẹn của Trung Quốc trên bàn đàm phán như ông Duterte của Philipine.


Thứ Năm, 25 tháng 7, 2019

THAM VỌNG CỦA FACEBOOK BỊ CHẶN ĐỨNG

Mark Zuckerburg với đồng Libra

Tham vọng thao túng thế giới của Quốc vương Facebook Mark Zuckerburg bằng việc ra mắt tiền điện tử riêng, đồng Libra (một dạng ví điện tử có đảm bảo) đã bị lãnh đạo G7 và Hạ viện Mỹ chặn đứng.
“Chủ quyền của các quốc gia không thể bị nguy hiểm” - Reuters dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire phát biểu hôm 17.7 sau khi chủ trì ngày đầu tiên của cuộc họp kéo dài 2 ngày của các bộ trưởng tài chính nhóm G7. “[Chúng tôi] thống nhất rằng cần có hành động khẩn cấp”, ông Le Maire đế thêm.
Cũng trong ngày 17.7, đại diện của vương quốc Facebook, David Marcus – Giám đốc ngân hàng Trung ương Facebook phải ra điều trần trước Ủy ban Dịch vụ Tài chính thuộc Hạ viện Mỹ.
Chủ tịch ủy ban – bà Maxine Waters so sánh vương quốc Facebook với hai công ty Mỹ cũng gặp scandal lớn, là Wells Fargo và Equifax. “Số người chịu thiệt hại từ hoạt động của Facebook cũng tương tự Wells Fargo, và sự thất bại trong việc bảo mật thông tin người dùng cũng có quy mô như Equifax”, bà nói. Bà Waters cũng đã công bố một dự luật cấm các vương quốc mạng tham gia vào hệ thống tài chính. Việc này có thể ngăn Facebook ra mắt Libra.
Nghị sĩ Carolyn B. Maloney thì yêu cầu vương quốc Facebook nên bỏ ý tưởng này. Bà nói “Việc tạo ra một đồng tiền mới là chức năng cơ bản của chính phủ”, chứ không phải là Facebook.
Tiền điện tử (có đảm bảo về mặt giá trị) mà còn bị các nước ngăn cản vì sợ ảnh hưởng đến an ninh tiền tệ, chủ quyền quốc gia thì những cái thứ tiền ảo như Bitcoin, ETH, XRP, ILC,… chỉ là những công cụ lừa đảo vĩ đại. Tất nhiên, nếu ai thích đánh bạc thì cứ việc lướt sóng kiếm tiền chứ không ai cấm, nhưng miễn sao đừng có thuyết giảng về một nền tiền ảo vĩ đại trong tương lai là được.


Thứ Hai, 22 tháng 7, 2019

KIÊN QUYẾT KHÔNG ĐỂ LÒNG YÊU NƯỚC BỊ LỢI DỤNG!


Những ngày qua, tình hình phức tạp tại bãi Tư Chính lại khiến dư luận quan tâm. Có nhiều kẻ lớn tiếng rằng sao báo đài trong nước không thông tin đầy đủ hay là lại bưng bít thông tin. Rồi đám phản động, “dân chủ” thì nghĩ ra đủ thứ thuyết âm mưu, thậm chí là xuyên tạc lực lượng chức năng của chúng ta bị tấn công, chúng ta bị mất đảo. Từ đó gây phức tạp tình hình, lợi dụng lòng yêu nước của người dân hòng gây những cuộc biểu tình trong bạo loạn như trong năm 2014.
CHÚNG TA CẦN KHẲNG ĐỊNH 2 ĐIỀU:
THỨ NHẤT: Ngay sau khi Trung Quốc vi phạm chủ quyền biển Đông, ngày 19/7 vừa qua, người phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã có những phát biểu liên quan: “Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên”.
Phía Việt Nam cũng đã nhiều lần trao công hàm phản đối lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau đề nghị chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam. Đồng thời, đề nghị phía Trung Quốc tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực.
THỨ HAI, Các lực lượng chức năng trên biển và trong đất liền của Việt Nam đã triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam. Mọi di biến động của các tàu của Trung Quốc đều được các lực lượng chức năng của Việt Nam theo sát. Mọi tình huống đều đã được phía Việt Nam chuẩn bị kỹ lưỡng.
Trong khi Chính phủ đang tăng cường các biện pháp hòa bình, nhất là việc kêu gọi sự ủng hộ của các nước trong giải quyết tranh chấp trên biển Đông, thì một số nhà “dân chủ” lại ra sức đưa ra các lời lẽ xuyên tạc cho rằng Việt Nam “nhu nhược” trước sức ép của Trung Quốc, từ đó, kêu gọi quần chúng nhân dân đứng lên biểu tình.
Hiệu quả của các cuộc biểu tình thì chẳng thấy đâu nhưng hậu quả mang lại thì nhiều. Điều này đã được chứng minh từ các cuộc biểu tình nói chung và biểu tình chống Trung Quốc những lần trước. Nhân dân thì trở thành tay sai của đám dân chủ, còn trong đám kích động biểu tình kia thì nhiều người đang phải chịu những hình phạt thích đáng của pháp luật. Và cũng có lẽ nhiều người đã hiểu được bản chất của các cuộc biểu tình nên phần lớn trong số họ thờ ơ trước những lời lẽ kích động đó.
Trong bất kỳ cuộc căng thẳng trên biển Đông nào, Việt Nam luôn muốn giải quyết bằng biện pháp hòa bình. Không phải họ là nước lớn nên mình sợ họ, mà là chúng ta đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh cam go, quyết liệt, với nhiều sự hi sinh bằng xương máu của cha ông ta. Chính vì vậy, hơn bất kỳ quốc gia nào hết, chúng ta muốn hòa bình. Vì thế cho nên, những lời lẽ kích động biểu tình chẳng khác nào là kích động chiến tranh nên cần phải được lên án.
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước” là lời khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi nói về lòng yêu nước của dân tộc ta. Chính lòng yêu nước đó đã giúp nước Việt ta dù trải qua gần ngàn năm đô hộ, các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm vẫn giành và giữ vững nền độc lập của đất nước. Cũng theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì lòng yêu nước không chỉ là cầm vũ khí trực tiếp chống lại quân thù trong thời chiến mà chính là từ những hành động nhỏ nhoi của mỗi cá nhân để góp phần nên chiến thắng vĩ đại. Như công nhân hăng say làm việc, trẻ nhỏ hăng say học tập…
Thực tế đã chứng minh, mỗi khi chủ quyền đất nước mới bị lăm le xâm phạm, là lũ phản động, lũ “dân chủ xôi thịt” một mặt xuyên tạc tình hình, vu cáo chúng ta yếu kém để rồi kích động biểu tình ở trong nước. Bên ngoài chúng ta đang căng mình đối phó sao cho hợp tình hợp lý, sao cho bạn bè ủng hộ chúng ta thì trong nước, lũ phản động, lũ “dân chủ” tăng cường quấy rối làm trầm trọng thêm vấn đề. Điển hình nhất chính là vụ giàn khoan HD 981 cách đây đúng 5 năm trước. Khi mà các lực lượng chấp pháp Việt Nam đang kiên cường đấu tranh 1 cách hòa bình ở biển khơi thì dưới sự kích động của đám “dân chủ”, phản động công nhân một số tỉnh đã tiến hành đập phá nhà máy của một số công ty bị cho là Trung Quốc, nhưng thực ra gồm cả công ty Hàn, Nhật, Đài Loan… để rồi chính những người công nhân đó đập bát cơm của họ, để rồi môi trường đầu tư của chúng ta bị ảnh hưởng, Chính phủ phải đền bù các khoản tiền lớn cho các công ty này, các khoản tiền này có thể giúp chúng ta đầu tư được bệnh viện, trường học như luận điệu chúng thường rêu rao hay mua sắm trang thiết bị bảo vệ chủ quyền.
Âm mưu làm rối loạn dẫn tới suy yếu từ bên trong đó chính là cách mà mọi kẻ thù đều muốn làm khi chống lại chúng ta, lực lượng mà chúng sử dụng vào mưu đồ đó hoặc tiếp tay đắc lực cho mưu đồ lại chính là lũ phản động, đám “dân chủ giả cầy” ở trong nước và đám vong nô.
Do đó, mỗi người dân chúng ta hãy cứ an tâm lao động, và chính thành quả lao động của chúng ta cũng thể hiện lòng yêu nước, cũng khiến đất nước chúng ta trở nên hùng cường hơn. Trước hết, công việc bảo vệ chủ quyền đất nước, chúng ta hãy tin tưởng vào những nhà lãnh đạo, những người lính đang giữ biển, bám biển nơi đầu sóng ngọn gió.
Chúng ta hãy nhớ rằng Yêu nước là phải bằng trái tim và hành động bằng cách chăm chỉ làm việc và thượng tôn pháp luật.
Đất nước là của chúng ta, chúng ta có trách nhiệm và bổn phận riêng của mình, chúng ta tin tưởng vào những người lính hải quân, những chiến sĩ cảnh sát biển. Hãy cảnh giác đừng nghe theo lời mua chuộc, xáo rỗng, hèn hạ của những kẻ phản động, bỏ quê hương đi tị nạn ở nước ngoài, lúc nào cũng muốn tìm cách can thiệp nội bộ chính trị, gây mất an ninh trật tự. Những chiêu bài đội lốt âm mưu lòng yêu nước, đang tìm cách “đục nước béo cò” của thế lực phản động, chúng đang không từ một thứ gì để kích động, chia rẽ nhân dân với Đảng và Nhà nước nhằm gây mất ổn định chính trị xã hội, cản trở quá trình phát triển của đất nước.
CHÚNG TA HÃY LUÔN NHỚ RẰNG :
Bàn phím cứng không thể đập nát xe tăng địch, màn hình sáng lóa không thể dùng để chiếu mù mắt quân địch, miệng lưỡi hô hào không thể làm địch điếc tai mà chết, “chém gió” không thể tạo thành giông bão nhấn chìm tàu chiến địch, biểu tình tuần hành đông đảo không thể dẫm chết quân địch.
DO ĐÓ CHÚNG TA HÃY TIN TƯỞNG TUYỆT ĐỐI VÀO SỰ LÃNH ĐẠO SÁNG SUỐT CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA.
HÃY TIN VÀO TINH THẦN CHIẾN ĐẤU VÀ TRUYỀN THỐNG “BÁCH CHIẾN, BÁCH THẮNG” CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM ANH HÙNG.
CHÚNG TA KIÊN QUYẾT KHÔNG ĐỂ LÒNG YÊU NƯỚC CỦA MÌNH BỊ LỢI DỤNG.


SỐ PHẬN CÁC "NHÀ DÂM CHỦ" ĐƯỢC XUẤT KHẨU TỚI CÁC "THIÊN ĐƯỜNG DÂM CHỦ" ?

Các nhà zâm chủ tới thiên đường

Trong stt dài mới đây trên facebook, Việt kiều Đức Hồ Ngọc Thắng bình luận rằng “Nhiều người ở trong nước lầm tưởng, các “nhà hoạt động dân chủ” sẽ được hưởng thụ cuộc sống sung túc ở trời Tây mà không phải “chân lấm tay bùn”. Nhưng thực tế rất phũ phàng và nhiều người trong cuộc không thích nói, nếu nói ra cũng chỉ để kêu gọi hổ trợ”.
Ông Thắng lấy số phận một số zân chủ gia được “xuất khẩu” đến Đức làm minh chứng cho nhận định của mình: “Sang đến Đức, các “nhà hoạt động” đều ngỡ ngàng nhận ra, họ không được hưởng đặc quyền mà có nghĩa vụ, quyền lợi về chế độ an sinh xã hội như mọi thành viên trong xã hội. Điều đó có nghĩa là phải đi làm để tự nuôi mình, nếu làm không đủ ăn thì xin trợ cấp xã hội. Khó khăn lớn nhất mà họ gặp là không nói, hoặc nói tiếng Đức với trình độ “nói bồi”. Đó cũng là lý do để “Người buôn gió” nhiều năm nay đi buôn hàng hóa, thí dụ mua xoong nồi rẻ tiền ở Ba Lan về Đức bán lại ... Nguyễn Văn Đài, thỉnh thoảng viết bài cho trang Việt ngữ của một số địa chỉ truyền thông với nội dung chủ yếu xuyên tạc và vu khống Việt Nam. Với số tiền nhuận bút đó, anh ta không thể tự nuôi mình chứ chưa nói đến vợ con. Đệ đơn xin trợ cấp xã hội là con đường duy nhất. Nhiều người ở Việt Nam do không nắm rõ vấn đề nên cho rằng, không đi làm mà vẫn có tiền tiêu thì quá sướng. Nhưng nỗi vất vả của người nhận trợ cấp xã hội cũng không nhỏ do các quy định chặt chẽ và sự giám sát nghiêm ngặt của cơ quan cấp trợ cấp xã hội. Hai tiêu chuẩn để quyết định cấp trợ cấp xã hội là Hilfebedürftigkeit (tạm dịch nhu cầu giúp) và Erwerbsfähigkeit (khả năng lao động kiếm tiền). Người nộp đơn phải thường xuyên kê khai tài chính và tài sản, thí dụ tiền có trang tài khoản, xe hơi, đồ trang sức đắt tiền, có khoản thu nhập do đi làm chui … Cộng đồng người Việt đã nghe nhiều về những câu chuyện liên quan đến trợ cấp xã hội: Một số người mất trộm tiền mặt ở nhà vì không gửi tiền vào tài khoản ngân hàng, nhờ người đứng tên khi mua xe hơi, nhân viên của cơ quan chuyên trách thường xuyên đến kiểm tra nhà … Đó cũng là lý do để tất cả bọn phản động lưu vọng người Việt ở Đức thường xuyên tỏ thái độ ghen ăn tức ở với những doanh nhân người Việt thành công trong kinh doanh và đầu tư lớn ở quê nhà”
Thực tế cho thấy, phân tích của ông Hồ Ngọc Thắng là đúng. Nguyễn Văn Đài từ một kẻ “đấu tranh ôn hòa” kiểu đội vỏ bọc luật sư hành xử như trí thức ở trong nước, từ khi sang Đức hiện nguyên hình y như Ngô Kỷ hay đồng đảng Việt Tân, tay chân Đào Minh Quân, phát ngôn cực đoan, bát nháo để nhào nặn ra các bài viết sặc mùi cực đoan, dựng kênh youtube sản xuất clip câu view rẻ tiền kiếm tiền, dựa hẳn vào làm thuê buôn nước bọt cho Việt tân để sinh tồn. Hơn nữa, những ai biết về Nguyễn Văn Đài đều hiểu, nhờ nghề buôn dân chủ trong nước, ông này cũng như Trần Khải Thanh Thủy đã gây dựng được gia sản không hề nhỏ, điều kiện hơn hẳn đồng đội khác. Dù sao Nguyễn Văn Đài vẫn là gương mặt hiếm hoi còn tiếp tục kiếm sống nhờ vào “nghề chống cộng”, đa phần đồng đảng đều im hơi lặng tiếng sau màn chào hỏi truyền thông ban đầu, như Bạch Ngọc Dương, Trần Khải Thanh Thủy, Lê Văn Sơn…Vì không có ngoại ngữ, khó hòa nhập cộng đồng, nghề buôn nước bọt chống cộng phải cạnh tranh rất khốc liệt, mà sống bằng trợ cấp xã hội thì điều kiện rất gắt gao, nếu có hỗ trợ từ chính phủ thì chỉ một vài năm đầu…Nên nỗi nghề nghiệp của họ hầu như chỉ là tay chân nặng nhọc, độc hại như làm nail, rửa bát, quét dọn vệ sinh…ngốn nhiều thời gian mà thu nhập lại thấp, tiếng nói yếu thế với cộng đồng, không còn điều kiện đi lượm lặt tin tức phụng sự cho nghề chống cộng được nữa.
Chính vì thế, mới có cảnh Lê Thu Hà mới có ý định dồn hết tiền hỗ trợ từ Chính phủ Đức mấy tháng đầu để liều mạng xin về Việt Nam sau những tháng ngày khủng hoảng, bế tắc nơi đất khách quê người. Huỳnh Thục Vy lên mạng cầu xin đồng bọn cô ta ở nước ngoài cứu em gái mình đang sống dựa vào trợ cấp của Chính phủ Pháp vẫn cùng quẫn.
Thế nên cộng đồng mạng mới rút ra kinh nghiệm rằng, muốn cho các nhà zân chủ Việt hiểu thế nào là “dân chủ” hãy trao tặng họ cho các xứ sở mà họ khao khát.
Nguyễn Biên Cương


Thứ Năm, 18 tháng 7, 2019

NGƯỜI VIỆT BẮT NGUỒN TỪ CHÂU PHI

Đã có nhiều tranh cãi về nguồn gốc người Việt

Đây là nghiên cứu lớn về bộ gen người Việt và trước khi được công bố chính thức tại VN, nhóm nghiên cứu đã gửi công trình này tới tạp chí di truyền quốc tế uy tín Human Mutation.
Người Việt bắt nguồn từ châu Phi?
Ông Nguyễn Thanh Liêm, viện trưởng Viện Nghiên cứu tế bào gốc - công nghệ gen Vinmec, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu về hệ gen người Việt Nam, cho hay điều mà ông thấy bất ngờ ở kết quả nghiên cứu là về nhân chủng học, bộ gen người Việt có nhiều điểm tương đồng với bộ gen của người Thái Lan và là bộ gen ít bị pha trộn.
“Cùng sống trong một khu vực rộng lớn mà người Việt có tiếng nói riêng, nhưng bộ gen của quần thể người Kinh Việt Nam tương đồng với quần thể người Thái Lan, chứng tỏ có những quan hệ về di truyền. Phân tích sự khác biệt trong hệ gen cho thấy người Việt “nằm cạnh” một cách độc lập với người Hán ở phía Nam và cách xa người Hán ở phía Bắc Trung Quốc.
Kết quả nghiên cứu làm sáng tỏ thêm nguồn gốc tổ tiên của người Việt, một vấn đề nhạy cảm, gây nhiều tranh cãi nhưng lại thiếu các bằng chứng khách quan về nghiên cứu bộ gen” - ông Liêm cho hay.
Vậy thì tổ tiên của người Việt chúng ta ở đâu? Theo PGS Lê Sỹ Vinh - chuyên gia phân tích hệ gen, kết quả nghiên cứu ủng hộ giả thuyết tổ tiên người Việt nằm trong nhóm người (hiện đại) đã di cư từ châu Phi từ 200.000 năm trước, khoảng 40.000 - 60.000 năm trước đã đến cư trú tại Đông Nam Á, trong đó có VN, sau đó tiếp tục di cư lên các nước Đông Á.
PGS Vinh cho rằng trước đây một số học giả cho rằng nguồn gốc người Việt là người Hán ở phía Bắc Trung Quốc, nhưng giả thuyết mới là tổ tiên chúng ta di cư từ phía biển vào, đến Đông Nam Á trước khi đến Trung Quốc.
“Nghiên cứu hệ gen người liên quan nhiều đến y, sinh học, nhưng cũng liên quan đến lịch sử và nhân chủng học” - PGS Vinh nhận xét.
Ước mơ có “lá tử vi sinh học”
Theo nhóm nghiên cứu, những nghiên cứu đầu tiên về hệ gen người của các nhà khoa học trước đây bắt đầu từ năm 1990 và đến năm 2003 mới giải xong trình tự bộ gen đầu tiên, chi phí của công trình kéo dài 13 năm này lên tới 2,7 tỉ USD.
Sau đó, có một nghiên cứu 1.000 bộ gen của 26 dân tộc trên thế giới, trong đó có 101 người Kinh sống ở TP.HCM, thực hiện từ 2008 - 2015 được các nhà khoa học quốc tế thực hiện.
Tại VN mới có những nghiên cứu quy mô nhỏ, giải trình tự một vài bộ gen người. Đến 2016, nhóm các nhà khoa học do GS Nguyễn Thanh Liêm đứng đầu đã bắt đầu thực hiện nghiên cứu này.
Trong đó, nhóm nghiên cứu đã thu thập mẫu gen của 305 người có 3 đời là người Kinh và không mắc các bệnh di truyền, thực hiện giải trình tự gen trên hệ thống máy giải trình tự hiện đại nhất. Đến cuối năm 2018, công trình hoàn thành và tháng 5-2019 nghiên cứu được chấp nhận đăng tải trên tạp chí Human Mutation.
“Y học hiện nay là y học cá thể, trước đây cùng một căn bệnh sẽ có một phác đồ chung, nhưng nếu điều trị dựa trên cơ sở tham chiếu “cuốn từ điển” là bộ gen từng người sẽ cho kết quả tốt hơn nhiều. Trước đây từng có những chỉ định thuốc tốt cho bệnh nhân này nhưng bệnh nhân kia lại không vì có gen kháng lại. Hoặc có thuốc có người dùng khỏe lại, nhưng có bệnh nhân dùng bị điếc luôn. Nếu có một “lá tử vi sinh học” cho từng người, xem nguy cơ bệnh của từng người mà phòng từ sớm thì sẽ rất tốt, ví dụ như bệnh nhân đó có nguy cơ mắc tim mạch, đột tử hay ung thư, từ đó có ứng xử phù hợp” - ông Liêm nói.
Sau nghiên cứu này, một nghiên cứu khác sẽ tiếp nối, với cỡ mẫu là 1.000 bộ gen người Việt. Tuy nhiên, nghiên cứu trên 305 người kể trên là lần đầu tiên có một nghiên cứu quy mô về bộ gen người Việt với những ứng dụng tiềm năng có ích cho người Việt chúng ta.
Bên cạnh đó, nghiên cứu đã giải mã một câu chuyện trong lịch sử: dù có nhiều khu vực biên giới chung và mối quan hệ lâu đời nhưng hệ gen của người Việt lại không có sự giao thoa nhiều hay chịu ảnh hưởng từ hệ gen người Hán.


Thứ Tư, 17 tháng 7, 2019

ASANZO ĐÒI KIỆN BÁO TUỔI TRẺ

Ông Phạm Văn Tam - Chủ tịch Tập đoàn Điện tử Asanzo.

Liên quan đến lùm xùm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo (Tập đoàn Asanzo), ông Phạm Văn Tam - Chủ tịch Tập đoàn Asanzo cho biết, đơn vị đang làm việc với luật sư để khởi kiện báo Tuổi trẻ ra toà án dân sự.
Theo ông Tam, lý do công ty quyết định khởi kiện là do báo Tuổi trẻ đăng tải những thông tin cáo buộc sai sự thật trong loạt bài điều tra, việc này khiến Tập đoàn Asanzo tổn thất nặng nề.
“Sau loạt bài của báo Tuổi trẻ, chúng tôi đã phản hồi và yêu cầu báo Tuổi trẻ đăng tải thông tin đa chiều nhưng không được, báo Tuổi trẻ vẫn tiếp tục đăng tải thông tin một chiều. Vì vậy, xét những tổn thất nặng nề do thông tin sai lệch của báo Tuổi trẻ gây nên, chúng tôi quyết định khởi kiện cơ quan này.
Việc báo Tuổi trẻ cáo buộc chúng tôi giả xuất xứ hàng điện gia dụng và mô tả quá trình sản xuất tivi của chúng tôi chỉ là lắp ráp đơn giản 4 khối linh kiện nhập về từ Trung Quốc, sau đó dán tem nhãn xuất xứ Việt Nam là sai, điều này khiến người tiêu dùng hiểu nhầm chúng tôi”, ông Tam nói.
Ông Tam cho rằng, ngoài một số mặt hàng điện gia dụng đặt hàng đối tác nhập khẩu, Asanzo vẫn sản xuất một số mặt hàng khác và ghi xuất xứ Việt Nam cho các mặt hàng tự sản xuất. Các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, công ty vẫn để nhãn xuất xứ Trung Quốc.
Đối với tivi, Asanzo có đội ngũ thiết kế, các linh kiện được nhập từ nhiều đối tác ở trong và ngoài nước, sau đó được lắp ráp hoàn chỉnh tại Việt Nam. Do đó, ông Tam cho rằng việc ghi xuất xứ tivi tại Việt Nam là không sai.
“Các thủ tục khởi kiện đã hoàn tất, khoảng đầu tuần sau chúng tôi sẽ làm việc với toà án về việc khởi kiện này”, ông Tam cho hay.
Trước đó, ngày 21/6, báo Tuổi Trẻ đăng tải loạt bài điều tra, nghi vấn sản phẩm của Tập đoàn Asanzo là hàng Trung Quốc “đội lốt” Việt Nam khiến dư luận “dậy sóng”. Cụ thể, Asanzo nhập “nguyên con” đồ gia dụng từ Trung Quốc thông qua nhiều công ty nhập khẩu, dán nhãn Asanzo thay vì lắp ráp linh kiện và ghi xuất xứ Việt Nam.
Về việc này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Tài chính - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan khẩn trương kiểm tra, xác minh thông tin báo chí phản ánh vụ việc Asanzo nhập khẩu sản phẩm sản xuất tại nước khác gắn nhãn xuất xứ Việt Nam để bán ra thị trường Việt Nam, làm rõ các vi phạm để xử lý.
Bộ Tài chính và Bộ Công Thương chỉ đạo các cơ quan chức năng (Hải quan, Quản lý thị trường…) rà soát lại việc thực hiện quản lý nhà nước và chức trách nhiệm vụ được giao trong vụ việc này, kiểm điểm làm rõ trách nhiệm theo đúng quy định của pháp luật.
 Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài chính, Bộ Công Thương khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, báo cáo Thủ tướng kết quả trước ngày 30/7/2019.
Đến ngày 26/6, Trung tướng Lương Tam Quang - Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Công an đã chỉ đạo các đơn vị chức năng thu thập tài liệu, xác minh những nghi vấn liên quan đến Asanzo.


Thứ Ba, 16 tháng 7, 2019

THẤY GÌ QUA CHIẾN DỊCH TẤN CÔNG VÀO UY TÍN ÔNG NGUYỄN HỮU CẦU CỦA TỔ CHỨC KHỦNG BỐ VIỆT TÂN VÀ ĐÁM PHẢN ĐỘNG CHỐNG PHÁ


Ông Nguyễn Hữu Cầu là một vị tướng Công an giỏi cả về trình độ nghiệp vụ và kiến thức Pháp Luật. Cũng vì thế mà dưới thời gian qua trên cương vị Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An, bằng những chỉ đạo và quyết sách của ông đã khiến tay chân của tổ chức khủng bố Việt Tân như Hoàng Đức Bình, Lê Đình Lượng, Nguyễn Năng Tĩnh... lần lượt sa lưới Pháp Luật. 
Để thể hiện trách nhiệm của tổ chức với thành viên của mình tổ chức khủng bố Việt Tân ngoài việc kêu gọi đòi trả tự do cho đám tội phạm này bằng các ngôn từ như “trả tự do cho tù nhân lương tâm, nhà hoạt động chính trị, nhà bất đồng chính kiến”...còn kết hợp việc tấn công hạ uy tín của vị Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An này. Thông qua cách giật tít câu view rất khốn nạn của phóng viên Vũ Hân báo Thanh niên “Lột quần áo trẻ em để nhìn sẽ không khép được vào tội dâm ô?” làm sai lệch ý kiến đại biểu Cầu bên hành lang Quốc Hội. Khi đọc tít bài này kèm hình ảnh Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu thì người đọc lại liên tưởng ngay việc ông Cầu đang có hàm ý bảo rằng hành vi như thế không khép được vào tội dâm ô. Tuy nhiên nhìn lại phát biểu đầy đủ của ông Cầu trước báo chí khi góp ý về dự thảo luật như sau:
“Ngược lại, lại có những hành vi dâm ô chưa được liệt kê trong dự thảo, như hành vi NHÌN.
Tụt quần xuống, phanh áo ra trẻ em ra để nhìn có phải là hành vi dâm ô không?
Chúng tôi cũng đã xử lý một vụ án như vậy. Đối tượng thích một cháu bé, đã nhiều lần nằm trên giường ôm, hôn cháu; thậm chí còn tụt quần cháu để nhìn. ĐẤY CHÍNH LÀ hành vi dâm ô và là một thực tế đã diễn ra mà chưa được quy định vào đây”.
Như vậy, Nhà báo Vũ Hân đã gán một cách nhìn sai lệch của người đọc vào nội dung vấn đề trên cái tít của mình. Lợi dụng điều đó các kênh thông tin của tổ chức khủng bố Việt Tân và các ổ nhóm phản động ra sức viết bài nhằm tấn công vào uy tín của vị đại biểu này. 
Trong thời gian góp ý về dự thảo luật đại biểu Cầu cũng cho hay vấn đề thứ hai là hành vi dâm ô, dự thảo quy định “sờ, bóp, hôn vào nhũng bộ phận, vùng nhạy cảm (ví dụ: bộ phận sinh dục, ngực, vùng mặt, đầu, đùi, mông...) trên cơ thể người dưới 16 tuổi”, theo đại biểu cũng là vô lý.
Đại biểu cho rằng quy định như vậy thì gặp trẻ con hàng xóm, xoa đầu một cái cũng có thể bị khép vào tội dâm ô, bởi việc này thường xuyên xảy ra và có thể bị lợi dụng để vu oan. Do đó, quy định “vùng mặt” thì có thể có lý, nhưng “vùng đầu” thì cần điều chỉnh lại.
Những ý kiến đóng góp như thế là hết sức hợp lý, đặt lợi ích của Nhân dân lên trên hết. Nhưng dưới ngòi bút của tổ chức khủng bố Việt Tân chúng cắt ghép câu chữ, dùng hình ảnh ghép chữ nhằm bôi nhọ hình ảnh của vị đại biểu được Nhân dân rất yêu quý này. Thủ đoạn chia rẽ cán bộ với Nhân dân của đám phản động ngày một tinh vi. Nhưng trơ trẽn như tổ chức khủng bố Việt Tân thì đến trẻ con cũng khó nghe được.


Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2019

Ở THIÊN ĐƯỜNG MỸ, PAULUS LÊ VĂN SƠN ĐANG CẦU CỨU

Lê Văn Sơn cầu cứu

Lâu nay việc một số “nhà dân chủ” được “xuất khẩu” sang các nước mà họ gọi là “thiên đường dân chủ” như Mỹ và các nước phương Tây và không lâu sau điều dễ nhận thấy là họ đều “vỡ mộng” với thiên đường dân chủ của mình và giờ đây họ muốn trở về quê hương cũng là một điều xa vời. Cách đây không lâu, một nhà dân chủ, một tín hữu Công giáo Paulus Lê Văn Sơn đã một lần nữa trải lòng trên facebook cá nhân của mình với những khó khăn của mình trên đất Mỹ.
Theo đó, “nhà dân chủ” này đã chia sẻ: “Lâu lắm mới quay trở lại Facebook. Chẳng đặng đừng mà trải lòng, xin được nói một chuyện hết sức nghiêm túc. Lúc này, tôi đang rất cần tiền để lo liệu vài vấn đề quan trọng cho cuộc sống ổn định hơn. Vậy, rất mong những ai nợ tiền thì xin trả lại cho. Ai ân tình thì cho tôi mượn tiền. Cậu, Dì, Cô, Bác, Anh, Chị, em, cùng những bằng hữu thân thương giúp được cho con được lúc này thì con cảm ơn vô cùng”. Trước đó, vào ngày 6/3/2019, Paulus Lê Văn Sơn cũng đã từng “khoe” nghề của mình trên trang cá nhân facebook của mình với hình ảnh và chú thích là đang hành nghề “rửa chén, xoong nồi, dọn dẹp lau chùi”.
Nghĩ mà thấy xót xa cho bản thân Lê Văn Sơn và những người đã và đang được hưởng cái “thiên đường dân chủ” kia quá đi mất. Được những nhà Ngoại giao Mỹ “bảo lãnh” qua Mỹ để hưởng cuộc sống của “thiên đường dân chủ” mà sao lại đi hành nghề “rửa chén, xoong nồi, dọn dẹp lau chùi” và lại thiếu thốn đi xin, vay mượn từ Cậu, Dì, Cô, Bác đến cả Anh, Chị, em thế này? Phải chăng với thói đời “tiền”, “tình” vẫn không quên mang sang ở bên Mỹ nên thiếu thốn thế sao?
Công việc sau khi Lê Văn Sơn xuất ngoại
Việc Paulus Lê Văn Sơn chia sẻ cuộc sống khó khăn bên đất Mỹ cũng là điều dễ hiểu và cùng cảnh ngộ với những người “tiền bối” trước đây trong làng dân chủ mà thôi. Có chăng, vì quá “ảo tưởng” sức mạnh của mình nên Lê Văn Sơn cũng đã bị chính cộng đồng hải ngoại tại Mỹ và những kẻ “dân chủ” ghen ghét và tẩy chay, cùng với việc “đem con bỏ chợ” của những nhà ngoại giao Mỹ mà thôi. Đây cũng là bài học cho những kẻ chống phá đất nước, đã từng nếm trải sự trừng phạt của pháp luật nhưng vẫn “ngựa quen đường cũ” mà thôi.
Về tiểu sử và quá trình hoạt động chống phá của Paulus Lê Văn Sơn bạn đọc có thể tham khảo một số thông tin sau:
Lê Văn Sơn – Paulus Lê Văn (fb Sơn Văn Lê) sinh ngày 20/10/1985 tại thôn Trinh Hà, xã Hoằng Trung, huyện Hoàng Hoá, tỉnh Thanh Hóa; Lê Văn Sơn đã từng học Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, làm hướng dẫn viên du lịch tự do tại Hà Nội; là thành viên của nhóm Doanh Trí Công giáo Hà Nội và là phóng viên của Truyền thông Chúa Cứu Thế Việt Nam. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất “Xứ Thanh”, y không những không kế tục được truyền thống hào hùng của người dân Thanh Hóa, ngược lại Lê Văn Sơn nhanh chóng “nhiễm” những luồng tư tưởng phản động, chống Nhà nước, chống Đảng, tuyên truyền chống phá cực đoan, điển hình là thành phần cốt cán trong tổ chức phản động lưu vong “Việt Nam Canh tân cách mạng đảng” (Việt Tân).
Lê Văn Sơn từng bị kết án 4 năm tù giam và 4 năm quản chế. Sau khi mãn hạn tù, y từng là cộng tác viên đắc lực, là thành phần cốt cán cho tổ chức phản động “Việt Tân”. Năm 2011, sau một thời gian theo dõi lâu dài, có đủ căn cứ và cần chặn đứng hành vi nguy hiểm của nhóm đối tượng này, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã ra lệnh bắt 14 đối tượng trong tổ chức phản động về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền Nhân dân, theo khoản 1 và khoản 2 – Điều 79 – Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Trong vụ án này, ba đối tượng Hồ Đức Hòa, Lê Văn Sơn, Đặng Xuân Diệu là ba thành viên cốt cán, tích cực nhất trong các hoạt động phá hoại.
Tại cáo trạng, kết án Lê Văn Sơn là thành viên hoạt động đắc lực cho tổ chức “Việt Tân” từ đầu năm 2010, đã trực tiếp lôi kéo để giới thiệu Nông Hùng Anh cho Nguyễn Thị Thanh Vân gặp gỡ, tuyền truyền để tham gia tổ chức “Việt Tân”. Chính Lê Văn Sơn đã cung cấp cho Nông Hùng Anh 3.000.000 VND tham gia khóa huấn luyện của tổ chức “Việt Tân” tại Thái Lan. Từ ngày 25 đến ngày 30/7/2011, Lê Văn Sơn tham gia khóa huấn luyện “Quang Trung 711”, tại khóa học này, Sơn cùng với Nguyễn Xuân Anh cầm cờ “Việt Tân” khi tổ chức này làm lễ kết nạp cho Nông Hùng Anh và Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc. Sơn đã được “Việt Tân” cung cấp 543,05 USD để thực hiện tội phạm
Do thái độ ăn năn hối cải của Sơn nên Tòa phúc thẩm đã ra phán quyết 4 năm tù giam và 4 năm quản chế sau khi mãn hạn tù (trước đó trong phiên tòa sơ thẩm, Lê Văn Sơn bị xử phạt 13 năm tù giam về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân). Tưởng chừng như sau phiên tòa phúc thẩm, con người Lê Văn Sơn sẽ tốt lên nhưng sự thật lại hoàn toàn trái ngược. Ra tù, Lê Văn Sơn tích cực hoạt động hơn, trở thành cánh tay đắc lực cho các linh mục chống phá như Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục.
Sau khi ra tù năm 2015 , chẳng những không hối cãi về việc làm sai trái của mình Lê Văn Sơn vẫn tiếp tục với những hành động coi thường pháp luật, gây rối… dần lộ rõ bản chất là một kẻ cực đoan, phản động, Lê Văn Sơn tích cực hoạt động hơn, trở thành cánh tay đắc lực cho các linh mục chống phá như Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục, tiếp tục có các mối quan hệ rất chặt chẽ với các đối tượng trong các tổ chức phản động, chống đối Nhà nước. Mang danh nghĩa đi khởi kiện vì quyền lợi người dân nhưng trong đoàn giáo dân đi khởi kiện có rất nhiều đối tượng trong tổ chức phản động Việt Tân như: Chu Mạnh Sơn, Nguyễn Thị Phương, Lê Văn Nhàn, Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Văn Dũng, Trịnh Tuấn Anh, Bạch Hồng Quyền và đối tượng chống đối cộm cán như Hoàng Đức Bình – Phó Chủ tịch Phong trào Lao Động Việt (một tổ chức phản động)…
Ngày 13/4/2018, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã ra Quyết định truy nã đối với Lê Văn Sơn về hành vi Không chấp hành án theo điều 304 BLHS. Theo đó, quyết định truy nã đối với Lê Văn Sơn được đưa ra căn cứ Quyết định khởi tố bị can số 167/PC44 ngày 07/3/2018 của cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa đối với Lê Văn Sơn và kết quả xác minh kết luận về việc Lê Văn Sơn đã vắng mặt khỏi địa phương từ tháng 10/2015 đến nay; và căn cứ Điều 36 và Điều 231 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Ngày 7/6/2018, sau thời gian tích cực hoạt động chống phá và được sự giúp đỡ của những nhà ngoại giao Mỹ, Lê Văn Sơn đã được “xuất khẩu” sang Mỹ.
Khoai Lang