NGƯỜI ĐƯA TIN 289

NƠI CHIA SẺ THÔNG TIN ĐA CHIỀU VỀ MỌI VẤN ĐỀ

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2022

Hãy tôn trọng lịch sử!

 Ngày 7/5, Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội đã yêu cầu tạm dừng Triển lãm Hội hoạ Điện Biện Phủ dự kiến khai mạc vào buổi chiều cùng ngày tại Hà Nội.

Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa yêu cầu tạm dừng một triển lãm hội họa chủ đề Điện Biên Phủ. Triển lãm do họa sĩ Mai Duy Minh tổ chức, dự kiến mở cửa chiều 7/5 tại Đại học Mỹ thuật Việt Nam (Số 42 Yết Kiêu, Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Sau yêu cầu trên, bức tranh được cho là nguyên nhân khiến triển lãm phải tạm dừng đã lan truyền trên mạng xã hội, thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Nhân vật trung tâm bức ảnh là một anh bộ đội gầy gò, thiếu sức chiến đấu, đứng trên đống đổ nát của chiến trường, cầm lá cờ bị rách.

Đâu đó xuất hiện một số lời bình ca ngợi và ủng hộ cho bức tranh này, cho rằng Sở Văn hoá – Thể thao Hà nội quá cứng nhắc và khắt khe với nghệ thuật. Nhưng nếu bức tranh là nguyên do đẫn đến buổi triển lãm bị tạm dừng thì thật là xứng đáng!

“Cờ rách thể hiện hiện thực chiến tranh khốc liệt”? Quân kỳ của quân đội Việt Nam là quốc kỳ có thêu chữ vàng “Quyết thắng”. Đối với một quân đội, quân kỳ tương đương với linh hồn của quân đội, là biểu tượng của danh dự. Chiến sĩ được giao nhiệm vụ bảo vệ quân kỳ, dùng cờ làm kí tín ám hiệu khi tác chiến, hoặc để cắm khi đã hoàn thành nhiệm vụ chiếm lĩnh trận địa. Vì vậy, quân kỳ luôn được đảm bảo lành lặn, trọn vẹn nhất, chứ không thể “rách tả tơi” như trong bức tranh bên trên được!

Kỷ luật sắt đá là yếu tố then chốt tạo nên sức mạnh quân đội. Trên chiến trường ác liệt, gian khổ, vất vả thế nào, quân phong, quân kỷ của người chiến sĩ vẫn luôn phải chuẩn mực. Tự hào mà nói về tác phong kỉ luật, có lẽ quân đội Việt Nam thời kháng chiến cứu nước, khó có quân đội nào trên thế giới tuân thủ nghiêm ngặt như vậy.  Kỷ luật phải được thực hiện từ những thứ nhỏ nhất, không thể có chuyện xắn quần, xắn áo, lôi thôi ra chiến trường. Cùng xem lại hình ảnh hành quân ngày các chiến sĩ chiến thắng trở về tiếp quản thủ đô.




Các chiến sĩ bộ binh của Trung đoàn Thủ đô tiến về tiếp quản Thủ đô, sáng 10-10-1954.

Từ đầu năm 1954, với tinh thần “Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để chiến thắng…”, Trung ương Đảng, Chính phủ đã mở hàng loạt chiến dịch trên các địa bàn chiến lược của cả nước tạo vùng hậu phương rộng lớn. Kết quả, hàng chục nghìn tấn vũ khí đạn dược, 27.000 tấn gạo, hơn 1.800 tấn thịt đã được chuyển ra mặt trận. Dân ta dù đói dù khổ vẫn quyết tâm đảm bảo sức khoẻ, sức chiến đấu cho tiền tuyến. Phác hoạ người lính Điện Biên Phủ gầy gò, ốm yếu, thiếu sức chiến đấu là phủ nhận hoàn toàn mồ hôi, công sức của dân tộc, là phản bội lại lịch sử.

Người làm nghệ thuật mà đặc biệt triển lãm mang tên “chiến thắng Điện Biên Phủ”, mang nhiệm vụ đưa cốt cách ứng xử dân tộc, văn hoá truyền thống đất nước, khơi dậy niềm tự hào, thêm yêu Tổ quốc đến với người xem; không chỉ cần tài năng, mà còn đòi hỏi sự nghiêm túc, nhận thức đầy đủ về sự kiện lịch sử mà tác phẩm hướng tới. Yếu tố khách quan nếu không được coi trọng hàng đầu thì không thể mang sứ mệnh lan toả rộng rãi, thậm chí chạm đến lòng kiêu hãnh, tổn thương lòng tự tôn dân tộc.

Bất kể một quốc gia nào đều không có chuyện đặt một nghề nghiệp, công việc, vị trí xã hội nào đó quan trọng đến mức có thể coi nhẹ, bỏ qua trách nhiệm công dân. Vì vậy, dẫu tài năng và cá tính sáng tạo độc đáo đến đâu, hoạt động của nghệ sĩ cũng không thể vượt qua tư cách công dân, tức là nằm trong khuôn khổ pháp luật, phải tôn trọng các tiêu chí văn hóa mà cộng đồng khẳng định, đề cao, cùng hướng tới mục tiêu vì tiến bộ chung, mục tiêu chung của đất nước.

                                                                                                        Thành Tiến

0 nhận xét:

Đăng nhận xét