NGƯỜI ĐƯA TIN 289

NƠI CHIA SẺ THÔNG TIN ĐA CHIỀU VỀ MỌI VẤN ĐỀ
  • TRƯỜNG SA - HOÀNG SA VÀ NHỮNG CHUYỆN CHƯA BAO GIỜ KỂ

    Hôm trước, mình đặt câu hỏi về việc các bạn suốt ngày phê phán Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam "nhai đi nhai lại" các thông điệp phản đối khi Trung Quốc có hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vậy theo các bạn chúng ta phải làm gì?

  • NGUYỄN VĂN HÓA - TỪ CON ĐƯỜNG PHẠM TỘI BÁN NƯỚC ĐẾN CON ĐƯỜNG VÀO NHÀ GIAM

    Năm 2013, Nguyễn Văn Hóa đã lập tài khoản Facebook “Nguyễn Văn Hóa (Maria Luygonjaga)” tại địa chỉ www.facebook.com/Nguoidaxatoi để kết bạn, trao đổi thông tin với các đối tượng như Lê Đình Lượng, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Hoàng Đức Bình.

  • NHẬN BIẾT THỦ ĐOẠN MỚI CỦA KẺ THÙ ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN

    Trong tình hình mới, các thế lực thù địch vẫn luôn câu kết chặt chẽ với nhau để thúc đẩy từ “diễn biến hòa bình” sang “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ ta, chống phá Đảng, Nhà nước và giai cấp công nhân Việt Nam với cấp độ và cường độ ngày càng quyết liệt, thâm hiểm hơn.

Chủ Nhật, 18 tháng 2, 2018

TRÒ KIẾM CƠM CỦA "DÂN OAN" NHÂN DỊP NĂM MỚI


Tết đến là thời khắc thiêng liêng của thời gian chuyển giao của năm cũ sang năm mới. Đây cũng là dịp để mỗi người dân Việt Nam đoàn viên, sum họp cùng gia đình sau một năm lo toan làm ăn, học tập, công tác. Đây còn là thời gian quý báu để con cháu thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, bố mẹ. Là dịp để mọi người đi thăm hỏi, chia sẻ niềm vui với bà con hàng xóm, láng giềng, bạn bè, đồng nghiệp, mang niềm vui đến cho nhau và luôn dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Đó chính là hoạt động để duy trì, củng cố giá trị gia đình, thể hiện truyền thống tốt đẹp từ bao đời nay của dân tộc. Song bên cạnh đó vẫn còn một số “dân oan” lợi dụng ngày thiêng liêng nhất để khiếu kiện, kêu gào lòng thương xót của mọi người. Họ xem thời điểm Tết như là cơ hội, là dịp hiếm có để làm ăn, kiếm chác. Điển hình là Tết Nguyên đán Bính Tuất – 2018 mới trải qua ngày thứ 2 nhưng “dân oan” các nơi kéo về trụ sở tiếp dân trung ương (số 1 Ngô Thì Nhậm, phường Quang Trung, quận Hà Đông, TP Hà Nội) để kêu gào Chính phủ giải quyết khiếu kiện, khiếu nại cho họ.
Họ chấp nhận “khổ nhục kế ”, vào vai “dân oan” khiếu kiện trong cảnh “màn trời chiếu đất”, căng các băng rôn khiếu kiện để kiếm những đồng tiền bẩn thỉu từ các tổ chức phản động, chống phá Việt Nam. Được sự hà hơi, tiếp sức của các nhà “dân chủ” rởm như Đặng Bích Phượng, Lê Thúy Hạnh, Huỳnh Ngọc Chênh… . Đám người này thể hiện sự đồng cảm, tấm lòng hảo tâm ban phát những đồng tiền nhơ nhớp để khích lệ đám “dân oan” làm vấy bẩn, hoen ố ý nghĩa cao đẹp trong những ngày đầu Xuân năm mới của đất nước. Xem tại địa chỉ này sẽ phơi bày rõ mọi thứ.
Trong 2 bức ảnh dưới đây (hình được khoanh tròn) sẽ dễ dàng thấy hình ảnh lô gô của Việt Tân trên chiếc mũ được cho là của “dân oan” Lê Thị Huệ Tĩnh ở Tây Ninh đang đội. Dù chiếc mũ chưa nói lên được điều gì nhưng chắc chắn rằng sẽ khiến cho nhiều người câu hỏi động cơ nào khiến người đàn bà này bất chấp khoảng cách địa lý từ Tây Ninh xa xôi “lặn lội thân cò” ra tận Hà Nội để thực hiện những điều chướng tai, gai mắt trong ngày lễ trọng của dân tộc. Nếu không phải vì tiền, vì mục tiêu phá hoại của tổ chức khủng bố Việt Tân nhằm hạ uy tín của các cơ quan công quyền, qua đó nhằm hạ uy tín của Đảng, Nhà nước thì vì lý do gì?.
Cần phải thấy rằng hiện nay, “dân oan” đang thực sự trở thành một nghề kiếm cơm của không ít người. Họ không từ bỏ một thủ đoạn đê tiện, mưu hèn chước bẩn nào miễn sao có tiền là được. Muốn có “đất” để diễn họ phải có chiêu độc, chẳng giống ai. Bởi vậy kiếm ăn trong dịp Tết là một trong những chiêu mà họ tìm cách thể hiện. Một nghề đã bị vạch rõ bản chất và động cơ không lấy làm lương thiện và đúng đạo lý của dân tộc đã bị dư luận lên án bấy lâu rồi mà hiện nay vẫn không ít người lê lết, bỏ chồng, bỏ con, bỏ quê hương bản quán đi theo và phơi cái mặt thớt giữa chốn đô thành.
Những “dân oan” cũng cần phải hiểu rằng muốn kiếm ăn bằng cái nghề nhơ nhớp này cũng phải tùy lúc, chọn đúng thời điểm. Kiếm ăn trong dịp Tết là thời điểm không bao giờ phù hợp. Cho nên màn kịch vụng về và có phần thô thiển đó dù không có ai ngăn cấm thì cũng trở nên phản cảm, lố bịch, thiếu văn hóa và càng không thể chấp nhận được.
Cần phải nhớ rằng “Làm đĩ mười phương, cũng phải chừa một phương mà lấy chồng”. Không ai rỗi hơi mà đi giải quyết trò bẩn cho các “dân oan” trong những ngày lễ trọng của đất nước.
ST: Công Tâm

Thứ Sáu, 9 tháng 2, 2018

VAI TRÒ, VỊ THẾ CỦA ĐẤT NƯỚC KHẲNG ĐỊNH TÍNH ĐÚNG ĐẮN, SÁNG TẠO TRONG ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG TA


Công tác đối ngoại của Việt Nam những năm qua, nhất là năm 2017 đã được triển khai toàn diện và đạt nhiều kết quả quan trọng. Vai trò, vị thế của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế ngày càng được nâng cao.

Thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng, những năm qua, hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế của nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Đặc biệt năm 2017 được đánh giá là một trong những năm thành công nhất của đối ngoại Việt Nam. Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc vai trò chủ nhà của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) mà cao điểm là Tuần lễ Cấp cao APEC 2017. Đúng như Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, đánh giá: “Sự kiện này đã đưa Việt Nam thành tâm điểm chú ý của thế giới, góp phần quảng bá hình ảnh, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam". Năm 2017, lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện 18 chuyến thăm đến 19 nước, tham dự 8 hội nghị quốc tế đa phương, tiến hành hàng trăm cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo, nguyên thủ các nước trên thế giới, đồng thời đón 36 lượt nguyên thủ và thủ tướng các nước đến thăm. Những hoạt động đó cho thấy sự nỗ lực rất lớn của Việt Nam nhằm đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn các mối quan hệ với các nước trên thế giới, nhất là các nước láng giềng, các nước trong khu vực, các nước lớn, các nước bạn bè truyền thống. Thực tế công tác đối ngoại năm 2017 là biểu hiện sinh động cho thấy hoạt động đối ngoại đa phương của Việt Nam đã được nâng lên một tầm cao mới. Đây cũng là năm ghi dấu Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, phát huy vai trò trong các mối liên kết, hợp tác kinh tế khu vực và quốc tế. Những thành quả của công tác đối ngoại năm 2017 tiếp tục góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bảo đảm ổn định chính trị, an ninh và trật tự, an toàn xã hội. Các hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh (QPAN) được đẩy mạnh, hợp tác về QPAN với các nước đối tác ngày càng hiệu quả, đóng góp tích cực vào việc tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa Việt Nam và các nước... Những thành tựu của công tác đối ngoại năm 2017 đã thể hiện vai trò, vị thế mới của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.
Việc Tổng thống Donald Trump chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong số các nước Đông Nam Á, ngay trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ, đã cho thấy sự nhìn nhận của Hoa Kỳ về vai trò, vị thế của Việt Nam trong khu vực và thế giới. Sau Diễn đàn APEC 2017, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Nga Vladimir Putin và lãnh đạo các nền kinh tế thành viên đều đánh giá cao chủ nhà Việt Nam đã thể hiện tốt vai trò dẫn dắt, tạo động lực mới cho một tương lai chung là hòa bình, ổn định và thịnh vượng của châu Á-Thái Bình Dương... Cùng với đó, Liên hợp quốc (LHQ) và nhiều tổ chức quốc tế đánh giá cao về những đóng góp của Việt Nam trong vai trò một quốc gia thành viên. Ông Kenneth G.Welborn-Chủ tịch Hội Hữu nghị các tổ chức quốc tế tại New York (Hoa Kỳ) từng ghi nhận: “Việt Nam đã có rất nhiều đóng góp tích cực cho Liên hợp quốc trên nhiều lĩnh vực...”. Bà Sally Kader-Chủ tịch Tổ chức Vì Hòa bình và Phát triển Bền vững, từng đánh giá: “Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng kinh ngạc ở cương vị là một quốc gia thành viên LHQ cũng như là một quốc gia vươn lên từ chiến tranh và những gì Việt Nam đã làm được thực sự là tấm gương cho tất cả các nước còn lại trên thế giới nhận thấy tầm quan trọng của việc xóa bỏ thù hận để thúc đẩy sự hợp tác bất luận tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ". Trong khu vực, Việt Nam cũng được đánh giá là một trong những thành viên tích cực nhất, đóng góp chủ động vào các hoạt động chung của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)... Thế giới còn ghi nhận, đánh giá cao thành tựu của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực.
Không phải ngẫu nhiên mà Bộ Ngoại giao Mỹ lại đánh giá Việt Nam là một trong những nước có mức độ rủi ro về an toàn và an ninh thấp nhất trên thế giới. Tổ chức nghiên cứu kinh tế-xã hội New Economics Foundation có trụ sở chính tại Vương quốc Anh, xếp Việt Nam là quốc gia có chỉ số hành tinh hạnh phúc (HPI) đứng thứ 5 thế giới và đứng thứ 2 ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Dấu ấn tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2017 cũng thu hút sự quan tâm của thế giới. Đáng chú ý khi phân tích các thành tựu kinh tế của Việt Nam, tờ Asian Correspondent cho rằng: "Việt Nam không chỉ trở thành nhà sản xuất hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á, mà còn được xếp hạng thứ hai sau Ấn Độ trong danh sách các nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới...". Có thể nói, chưa bao giờ vai trò, vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế lại cao như hiện nay. Thực tế đó là minh chứng hùng hồn khẳng định tính đúng đắn, sáng tạo và hiệu quả trong đường lối đối ngoại của Đảng ta.
Người phương Đông có câu thành ngữ: "Lẽ đời là biết nghe phải, nói phải, làm phải". Chẳng lẽ những người cho rằng, tư duy đối ngoại của Việt Nam "chậm đổi mới", đường lối đối ngoại của Việt Nam "không rõ ràng..." vẫn chưa hiểu về đường lối đối ngoại của Việt Nam? Không phải vậy! Có lẽ vì đã quen thói không nghe điều phải, không nói lẽ phải và không làm điều phải, cho nên họ đã không thấy một thực tế hết sức sinh động đang diễn ra ở Việt Nam. Hành động trắng trợn xuyên tạc đường lối, phủ nhận thành tựu đối ngoại nhằm hạ thấp vai trò, vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế mà các thế lực thù địch, những phần tử phản động đang tiến hành là rất nguy hiểm. Nhưng dù có tinh vi đến mấy những giọng điệu ấy cũng không thể xuyên tạc được sự thật, không thể đánh lừa được dư luận.

ST

Thứ Năm, 8 tháng 2, 2018

CHỦ TỊCH NƯỚC: “TỔ QUỐC LUÔN CHÀO ĐÓN NHỮNG NGƯỜI CON TRỞ VỀ ĐẤT MẸ”

Trong không khí sum họp đầm ấm nhân dịp Xuân mới, chào đón Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, tối 7/2, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia - Hà Nội, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) tổ chức chương trình nghệ thuật “Xuân Quê hương 2018” với chủ đề “Việt Nam Rạng ngời tương lai”.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân đã tới dự chương trình, chia vui với kiều bào từ khắp nơi trên thế giới trở về quê hương vui Xuân, đón Tết.
Cùng dự chương trình có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và Phu nhân; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Ban, Bộ, ngành Trung ương, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, lãnh đạo các tỉnh, thành phố lân cận; các vị Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện Ngoại giao và Tổ chức quốc tế tại Hà Nội, đoàn ngoại giao và trên 1.000 đại biểu kiều bào trở về từ hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, đại diện cho trên 4,5 triệu người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập trên khắp năm châu, trở về quê nhà đón Tết Mậu Tuất 2018.
Phát biểu khai mạc chương trình, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định, nhìn lại năm Đinh Dậu 2017 và chuẩn bị bước vào năm Mậu Tuất 2018, mỗi người Việt Nam hoàn toàn có quyền tự hào về những kỷ lục mới trên mọi lĩnh vực, từ quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, xã hội, văn hóa, du lịch, thể thao... Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nhấn mạnh, những thành công chung của đất nước có sự đóng góp thiết thực của kiều bào Việt Nam ở nước ngoài cả về trí tuệ, vật chất và tinh thần. Hơn 2.100 doanh nghiệp có vốn đầu tư của người Việt Nam ở nước ngoài đang hoạt động hiệu quả tại 52 tỉnh, thành với số vốn 2,92 tỷ USD. Nhiều hoạt động của người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai sâu rộng, toàn diện và mang lại những chuyển biến tích cực. Đông đảo kiều bào đã hưởng ứng và tham gia tích cực các hoạt động thường niên tổ chức trong nước như Xuân Quê hương, thăm Trường Sa, Trại hè thanh thiếu niên cùng nhiều chương trình giao lưu, về nguồn...
Những đóng góp quý báu của kiều bào cho đất nước khó có thể kể hết và đong đếm đầy đủ, nhưng có thể khẳng định rằng người Việt Nam ở nước ngoài luôn là máu thịt của dân tộc Việt Nam, luôn hướng về Tổ quốc, thực sự là cầu nối cho tình hữu nghị giữa Việt Nam với các nước trên thế giới, trực tiếp tham gia thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng, công cuộc xây dựng và phát triển bền vững của đất nước, vì sự phồn vinh của dân tộc, của giống nòi.
Trong không khí đầm ấm, sum vầy “tình dân tộc, nghĩa đồng bào” cùng hân hoan đón chào một mùa Xuân mới đang về trên đất nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã đánh trống khai hội Xuân Mậu Tuất 2018; thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước gửi tình cảm thân thiết, lời chúc mừng năm mới tới bà con kiều bào tham dự chương trình “Xuân Quê hương 2018” và tới tất cả những người con của Tổ quốc đang sinh sống, làm việc, học tập ở nước ngoài.
Điểm lại những thành tựu quan trọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong năm 2017, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ, lần đầu tiên sau nhiều năm, đất nước đã hoàn thành toàn diện và vượt mức toàn bộ 13 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội do Quốc hội đề ra. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, thu ngân sách và các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Tăng trưởng GDP đạt 6,81%, kim ngạch xuất - nhập khẩu đạt 425 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay; thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 35,8 tỷ USD, cao nhất trong 10 năm qua... Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; quốc phòng, an ninh được tăng cường, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Những thành tựu đạt được trên các lĩnh vực đã góp phần củng cố niềm tin, tạo không khí phấn khởi trong toàn xã hội, tạo đà thuận lợi đưa đất nước tiếp tục phát triển bền vững.
Năm vừa qua cũng là năm đặc biệt trong lịch sử ngoại giao nước nhà. Trước hết, đó là thành công tốt đẹp của Năm APEC Việt Nam 2017 và Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 25, tạo nên dấu ấn lịch sử trong tiến trình liên kết kinh tế sâu rộng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thể hiện được tầm vóc, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam. Đất nước đã đạt được những bước tiến quan trọng, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác với các nước láng giềng, các nước trong khu vực, các nước đối tác lớn, các nước bạn bè truyền thống.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, trong thành tựu chung của đất nước có sự đóng góp vô cùng quý báu cả về vật chất và tinh thần của kiều bào Việt Nam ở nước ngoài. Dù còn gặp không ít khó khăn, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài luôn đoàn kết, giúp đỡ nhau vươn lên trong cuộc sống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và hướng về quê hương, đất nước. Ngày càng có nhiều kiều bào, nhất là lớp trẻ thành đạt trên các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học - công nghệ, kinh tế - văn hóa - xã hội, được chính quyền và người dân nước sở tại đánh giá cao, góp phần làm rạng danh dân tộc Việt Nam. Nhiều bà con đã về nước tích cực tham gia các hoạt động đầu tư, kinh doanh, hợp tác khoa học - công nghệ, giáo dục, đào tạo… Vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng được nâng cao, là cầu nối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam với các nước sở tại.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định: “Đối với đất nước và dân tộc Việt Nam, kiều bào ta ở nước ngoài là một phần máu thịt không thể tách rời. Tổ quốc luôn chào đón những người con thân yêu trở về đất Mẹ. Đảng, Nhà nước luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và có nhiều chủ trương, chính sách về người Việt Nam ở nước ngoài; chủ trương xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc để mỗi người Việt Nam ở trong nước cũng như ở nước ngoài chung sức, đồng lòng cùng hướng về đất nước. Các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài đã có nhiều cố gắng, kịp thời có các biện pháp hữu hiệu bảo hộ công dân, bảo vệ quyền lợi, tính mạng, tài sản của kiều bào, hỗ trợ cộng đồng trong các hoạt động giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc Việt Nam, nhất là trong việc dạy và học tiếng Việt. Dù ở bất cứ nơi đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, người Việt Nam cũng luôn giữ trong mình dòng máu con Lạc, cháu Hồng; giữ gìn tiếng Việt cũng là truyền cho con cháu sợi dây liên lạc với cội nguồn dân tộc”.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định, Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn chào đón, tạo điều kiện thuận lợi để bà con về nước thăm thân, du lịch, đóng góp xây dựng quê hương, đồng thời đẩy mạnh hợp tác với các nước, tạo điều kiện để bà con có cuộc sống ổn định và hội nhập hơn nữa vào nước sở tại; mong muốn đồng bào ta ở nước ngoài muôn người như một, tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, chung sức, đồng lòng cùng đồng bào và chiến sĩ cả nước xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, có vị trí xứng đáng trên trường quốc tế.
Chương trình giao lưu nghệ thuật được dàn dựng công phu, ấn tượng với nhiều tiết mục đặc sắc ca ngợi quê hương đất nước, truyền tải không khí đón Xuân mới ấm áp, rộn ràng trên khắp mọi miền đất nước với sự thể hiện của các ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng trong nước và các nghệ sĩ Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt có sự tham gia của kiều bào tại Cộng hòa Séc, New Zealand.

TTXVN

Thứ Bảy, 3 tháng 2, 2018

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM: SỰ LỰA CHỌN CỦA LỊCH SỬ

Như thường lệ, lũ 3 que hễ nói đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là luôn luôn lấy những lí lẽ xuyên tạc cho rằng chủ nghĩa Cộng sản là do cá nhân Hồ Chí Minh áp đặt vào Việt Nam.
Thế nhưng, nếu ta nhìn vào những bằng chứng lịch sử, có thể dễ dàng thấy rằng những lí lẽ ấy là cực kì mơ hồ, vô căn cứ. Sự thực là, Đảng Cộng sản ra đời ở Việt Nam là một thực tế lịch sử khách quan không thể đảo ngược, con đường chủ nghĩa xã hội là con đường mà nhân dân ta đã lựa chọn.
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Triều đình Nguyễn bạc nhược liên tục nhượng bộ hết lần này đến lần khác. Cuối cùng đến năm 1884, Việt Nam chính thức trở thành thuộc địa của Pháp.
Trước tình hình đó, rất nhiều phong trào yêu nước nổ ra theo nhiều con đường khác nhau. Có cả con đường theo ý thức hệ phong kiến, theo con đường tư sản,... nhưng tất cả đều thất bại. Tiêu biểu như các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương theo ý thức hệ phong kiến, phong trào Đông du của Phan Bội Châu, Duy tân của Phan Châu Trinh, cuộc đấu tranh của Việt Nam Quốc Dân Đảng giai đoạn 1927-1930,...
Tất cả những phong trào này đều thất bại vì chưa có con đường đúng đắn. Như Hồ Chí Minh đã chỉ ra: Phạn Bội Châu muốn dựa vào Nhật để đánh Pháp không khác gì "đuổi hổ cửa trước lại rước beo vào cửa sau", hay cách làm của Phan Châu Trinh giống như là "xin giặc rủ lòng thương".
Trước yêu cầu bức thiết của lịch sử, chàng trai Nguyễn Tất Thành (tức Nguyễn Sinh Cung, hay Hồ Chí Minh) quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. "Nhân dân Việt Nam trong đó có cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi".
Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành ra đi trên con tàu La-tu-sơ Tơ-rê-vin. Trải quan hành trình qua nhiều nước khác nhau. Người nhận ra bản chất của chủ nghĩa thực dân trên khắp thế giới: "Ánh sáng trên đầu thần Tự Do tỏa rộng khắp trời xanh, còn dưới chân tượng thần Tự Do thì người da đen đang bị chà đạp, số phận người phụ nữ bị chà đạp. Bao giờ người da đen được bình đẳng với người da trắng? Bao giờ có sự bình đẳng giữa các dân tộc? Và bao giờ người phụ nữ được bình đẳng với nam giới?"
Đến tháng 12 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc lần đầu tiếp xúc với ánh sáng của chủ nghĩa Cộng Sản. Từ đó, Người nhận ra đây là con đường duy nhất để cứu dân tộc ta ra khỏi cảnh lầm than. Người tích cực học tập, hoạt động trong phong trào vô sản quốc tế.
Sau thời gian dài chuẩn bị, đến 3/2/1930, Nguyễn Ái Quốc cùng các đồng chí của mình thống nhất 3 tổ chức cộng sản tại Việt Nam từ cuối năm 1929 thành Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Kể từ sau khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lần lượt hoàn thành sứ mệnh lịch sử giao phó. Từ cuộc cách mạng tháng 8/1945 vĩ đại giành đất nước về tay nhân dân đến những thắng lợi lịch sử Điện Biên Phủ 1954, chiến dịch Hồ Chí Minh 1975,... đã giành và giữ vững độc lập tự chủ cho dân tộc. Đến ngày nay, những thành tự của công cuộc Đổi mới lại càng chứng minh vai trò lãnh đạo không thể thay thế của Đảng.
KẾT: Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là một tất yếu của lịch sử, là điều không thể thay đổi. Con đường chủ nghĩa cộng sản đã chứng minh tính đứng đắn của mình đối với sự phát triển của dân tộc Việt Nam khi giành lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam ngay từ những ngày đầu thành lập và đưa đất nước ta hết từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

ST: Việt Nam Trong Tim Tôi

Thứ Sáu, 2 tháng 2, 2018

VẪN CÁI NHÌN HẸP HÒI, THIỂN CẬN, XUYÊN TẠC SỰ THẬT


Tòa án nhân dân tỉnh An Giang vừa khép lại phiên tòa sơ thẩm xét xử nhóm đối tượng do Vương Văn Thả, sinh năm 1969, trú tại ấp Vĩnh Linh, xã Vĩnh Hậu, huyện An Phú, tỉnh An Giang cầm đầu về tội “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam” theo Điều 88 Bộ luật Hình sự, sửa đổi, bổ sung 2009. Sẽ chẳng có gì đáng bàn nếu như không có chuyện một vài trang mạng ở nước ngoài đã đưa ra những cái nhìn hẹp hòi, thiển cận, xuyên tạc bản chất vụ án.

Đặc biệt trong bài “Cựu tù chính trị Vương Văn Thả bị tuyên án tù theo Điều 88” trên RFA (Đài Á châu tự do) đã đưa ra những thông tin không đúng về tính công khai, dân chủ của phiên tòa cũng như những hành vi vi phạm pháp luật của Vương Văn Thả. Cũng trên RFA, VOA tiếng Việt và một vài trang mạng vốn xưa nay không thiện chí với Việt Nam đã gọi những người bị xử tù như Vương Văn Thả là "tù nhân lương tâm", "tù nhân chính trị". Rồi họ láy đi láy lại chuyện: Vương Văn Thả-cư sĩ Phật giáo Hòa Hảo bị phạt tù 12 năm chỉ vì treo cờ chế độ cũ... Thực chất của giọng điệu này là gán ghép vụ án hình sự đơn thuần với vấn đề tự do tôn giáo nhằm vu cáo Nhà nước Việt Nam đàn áp tôn giáo.
Thật lạ đời, cơ sở để RFA đưa ra cái nhìn về phiên tòa này là từ: “Một facebooker có liên hệ chặt chẽ với gia đình ông Thả... Nhưng vì lý do an toàn cho gia đình ông Thả và nguồn tin mà... không thể nêu danh tính người đưa tin”. Thử hỏi ai sẽ tin vào những điều dựa trên cái căn cứ ngụy tạo, hồ đồ ấy. Có chăng chỉ là đám "lòng lang, dạ sói" đội lốt "dân chủ", "nhân quyền" sống ở hải ngoại dựa vào đó mà thêu dệt, té nước theo mưa nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta.
Theo hồ sơ vụ án, vào năm 2012, Vương Văn Thả từng bị kết án 3 năm tù về tội “Lợi dụng tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích của tổ chức, công dân”, theo Điều 258 Bộ luật Hình sự. Đầu tháng 10-2015, mãn án trở về những tưởng Vương Văn Thả đã tỉnh ngộ, nhưng không, y vẫn chứng nào tật ấy. Đặc biệt vào tháng 1 và tháng 3-2017, Vương Văn Thả sử dụng thiết bị âm thanh để tuyên truyền những lời lẽ bịa đặt, xuyên tạc, vu khống Đảng và Nhà nước đàn áp tôn giáo. Rồi chỉ đạo con trai là Vương Thanh Thuận dùng điện thoại quay video clip việc làm trên để tán phát lên mạng xã hội, nhằm đả kích, bôi xấu lãnh tụ, Đảng Cộng sản Việt Nam; kêu gọi công an, quân đội và nhân dân ly khai Đảng Cộng sản Việt Nam; kích động treo cờ vàng ba sọc vào ngày 30-4-2017, xuống đường biểu tình, bạo loạn, ném bom xăng khi bị ngăn cản, sẵn sàng giết cán bộ, đập phá trụ sở cơ quan Nhà nước; kêu gọi ký tên ủng hộ, tham gia tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” của Đào Minh Quân (ở Hoa Kỳ), kêu gọi ủng hộ đưa Đào Minh Quân trở về Việt Nam làm tổng thống… Để đối phó với lực lượng chức năng, Vương Văn Thả lôi kéo, ép buộc bà Võ Thị Hai (82 tuổi, mẹ vợ), Lê Thị Lệ Hà (vợ), Vương Ngọc Thảo (con), cùng hai cháu ngoại (12 tuổi và 4 tháng tuổi) không được ra khỏi nhà, còn Thả chuẩn bị can xăng, đe dọa nếu bị bắt giữ sẽ thiêu sống cả gia đình.
Ngày 16-4-2017, nhận lời của Vương Văn Thả, hai anh em sinh đôi Nguyễn Nhật Trường và Nguyễn Văn Thượng (sinh năm 1985), ngụ tại khóm Tân Quới, phường Tân Hưng, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ đem theo gạo, mỳ đến nhà Thả để ở. Tại đây, Vương Văn Thả chỉ đạo Trường, Thượng cùng Lê Thị Lệ Hà (vợ) và Thuận, Vương Ngọc Thảo (con) may cờ vàng ba sọc đỏ, rồi giao cho Thuận sử dụng điện thoại, Ipad quay video clip do Thả tuyên truyền, xuyên tạc… tiếp tục tán phát lên mạng xã hội. Đồng thời, Thả còn lôi kéo Thuận, Thảo, Trường, Thượng đăng ký tham gia “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” thông qua mạng xã hội.
Sáng 30-4-2017, Vương Văn Thả treo cờ ba sọc lên nóc nhà, dùng lời lẽ bôi nhọ, phỉ báng chính quyền. Khi lực lượng chức năng đến hạ lá cờ, Thả giao cho Trường, Thuận cầm hung khí canh giữ xung quanh nhà, không cho lực lượng chức năng tiếp cận. Thả và Thượng dùng súng chĩa, câu liêm ngăn cản tháo gỡ cờ và tiếp tục cố thủ trong nhà. Sau nhiều ngày được động viên, giáo dục, đến ngày 18-5-2017, Vương Văn Thả và đồng phạm vẫn không chấp hành, nên lực lượng chức năng đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức bắt Thả, Thuận, Trường, Thượng và thu giữ nhiều tang vật có liên quan đến hành vi phạm tội. Như vậy, hành vi phạm tội “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” theo Điều 88 Bộ luật Hình sự, sửa đổi, bổ sung năm 2009 của Vương Văn Thả và đồng phạm là rất rõ ràng. Việc bắt giữ, khởi tố điều tra, truy tố và xét xử Vương Văn Thả cùng đồng bọn về tội "tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam" đã được các cơ quan chức năng thực hiện đúng pháp luật.
Phiên tòa sơ thẩm đã xét xử công khai, nghiêm minh, đúng người, đúng tội. Riêng Vương Văn Thả, trong quá trình xét xử tại tòa, bị cáo không hợp tác, gây mất trật tự nghiêm trọng, luôn miệng chửi bới, xúc phạm Hội đồng xét xử (HĐXX), xuyên tạc, bôi xấu Đảng và Nhà nước. Mặc dù HĐXX đã nhiều lần nhắc nhở, nhưng bị cáo vẫn tiếp diễn, HĐXX lập biên bản vi phạm và áp dụng các biện pháp theo quy định pháp luật. Các bị cáo còn lại đều thừa nhận hành vi phạm tội, rất ăn năn, hối hận và mong HĐXX xem xét, giảm nhẹ hình phạt.
Một số người, một vài tổ chức mưu toan lợi dụng việc xử tù Vương Văn Thả-một cư sĩ Phật giáo Hòa Hảo, để vu cáo Việt Nam đàn áp tôn giáo, thì họ đã lầm. Không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới đã khẳng định quyền bình đẳng trước pháp luật của con người. Điều 6 Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền 1948 tuyên bố: “Mọi người đều có quyền được công nhận tư cách là con người trước pháp luật ở mọi nơi”. Điều 7 tuyên ngôn này cũng khẳng định: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng mà không có bất cứ sự phân biệt nào”. Việt Nam cũng không ngoại lệ. Mọi công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước có trách nhiệm tôn trọng và bảo hộ quyền con người một cách bình đẳng. Điều này được thể hiện rõ trong hệ thống pháp luật của Việt Nam từ khi lập nước đến nay. Tại Điều 16, Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam tiếp tục khẳng định: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”.
Như vậy có thể thấy pháp luật của Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới đều bình đẳng và công bằng với tất cả mọi người. Không một cá nhân, tổ chức nào, không một thế lực nào có thể đứng trên pháp luật, đứng ngoài pháp luật. Trước pháp luật, các chức sắc, nhà tu hành và công dân có tín ngưỡng, tôn giáo được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân. Là cư sĩ Phật giáo Hòa Hảo, trước hết Vương Văn Thả là một công dân, do đó trên hết y phải làm tròn nghĩa vụ công dân, chấp hành nghiêm pháp luật. Vương Văn Thả đã vi phạm pháp luật và việc các cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý y theo đúng quy định của pháp luật là điều bình thường. Những việc mà các cơ quan bảo vệ pháp luật đã tiến hành là để xử lý với một công dân vi phạm pháp luật, chứ không phải là xử lý một cư sĩ Phật giáo Hòa Hảo. Mọi mưu toan lợi dụng việc này để vu cáo Đảng và Nhà nước Việt Nam đàn áp tôn giáo là không thể chấp nhận.

Một vài cá nhân, tổ chức gọi Vương Văn Thả và những người như ông ta là "tù nhân lương tâm", "tù nhân chính trị" thì chứng tỏ họ không hiểu gì về pháp luật Việt Nam. Nhà nước Việt Nam đã nhiều lần khẳng định: Ở Việt Nam không hề có cái gọi là "tù nhân lương tâm", “tù nhân chính trị” như một vài cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí cáo buộc, mà chỉ có những công dân vi phạm pháp luật bị xử lý mà thôi. Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền. Cũng như ở các quốc gia khác, ở Việt Nam, mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị. Thực chất của cái gọi là “tù nhân lương tâm”, “tù nhân chính trị” chỉ là chiêu trò mà các thế lực thù địch, các tổ chức phản động bày đặt ra nhằm kích động những đối tượng chống đối ở Việt Nam, những phạm nhân đang cải tạo tiến hành các hoạt động phá hoại đất nước. Ở Việt Nam không có chỗ cho những hành vi phạm tội đó tồn tại, bởi pháp luật Việt Nam vốn rất nghiêm minh. Những phát biểu dựng lên cái gọi là "tù nhân lương tâm", "tù nhân chính trị" là can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Chúng ta kiên quyết phản đối và bác bỏ những giọng điều hồ đồ đó. 

ST

Thứ Năm, 1 tháng 2, 2018

CHIÊU TRÒ LỢI DỤNG THẤT BẠI CỦA ĐỘI TUYỂN U23 VIỆT NAM TRƯỚC UZBEKISTAN


Thất bại của U23 VN trước U23 Uzbekistan là một điều đáng tiếc. Tuy nhiên, U23 Việt Nam vẫn ngẩng cao đầu trong trận “đá banh” lịch sử tại cúp châu Á vừa qua dù chỉ đạt Huy chương bạc. Tuy thế, vẫn còn trên tài các nước sừng sỏ châu á khác như Trung Quốc, nhật Bản, Hàn quốc …..một trận thua do“thiên thời không địa lợi” một trận thư hùng trên băng mà các cầu thủ chúng ta không lợi thế. Nhưng, có những kẻ tiểu nhân, mạt vận lấy chuyện thắng thua trong bóng đá vừa qua để xúc phạm vĩ nhân của đất nước của dân tộc là không thể chấp nhận được. 
Rõ ràng, chúng là những kẻ người Việt nhược tiểu, những kẻ vong nô, thậm chí phản quốc, tâm địa xấu xa đi ngược lợi ích của nhân dân và cả dân tộc này. Bởi, những kẻ này khi đất nước, dân tộc có được những thành tựu hay vinh quang thì đối với chúng chẳng quan tâm và chẳng có nghĩa lý gì hết, thậm chí chúng còn tỏ ra hậm hực tức tối. Thể nhưng, khi đất nước có việc gì đó “nhạy cảm……” thì chúng lại “nhiệt tình” xăm soi, dòm ngó, bới bèo ra bọ, vạch lá tìm sâu để bôi bác và chọc ngoáy đổ lỗi cho thể chế, chính quyền….các trận bóng đá lịch sử của đội U23 VN vừa qua vào tứ kết là một ví dụ, khi đội bóng chúng ta thừa thắng xông lên, liên tục mang vinh quang về cho đất nước, vượt qua các đội mạnh để vào chung kết thì chúng lại câm như hến, không có bất cứ lời khen nào. Đến khi ta thua trong trận chung kết thì chúng lại ngoác cái miệng thối ra để phán, để kết tội…có người nghe thấy vậy nói thẳng chúng là đồ khốn nạn, tội đồ của dân tộc.

Hai status của của 2 kẻ khốn nạn đại diện cho đám rận chủ đó là Lê Văn Luân, một luật sư mà sự nghiệp của hắn gắn với phường dân chủ, ba que chuyên chống chính quyền, chính Lê Văn Luân đã làm điều bất chính xúi bẩy, kích động người dân kiện trong vụ án “chết người” Chương Mỹ Hà Nội đã bị người dân nơi đây thay trời hành đạo “tẩn” cho một trận nhớ đời.

Còn Thảo Teresa - tức Mai Phương Thảo, đứa con gái của lão dê già Rận chủ "già không đều" hay cách gọi của dân chơi trống bỏi “già đầu non đít”, Có cái tên Mai Xuân Dũng chim chuột với Cô Kế toán của đám “Dân oan” kém con gái đầu của Dũng nghe đâu gần 10 tuổi, đúng là ‘Cha nào con nấy”, Thảo Teresa cũng là Rận theo chân bố đi gây rối khắp nơi trong các cuộc biểu tình chống chính quyền ở Hà nội, noi gương Dê già là Bố Thảo cũng lăng nhăng “trai trên gái dưới”…. cùng trong phường rận chủ …. 
 
Thế nên, khi chúng đã theo phường rận chủ những kẻ táng tận lương tâm “đầu bò não ngắn” này đã mang trận thua bóng đá của U23 ra để xúc phạm đến lương tri của hàng chục triệu con tim người dân Việt khi chúng buông lời thóa mạ, nhạo báng Chủ tịch Hồ chí Minh, lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, Hành vi của chúng đã đủ yếu tố cấu thành tội danh được quy định trong BLHS.
Vì thế, chúng cần phải bị trừng trị theo pháp luật.


Nguyễn Kim Khanh