NGƯỜI ĐƯA TIN 289

NƠI CHIA SẺ THÔNG TIN ĐA CHIỀU VỀ MỌI VẤN ĐỀ
  • TRƯỜNG SA - HOÀNG SA VÀ NHỮNG CHUYỆN CHƯA BAO GIỜ KỂ

    Hôm trước, mình đặt câu hỏi về việc các bạn suốt ngày phê phán Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam "nhai đi nhai lại" các thông điệp phản đối khi Trung Quốc có hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vậy theo các bạn chúng ta phải làm gì?

  • NGUYỄN VĂN HÓA - TỪ CON ĐƯỜNG PHẠM TỘI BÁN NƯỚC ĐẾN CON ĐƯỜNG VÀO NHÀ GIAM

    Năm 2013, Nguyễn Văn Hóa đã lập tài khoản Facebook “Nguyễn Văn Hóa (Maria Luygonjaga)” tại địa chỉ www.facebook.com/Nguoidaxatoi để kết bạn, trao đổi thông tin với các đối tượng như Lê Đình Lượng, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Hoàng Đức Bình.

  • NHẬN BIẾT THỦ ĐOẠN MỚI CỦA KẺ THÙ ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN

    Trong tình hình mới, các thế lực thù địch vẫn luôn câu kết chặt chẽ với nhau để thúc đẩy từ “diễn biến hòa bình” sang “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ ta, chống phá Đảng, Nhà nước và giai cấp công nhân Việt Nam với cấp độ và cường độ ngày càng quyết liệt, thâm hiểm hơn.

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2022

LÀM GÌ KHI NHẬN TIN NHẮN, CUỘC GỌI QUẤY RỐI ĐÒI NỢ DÙ KHÔNG LIÊN QUAN

    Qua theo dõi trên hệ thống tiếp nhận, phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác (qua đầu số 5656), Trung tâm VNCERT/CC đã ghi nhận nhiều phản ánh của người dân về việc nhận được tin nhắn, cuộc gọi đe dọa, đòi nợ làm phiền dù không liên quan.
    Trung tâm VNCERT/CC khuyến nghị người dân ngay khi nhận được các cuộc gọi, tin nhắn đe dọa đòi nợ làm phiền dù không liên quan, người dân nên thực hiện ngay một số các biện pháp sau để hạn chế tình trạng làm phiền:

    – Bước 1: Kiểm tra thông tin cá nhân của thuê bao đang sử dụng, đảm bảo thuê bao sử dụng được đăng ký chính chủ.
    –  Bước 2: Liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng của ngân hàng hoặc cơ quan tín dụng để khiếu nại, yêu cầu hỗ trợ.

    – Bước 3: Trong trường hợp vẫn bị đe dọa nên thực hiện ngay việc khai báo với cơ quan Công an địa phương để xử lý đối tượng vi phạm theo quy định. Ngoài ra có thể liên hệ với Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước để đề nghị xem xét xử lý những dấu hiệu vi phạm liên quan đến công tác đôn đốc, thu hồi nợ.
    Nhắn tin đe dọa đòi nợ sẽ bị xử lý ra sao?

    Theo khoản 1a điều 156 Bộ luật Hình sự về tội vu khống, người nào thực hiện hành vi bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Theo khoản 1 Điều 133 Bộ luật Hình sự về tội đe dọa giết người, người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
    Luật pháp Việt Nam không cho phép dùng cách thức khủng bố, đe dọa để đòi nợ. Nhưng hiện nay, hàng loạt những vụ việc liên quan đến quấy rối, đe dọa bằng hình thức nhắn tin, gọi điện vẫn xảy ra thường xuyên.

Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'bao so CMND/CCCD cung che, cau ket lua dao. Yeu cau THANH ΤΟΑΝ KHOAN VAY, dung de dang THONG TIN va PHAT TAN hinh anh len MXH Zalo Facebook, goi ban be, nguoi than. LH Ho tro SDT hoac Zalo'

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2022

CẢNH GIÁC VỚI SUY DIỄN, XUYÊN TẠC

 Trên chuyến xe về quê, ông Thanh bất đắc dĩ phải nghe cuộc tranh luận của hai vị khách ở hàng ghế phía trước. Người trung tuổi nói với cậu thanh niên:

- Đấy chú xem, anh nói cấm có sai, huyện đã có quyết định kỷ luật rồi. Tại có đối thủ muốn giành cái ghế chủ tịch xã của ông ấy.

- Ông ấy sai phạm rõ ràng thì việc bị kỷ luật là đương nhiên mà anh.

Giọng người trung niên hơi cáu:

- Lỗi của ông ta đáng gì, thậm chí người khác còn tội to hơn. Đây là thanh trừng, đấu đá nhau chú hiểu không? Ông ta bị chơi xấu, tạo cớ cho lãnh đạo huyện đá bay ghế chủ tịch xã để đưa người thân vào. Chú tí tuổi thì làm sao hiểu chuyện đấu đá, hạ bệ để tạo thế cho phe cánh.

- Em xin lỗi, nhưng chính anh mới là người không hiểu chuyện. Anh có biết quy trình kỷ luật một cán bộ, đảng viên phải chặt chẽ thế nào không? Em làm ở cơ quan nhà nước nên em hiểu rất rõ. Việc kỷ luật cán bộ, đảng viên phải trên cơ sở kết quả thanh tra, kiểm tra với đầy đủ bằng chứng vi phạm, bảo đảm xử lý đúng người, đúng tội chứ không thể thích kỷ luật ai cũng được. Ở đây chẳng có phe phái đấu đá hay thanh trừng gì cả!

- Chú đúng là "trẻ người non dạ", chẳng hiểu gì! Anh nghe mấy đứa bạn ở quê đều bảo thế. Mà nói cho chú biết, anh đọc trên mạng, người ta cho rằng việc kỷ luật bây giờ chủ yếu là do phe cánh đấu đá để hạ bệ nhau thôi. Chú còn trẻ trâu lắm!

Thấy tình hình có vẻ căng, ông Thanh liền "giải nguy" cho cậu thanh niên:

- Tôi thấy anh bạn trẻ này nói đúng đấy chú ạ. Chính chú mới là người nói liều, không có căn cứ. Bản thân chú đang bị những người không hiểu chuyện hoặc họ rất hiểu nhưng cố tình suy diễn, xuyên tạc với mục đích xấu. Lâu nay, ở trên các trang mạng phản động, từ việc cán bộ có vi phạm bị xử lý kỷ luật, kẻ xấu đã suy diễn, tuyên truyền nhảm là phe phái đấu đá, thanh trừng lẫn nhau nhằm bôi xấu chế độ ta, gây mâu thuẫn, mất đoàn kết trong tổ chức đảng, chính quyền và nguy hiểm nhất là làm cho nhân dân mất niềm tin vào Đảng, Nhà nước. Những ai nhẹ dạ cả tin, suy nghĩ thiếu chín chắn thì dễ bị "xỏ mũi", hiểu sai sự việc theo ý đồ của chúng, tức là mắc chiêu xuyên tạc, kích động này.

Nghe những lời phân tích của ông Thanh, người trung niên chắc đã hiểu ra nên im lặng./.

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2022

Hãy tôn trọng lịch sử!

 Ngày 7/5, Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội đã yêu cầu tạm dừng Triển lãm Hội hoạ Điện Biện Phủ dự kiến khai mạc vào buổi chiều cùng ngày tại Hà Nội.

Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa yêu cầu tạm dừng một triển lãm hội họa chủ đề Điện Biên Phủ. Triển lãm do họa sĩ Mai Duy Minh tổ chức, dự kiến mở cửa chiều 7/5 tại Đại học Mỹ thuật Việt Nam (Số 42 Yết Kiêu, Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Sau yêu cầu trên, bức tranh được cho là nguyên nhân khiến triển lãm phải tạm dừng đã lan truyền trên mạng xã hội, thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Nhân vật trung tâm bức ảnh là một anh bộ đội gầy gò, thiếu sức chiến đấu, đứng trên đống đổ nát của chiến trường, cầm lá cờ bị rách.

Đâu đó xuất hiện một số lời bình ca ngợi và ủng hộ cho bức tranh này, cho rằng Sở Văn hoá – Thể thao Hà nội quá cứng nhắc và khắt khe với nghệ thuật. Nhưng nếu bức tranh là nguyên do đẫn đến buổi triển lãm bị tạm dừng thì thật là xứng đáng!

“Cờ rách thể hiện hiện thực chiến tranh khốc liệt”? Quân kỳ của quân đội Việt Nam là quốc kỳ có thêu chữ vàng “Quyết thắng”. Đối với một quân đội, quân kỳ tương đương với linh hồn của quân đội, là biểu tượng của danh dự. Chiến sĩ được giao nhiệm vụ bảo vệ quân kỳ, dùng cờ làm kí tín ám hiệu khi tác chiến, hoặc để cắm khi đã hoàn thành nhiệm vụ chiếm lĩnh trận địa. Vì vậy, quân kỳ luôn được đảm bảo lành lặn, trọn vẹn nhất, chứ không thể “rách tả tơi” như trong bức tranh bên trên được!

Kỷ luật sắt đá là yếu tố then chốt tạo nên sức mạnh quân đội. Trên chiến trường ác liệt, gian khổ, vất vả thế nào, quân phong, quân kỷ của người chiến sĩ vẫn luôn phải chuẩn mực. Tự hào mà nói về tác phong kỉ luật, có lẽ quân đội Việt Nam thời kháng chiến cứu nước, khó có quân đội nào trên thế giới tuân thủ nghiêm ngặt như vậy.  Kỷ luật phải được thực hiện từ những thứ nhỏ nhất, không thể có chuyện xắn quần, xắn áo, lôi thôi ra chiến trường. Cùng xem lại hình ảnh hành quân ngày các chiến sĩ chiến thắng trở về tiếp quản thủ đô.




Các chiến sĩ bộ binh của Trung đoàn Thủ đô tiến về tiếp quản Thủ đô, sáng 10-10-1954.

Từ đầu năm 1954, với tinh thần “Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để chiến thắng…”, Trung ương Đảng, Chính phủ đã mở hàng loạt chiến dịch trên các địa bàn chiến lược của cả nước tạo vùng hậu phương rộng lớn. Kết quả, hàng chục nghìn tấn vũ khí đạn dược, 27.000 tấn gạo, hơn 1.800 tấn thịt đã được chuyển ra mặt trận. Dân ta dù đói dù khổ vẫn quyết tâm đảm bảo sức khoẻ, sức chiến đấu cho tiền tuyến. Phác hoạ người lính Điện Biên Phủ gầy gò, ốm yếu, thiếu sức chiến đấu là phủ nhận hoàn toàn mồ hôi, công sức của dân tộc, là phản bội lại lịch sử.

Người làm nghệ thuật mà đặc biệt triển lãm mang tên “chiến thắng Điện Biên Phủ”, mang nhiệm vụ đưa cốt cách ứng xử dân tộc, văn hoá truyền thống đất nước, khơi dậy niềm tự hào, thêm yêu Tổ quốc đến với người xem; không chỉ cần tài năng, mà còn đòi hỏi sự nghiêm túc, nhận thức đầy đủ về sự kiện lịch sử mà tác phẩm hướng tới. Yếu tố khách quan nếu không được coi trọng hàng đầu thì không thể mang sứ mệnh lan toả rộng rãi, thậm chí chạm đến lòng kiêu hãnh, tổn thương lòng tự tôn dân tộc.

Bất kể một quốc gia nào đều không có chuyện đặt một nghề nghiệp, công việc, vị trí xã hội nào đó quan trọng đến mức có thể coi nhẹ, bỏ qua trách nhiệm công dân. Vì vậy, dẫu tài năng và cá tính sáng tạo độc đáo đến đâu, hoạt động của nghệ sĩ cũng không thể vượt qua tư cách công dân, tức là nằm trong khuôn khổ pháp luật, phải tôn trọng các tiêu chí văn hóa mà cộng đồng khẳng định, đề cao, cùng hướng tới mục tiêu vì tiến bộ chung, mục tiêu chung của đất nước.

                                                                                                        Thành Tiến