NGƯỜI ĐƯA TIN 289

NƠI CHIA SẺ THÔNG TIN ĐA CHIỀU VỀ MỌI VẤN ĐỀ
  • TRƯỜNG SA - HOÀNG SA VÀ NHỮNG CHUYỆN CHƯA BAO GIỜ KỂ

    Hôm trước, mình đặt câu hỏi về việc các bạn suốt ngày phê phán Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam "nhai đi nhai lại" các thông điệp phản đối khi Trung Quốc có hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vậy theo các bạn chúng ta phải làm gì?

  • NGUYỄN VĂN HÓA - TỪ CON ĐƯỜNG PHẠM TỘI BÁN NƯỚC ĐẾN CON ĐƯỜNG VÀO NHÀ GIAM

    Năm 2013, Nguyễn Văn Hóa đã lập tài khoản Facebook “Nguyễn Văn Hóa (Maria Luygonjaga)” tại địa chỉ www.facebook.com/Nguoidaxatoi để kết bạn, trao đổi thông tin với các đối tượng như Lê Đình Lượng, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Hoàng Đức Bình.

  • NHẬN BIẾT THỦ ĐOẠN MỚI CỦA KẺ THÙ ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN

    Trong tình hình mới, các thế lực thù địch vẫn luôn câu kết chặt chẽ với nhau để thúc đẩy từ “diễn biến hòa bình” sang “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ ta, chống phá Đảng, Nhà nước và giai cấp công nhân Việt Nam với cấp độ và cường độ ngày càng quyết liệt, thâm hiểm hơn.

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2018

BỎ ĐẢNG?!

"Bỏ đảng"

“Bỏ Đảng” là chủ đề đang làm nóng dư luận trong những ngày gần đây. Những người tuyên bố “bỏ Đảng” như Nguyên Ngọc, Mạc Văn Trang… đều là những “trí thức cấp tiến” của giới “đấu tranh dân chủ” quốc nội, đã thể hiện thái độ chống Đảng, chống chính quyền từ lâu nhưng lại không đủ dũng khí để “bỏ Đảng” ngay từ khi bắt đầu chống Đảng. Tại sao vậy?
Chống Đảng nhưng không bỏ Đảng
Ông cựu Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội Phạm Xuân Nguyên dù tuyên bố “ly khai Hội nhà văn của Đảng” và thành lập ra cái gọi là “Ban vận động Văn đoàn độc lập” nhưng nhất quyết không chịu từ bỏ chức danh “Chủ tịch Hội nhà văn” bất kể Ban tổ chức Hội nhiều lần kiểm điểm, nhắc nhở, khi bị Tổ chức khai trừ, ông ta giở đủ chiêu trò “ăn vạ” theo kiểu Chí Phèo.
Ông phó giáo sư Tương Lai (tên thật là Nguyễn Phước Tương) gia nhập làng rân chủ cùng Nguyễn Quang A từ năm 2007, nhưng mãi đến năm 2017 mới tuyên bố “bỏ Đảng” nhưng cũng chỉ là “bỏ” kiểu nửa vời. Ông Tương Lai tuyên bố “bỏ Đảng Nguyễn Phú Trọng, giữ Đảng Hồ Chí Minh”. Có nghĩa là bỏ như không bỏ.
Ông Nguyên Ngọc bước chân vào làng rân chủ từ năm 2012, tham gia hết hội này đến nhóm kia, thành lập cả “Ban vận động thành lập Văn Đoàn Độc Lập” để đối trọng với Hội nhà văn nhưng cũng mãi đến cuối năm 2018 mới tuyên bố “bỏ Đảng”.
Ông Nguyễn Đình Cống viết rằng ngày từ những năm cuối thế kỷ 20, ông ta đã biết chủ nghĩa Mác – Lê nin là sai và “tôi ao ước được tuyên bố công khai cho mọi người biết, nói xong rồi thì dù có bị tù đày hoặc bị chém giết cũng vui lòng” nhưng rồi Nguyễn Đình Cống không công khai, cũng chẳng xin ra khỏi Đảng, mà đợi mãi đến năm 2016, tức là gần 20 năm sau mới tuyên bố “bỏ Đảng.
Ông Chu Hảo, ký tên đòi xóa bỏ quyền lãnh đạo của Đảng Cộng Sản khi vẫn còn là “Đảng viên” và hiện tại cũng vẫn là “Đảng viên” sắp bị kỷ luật Đảng.
Ông Mạc Văn Trang nói đã nhận ra bản chất của Đảng từ năm 2000 nhưng tại sao 18 năm sau ông ta mới tuyên bố “bỏ Đảng” ????
Ngoài những cái tên đã nêu ở bên trên, còn cơ số những “trí thức cấp tiến” khác thể hiện tư tưởng chống Đảng, chống chính quyền nhưng lại không đủ dũng khí để xin ra khỏi Đảng, phải chăng vì muốn “hai chân đứng hai thuyền”, chống Đảng nhưng vẫn muốn được hưởng lợi ích từ Đảng ? Tự nhận mình là “trí thức cấp tiến”, là “nhà đấu tranh dân chủ”, viết bài, ra tuyên bố chống Đảng, chống Chính quyền nhưng khi ký tên vẫn luôn kèm số năm tuổi Đảng, kèm chức danh trong bộ máy chính quyền. Phải chăng Đảng và chính quyền cho các vị chức tước và địa vị trong xã hội kèm theo cuốn sổ lương hưu nên giờ dù có chống Đảng nhưng cũng không thể “bỏ Đảng” ?
Những “trí thức cấp tiến” tuyên bố “bỏ Đảng” đều đã ở cái tuổi thất thập cổ lai hy, chỉ “bỏ Đảng” khi đã về hưu, đã hưởng đủ mọi bổng lộc của Đảng và ưu ái của Nhà nước. Dân gian gọi đây là “qua cầu rút ván”. Bao nhiêu năm chống chính quyền nhưng hàng tháng vẫn lên phường nhận lương hưu. Những “trí thức” này nếu không có cái mác “Đảng viên” thì cũng chỉ là những ông già lẩm cẩm, lời nói không có trọng lượng. Họ sử dụng 2 từ “Đảng viên”, coi số năm tuổi Đảng như một bằng chứng để chứng minh cho sự phản trắc của mình, để thể hiện cho thiên hạ thấy rằng “À, ông này 50 năm tuổi Đảng nay phản Đảng”.
Chuyện “bỏ Đảng”, chỉ thấy họ nói Đảng thế này, thế nọ nên họ “bỏ” chứ tuyệt nhiên không thấy ai nói về những ưu ái mà Đảng đã dành cho mình. Liệu ông Nguyên Ngọc hay Mạc Văn Trang có dám nói ra không ?
Dưới đây là danh sách đầy đủ những kẻ trở cờ, cơ hội, trước đây vào Đảng để nhằm cơ hội trục lợi, giờ Ko được đâm ra bất mãn tuyên bố bỏ Đảng thì đồng thanh sủa luôn 1 thể nào cho Đảng thêm trong sạch, vững mạnh.
P/S: liu ý, bọn chúng vẫn giữ nguyên các chức danh mà chúng tự hào hãnh diện khi còn trong ĐẢNG và do ĐẢNG tạo cơ hội cho chúng, up lên để mọi người biết rõ đám cơ hội này mà băm bổ vào mặt chúng:
1- Giáo sư Tiến sĩ Chu Hảo – Tuyên bố bỏ đảng ngày 26-10-2018
2- GS Mạc Văn Trang – Tuyên bố bỏ đảng ngày 26-10-2018
3- Nhà văn Nguyên Ngọc – Tuyên bố bỏ đảng ngày 26-10-2018
4- Tiến sĩ Trần Thanh Tuấn – Tuyên bố bỏ đảng ngày 26-10-2018
5- Trung Tá Trần Nam – Tuyên bố bỏ đảng ngày 26-10-2018
6- Kỹ sư Hoàng Tiến Cường – Tuyên bố bỏ đảng ngày 26-10-2018
7-Nguyễn Việt Anh – Tuyên bố bỏ đảng ngày 26-10-2018
8- Trung úy quân đội Nguyễn Hữu Hiếu – Tuyên bố bỏ đảng ngày 27-10-2018
9- Nguyên phó CT quận Bình Chánh Hà Quang Vinh – Tuyên bố bỏ đảng ngày 27-10-2018
10- Dương Bích hà – Gv Học viện âm nhạc Huế Tuyên bố bỏ đảng ngày 27-10-2018
11- Luật sư Lê Văn Hòa – Tuyên bố bỏ đảng ngày 28-10-2018
12- Trợ lý TT Võ Văn Kiệt, nguyên đại sứ Thái Lan Nguyễn Trung - Tuyên bố bỏ đảng ngày 29-10-2018
13- TS Phạm Gia Minh
Theo Ngọc Anh Trần

AI ĐANG CHỐNG LƯNG CHU HẢO - NGUYÊN NGỌC VÀ ĐỒNG BỌN?

Chu Hảo trong một buổi hiệp thông cầu nguyện yêu cầu trả tự do cho tên tội phạm Nguyễn Hữu Vinh tại nhà thờ Thái Hà.

Ngày 25/10/2018 hàng loạt kênh truyền thông đưa tin về kết quả phiên họp thứ 30 của Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong số các kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương có đề nghị xem xét kỷ luật đối với Chu Hảo, Tổng biên tập Nhà xuất bản Tri thức, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học công nghệ kiêm Giám đốc Dự án khu công nghệ cao Hòa Lạc, nguyên Chánh Văn phòng Chương trình quốc gia phát triển công nghệ thông tin, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu công nghệ quốc gia.
Sinh năm 1940, là con Chu Đình Xương(nguyên Giám đốc Sở Công an Bắc Bộ, nguyên Giám đốc Sở Công an Nam Trung Bộ, nguyên Chánh Văn phòng Bộ Văn hóa), ngay từ nhỏ, Chủ Hảo đã nhận được nhiều đặc ân của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Giữa lúc chiến tranh loạn lạc, đời sống Nhân dân khốn khổ, thì Hảo được gửi đi học tiểu học, trung học tại Trường Dục Tài, Quế Lâm, Trung Quốc. Năm 1960, Chu Hảo lại tiếp tục được cho đi học chuyên ngành Vật lý nguyên tử tại Trường Đại học Bách khoa Kiev, Liên Xô. Rồi bảo vệ luận án tiến sỹ tại Pháp năm 1979. Được Nhà nước Việt Nam phong hàm giáo sư năm 1983. Sau đó được Nhà nước giao cho nhiều chức vụ quan trọng như Viện trưởng Viện nghiên cứu công nghệ quốc gia(1985), Chánh văn phòng quốc gia về phát triển công nghệ thông tin(1995), Thứ trưởng Bộ Khoa học công nghệ kiêm Giám đốc Dự án Khu công nghệ cao Hòa Lạc(1996), Chủ tịch Hội hữu nghị Việt-Pháp(1996). Đến khi nghỉ hưu năm 2005, Chu Hảo vẫn còn được tín nhiệm để giữ chức vụ Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Tri thức.
Có thể thấy trên bước đường danh lợi của Chu Hảo trải đầy hoa hồng, sướng từ trong trứng sướng ra mà người thường có phấn đấu cả đời cũng chưa chắc đạt được. Đó là chưa kể để có được con đường trải đầy hoa hồng cho Hảo, nhiều thế hệ đã phải nằm lại nơi chiến trường, thân nhân những con Người ấy phải chịu nhiều thiệt thòi mất mát và những di chứng nặng nề của chất độc da cam, của chiến tranh, nhiều người trong số đó phải sống trong bần hàn và khốn khổ cho đến tận ngày nay.
Ấy vậy mà thay vì nỗ lực cống hiến, báo đáp lại ân sủng từ chế độ, phục vụ Nhân dân và Nhà nước thì Hảo lại giở trò, nảy nòi phản phúc khi giao du với đám lưu manh chính trị và con buôn dân chủ xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà Nước.
Từ năm 2007, Hảo cùng Hoàng Tụy, Nguyễn Quang A, Phạm Chi Lan, Lê Đăng Doanh, Nguyễn Phước Tương(Tương Lai), Phan Huy Lê, Trần Đức Nguyên, Trần Quang Huy(bút danh Việt Phương) thành lập “Viện Nghiên cứu phát triển” (Institutes of Development Studies, viết tắt là IDS). Đây là một tổ chức nghiên cứu tư nhân, sử dụng phần lớn kinh phí từ “Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc”(UNDP) và “Cơ quan của Hoa Kỳ về phát triển quốc tế” (USAID). Ngạn ngữ Pháp có câu "Ai trả tiền người đó là chủ", trong trường hợp này ông chủ không ai xa lại đó là USAID.
USAID do tổng thồng Mỹ J. F. Kennedy thành lập từ năm 1961 với mục tiêu bề ngoài là điều hành nguồn viện trợ của Mỹ cho nước ngoài nhưng thực ra là cung cấp viện trợ cho các thế lực chống đối những chính quyền ở những nước mà Mỹ không thân thiện núp dưới danh nghĩa viện trợ xóa bỏ đói nghèo. Về bản chất của nó, USAID là một trong các trung điểm để hợp pháp hóa nguồn kinh phí của CIA cung cấp cho các thế lực khủng bố, bạo loạn ở những nước bị cho là cứng đầu, không chịu vâng lời Mỹ.
Nguyễn Quang A tại buổi chào cờ ba que ngụy quyền Sài Gòn trong buổi vận động gây quỹ cho VOICE của Trịnh Hội, một tổ chức chống cộng ngoại vi của Việt Tân tại cali phọt năm 2016.
Núp dưới danh nghĩa "Xã hội dân sự" Viện IDS nhiều lần tỏ thái độ chống đối, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Đặc biệt, tổ chức này công khai khoét sâu mâu thuẫn Việt Nam - Trung Quốc, tạo thế đối đầu trực diện, nguy hiểm với nước này hòng đẩy Việt Nam vào quỹ đạo chi phối của Mỹ và Phương Tây, phá hoại chính sách ngoại giao độc lập, chủ trương gìn giữ hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế.
Chưa dừng lại đó trong quá trình hoạt động từ năm 2007 đến năm 2009, Viện IDS đã có nhiều hoạt động tiếp cận trái phép những thông tin bí mật Nhà nước(theo Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước số hiệu 30/2000/PL-UBTVQH10) do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành ngày 28/12/2000 và sửa đổi, bổ sung năm 2002.
Trước những việc làm sai trái gây phương hại nghiêm trọng đến lợi ích, chính sách ngoại giao và an ninh đất nước. Thủ tướng Chính phủ buộc phải ra Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg nhằm giám sát chặt chẽ các hoạt động của IDS. Thấy không thể tự do lộng hành như trước, ngày 14/09/2009 IDS tuyên bố tự giải thể với lý do phản đối Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg. Thực chất đây là một cuộc tháo chạy khi nhận thấy cái mặt nạ “xã hội dân sự” nhưng lại do tình báo Mỹ và phương Tây nuôi dưỡng đã “hết tác dụng”.
Sau khi IDS giải tán, trước thềm Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hảo cùng tay chân và đồng bọn yêu cầu đổi tên Nước, đổi tên Đảng đồng thời yêu cầu trả tự do cho đám lưu manh chính trị và con buôn dân chủ chuyên chống phá nhà nước đang xộ khám mà chúng gọi là 'nhà bất đồng chính kiến'.
Vô liêm sỹ hơn tháng 6-2018, Hảo cùng Đặng Hữu (nguyên Ủy viên Trung ương Đảng 1996-2002, nguyên Bộ trưởng bộ Khoa học công nghệ 1982-1996) tuyên bố rằng Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Công an đã tham gia vào “nhóm chuyên gia” của Hảo để chống lại Luật An ninh mạng đang được Quốc hội thảo luận và chuẩn bị thông qua. Sự việc đã khiến Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn phải có thư gửi Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin truyền thông và báo Thanh Niên(tờ báo đã đăng tải thông tin này) để thông báo rằng Đặng Hữu, Chu Hảo đã bịa đặt việc ông tham gia vào nhóm này.
Sự việc này một lần nữa lật tẩy cái bản mặt lật lọng và phản phúc của Hảo cũng như đồng bọn của y. Do đó, việc Ủy ban kiểm tra Trung ương thi hành kỷ luật với Hảo là việc làm tất yếu. Dẫu có chậm nhưng vẫn phải làm để loại bỏ những khối ung nhọt, bảo vệ cơ thể được khỏe mạnh.
Trong diễn biến liên quan, ngay sau khi tin kỷ luật Chu Hảo được tung ra Nguyên Ngọc lập tức đăng đàn lên trang cá nhân tuyên bố bỏ Đảng. Là đồng bọn của Hảo trong tổ chức IDS, cũng từng được hưởng không biết bao nhiêu bổng lộc từ Đảng và Nhà nước Ngọc thừa hiểu rằng khi Hảo đã lên thớt thì số phận của y cũng không thể khác được. Do đó việc tuyên bố bỏ Đảng về bản chất là cuộc tháo chạy trước khi bản án giáng xuống đầu y. Đây là hậu quả tất yếu tiếp sau nhưng việc làm sai trái, phải phúc mà Ngọc đã nhúng chàm trong thời gian dài.
Việc Hảo bị kỷ luật, Ngọc tuyên bố bỏ Đảng không làm nhiều người bất ngờ khi chứng kiến những việc làm bất hảo, phản phúc của những tên này. Điều làm cho nhiều người bất ngờ, thậm chí bức xúc, tức giận là sau khi Ngọc tuyên bố bỏ Đảng lập tức xuất hiện bài Viết ca ngợi Ngọc như là một người yêu nước chân chính, bất chấp những việc làm vô liêm sỹ và khốn nạn của y trong thời gian qua.
Một trong số đó là bài viết "NguyênNgọc: Minh triết của rừng" đăng trên trang Người Đô Thị của tác giả Hoài Nam do Nguyễn Đào Vĩnh Huy làm tổng biên tập.
Đây không phải là bài viết mới, mà được copy từ bài "Minh triết của rừng" đăng trên trang An Ninh Thế Giới cách đây 5 năm tức là năm 2013.
Nhận xét về Nguyên Ngọc của nhiều người sau khi chứng kiến những việc làm vô liêm sỹ, phản phúc của ông ta.
Điều đáng nói là ngoại nội dung y nguyên thì tất cả hình minh họa đều được xào nấu, cố tình tô vẽ hình ảnh về một Nguyên Ngọc thánh thiện, đức cao vọng trọng và "lòng yêu nước nồng nàn, cương trực" và quang trọng nhất là được tung ra rất đúng thời điểm. Tiền dù có mặt thì vẫn một giá trị, chứ hạng người hai mặt thì chỉ có phường bất lương. Phiên bản Nguyên Ngọc thời viết Rừng Xà Nu khác xa hoàn toàn với Nguyên Ngọc 2018.
Khi giữ cương vị Bí thư Đảng Đoàn Hội Nhà Văn Việt Nam, Ngọc từng viết:
“Hôm nay, trong hội nghị này, chúng ta… với tư cách là những người cầm bút của Đảng, tức là những người vừa là những người chiến sĩ của Đảng trên mặt trận văn học, vừa là bộ phận tham mưu của Đảng trên mặt trận này, chúng ta nhận rõ hơn trách nhiệm của mình, cố gắng cùng nhau khắc phục những thiếu sót đó, đưa văn học ta tiến lên ngày càng ngang tầm nhiệm vụ của nó”.
Và nay 2018, trong bài tuyên bố bỏ Đảng Ngọc lại viết:
Tôi vào Đảng Lao Động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) từ năm 1956, đến nay đã 62 năm…
Từ nhiều năm qua, tôi nhận thấy Đảng ngày càng xa rời lý tưởng ban đầu của mình, “tự diễn biến” thành một tổ chức chuyên quyền, phản dân hại nước. Tôi không thể còn đứng trong một tổ chức như vậy”.
Câu hỏi đặt ra là điều gì đã khiến những kẻ từng ăn trên ngồi trốc, sống trong nhung lụa, thừa mứa bổng lộc của Đảng và Nhà nước nhưng lại trở nên xuống cấp, tha hóa và khốn nạn đến tệ hại. Ai, thế lực nào đang đứng sau cổ vũ, bảo kê cho các hoạt động, những việc làm sai trái, phản phúc của Chu Hảo, Nguyên Ngọc và đồng bọn? Câu hỏi này xin được dành cho cơ quan chức năng. Đối với những mầm móng nảy nòi, phản phúc cần phải xử lý dứt khoát, nhanh gọn phòng ngừa hậu họa. Bài học về Bùi Tín, Chu Hảo, Nguyễn Quang A vẫn còn nóng hổi!
Theo Sharma Rachana

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2018

TỪ DIỄN ĐÀN XÃ HỘI DÂN SỰ ĐẾN VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP: "Ổ RÁC" CHUYÊN CHỐNG PHÁ

Một số thành viên của Văn đoàn độc lập

Diễn đàn Xã hội dân sự ra đời với những người đứng đầu là Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà văn Nguyên Ngọc, giáo sư Chu Hảo, nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi… đã nhanh chóng tạo một cú lừa ngoạn mục đối với các trí thức có tâm trong xã hội Việt Nam hiện nay.
Âm mưu thâu tóm quần chúng của phe chống đối
Rất nhiều nhân sĩ trí thức với mong muốn thúc đẩy đời sống xã hội tốt đẹp hơn đã vội vàng ký tên chỉ vì những uy tín của các tên tuổi lớn mà tôi vừa kể ở trên. Họ đều trông đợi rằng Diễn đàn Xã hội Dân sự sẽ là nơi lên tiếng góp ý sửa đổi chính sách và đưa ra các giải pháp để xây dựng đất nước. Nhưng ngay khi bản danh sách ký tên được công bố, ta có thể thấy tên tuổi của họ bị lẫn lộn cùng với những thành phần chống đối cực đoan thuộc NoU, Đảng Việt Tân, Hội anh em Dân chủ… chứ không hề được đặt cạnh những người dân thường, thậm chí còn không có tên của những tổ chức NGO hoạt động xã hội (một hình thức xã hội dân sự mà Diễn đàn Xã hội dân sự đang khuyến khích). Chắc hẳn nhiều trí thức phải đặt câu hỏi về vấn đề này? Liệu rằng tên tuổi của họ có bị lợi dụng để làm bình phong cho những hoạt động chống đối của Diễn đàn Xã hội dân sự hay không? Điều này ai cũng có thể nhìn thấy trên nội dung của Diễn đàn Xã hội Dân sự. Trên Diễn đàn (mà chỉ có một người vô hình nào đó đăng bài), đầy rẫy những bài bêu xấu, chửi rủa chính quyền, khuyến khích biểu tình và bạo động; không có bất cứ một bài viết nào mang tính xây dựng đất nước. Khi âm mưu này bị bại lộ, Diễn đàn Xã hội dân sự vội vã đổi tên thành Dân Quyền và song song với đó là thành lập Văn đoàn Độc lập.
Từ Diễn đàn Xã hội Dân sự đến Văn đoàn độc lập: Chống phá có chiến lược
Văn đoàn Độc lập do nhà văn Nguyên Ngọc làm Trưởng ban vận động thực hiện đúng chiêu bài của Diễn đàn Xã hội dân sự là đi xin chữ ký của các nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà phê bình hiện nay. Trước khi bản Tuyên bố được công khai, đã có một buổi gặp mặt nhân dịp Văn đoàn độc lập ra đời, trong đó có sự có mặt của Tiến sĩ Nguyễn Quang A – một người chẳng có liên quan gì đến công việc của nhà văn. Điều này chứng tỏ mối dây liên hệ mật thiết của Diễn đàn Xã hội dân sự và Văn đoàn Độc lập. Rõ ràng rằng, Diễn đàn Xã hội dân sự vẫn đứng đằng sau Văn đoàn độc lập. Họ thấy rằng không thể xếp chung những trí thức có tâm với đất nước bên cạnh những kẻ bất mãn và chống đối cực đoan được, vậy nên đã phải tách hai thành phần này ra những vẫn dưới sự chỉ đạo của nhóm chủ chốt Diễn đàn Xã hội dân sự. Dân Quyền trở thành một trang của bên chống đối, là nơi để họ tha hồ chửi bới, xách mé chính quyền để thỏa mãn cái tôi cá nhân. Còn Văn đoàn Độc lập, chắc sẽ có blog trong nay mai, sẽ trở thành một trang tuyên bố hùng hồn của các nhà văn tự xưng là Độc lập.
Họ hùng hồn tuyên bố: “Văn đoàn độc lập Việt Nam là một tổ chức của xã hội dân sự, ái hữu nghề nghiệp, hoàn toàn độc lập đối với mọi hệ thống tổ chức và thiết chế trong và ngoài nước.”, nhưng sự thực đằng sau tuyên ngôn này lại chứng minh điều ngược lại. Trong bản tuyên bố, chúng ta không thấy những lời tuyên ngôn về tự do sáng tác, độc lập tư duy mà mỗi nhà văn phải tự tạo dựng cho bản thân mình; mà chỉ thấy một sự đổ lỗi toàn bộ cho thể chế chính trị do Đảng Cộng Sản Việt Nam và chính phủ của nước ta lãnh đạo. “Một thể chế tổ chức đời sống văn học nặng tính quan liêu và bao cấp càng làm nặng nề thêm tình hình, đồng thời lại không tạo được mối liên kết lành mạnh giữa những người viết để nâng đỡ và thúc đẩy nhau trong công việc, hỗ trợ nhau trong khó khăn.” Nhưng ai cũng có thể thấy các hoạt động của Hội nhà văn Việt Nam, Viện Văn học, và các tạp chí nghệ thuật đang cố gắng để làm điều này. Việc một tuyên bố về tự do sáng tác lại chỉ chăm chăm quy trách nhiệm cho chính quyền thể hiện rõ mưu đồ chính trị của Văn đoàn độc lập.
Những bất ổn trong lập luận của tuyên bố Văn đoàn độc lập
Văn đoàn Độc lập cho rằng: “Những người viết văn tiếng Việt không thể nói rằng mình hoàn toàn không có phần trách nhiệm về thực trạng đó. Một trong những chức năng quan trọng nhất của văn học là thức tỉnh lương tri và bồi đắp đạo đức xã hội. Trong bước ngoặt lớn này của lịch sử, văn học Việt Nam đã không làm đúng được vai trò của mình”. Điều này là chính xác! Nhiều năm gần đây, văn học ViệtNam không có một tác phẩm nào có giá trị. Nhưng tác phẩm văn học có giá trị không phải như gà đẻ trứng hay động vật sinh con theo mùa sinh sản, có khi cả một quốc gia trong mấy trăm năm cũng chỉ có được một hai tác phẩm có giá trị. Như đất nước Hà Lan, mấy trăm năm mới có một Andersen.
Hơn thế nữa, chế độ “quan liêu và bao cấp” có thực sự gây cản trở cho con đường sáng tác của người cầm bút. Nên nhớ thời Liên Xô là thời kỳ bao cấp toàn phần, nhưng các nhà văn lớn và các tác phẩm lớn vẫn gây xáo động cả thế giới với nhiều cây bút được giải Nobel. Từ khi Liên Xô sụp đổ, chính nước Nga cũng chẳng có tác phẩm nào có giá trị. Ngay cả thực trạng hiện nay cũng vậy, những tác phẩm văn chương có giá trị, buồn thay lại đến từ trong chiến tranh và thời kỳ bao cấp. Sau năm 1990, khi nước ta mở cửa, văn chương đi xuống trông thấy rõ rệt. Thậm chí từ sau năm 2008, khi đời sống ngày càng tự do hơn thì văn đàn lại càng trở nên đìu hiu hơn. Không rõ các nhà văn của Văn đàn độc lập sẽ nói gì về hiện tượng này?
Họ cho rằng: “một xã hội như chúng ta đang có, trong đó các quyền tự do cơ bản của con người thực tế bị vi phạm trầm trọng, đương nhiên đè nặng lên tâm lý sáng tạo của người cầm bút, làm mờ nhạt và tắt lụi các tài năng.” Tài năng của người viết văn thuộc về thiên bẩm và được trau dồi, rèn luyện theo năm tháng; chẳng lẽ tài năng của người viết văn lại bị phụ thuộc và các điều luật của nhà cầm quyền và bị hoàn cảnh xã hội dễ dàng làm cho lụi tàn hay sao? Nếu một tài năng lụi tàn dễ đến thế thì có lẽ thế giới chẳng còn bất cứ một tác phẩm vĩ đại nào mà chỉ có những tác phẩm tung hô, ca ngợi và xu thời. Chỉ những nhà văn tài năng kém cỏi mới cần một không gian thoải mái để viết văn. Có vẻ như Văn đoàn Độc lập không thực sự muốn khuyến khích sáng tạo mà chủ yếu chỉ muốn cạnh tranh quyền ảnh hưởng với Hội nhà văn Việt Nam trong việc: “Đoàn kết tương trợ giữa những người viết văn tiếng Việt trong và ngoài nước” mà thực ra là thâu tóm giới văn chương chữ nghĩa.
NGƯỜI VIẾT VĂN ĐỘC LẬP KHÔNG CẦN VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP
Từ sau thời kỳ đổi mới, chế độ kiểm duyệt ngày càng được nới rộng, nhiều cây bút hoàn toàn độc lập với Hội nhà văn Việt Nam, tức là không cần làm thành viên của hội, không cần sự cho phép của hội vẫn có thể được xuất bản sách hay viết báo tự do tại Việt Nam, không cần giải thưởng của Hội mới khẳng định uy tín và tài năng trên văn đàn. Chúng ta đã có rất nhiều nhà văn độc lập và số lượng những nhà văn này sẽ ngày càng gia tăng với vai trò trải rộng thông tin của Internet. Để một tác phẩm hay đến được với công chúng (điều mà tất cả các nhà văn đều mong muốn hơn bất cứ tiền bạc và quyền lợi), thì thời đại ngày nay là thời đại dễ dàng nhất trong lịch sử ngoài người. Tức là bối cảnh hiện nay là một cơ chế cho phép những cây bút tự do có quyền lợi ngang bằng với các nhà văn nằm trong hệ thống, những người nào thật sự có tài năng thì sẽ có danh tiếng và uy tín.
Trong bản tuyên bố, các cây bút bị quy kết là “thờ ơ đối với trách nhiệm xã hội, vô cảm trước thời cuộc, quan trọng hơn nữa là thiếu độc lập tư duy, từ đó mà tự hạn chế năng lực sáng tạo”. Đây là một lối nghĩ lạc hậu của thứ văn chương phục vụ lợi ích chính trị. Sáng tạo của người cầm bút trong nghệ thuật để tôn vinh cái đẹp và giá trị nhân văn là trách nhiệm lớn lao nhất, cho dù có phê phán cái xấu thì văn chương cũng phải hướng con người đến các những mục tiêu cao hơn. Sự sáng tạo mà Văn đoàn Độc lập nhấn mạnh rõ ràng chỉ là phê phán cái xấu để hạ bệ uy tín của chính quyền. Họ phủ nhận công lao cách tân nghệ thuật, ca ngợi cái Đẹp mà rất nhiều nhà văn khác đang đeo đuổi.
Các nhà văn khởi xướng Văn đoàn độc lập không hề quan tâm đến sứ mệnh sáng tạo của bản thân mình. Mặc dù ở giữa một thời đại tương tác thông tin mạnh mẽ như hiện nay, họ vẫn không viết được tác phẩm nào có giá trị. Họ chỉ mải lo thu gom các nhà văn độc lập, dưới quyền điều phối của họ, hướng mũi nhọn vào chính quyền. Họ thay thế mục đích sáng tạo bằng mục đích mượn nghệ thuật để phục vụ chính trị. Họ phủ nhận những nỗ lực của chính quyền trong việc tạo dựng một văn đàn tự do sáng tạo. Bằng việc muốn thao túng giới văn nhân, trí thức, họ đã phản lại chính lý tưởng tự do, độc lập mà họ đang hô hào.
Nguyễn Biên Cương.

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2018

CẢNH GIÁC VỚI THỦ ĐOẠN XUYÊN TẠC VIỆC BẦU CHỦ TỊCH NƯỚC


Ngày 23-10, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đã được bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021.
Liên quan nội dung này, thời gian qua, đã có rất nhiều ý kiến bàn luận, cả trong nước và ngoài nước. Đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đều bày tỏ sự đồng tình cao với việc Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức Chủ tịch nước và cho rằng đây là sự lựa chọn đúng đắn, sáng suốt và hợp lòng dân. Bên cạnh đa số các ý kiến đồng thuận, có một số ý kiến lạc lõng, thiển cận, sai lệch về vấn đề, một số quan điểm có tính quy chụp, xuyên tạc, cố tình tạo dư luận nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Nhân danh là những nhà biên khảo, nhà nghiên cứu, chuyên gia cao cấp, luật sư…, thông qua các trang mạng xã hội, Internet, họ cho rằng đây là việc “nhất thể hóa”, một sự “sao chép”, “rập khuôn”, “một bản sao không hoàn chỉnh” mô hình tổ chức nhà nước của Trung Quốc. Thậm chí, họ còn nói rằng, thực chất đó là việc “củng cố quyền lực”, “thâu tóm quyền lực cá nhân”, “không có ý nghĩa cho đất nước”...  
Thực tế, mô hình người đứng đầu Đảng đồng thời đứng đầu Nhà nước là điều hết sức tự nhiên trong đời sống chính trị của nhiều quốc gia trên thế giới. Trước đây, ở Liên Xô, các Tổng Bí thư đều là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng hoặc Chủ tịch Xô-viết tối cao. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, từ năm 1993 đến nay Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc đều đồng thời là Chủ tịch nước. 
Cộng hòa dân chủ nhân Lào thực hiện mô hình này từ năm 2006 đến nay. Ở Cuba, từ năm 1976 đến tháng 4-2018, Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng Cộng sản Cuba cũng đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Samdech Hun Sen, vừa là Chủ tịch Đảng nhân dân Campuchia vừa là Thủ tướng Chính phủ Campuchia. 
Ngay ở các nước có thể chế chính trị khác Việt Nam, tổng thống hay thủ tướng cũng đều là người đứng đầu đảng cầm quyền. Ở Việt Nam, từ Đại hội lần thứ hai của Đảng (tháng 2-1951) đến năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh là Chủ tịch Đảng, đồng thời là Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Như vậy, có thể nói, nước ta đã có truyền thống và kinh nghiệm về mô hình người đứng đầu của Đảng đồng thời là Chủ tịch nước.
Trong công cuộc đổi mới đất nước, chủ trương thực hiện mô hình bí thư cấp ủy đồng thời là người đứng đầu chính quyền các cấp đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng chỉ đạo thực hiện thí điểm ở tỉnh Quảng Ninh và một số địa phương khác trong nhiều năm qua. 
Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” có các nhiệm vụ, giải pháp đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, trong đó có nội dung thực hiện mô hình Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch hội đồng nhân dân hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân ở những nơi có điều kiện.
Vì vậy, việc giới thiệu để Quốc hội bầu đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước là điều hết sức bình thường, phù hợp với lịch sử truyền thống của dân tộc và xu thế chung của thời đại. Đây hoàn toàn không phải là sự “sao chép” hay “rập khuôn” mô hình tổ chức của bất cứ quốc gia nào.
Nước ta từng có tiền lệ người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đồng thời giữ chức Chủ tịch nước. Hiện nay, dù là giải pháp tình huống, nhưng việc Tổng Bí thư đồng thời là Chủ tịch nước sẽ tạo tiền đề để đẩy nhanh việc thực hiện chủ trương Bí thư cấp ủy đồng thời là người đứng đầu chính quyền các cấp đã được nêu trong Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. 
Khi người đứng đầu cấp ủy đồng thời là người đứng đầu chính quyền thì việc phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội từ Đảng tới chính quyền sẽ nhanh chóng, thuận lợi và kịp thời hơn. 
Mặt khác, khi tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, biên chế sẽ được tinh giản, từ đó giảm áp lực cho ngân sách Nhà nước do phải trả lương cho công chức, viên chức; khắc phục được tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân; tạo sự thống nhất giữa cơ quan của Đảng và chính quyền khi thực hiện các công việc. 
Có thể khẳng định, việc thực hiện mô hình Bí thư cấp ủy đồng thời là người đứng đầu chính quyền sẽ có nhiều ưu điểm, mang lại lợi ích nhiều mặt cho đất nước.
Vấn đề được nhiều người quan tâm là khi một người đồng thời giữ hai chức vụ cao nhất của Đảng và Nhà nước thì kiểm soát quyền lực như thế nào? Việc kiểm soát quyền lực đã được Đảng ta nêu ra từ lâu, với chủ trương thiết lập cho được một cơ chế kiểm soát việc thực thi quyền lực đối với những người có chức vụ, quyền hạn theo nguyên tắc: Mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế, quyền hạn phải được ràng buộc với trách nhiệm, quyền hạn đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền hạn càng cao trách nhiệm càng lớn.
Chúng ta kiểm soát quyền lực bằng những quy định của Hiến pháp, pháp luật và các quy định của Đảng, bằng hoạt động của các cơ quan dân cử, cơ quan kiểm tra và thanh tra của Đảng và Nhà nước, sự giám sát của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Điều quan trọng nhất trong kiểm soát quyền lực là phải lựa chọn được nhà lãnh đạo có đủ tài năng, đức độ, trách nhiệm và uy tín chính trị, thật sự vì dân, vì nước. 

Sau khi Trung ương thống nhất giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước, đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đều bày tỏ sự tin tưởng, ủng hộ rất cao và cho rằng, đồng chí Nguyễn Phú Trọng là người hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết của người đứng đầu Đảng và Nhà nước. 
Những gì mà Tổng Bí thư làm được thời gian qua đã để lại trong lòng cán bộ, đảng viên và nhân dân hình ảnh một người lãnh đạo đầy tâm huyết, bản lĩnh, nói đi đôi với làm và luôn đặt lợi ích của Đảng, Nhà nước và nhân dân lên trên hết. Nhân dân tin tưởng rằng, với cương vị là người đứng đầu Đảng và Nhà nước, đồng chí Nguyễn Phú Trọng sẽ có đầy đủ điều kiện để phát huy tốt nhất quyền hạn và trách nhiệm được giao, phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân tốt hơn nữa. 
Ngay cả những người có quan điểm trung lập và một số nhà nghiên cứu nước ngoài cũng cho rằng, “hiện tại không ai khác phù hợp hơn ông Nguyễn Phú Trọng để đảm nhiệm đồng thời cả hai vị trí đứng đầu đất nước”. Đó là sự đánh giá chính xác, khách quan, khi chứng kiến những kết quả mà đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã làm được thời gian qua, với cương vị là người đứng đầu của Đảng.
Đây là nguyện vọng của hơn 96 triệu nhân dân Việt Nam tin tưởng trao gửi cho đồng chí Nguyễn Phú Trọng, một con người có đủ phẩm chất và năng lực, kinh nghiệm và trí tuệ, bản lĩnh và uy tín, có tâm và có tầm để lãnh đạo công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam đổi mới, phát triển và thịnh vượng. 
Những luận điệu cho rằng đó là việc “củng cố quyền lực” hay “thâu tóm quyền lực cá nhân” chỉ là một chiêu trò của một số cá nhân chống phá nhằm bôi nhọ danh dự của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và hạ thấp uy tín của Đảng. Một khi toàn Đảng đã thống nhất, lòng dân đã thuận thì không một thế lực nào, một thủ đoạn nào có thể làm thay đổi được ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam.
PGS, TS Trần Quang Tám


Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2018

“CHỊ DẬU” THỜI @ VÀ CÚ LỪA CĐM

Chị dậu @

Vừa qua, thông tin và một số hình ảnh của bà cụ bán chó để đổi tiền mua thuốc ở quận 8, TP.HCM đã khiến hàng ngàn người xúc động. Những hình ảnh này lan truyền trên mạng xã hội với tốc độ cực kỳ nhanh chóng, làm cho không ít hội nhóm, diễn đàn phải dậy sóng thương cảm trước hoàn cảnh và tình cảm mà bà cụ đã dành cho con chó cưng của mình, trước lúc bán nó cho người chủ mới.
Cứ tưởng câu chuyện nhỏ nhắn vừa dễ thương, vừa lấy nước mắt này cũng như bao câu chuyện đời thường gây xúc động khác được chia sẻ ra rả mỗi ngày trên mạng xã hội, rồi sau đó cũng lắng đi. Nhưng không, mới đây, xoay quanh câu chuyện bán chó của cụ bà được dân mạng xem là "chị Dậu năm 2018" này bỗng có thêm nhiều thông tin trái chiều gây hoang mang.
Cụ thể, có một Facebooker đã đứng ra xác minh câu chuyện này như sau: "Lừa dối kinh khủng! Những tấm ảnh bà cụ bán chó như chị Dậu thời nay đã làm cộng đồng mạng xúc động mấy bữa nay là một vụ lừa dối khủng khiếp. Tôi đã xác minh từ nhiều nguồn và cả UBND P14 Q8, nơi bà này cư ngụ và sự thật là đây:
Bà dựng lên câu chuyện thương tâm để lấy tiền bài bạc. Lần bán chó này cũng vậy. Địa phương đã cảnh cáo nhiều lần nhưng chứng nào tật đó và nay bịa ra câu chuyện bán chó quá thương tâm. Bà không nghèo vì có 2 căn nhà, có căn cho thuê nhưng khi bịa ra câu chuyện bán chó thì lui về căn phòng 5m2 của con trai để lợi dụng lòng tốt của những nhà hảo tâm đến cho tiền. Bà có nhiều con và không ốm đau.
Cô gái mua chó cũng như các bạn trẻ vì thương bà ta, tin người đã đưa lên Facebook, lên báo khiến dư luận thương xót, hiểu sai. Người nhà bà Bê lấy thông tin này share để kiếm tiền. Tôi cũng có lỗi lớn khi share những thông tin trên. Dù đã hỏi khá kĩ người viết nhưng tôi vẫn mắc lừa. Tôi thành thật xin lỗi anh/chị đã đọc, like, share status về bà ta".

Tất nhiên, bên dưới bài viết này, đã có kha khá người dùng mạng tỏ ra bất ngờ và bất mãn trước những hoàn cảnh ngụy tạo để lợi dụng lòng thương của người khác. Chưa kể, một số người chia sẻ bài viết trên về trang cá nhân mình cũng cho rằng thông tin về cụ bà nghèo khổ nhân vật chính là không có thật: "Chính gia đình mình đã mua một con của bác vào năm ngoái. Tuần nào cũng có 2 hoặc 3 em chó nhỏ được bác mang đi bán, có thể là bác thu mua chó con rồi bán lại cho người khác. Chứ nói vì nghèo nên bán chó nhà thì mình hơi bất ngờ thật".


Trước những thông tin khá bất ngờ được cho là "bóc trần" sự thật về "chị Dậu năm 2018" này đã thêm một lần khiến mạng xã hội dậy sóng, nhiều hội nhóm cũng vì thông tin mới này mà bàn tán xôn xao suốt nhiều giờ qua. Tuy nhiên, bất ngờ càng bất ngờ hơn khi sự việc đẩy đi quá xa, bỗng có thêm nhiều người đứng ra bênh vực cho bà cụ. Một người khác đã từng mua chó của cụ nói: "Khi mua con chó về, mình cảm nhận con chó rất sạch sẽ và được chăm sóc khá tốt. Có ai dùng chó lừa đảo mà 'có tâm' như vậy không?".
Người khác thì lại cập nhật thêm thông tin rằng mình vừa đến thăm cụ, gửi cụ một số tiền, đồng thời chia sẻ về bệnh tình sức khỏe của cụ, cũng như là hoàn cảnh khó khăn mà cụ đang gặp phải:

Một số người khác lại nói: "Mình vẫn tin bà hơn, nếu thật sự có 2 căn nhà 1 căn cho thuê thì ở nhà nằm nghỉ cho khỏe mắc mớ gì ra đường ngồi cho khổ", "bà 70 tuổi rồi, còn bài bạc cái gì, không tin đâu", "cho dù thực sự là bà cụ nhặt chó ngoài bãi rác về bán, vậy là bà cũng tạo điều kiện cho các bé từ cún hoang có người chăm sóc yêu thương, vậy có gì đáng lên án?", "không giúp được gì xin đừng hại thêm. Đáng lẽ tuổi này là được an hưởng tuổi già rồi, chứ không phải vất vả mưu sinh ngoài đường đâu",...
Riêng với cô bạn Phuong Phuong - người đăng tải đầu tiên về câu chuyện và một số hình ảnh của bà cụ, đồng thời cũng là người mua lại con chó vào hôm ấy cũng đã lên tiếng thông qua một bình luận trên trang cá nhân của mình:

"Bà bán chó đó, bà biết thiên hạ là ai đâu mà diễn mà lừa đảo. Bản thân chó là của bà nuôi, bà thích bán thì bán, ai mua thì mua, bà đâu ngồi than thân khổ sở lấy lòng thương và lùa gạt ai đâu. Bà không đòi hỏi số tiền là bao nhiêu.Nếu hôm đó không phải tôi "mua" bé chó thì cũng có người khác mua. Không lẽ diễn và lừa đảo?
Tự ta và chúng ta tự suy diễn theo cảm xúc thương và sau đó thì theo cảm xúc ghét. Ở đây ai kêu quyên góp? Ai kêu gọi hỗ trợ cho bà và bé cún? Ai? Ai? Có phải tự mọi người tự ý làm tự ý điều tra nơi bà ở và tự tiện đến, kiểu khách không mời mà đến, rồi làm um lên nơi đó, có phải không? Giờ lại hốt hoảng lên. Thế thì làm vậy để làm gì?".
Thực hư câu chuyện đằng sau nụ hôn của bà cụ lớn tuổi với chú cún nhỏ thế nào vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi. Nhưng có một điều chắc chắn dân mạng có thể rút kinh nghiệm cho mình qua vụ này, là đừng vội tin 100% một câu chuyện, hình ảnh nào đó được kể trên mạng xã hội. 


Thứ Năm, 18 tháng 10, 2018

ĐẠI HỌC HARVARD BỊ KIỆN VÌ PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC

Một số sinh viên gốc Á kêu gọi "tuyển sinh bình đẳng" tại Harvard. Ảnh Getty Images.

Trường đại học nổi tiếng và lâu đời nhất của Mỹ phải đối mặt với những đơn kiện liên quan đến việc có sự phân biệt đối xử với những sinh viên gốc Á khi tuyển sinh, “ưu ái” dành cho những sinh viên này nhiều tiêu chuẩn cao bất thường so với các sinh viên khác.
Quá trình xét xử vụ việc này đã bắt đầu từ ngày 16-10, kéo dài đến 3 tuần tại một tòa án quận ở Boston, Mỹ. Nhiều chuyên gia dự báo rằng vụ kiện này có thể sẽ trở thành một sự kiện “bước ngoặt”, ảnh hưởng sâu rộng đến sự đa dạng chủng tộc trong giáo dục đại học và các chính sách hành động có liên quan trên toàn nước Mỹ.
Những cáo buộc được đưa ra đã cho rằng Harvard trong quá trình tuyển sinh đã đặt ra những tiêu chuẩn cho những sinh gốc Á cao hơn rõ ràng so với những sinh viên thuộc chủng tộc khác. Đại diện Harvard đã lên tiếng phủ nhận tất cả những hành vi mang tính phân biệt và bảo vệ cho quá trình tuyển sinh “toàn diện” của mình.
Vụ việc này như một lần nữa làm nóng lại những cuộc tranh luận đã có từ lâu về việc Harvard có những chính sách có phần mang lại nhiều lợi thế hơn đối với các sinh viên là người Mỹ gốc Phi, Mỹ Latin nhằm “bù đắp” cho một quá trình lịch sử kéo dài của phân biệt chủng tộc trong quá khứ.
Số sinh viên là người Mỹ gốc Á tại Harvard đang ngày càng gia tăng kể từ năm 2010. Cụ thể, hiện nay, người Mỹ gốc Á chiếm khoảng 6% dân số Mỹ, đồng thời chiếm 23% trong số 2.000 sinh viên mới được nhận vào Harvard từ hơn 40.000 hồ sơ dự tuyển. Trong khi đó sinh viên gốc Phi chiếm 15% và gốc Tây Ban Nha hoặc Latin chiếm 12%, theo Times.
Trong vụ kiện được xét xử ngày 16-10, nhóm "Sinh viên hành động vì tuyển sinh công bằng", đứng đầu là nhà hoạt động xã hội Edward Blum người trước đây được biết đến với vụ kiện ĐH Austin, bang Texas, liên quan "Affirmative Action", hay còn được biết đến là chính sách đặc cách dành cho những sắc tộc thiểu số. Nhóm này cáo buộc rằng Harvard đã lạm dụng tiêu chí về tính cách để gây bất lợi cho những sinh viên gốc Á, trong khi đó lại thiên vị các sinh viên người da trắng, người Mỹ gốc Tây Ban Nha và người da màu.
Đại diện luật sư của Harvard lại cho rằng tiêu chí sắc tộc là một yếu tố quan trọng giúp Harvard đạt được các mục tiêu giáo dục, khẳng định rằng tiêu chí sắc tộc không phải là một điều tiêu cực trong tuyển sinh.
Theo quy định của Tòa án Tối cao Mỹ, các trường đại học được phép sử dụng yếu tố sắc tộc trong tuyển sinh, nhưng cũng có quy định rằng tiêu chí này chỉ được áp dụng trong thời hạn nhất định và phải được điều chỉnh phù hợp nhằm thúc đẩy sự đa dạng sắc tộc trong môi trường giáo dục.
Duy Tiến (CAND)



Thứ Tư, 17 tháng 10, 2018

ĐƯỢC BỘ NGOẠI GIAO MỸ BẢO KÊ, MẸ NẤM CHÍNH THỨC NHẬP CHUỒNG MẼO

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

Nối gót Trần Khải Thanh Thủy, Tạ Phong Tần, Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Cù Huy Hà Vũ… Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Blogger Mẹ Nấm, kẻ đang phải chấp hành bản án 10 năm tù về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo Khoản 1, Điều 88 Bộ luật Hình sự, là “nhà dân chủ” tiếp theo được “xuất chuồng” sang Mỹ. Tất nhiên, thủ đoạn mà Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Quỳnh đi vẫn là chiêu bài “ốm đau”, “bệnh hiểm nghèo”, “bị ngược đãi trong trại giam” và “tuyệt thực”.
Theo nguồn thông tin cho biết: “…sáng ngày hôm nay 17/10/2018, blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được “xuất khẩu dân chủ” thẳng tắp từ nhà tù xứ “cộng sản” đến thẳng thiên đường của cô ở nước Mỹ dưới sự bảo trợ của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Cùng đi với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là mẹ đẻ của cô và hai con nhỏ: bé Nấm và bé Gấu.
Đây là trường hợp hiếm hoi, Mỹ không chỉ nhận “tù nhân lương tâm” mà còn cả thân nhân gồm 2 con đẻ và mẹ già đều được hưởng ưu đãi này.”
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sinh năm 1979, ngụ phường Vĩnh Phước, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Đây là đối tượng có quá trình hoạt động chống đối quyết liệt, từng nhiều lần bị các cơ quan chức năng cảnh cáo, xử lý bằng các hình thức khác nhau nhưng đối tượng ngày càng tỏ ra coi thường pháp luật, thách thức cơ quan chức năng, tính chất hành vi vi phạm pháp luật ngày càng nguy hiểm.
Tháng 6/2017, tại phiên sơ thẩm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã bị TAND tỉnh Khánh Hòa tuyên án sơ thẩm 10 năm tù giam. Tại phiên tòa phúc thẩm lần này, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh thừa nhận toàn bộ hành vi mà cáo trạng đưa ra nhưng vẫn một mực cho rằng không tuyên truyền chống phá Nhà nước.
Từ các tài liệu thu thập được trong quá trình tố tụng, và từ lời khai của Quỳnh, HĐXX cho rằng từ năm 2012 đến tháng 10/2016, Quỳnh đã sử dụng Facebook cá nhân để viết và đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết có nội dung sai sự thật, tuyên truyền xuyên tạc, đả kích, nói xấu đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, xuyên tạc lịch sử cách mạng Việt Nam, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc.
Quỳnh soạn thảo tập tài liệu “Stop police killing civilians” về 31 trường hợp người chết sau khi làm việc với công an với nội dung hoàn toàn suy diễn, không có căn cứ Quỳnh, với mục đích để người đọc hiểu sai bản chất vấn đề, đồng thời xúc phạm và làm hạ uy tín của lực lượng Công an nhân dân, xâm hại mối quan hệ giữa nhân dân và lực lượng công an.
Nguyễn Nhọc Như Quỳnh cũng tham gia vào tổ chức bất hợp pháp với mục đích chống phá chế độ tại Việt Nam có tên Mạng lưới Bloggers Việt Nam và nhờ tham gia tích cực vào các hoạt động chống lại nhà nước, Quỳnh đã nhận được 50.000 euro tổ chức chống Việt Nam mang tên Civil Rights Defenders.
Với số tiền này, Quỳnh đã tự chi cho mình 164,2 triệu đồng vào mục đích mua sắm phương tiện để hoạt động viết và đăng tải lên mạng xã hội những bài viết chống phá nhà nước.
Tại phiên phúc thẩm (tháng 11/2017), Quỳnh cũng công nhận đã lợi dụng việc trả lời phỏng vấn của báo chí và truyền thông nước ngoài để xuyên tạc tình hình trong nước trên nhiều lĩnh vực, từ lịch sử, kinh tế, chính trị, quốc phòng, ngoại giao, pháp luật đến vấn đề dân chủ, nhân quyền; tàng trữ ấn phẩm thơ, nhạc có nội dung sai trái.
Với những cứ liệu trên, TAND cấp cao tại Đà Nẵng bác kháng cáo, tuyên y án 10 năm tù về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo Khoản 1, Điều 88, Bộ Luật Hình sự đối với Quỳnh./.
Theo vnnew.net