NGƯỜI ĐƯA TIN 289

NƠI CHIA SẺ THÔNG TIN ĐA CHIỀU VỀ MỌI VẤN ĐỀ
  • TRƯỜNG SA - HOÀNG SA VÀ NHỮNG CHUYỆN CHƯA BAO GIỜ KỂ

    Hôm trước, mình đặt câu hỏi về việc các bạn suốt ngày phê phán Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam "nhai đi nhai lại" các thông điệp phản đối khi Trung Quốc có hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vậy theo các bạn chúng ta phải làm gì?

  • NGUYỄN VĂN HÓA - TỪ CON ĐƯỜNG PHẠM TỘI BÁN NƯỚC ĐẾN CON ĐƯỜNG VÀO NHÀ GIAM

    Năm 2013, Nguyễn Văn Hóa đã lập tài khoản Facebook “Nguyễn Văn Hóa (Maria Luygonjaga)” tại địa chỉ www.facebook.com/Nguoidaxatoi để kết bạn, trao đổi thông tin với các đối tượng như Lê Đình Lượng, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Hoàng Đức Bình.

  • NHẬN BIẾT THỦ ĐOẠN MỚI CỦA KẺ THÙ ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN

    Trong tình hình mới, các thế lực thù địch vẫn luôn câu kết chặt chẽ với nhau để thúc đẩy từ “diễn biến hòa bình” sang “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ ta, chống phá Đảng, Nhà nước và giai cấp công nhân Việt Nam với cấp độ và cường độ ngày càng quyết liệt, thâm hiểm hơn.

Thứ Năm, 28 tháng 6, 2018

Chuyện giờ mới kể: Lấy bài thơ làm đề thi văn của kẻ trở cờ chống đảng, bôi nhọ xúc phạm anh hùng dân tộc?.

Thật ngạc nhiên, đề thi văn tốt nghiệp PTTH năm nay có tiêu đề “Đánh thức tiềm lực”. Tác giả của bài thơ này là nhà thơ gạo cuội Nguyễn Duy. Ơ đây, Không đề cập đến nội dung bài thơ mà nói đến phẩm chất, đạo đức của Nguyễn Duy một kẻ vô ơn bội nghĩa đã có hành vi xúc phạm, lăng nhục người anh hùng dân tộc Võ thị sáu .

Khi “đề thi” được tung lên mạng xã hội, nhiều người thấy bức xúc…vì tác giả bài thơ này là một kẻ đang có tư tưởng trở cờ, sa chân vào giới giang hồ rận chủ chống phá đảng và nhà nước, âm mưu phủ nhận giá trị lịch sử, bôi nhọ, xúc phạm đến anh linh các anh hùng dân tộc…
Xin được nhắc lại, cách đây không lâu khi báo văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh trích dẫn một Clip dài chừng 5 phút phê phán một số kẻ đầu hai thứ tóc, khoác áo “nhơn sĩ” có hành vi lăng nhục Võ Thị Sáu, người con gái đất đỏ Anh hùng.Theo nhiều nguồn tin, Nguyễn Duy đã tự rút tên khỏi hội nhà văn, nhà thơ Việt Nam từ năm 2014.Tham gia vào cái gọi là “Văn đoàn độc lập” dưới sự cầm đầu của Nguyên Ngọc cùng đám lâu la có Nhà văn Phạm Xuân Nguyên (cán bộ Viện Văn học, chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội), nhà thơ Nguyễn Duy, ... Trong đám rận đổ đốn ấy, người lớn tuổi nhất và có thâm niên thường xuyên có hành vi chống phá chính quyền nhất phải kể đến Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang sinh năm 1936 và cũng dễ hiểu bọn chúng đều có tên trong cái “kiến nghị 72” trong đợt góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992 trong đó kêu gọi xóa bỏ vai trò của Đảng cộng sản trong Hiến pháp, phi chính trị hóa quân đội và thay HP hiện hành bằng một bản Hiến pháp mới với chế độ chính trị đa nguyên đa đảng
Đoạn Clíp cho thấy, răm kẻ đầu bạc, xúm quanh chai rượu Ngoại “nhâm nhi” cùng với vài ba hột lạc rang. “rượu vào lời ra”. Nhìn họ cười vô tư, bốc đồng chẳng khác gì những kẻ nát rượu, rượu vào lời ra. Thật đáng trách, chúng đang bới móc và ăn vạ lịch sử :
"Võ Thị Sáu chẳng qua là một người con gái bị tâm thần, ngớ ngẩn. Lợi dụng sự ngớ ngẩn của Sáu, nhóm những người hoạt động cách mạng mới đưa cho bà lựu đạn rồi xúi ném vào một toán quân địch đang ngồi họp. Bà ném rồi bị bắt đi tù, đem đi xử bắn. Bà chẳng biết gì về tính mạng của mình, cứ cười tươi và hái hoa dại mọc dọc đường ra pháp trường cài lên tóc".
Rõ ràng, chúng quá liêm sỉ khi cố tình bới móc lịch sử, bất chấp một sự thật lịch sử, cố tình hạ nhục người con gái Đất đỏ anh hùng của dân tộc, đó là chị Võ Thị Sáu, một con người đã đi vào huyền thoại trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của thế kỷ XX.
Nguyễn Duy, Kẻ đầu têu, cùng có hành vi đáng phỉ nhổ kể lại câu chuyện bịa đặt này. Ông ta phủ nhận vai trò và công lao của anh hùng dân tộc Võ Thị Sáu khi y nói Chị “biểu hiện của người bị tâm thần và hành động ném lựu đạn kia dẫn đến việc bị bắt của chị Sáu là ngoài ý muốn”. Rõ ràng, một sự bịa đặt dối trá hèn hạ. Một sự thật không thể chối cãi, rõ ràng động cơ của chị là giết những kẻ xâm lược và bè lũ tay sai của chúng, người ta có quyền suy diễn tại sao người “tâm thần” chỉ ném lựu đạn vào những kẻ xâm lăng và bè lũ tay sai của chúng?
Kẻ hậu sinh, Nhân sỹ đốn mạt Nguyễn Duy cứ lờ đi khí phách anh hùng của người con gái Đất đỏ khi ra đến pháp trường, Chị không hề run sợ, cái chết đã cận kề nhưng vẫn hiên ngang ngẩng cao đầu tươi cười ngắt bông hoa dại cài trên tóc xanh tràn đầy nhựa sống của lứa tuổi trăng tròn,….. chỉ có những kẻ vô lương tâm, nhắm mắt trước sự thật mới có những lời vô liêm sỉ, xúc phạm đến người anh hùng dân tộc như vậy.
Không hiểu sao bài thơ của Nguyễn Duy kẻ phản đảng, trở cờ, xúc phạm anh hùng dân tộc… lại được đưa vào làm đề thi cho học sinh…. Rất, nguy hại cho thế hệ trẻ tương lai của đất nước, khi các em phải phân tích bài thơ này của Ông ta và vẫn coi Nguyễn Duy một kẻ có tư tưởng chống phá chế độ, âm mưu thóa mạ lịch sử, vô ơn bội nghĩa với các bậc tiền nhân, các anh hùng dân tộc như một thần tượng…cần noi theo?
Dư luận đang đòi hỏi, ai đã chọn và đưa bài thơ của Nguyễn Duy vào đề thi văn tốt nghiệp Phổ thông Trung học năm nay, liệu người ra đề thi có “vô tình” hay “hữu ý”, thậm chí cả một tập thể “lãnh đạo” của “Bộ giáo dục đào tạo” cái nôi đào tạo, sản sinh ra thế hệ tương lai của đất nước lại bàng quan về chính trị, không thể nhận biết Nguyễn Duy kẻ trở cờ vô liêm sỷ ….mà lại lấy bài thơ của kẻ chống đảng phủ nhận giá trị lịch sử vào đề thi?
Câu hỏi này dành cho Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
N>K>K

Thứ Ba, 26 tháng 6, 2018

NGHỊ QUỐC VÀ NGHỊ NGHĨA - TỪ ĐẠI NGU ĐẾN ĐẠI ĐỂU?


Theo dõi các kỳ họp Quốc hội lâu nay, vẫn thấy một vài vị “đại biểu” luôn coi diễn đàn nơi Nghị trường như là một sân khấu để hồn nhiên phô diễn trước đại chúng cái gọi là “tâm tư” hay “phản biện” hoàn toàn không mang tính xây dựng.
Giống như những con nghiện lên đô, mỗi kỳ họp là một cơ hội để họ gia tăng ảo tưởng về “dấu ấn cá nhân” cùng với sự ve vuốt phỉnh phờ của đám lều báo. Khá nhiều lĩnh vực mà họ liều lĩnh tham gia ý kiến ý cò nhưng lại không chịu (hoặc không đủ khả năng) tìm hiểu một cách thấu đáo về lĩnh vực ấy.
Từ chỗ ảo tưởng và ham hố thể hiện “dấu ấn cá nhân” một cách thái quá, lại quên mất vai trò, trách nhiệm cao cả mà cử tri đã giao phó, họ thành ra vô tình - nhưng cũng không loại trừ việc cố ý - nối giáo cho đám giặc lề trái tuyên truyền xằng bậy về các chủ trương lớn của Nhà nước.
Ví dụ mới đây nhất, là các phát biểu “đại ngu” của các đại biểu Dương Trung Quốc và Trương Trọng Nghĩa khi đề cập tới Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (gọi tắt là Luật Đặc khu) tại kì họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV.
Và với những gì diễn ra như tại Bình Thuận vừa qua thì những phát biểu xằng bậy của hai ông “đại biểu” này chẳng những đã phụ họa cho chiến dịch tuyên truyền nhảm của đám lề trái về Luật Đặc khu mà còn gián tiếp kích động ngu dân gây bạo loạn. (Ông Nghĩa đã từng to mồm cổ động cho “lề trái” trên báo chí: “Lề phải không đăng người ta đọc lề trái”).
Cả hai ông này đều đã từng bị ông Hoàng Hữu Phước chửi như chan tương vào mặt vì cái thói thường xuyên bi bô về đủ các thứ lĩnh vực mà họ không am tường. Nhưng xét ra ngay cả các phạm vi thuộc về chuyên ngành của họ, họ cũng dốt đặc cán mai.
Ông Quốc, một người mang danh là nhà Sử học và là tổng biên tập tạp chí Xưa & Nay, bảo rằng Đặc khu kinh tế “sẽ trở thành nơi di dân” (của Trung Quốc).
Nhưng trong Lịch sử chưa từng có việc Trung Quốc chiếm được nước ta bằng cách di dân, không phải vì họ không có tham vọng mà đơn giản là bởi việc ấy là bất khả thi. Người Trung Quốc đã có cả 1000 năm đô hộ nước ta và chỉ mong “đồng hóa” được dân tộc Việt nhưng cũng không thành, chứ đừng nói 99 năm (nếu được phép) thuê đất nơi Đặc khu. Thậm chí, lịch sử luôn chứng tỏ quá trình đồng hóa đã diễn ra theo chiều ngược lại, khi các “di dân” Trung Quốc từ quan lại, dân tị nạn cho đến các thương nhân Trung Quốc sang sinh sống ở Việt Nam dần dần Việt hóa.
Truyền thuyết Lạc Long quân mang theo 50 người con xuống biển là gì nếu không phản ánh công cuộc “di dân” mở cõi của chính dân tộc Việt? Và Lịch sử đã chứng minh chính các triều đại phong kiến Việt Nam mới là người thực hiện thành công các cuộc “di dân”, đặc biệt là quá trình “mang gươm đi mở cõi” về phương Nam.
Rất nhiều vùng đất Việt ngày nay được hình thành từ quá trình “di dân” ấy, có thể lấy ngay Vân Phong và Phú Quốc, là hai trong số các địa điểm đặt Đặc khu làm dẫn chứng.
Khu vực Vân Phong thuộc về nước Việt vào năm 1653, khi cuộc “di dân” của Chúa Nguyễn Phúc Tần giúp mở rộng lãnh thổ Đàng Trong từ Phú Yên vào đến sông Phan Rang, nay thành tỉnh Khánh Hòa.
Còn Phú Quốc, vốn ban sơ do một người Tàu chính hiệu có tên là Mạc Cửu đã có công tiên phong mở đất mang về. Năm 1708, ông này dâng toàn bộ đất đai đã khẩn hoang lập ấp cho Chúa Nguyễn Phúc Chu, đó là vùng đất rộng lớn bao gồm cả Kiên Giang, Cà Mau ngày nay, trong đó có đảo Phú Quốc.
Điều trớ trêu ở đây là, khi ông Trung Quốc mang con ngáo ộp “di dân” Trung Quốc áp bừa vào “đặc khu” để nhát ma giới bình dân, thì Lịch sử lại cho thấy chính các triều đại phong kiến Việt Nam đã sử dụng các “di dân” người Tàu để mở mang bờ cõi.
Ông Quốc đòi Quốc hội phải e ngại về “di dân Trung Quốc”, chứ nhà Nguyễn xưa đã không chút ngần ngại phong ngay cho Mạc Cửu chức Tổng Trấn Hà Tiên (sau này còn truy phong tiếp là Khai trấn Thượng trụ quốc Đại tướng quân Vũ Nghị Công) để rồi hơn ba chục năm sau, hậu duệ Mạc Cửu là Mạc Thiên Tứ tiếp tục khai phá và sáp nhập vào Đàng Trong các vùng đất Cần Thơ, Hậu Giang và Bạc Liêu ngày nay.(*)
Xét ra, ông Quốc còn chút cẩn trọng khi mới tỏ thái độ “e ngại”, còn ông Nghĩa thật đã loạn ngôn khi trắng trợn xuyên tạc rằng Đặc khu kinh tế “thực chất là nhượng địa”.
Wiki, dẫn theo Luật Quốc tế cho biết “Nhượng địa” là vùng đất được chuyển giao theo các hiệp ước. Lịch sử cho thấy có một vài “Nhượng địa” là kết quả từ các hiệp định thương mại, ví dụ vùng Alaska mà nước Nga dưới thời Sa hoàng bán cho nước Mỹ, nhưng hầu hết các nhượng địa trên thế giới đều là “chiến lợi phẩm” từ các cuộc chiến tranh ăn cướp mà bên “thua” buộc phải “bồi thường chiến phí” thông qua các hiệp ước bất bình đẳng.
Ở Việt Nam, năm 1862 nhà Nguyễn buộc phải ký Hiệp ước Nhâm Tuất cắt 3 tỉnh miền Đông và đảo Côn Lôn cộng thêm 4 triệu piastre (đồng quan Pháp) trả trong vòng 10 năm (*). Năm 1874 Pháp lại buộc nhà Nguyễn phải ký tiếp Hòa ước Giáp Tuất nhượng toàn bộ Nam Kỳ. Năm 1888, Đồng Khánh cắt thêm ba thành phố Hà Nội, Hải Phòng, và Đà Nẵng làm nhượng địa.
Điều 5, Hoà ước Giáp Tuất 1874 ghi:
“Đức Hoàng thượng,Vua nước An Nam công nhận chủ quyền toàn vẹn của nước Pháp trên các vùng lãnh thổ do nước Pháp hiện đang chiếm giữ và bao gồm trong các ranh giới như sau:
Về phía Đông; vùng biển Trung Quốc và Vương Quốc An Nam (tỉnh Bình Thuận); Về phía Tây; vịnh Xiêm La; Về phía Nam; vùng biển Trung Quốc; Về phía Bắc; Vương quốc Cam Bốt và Vương quốc An Nam (tỉnh Bình Thuận)…”
Khoản 1, đạo dụ Đồng Khánh 1888 ghi:
“Các lãnh thổ thuộc các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng được chính phủ Đại Nam kiến lập thành nhượng địa Pháp và nhượng trọn quyền cho chính phủ Pháp, và chính phủ Đại Nam từ bỏ mọi quyền hành trên lãnh thổ đó”.
Như vậy để được gọi là một “Nhượng địa” như ông Nghĩa xuyên tạc dự thảo “Luật Đặc khu”, tối thiểu phải có 2 yếu tố được xem là điều kiện cần:
1. Việc chuyển nhượng lãnh thổ phải được hai quốc gia lập thành một văn kiện mang tính quốc tế, đó là Hiệp ước.
2. Hiệp ước đó phải khẳng định một quốc gia sẽ “từ bỏ mọi quyền hành trên lãnh thổ đó”, thay vào đó, “chủ quyền toàn vẹn” của quốc gia kia được công nhận.
Còn trong dự thảo “Luật Đặc khu”, nhà đầu tư, bất kể là trong nước hay nước ngoài, chỉ có quyền thuê đất với thời hạn thông thường là không quá 70 năm, trường hợp đặc biệt thì không phải do “Đặc khu” tự quyết, mà quyền xem xét thuộc về cấp Chính Phủ, nhưng cũng không thể vượt quá 99 năm. Làm gì có vấn đề “từ bỏ chủ quyền” ở đây.
Trong các “Đặc khu”, chỉ có các Hợp đồng giao dịch dân sự hay thương mại mớicó thể áp dụng tập quán quốc tế hay pháp luật nước ngoài, nhưng điều kiện để áp dụng là phải “không được gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng và không được trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự Việt Nam”, như dự thảo đã quy định. Riêng với các giao dịch “là bất động sản tại Việt Nam hoặc hợp đồng lao động ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, hợp đồng tiêu dùng ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người tiêu dùng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì áp dụng pháp luật Việt Nam” chứ cũng không được phép áp dụng tập quán quốc tế hay pháp luật nước ngoài.
Đó là nói riêng về giao dịch dân sự và thương mại, chứ còn từ chủ quyền lãnh thổcho đến các quyền hành pháp, tư pháp thì hoàn toàn thuộc về Nhà nước Việt Nam. Chính quyền “Đặc khu” cũng do người Việt lập ra, cũng gồm HĐND và UBND, (chỉ “yêu cầu phải chuyên nghiệp và tinh gọn hơn”). Hoạt động của các cơ quan Việt Nam tại “Đặc khu” như Tòa án, Viện kiểm sát, Xuất nhập cảnh, Hải quan, Thuế, Tài chính, Ngân hàng và cả các lực lượng bảo đảm an ninh như Quân đội, Công an (Việt Nam) cũng đã được quy định cụ thể ngay trong dự thảo chứ có “nhượng” cho ai đâu.
Là người mang danh Luật gia, lại là Đại biểu của dân, đáng lẽ, hơn ai hết, ông Nghĩa phải phân biệt được khái niệm “Nhượng địa” với việc “cho thuê đất” ghi trong dự thảo “Luật Đặc Khu”. Và nếu ông dốt thật thì việc hữu ích nhỏ nhoi nhất cho đất nước mà ông Nghĩa có thể làm, đơn giản chỉ là ngậm cái mồm thối lại. Đằng này, ông lại bi bô xuyên tạc rằng Đặc khu kinh tế “thực chất là nhượng địa”,để rồi trở thành kẻ vác loa cầm cờ cho lề trái và đám phản động.
Thế rồi sau khi vụ bạo loạn ở Bình Thuận xảy ra, ông Nghĩa lại hồn nhiên liếm đống nước bọt “thực chất là nhượng địa” mới nhổ ra hôm nào. Giờ đây, ông lại bảo “tâm tư” của ông (và có lẽ của cả ông Quốc?) đã “bị suy diễn, xuyên tạc thành chuyện bán đất cho Trung Quốc, rồi nói rằng đó là bán nước, thì chính (là) xuyên tạc để kích động”.
Chỉ xin hỏi thêm ông Nghĩa rằng liệu chính ông có biết phân biệt thế nào là“nhượng địa”, thế nào là “bán đất”?. Còn chuyện xuyên tạc và kích động thì đã rõ, thủ phạm chính là hai ông chứ còn thằng nào vào đấy.
Cứ đặt các phát ngôn xàm bậy về dự thảo “Luật Đặc khu” của hai ông trong bối cảnh các vụ bạo loạn xảy ra gần đây, có thể nhận định rằng tư duy của hai ông “đại biểu” này đã phát triển thêm một bước có tính đột phá.
Ấy là sự “tiến hóa” từ “đại ngu” trở thành “đại đểu”.
****
(*) Và nổi tiếng hơn cả, (mà không lẽ mang danh nhà Sử học thông thái như ông Quốc lại không nhớ), phải kể đến các “di dân Trung Quốc” thuộc dòng họ Trần Kình, vốn người Phúc Kiến, đến định cư tại vùng Tức Mạc, Nam Định vào khoảng thế kỷ XII mà hậu duệ sau này trở thành Trần Triều, một triều đại nổi bật nhất trong Lịch sử Việt Nam, cùng với những cái tên Trần Nhân Tôn, Trần Quốc Tuấn… lập nên một loạt chiến công hiển hách, giúp mở rộng bờ cõi nước Việt vào tới Thuận Hóa (vốn là châu Ô, châu Rí của Chiêm Thành) và ba lần đánh tan quân xâm lược Nguyên Mông.
Ở chiều ngược lại, thật oái oăm khi ông Dương Trung Quốc lại chính là thành viên trong nhóm "lật sử" đã a dua suy tôn một người gốc Trung Quốc khác là Phan Thanh Giản. Ông họ Phan này "lừng danh" vì là người đã trực tiếp đặt bút ký Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 cắt ba tỉnh miền Đông và đảo Côn Lôn làm "nhượng địa" đầu tiên cho Pháp, mấy năm sau đó lại vẫn ông này trực tiếp mở cửa thành dâng nốt ba tỉnh miền Tây cho Pháp.
Nói cách khác, kẻ ký giấy khai sinh ra "nhượng địa" tại Việt Nam là Phan Thanh Giản (gốc Tàu), lại được ông Quốc vinh danh.
ST: Lốc Liếc


Thứ Năm, 21 tháng 6, 2018

KHỦNG BỐ ĐÁNH BOM XE CÔNG AN P.12, Q.TÂN BÌNH


Khoảng 14h30, ngày 20/6, tiếng nổ lớn bất ngờ phát ra từ chiếc xe máy màu đen ở sân trụ sở Công an phường 12, quận Tân Bình, nằm trên đường Trường Chinh, một bên là trụ sở Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận Tân Bình, bên còn lại là Ban chỉ huy quân sự, khiến Nữ cảnh sát làm nhiệm vụ tiếp dân ngồi gần đấy bị thương.
Tại hiện trường, chiếc xe máy bị biến dạng, nhiều đồ vật và mảnh vỡ văng khắp nơi. Một số xe khác và khu vực phía trước trụ sở công an ám khói đen...
An ninh xung quanh khu vực đang được thắt chặt.
Đại tá Nguyễn Sỹ Quang (Trưởng Phòng tham mưu, người phát ngôn Công an TP HCM) cho biết lực lượng chức năng đang khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân.
Trích xuất dữ liệu từ camera an ninh xác định nghi phạm là 02 thanh niên đi trên 01 xe Wave RS màu đen bảng số: 69R1 - 27584.
Đối tượng ngồi trước mặc quần jean xanh mang giày thể thao màu đen đế trắng, đội nón bảo hiểm xanh dương và tím, mặc áo khoác xám.
Đối tượng ngồi sau mang balo màu đen, áo khoác đen.

Người dân phát hiện thông tin liên quan đến 02 đối tượng như mô tả trên, cần nhanh chóng thông báo cho Công an gần nhất hoặc gọi số 113.
Cam kết đảm bảo bí mật cho nguồn tin và khen thưởng thỏa đáng cho các thông tin nhanh và có giá trị.


Thứ Hai, 18 tháng 6, 2018

Kẻ xấu đã “kinh doanh” ngay trên lòng yêu nước của người dân

Liên tiếp những ngày qua, lực lượng chức năng các địa phương đã bắt giữ nhiều đối tượng có dấu hiệu kích động đám đông, tụ tập trái phép bày tỏ sự không đồng tình đối với các dự án Luật được bàn thảo ở Quốc hội. 
 GS Hoàng Chí Bảo – nguyên Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương cho rằng, việc tụ tập đông người, xuống đường biểu tình gây ách tắc giao thông, thậm chí đập phá trụ sở chính quyền là sự việc đáng tiếc.

Cần thông tin kịp thời để người dân không bị lôi cuốn vào sự việc có tính chất tự phát
Những người tham gia vụ việc này cũng đã không hiểu thấu đáo thông tin, dễ bị nhầm lẫn giữa thật-giả, bị kẻ xấu xúi giục, kích động, thậm chí bị lôi kéo bởi những lời lẽ mị dân, dẫn đến những hành động gây mất ổn định. Điều này đã ảnh hưởng tới uy tín của Đảng và Nhà nước, và sâu xa đã ảnh hưởng tới chính cuộc sống của người dân.
Sự việc đáng tiếc đã xảy ra và các cấp ngành cũng đã có những biện pháp kịp thời để giải quyết. Rõ nhất là việc Quốc hội đã dừng việc thông qua  Dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc để lùi lại vào kỳ họp tới, để tiếp tục suy nghĩ thấu đáo, kỹ lưỡng hơn, tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia và cân nhắc mọi yếu tố trong việc thông qua một dự án luật liên quan đến việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước mà cũng liên quan đến chính cuộc sống người dân.
Theo GS Hoàng Chí Bảo, từ sự việc xảy ra ở Bình Thuận hay một số địa phương khác cần phải rút kinh nghiệm về nhiều mặt. Qua sự việc cũng cho thấy, rõ ràng nếu các địa phương kịp thời, nhạy bén, có những phản ứng linh hoạt để giữ ổn định bằng cách thông tin kịp thời cho dân chúng, kể cả biện pháp tuyên truyền, giáo dục, vận động để cho dân chúng không bị lôi cuốn vào sự việc có tính chất tự phát như vậy, vô hình trung đã vi phạm pháp luật
“Rõ ràng yếu tố thông tin rất quan trọng, thông tin thông suốt từ trên xuống dưới, nhất là các địa phương, những người lãnh đạo quản lý ở địa phương đều phải có tầm nhìn chiến lược và phải kịp thời thông tin cho dân chúng được biết, có sự hướng dẫn cả những hành động tích cực; phòng ngừa, ngăn chặn những hành động tiêu cực, hội chứng đám đông, những tác động tâm lý nhất là đối với lớp trẻ. Đó cũng là những điều phải rút kinh nghiệm” – GS Hoàng Chí Bảo cho biết.
Từ câu chuyện kích động gây rối ở một số địa phương trong thời gian qua cũng cho thấy câu chuyện dân chủ luôn luôn có giá trị lâu dài. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú trọng tới vấn đề tiếp dân, giải quyết tại cơ sở những nhu cầu, lợi ích thường nhật của dân, đồng thời rất chú trọng tới vấn đề giáo dục, tuyên truyền động viên để nhân dân hiểu rõ sự thật.
“Qua sự việc đã xảy ra vừa qua, điều chúng ta phải chú trọng đó là phải trở lại những bài học rất cơ bản về dân chủ, trong đó có vấn đề tiếp dân, để thông tin cho dân biết, trong đó có việc trả lời chính xác, minh bạch những điều mà dân chất vấn. Những gì hợp lý với dân mà có thể thực hiện trong thẩm quyền, trách nhiệm của mình thì phải giải quyết ngay cho dân. Đây là biện pháp tích cực nhất để giữ được ổn định chính trị-xã hội, thỏa mãn yêu cầu của nhân dân trong khuôn khổ của luật pháp”- nguyên Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương cho biết.
Kẻ xấu đã “kinh doanh” ngay trên lòng yêu nước của người dân
Lòng yêu nước là phẩm chất rất cao quý, là giá trị tinh thần, nhân dân thể hiện lòng yêu nước của mình nhưng phải hiểu biết, giác ngộ và bất cứ hành vi dù lớn nhỏ đều đặt trong hành lang luật pháp.
Nhìn từ những vụ tụ tập đông người, kích động gây rối vừa qua, đặc biệt là việc đập phá cơ quan chính quyền ở Bình Thuận, cho thấy lòng yêu nước của người dân đã bị kẻ xấu lợi dụng, hay nói cách khác, chúng đã “kinh doanh” ngay trên tình cảm yêu nước chân thành của người dân.
Theo dõi khá sát việc giải quyết các điểm nóng những ngày qua của lực lượng chức năng, GS Hoàng Chí Bảo cho rằng, cần nghiêm khắc rút kinh nghiệm bằng cách tăng cường giáo dục ý thức pháp luật cho người dân, nhất là lớp trẻ, đồng thời phải luôn luôn chú trọng vào việc quản lý xã hội một cách khoa học, chặt chẽ, đúng luật pháp; đồng thời phân hóa những người do thiếu hiểu biết, thiếu thông tin, trình độ hạn chế dẫn tới hành vi sai trái với những kẻ xấu có tính chất cầm đầu kích động, phá hoại. “Phải dùng luật pháp để nghiêm trị những kẻ xấu, những kẻ làm trái pháp luật”- ông nhấn mạnh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta". Đó là tinh hoa, phẩm cách của người Việt Nam. Vì vậy phải làm sao đưa giá trị yêu nước, ý thức dân tộc chân chính đó vào những việc làm xây dựng đất nước, giữ vững ổn định chính trị để thúc đẩy công cuộc đổi mới phát triển lành mạnh, đạt cho được mục tiêu mà Đảng đã xác định “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”. Đó là chỗ thể hiện tốt đẹp nhất và xứng đáng nhất về lòng yêu nước của mỗi người dân, bất cứ ở cương vị nào, lứa tuổi nào, giới tính nào.
Lòng yêu nước luôn luôn phải trở thành một động lực tinh thần cao quý mà mỗi người cần gìn giữ, phát huy và không bao giờ để kẻ xấu lợi dụng vào việc làm gần như chống lại Tổ quốc, dân tộc mình.
Các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách kích động, mị dân, lừa dối, thậm chí bằng những biện pháp tinh vi như cung cấp thông tin giả mạo, cung cấp tiền tài, vật chất. Nếu người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ không đủ tỉnh táo, sáng suốt, thì rất dễ trở thành con rối, một công cụ trong tay kẻ xấu chống lại chính mình mà mình không biết.
Theo GS Hoàng Chí Bảo, để tránh xảy ra các vụ việc đáng tiếc tương tự cũng cần phải giáo dục cả lòng tự trọng, danh dự, ý thức pháp luật, ý thức dân tộc và "phải luôn ghi nhớ rằng yêu nước thì phải làm gì cho ích nước lợi dân, nếu làm việc gì không đúng như vậy thì phải tỉnh táo để phòng ngừa, chống lại”./.
( sưu tầm)

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2018

VỤ VIỆC BÌNH THUẬN – BÀI HỌC CHO CẢ HAI PHÍA


Tình hình gây rối ở Bình Thuận cơ bản đã ổn định, các đám đông quá khích đã được giải tán và những kẻ kích động, xúi giục đã được đưa đến cơ quan chức năng để làm việc. Những ngày qua, Bình Thuận là tâm điểm chú ý của cả nước, đời sống chính trị - xã hội trong nước lại nóng lên theo cả hai nghĩa. Sau những sự việc "kinh hoàng ấy" chúng ta nhận lại được gì?
Cảnh hoang tàn đổ nát của thành phố Phan Thiết, thiệt hại về kinh tế tuy chưa thống kê cụ thể nhưng không phải là con số nhỏ. Trụ sở của cơ quan công quyền bị đập phá điều đó đồng nghĩa với việc công việc bị đình trệ, các chủ trương, chính sách sẽ bị chậm lại để khắc phục hậu quả, thu doạn "chiến trường". Đập phá cái cũ đi liền với xây dựng cái mới đồng nghĩa với việc sẽ mất một khoản kinh phí để xây dựng, ngân sách nhà nước lại mất đi một khoản tiền không đáng phải mất. Nếu chẳng may xảy ra một vụ hỏa hoạn trên địa bàn Bình Thuận thì lấy ai và lấy cái gì để giập lửa cứu người vì xe cứu hỏa và trụ sở, trang thiết bị đã thành phế phẩm. Chỉ một phút bốc đồng, kích động của bộ phận nhân dân đã để lại hậu quả rất lớn không phải cho ai khác mà chính những người dân đang sinh sống ở đó phải chịu.

Cảnh đổ nát sau biểu tình.

30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ chưa đủ đau thương, chưa đủ mất mát, chưa đủ kiệt quệ hay sao? Tôi tin chắc trong số những người biểu tình ở Bình Thuận, những người cầm gạch đá, gậy gộc đánh đập người thi hành công vụ, đốt phá trụ sở công quyền có người đã trải qua những năm tháng chiến tranh, những người đã nếm trải những khổ đau do chiến tranh để lại, vậy mà...? Một đất nước thoát khỏi chiến tranh chưa được nửa thế kỷ đáng lẽ chúng ta phải biết giá trị của Hòa bình hơn ai hết! Xã hội còn tồn tại nhiều vấn đề bức xúc và không thể một sớm một chiều mà giải quyết được. Nhưng chúng ta có nhiều cách để giải quyết những bức xúc ấy một cách hiệu quả và sáng suốt hơn thế. Với "chiến dịch đốt nóng lò" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chính Phủ hành động của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Quốc hội lắng nghe là những nỗ lực của chính quyền nhằm giải quyết những vấn đề tồn tại trong xã hội. Nhưng những gì đã diễn ra thời gian qua lại làm cho mọi thứ trở nên căng thẳng.
Khi được hỏi tại sao tham gia vụ gây rối, mục đích là gì? thì họ - những người quá khích trả lời rằng: thấy đông người thì đi (do hiếu kỳ), có người cho tiền bảo đi thì đi (bị mua chuộc), có người nhậu xong thấy thế cũng đi (không biết gì)... mục đích của họ là gì?! (thông tin do VTV thực hiện và được phát trên chương trình thời sự).
Đối tượng tham gia biểu tình khai nhận có người cho tiền để tham gia biểu tình.
Thế thì họ yêu nước không?
Có.
Họ vì yêu nước mà biểu tình?
Không.
Thế thì tại sao sức mạnh của đám đông quần chúng lại khủng khiếp đến vậy?
Đó là bị kích động, ám thị bởi tâm lý đám đông. Khi đám đông tụ tập thì tâm lý có tính lây lan, chỉ cần một người đứng đầu hô hào là đám đông lập tức bị ám thị, cùng với đó là sự "bắt chước" hành động lẫn nhau, chính vì thế gây nên cảnh hoang tàn như những gì chúng ta đã thấy.
Qua vụ việc này chính quyền và nhân dân cùng rút ra được bài học, đó là lắng nghe lẫn nhau, chia sẻ với nhau những vấn đề còn khúc mắc và cùng chung tay xây dựng đất nước hòa bình, vững mạnh. Xây dựng phát triển đất nước dựa trên sức mạnh đoàn kết dân tộc, sức mạnh đoàn kết giữa nhân dân và chính quyền.
Hàn Phong Linh

Luật An ninh mạng có thật sự bịt miệng dân Việt, vì sao những kẻ yêu nước, nhân quyền lại sợ bộ luật này ??


Luật An ninh mạng được Quốc hội chính thức thông qua vào sáng ngày 12/6/2018, đại diện Facebook tại Việt Nam cho biết hoạt động của Facebook không hề bị ảnh hưởng tại Việt Nam. Hơn thế nữa, Luật sẽ mở ra nhiều cánh cửa giúp Facebook hoạt động tốt hơn, cũng như phối hợp tốt hơn với Chính phủ Việt Nam trong tương lai.
Việt Nam, với số người sử dụng internet là khoảng 55 triệu người dùng, trong đó có 53 triệu tài khoản Facebook được tạo lập tại Việt Nam. Xếp thứ hai Đông Nam Á và đứng thứ 7 toàn thế giới về số người dùng Facebook.


Hơn nữa, Facebook hiện đang đứng số 1 về doanh thu trực tuyến tại Việt Nam với doanh số khoảng hơn 3.000 tỷ đồng (tương đương 150 triệu USD); Google đứng ở vị trí thứ 2 với 2.200 tỷ đồng (khoảng 100 triệu USD). Chứng tỏ Việt Nam là một thị trường mang lại doanh thu khổng lồ cho 2 ông trùm trong giới công nghệ thì không bao giờ Mark zuckerberg lại bỏ rơi Việt Nam, chả khác gì vứt tiền ra xọt rác.
Hơn thế nữa người dân việt nam đang hiểu nhầm về bộ luật an ninh mạng này, họ bị tác động bởi những tên phản động. xuyên tạc, bịa đặt, đánh vào tâm lý người dân việt nam về quyền lợi và lợi ích của bản thân. Tôi xin phép bác bỏ số luận điệu sai trái về luật An Ninh Mạng mà một số phần tử phản động cố tình xuyên tạc, bịa đặt.
1. Cấm Facebook, Google,... ở Việt Nam để xài mạng riêng giống Trung Quốc” : Sai!! Việt Nam chỉ yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam phải lưu trữ tại Việt Nam đối với dữ liệu quan trọng của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam.
2. “Chỉ có Việt Nam và Trung Quốc mới yêu cầu phải đặt máy chủ lưu trữ dữ liệu người dùng trong nước”: Sai!!!! Đến nay, đã có hơn 18 quốc gia thành viên của WTO (trong đó có Hoa Kỳ, Canada, Úc, Đức, Pháp,...) đã quy định bắt buộc phải lưu trữ dữ liệu trong lãnh thổ quốc gia. Mới đây nhất có thêm Ấn Độ cũng yêu cầu điều tương tự!
3. Luật an ninh mạng Việt Nam yêu cầu “Cung cấp toàn bộ thông tin người dùng cho nhà nước, kể cả tin nhắn cá nhân, riêng tư....” Sai!!! Toàn văn luật yêu cầu “ Cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng”. Có nghĩa là khi cần cung cấp thông tin thì ng đó phải là người phạm pháp, và phải l có văn bản của BCA. Bạn ko làm gì sai, ko ai lấy thông tin của bạn!
4. “Luật ANM vi phạm nhân quyền và không có quốc gia nào có luật này...” Sai!!! Rất nhiều quốc gia đã có luật ANM và còn gắt gao hơn nhiều ở VN. Tại Đức, bộ tư pháp rất nghiêm trọng việc an ninh mạng, họ ra chỉ thị rõ ràng cho FB nếu anh quản lý không tốt để người dân kích động bạo lực, chửi bới trên mạng, xuyên tạc sẽ bị phạt thẳng tay từ thằng FB đến thằng phát biểu. Đạo luật Netzwerkdurchsetzungsgesetz (NetzDG) được thông qua giữa năm ngoái nhưng chính thức có hiệu lực vào 1/1/2018 vừa qua sau 2 tháng gia hạn để các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội phát triển các công cụ ngăn chặn phát ngôn kích động thù hận. Tại Hàn, nếu bạn cứ dùng mạng xã hội chửi idol

Kết luận những ý trên lại có thể thấy nếu các anh các chị dùng FB, nếu các anh chị không vi phạm những điều sau đây : Bịa đặt , nói xấu và bôi nhọ danh dự không có chứng cứ cá nhân hoặc tổ chức, kích động bạo lực trên FB, bịa đặt thông tin không chính xác, tuyên tuyền kêu gọi gây rối trật tự công công và an ninh quốc gia, thì hãy cứ dùng FB thoải mái, không ai cấm anh chị dùng FB và cấm anh chị phát ngôn cả. Nhưng các anh chị phải chịu trách nhiệm về lời nói phát ngôn trên mạng của mình chứ không phải tao thích thì tao nói nếu sai thì thôi. Và dĩ nhiên nếu anh chị bị kẻ khác bôi nhọ nói xấu thì các anh chị đã có luật pháp bảo vệ và truy tố kẻ đó.
Vậy tại sao lại có những kẻ sợ Luật an ninh mạng đến vậy????
Những kẻ lâu nay luôn kêu gào, tự xưng mình là người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền,luôn đòi hỏi quyền tự do ngôn luận lại sợ vãi óc khi LUẬT AN NINH MẠNG được thông qua. Còn đại da số những người dùng mạng minh bạch, công khai thì lại ủng hộ Luật này?
Nỗi lo sợ lớn nhất của bọn phản động Việt Tân + đám hậu duệ của 3 que và các thế lực thù địch, chống phá Việt Nam hiện nay chính là Luật An ninh mạng được thông qua. Khi đó mọi âm mưu, thủ đoạn, bằng chứng chống phá Nhà nước của bọn chúng sẽ khó che dấu, dễ dàng bị thu thập, phanh phui và bị trừng trị. Và điều mà chúng sợ nhất là điều 16 và điều 26 trong bộ luật an ninh mạng này:
Điều 16. Phòng, chống gián điệp mạng, bảo vệ thông tin bí mật nhà nước, bí mật công tác, thông tin cá nhân trên không gian mạng
1. Hành vi gián điệp mạng, xâm phạm bí mật nhà nước, bí mật công tác, thông tin cá nhân trên không gian mạng, bao gồm:
a) Cố ý làm lộ, chiếm đoạt, mua bán, thu giữ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác; chiếm đoạt, trộm cắp, thu giữ thông tin thuộc sở hữu của người khác hoặc tiết lộ thông tin đã chiếm đoạt, trộm cắp, thu giữ gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
b) Cố ý xóa, làm hư hỏng, thất lạc, thay đổi thông tin bí mật nhà nước, bí mật công tác, thông tin thuộc sở hữu của người khác được truyền đưa, lưu trữ trên không gian mạng;
c) Cố ý thay đổi, hủy bỏ hoặc làm vô hiệu hóa các biện pháp kỹ thuật được xây dựng, áp dụng để bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, thông tin thuộc sở hữu của người khác;
d) Cố ý nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái phép;
đ) Hành vi khác xâm phạm bí mật nhà nước, bí mật công tác, thông tin thuộc sở hữu của người khác hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.
2. Chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm:
a) Kiểm tra an ninh mạng nhằm phát hiện, loại bỏ mã độc, loại bỏ phần cứng độc hại, khắc phục lỗ hổng bảo mật; phát hiện, ngăn chặn các hoạt động xâm nhập bất hợp pháp hoặc các nguy cơ khác đe dọa an ninh mạng;
b) Triển khai các biện pháp quản lý, kỹ thuật để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn hành vi gián điệp mạng, xâm phạm bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật cá nhân và kịp thời gỡ bỏ thông tin, tài liệu có nội dung thuộc danh mục bí mật nhà nước hoặc thông tin xâm phạm bí mật cá nhân trên hệ thống thông tin quản lý;
c) Phối hợp, thực hiện các yêu cầu của lực lượng chuyên trách an ninh mạng về phòng, chống gián điệp mạng, bảo vệ thông tin, tài liệu có nội dung thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật công tác, thông tin cá nhân trên không gian mạng.
3. Cơ quan soạn thảo, lưu trữ thông tin, tài liệu bí mật nhà nước có trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước được soạn thảo, lưu giữ trên máy tính, thiết bị khác hoặc trao đổi trên không gian mạng theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
4. Bộ Công an có trách nhiệm:
a) Kiểm tra an ninh mạng theo thẩm quyền đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia nhằm phát hiện, loại bỏ mã độc, loại bỏ phần cứng độc hại, khắc phục điểm yếu bảo mật, ngăn chặn, xử lý các hoạt động xâm nhập bất hợp pháp;
b) Kiểm tra an ninh mạng theo thẩm quyền đối với các thiết bị, sản phẩm, dịch vụ thông tin liên lạc, thiết bị kỹ thuật số, thiết bị điện tử trước khi đưa vào sử dụng tại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia;
c) Giám sát an ninh mạng theo thẩm quyền đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia nhằm phát hiện, xử lý hoạt động thu thập thông tin bí mật nhà nước trái phép;
d) Phát hiện, xử lý các hành vi đăng tải, lưu trữ, trao đổi trái phép thông tin, tài liệu có nội dung bí mật nhà nước trên không gian mạng;
đ) Tham gia nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm lưu trữ, truyền đưa thông tin, tài liệu có nội dung thuộc danh mục bí mật nhà nước; các sản phẩm mã hóa thông tin trên không gian mạng theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
e) Thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ bí mật nhà nước trên không gian mạng của cơ quan nhà nước và bảo vệ an ninh mạng của chủ quản hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, trừ hệ thống thông tin quân sự do Bộ Quốc phòng quản lý và hệ thống thông tin cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ;
g) Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức và kiến thức về bảo vệ bí mật nhà nước trên không gian mạng, phòng, chống tấn công mạng, bảo vệ an ninh mạng đối với cán bộ, nhân viên phụ trách công nghệ thông tin tại các cơ quan nhà nước, hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
5. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm thực hiện các nội dung quy định tại khoản 4 Điều này đối với hệ thống thông tin quân sự.
6. Ban Cơ yếu Chính phủ có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật về sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước được lưu trữ, trao đổi trên không gian mạng.
Điều 26. Bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng
1. Trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc chuyên trang trên mạng xã hội của cơ quan, tổ chức, cá nhân không được cung cấp, đăng tải, truyền đưa thông tin có nội dung quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật này và các thông tin khác có nội dung xâm phạm chủ quyền, an ninh quốc gia.
2. Cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước khi cung cấp dịch vụ trên không gian mạng hoặc sở hữu hệ thống thông tin tại Việt Nam phải:
a) Thiết lập cơ chế xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số; bảo mật thông tin, tài khoản của người dùng; cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản;
b) Xóa bỏ thông tin, ngăn chặn việc chia sẻ thông tin có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 15 của Luật này trên dịch vụ hoặc hệ thống thông tin do cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý chậm nhất là 24 giờ kể từ thời điểm có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông; lưu vết liên quan để cung cấp cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng;
c) Không cung cấp hoặc ngừng cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng cho tổ chức, cá nhân đăng tải trên không gian mạng thông tin có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 15 của Luật này khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông;
d) Lưu trữ tại Việt Nam đối với thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam và các dữ liệu quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia; đặt trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam;
đ) Thực hiện yêu cầu của cơ quan chức năng trong điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng.
3. Chính phủ quy định cụ thể các loại thông tin phải lưu trữ tại Việt Nam và các cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ trên không gian mạng phải đặt trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam tại điểm d khoản 2 Điều này.


Đừng tin lời bịa đặt rằng Luật này bịt miệng dân, mà hãy hiểu Luật này BUỘC NGƯỜI DÂN NÓI GÌ RA CŨNG PHẢI "NÓI CÓ SÁCH, MÁCH CÓ CHỨNG". Bản thân tôi hoàn toàn ủng hộ dự Luật này. Nếu dự luật này có từ 10 năm trước thì đã chả xảy ra bạo loạn đốt phá, đánh đập từ Bình Dương 2014, Bình Thuận 2018 này rồi. Theo nghiên cứu của bản thân, Dự Luật này không hề bịt miệng dân mà chỉ bắt buộc người dùng mạng xã hội khi nói cái gì mang tính chính trị-pháp lý (thưa kiện) đều phải có đầy đủ bằng chứng-dẫn chứng cũng như phải là sự thật. Việc sao lưu dữ liệu thực ra phía Chính quyền chỉ có quyền trích xuất từ các nhà mạng khi và chỉ khi người đó vi phạm các điều luật trong BLHS 2015 và không trái với Luật pháp quốc tế, tất nhiên nhà cung cấp mạng có quyền từ chối trong 24h (phúc đáp công văn của chính quyền) khi cho rằng yêu cầu đó không đúng theo pháp luật VN và pháp luật QT. Và khi đó Chính quyền phải chứng minh được người dùng vi phạm Luật HS 2015 ở chỗ nào với nhà mạng thì mới được trích xuất thông tin!
Hãy giành chút thời gian để đọc và hiểu cái cốt lõi của Luật này là “KHI CUNG CẤP, TRAO ĐỔI, CHIA SẺ THÔNG TIN TRÊN MẠNG, BẤT KỲ AI CŨNG PHẢI "NÓI CÓ SÁCH, MÁCH CÓ CHỨNG"
FBI

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2018

FACEBOOK ĐANG NHANH CHÓNG HOÀN THIỆN PHÁP LÝ ĐỂ ĐẶT VĂN PHÒNG Ở VIỆT NAM!


Ai bảo Luật An ninh mạng sẽ khiến Facebook chạy khỏi Việt Nam thì đọc cho kỹ nhé!
Sau khi Luật An ninh mạng được Quốc hội chính thức thông qua vào sáng nay, đại diện Facebook tại Việt Nam cho biết hoạt động của Facebook không hề bị ảnh hưởng tại Việt Nam. Hơn thế nữa, Luật sẽ mở ra nhiều cánh cửa giúp Facebook hoạt động tốt hơn, cũng như phối hợp tốt hơn với Chính phủ Việt Nam trong tương lai.
Theo đó, bà Lê Diệp Kiều Trang cho biết, hiện Ban giám đốc Facebook đang hoàn tất các thủ tục pháp lý để chuẩn bị thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam. Trước đó, tuy Facebook có một bộ phận quản lý Facebook người Việt dành riêng cho thị trường Việt Nam nhưng lại đóng tại trụ sở ở Singapore. Thì nay, việc chuyển văn phòng về Việt Nam sẽ giúp hỗ trợ tốt hơn cho các hoạt động của Facebook tại Việt Nam. Đặc biệt là các hoạt động kinh doanh quảng cáo và hỗ trợ doanh nghiệp, start-up Việt.
Cũng theo bà Trang, Việt Nam, với số người sử dụng internet là khoảng 55 triệu người dùng, trong đó có 53 triệu tài khoản Facebook được tạo lập tại Việt Nam. Xếp thứ hai Đông Nam Á và đứng thứ 7 toàn thế giới về số người dùng Facebook.
ST: Người trẻ học


Quốc hội thông qua Luật An ninh mạng với hơn 86% đại biểu tán thành

Luật An ninh mạng đã được Quốc hội biểu quyết thông qua sáng 12/6 với 423 trong tổng số 466 đại biểu có mặt tán thành (tỷ lệ 86,86%); 15 đại biểu không tán thành; 28 đại biểu không biểu quyết.
Luật này gồm bảy chương, 43 điều quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

An ninh mạng được định nghĩa là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Bảo vệ an ninh mạng là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm trong lĩnh vực này.
Sáu nhóm hành vi bị nghiêm cấm
Điều 8 của Luật quy định chi tiết sáu nhóm hành vi bị nghiêm cấm. Cụ thể, người dùng bị cấm sử dụng không gian mạng để thực hiện các hành vi: Tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước; Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;….
Các hành vi như: Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác cũng bị cấm.
Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng,… đều nằm trong danh sách cấm của Luật.
Luật dành một chương với 7 điều quy định về phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng. 
Điều 16 của chương này nêu, thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng, bao gồm việc "Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất ổn định về an ninh, trật tự".
Cũng theo điều 16, thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống, bao gồm: Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác; thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác...
Tổ chức, cá nhân soạn thảo, đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung quy định tại một số khoản được nêu tại Điều 16, phải gỡ bỏ thông tin khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp nước ngoài phải lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam
Nội dung này được quy định tại Điều 26 của Luật. Theo đó, doanh nghiệp trong và ngoài nước khi cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam phải xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số; bảo mật thông tin, tài khoản của người dùng.
Cùng với đó, doanh nghiệp phải cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng.
Doanh nghiệp trong và ngoài nước có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ.
Doanh nghiệp nước ngoài liên quan đến lĩnh vực nêu trên được yêu cầu đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Chính phủ trình dự án Luật An ninh mạng ở kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 14. Qua hai kỳ họp tháng 11/2017 và kỳ họp đang diễn ra, bên cạnh các ý kiến ủng hộ, nhiều đại biểu đã nêu quan ngại, phản biện một số quy định của dự Luật. Trong đó, đại biểu Phạm Thị Thanh Thủy lo lắng, nếu các doanh nghiệp nước ngoài không tuân thủ quy định về lưu trữ dữ liệu như Luật quy định thì có thể không được phép cung cấp dịch vụ tại Việt Nam, "ảnh hưởng rất lớn đối với việc truy cập thông tin và sử dụng dịch vụ của người dân".