NGƯỜI ĐƯA TIN 289

NƠI CHIA SẺ THÔNG TIN ĐA CHIỀU VỀ MỌI VẤN ĐỀ
  • TRƯỜNG SA - HOÀNG SA VÀ NHỮNG CHUYỆN CHƯA BAO GIỜ KỂ

    Hôm trước, mình đặt câu hỏi về việc các bạn suốt ngày phê phán Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam "nhai đi nhai lại" các thông điệp phản đối khi Trung Quốc có hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vậy theo các bạn chúng ta phải làm gì?

  • NGUYỄN VĂN HÓA - TỪ CON ĐƯỜNG PHẠM TỘI BÁN NƯỚC ĐẾN CON ĐƯỜNG VÀO NHÀ GIAM

    Năm 2013, Nguyễn Văn Hóa đã lập tài khoản Facebook “Nguyễn Văn Hóa (Maria Luygonjaga)” tại địa chỉ www.facebook.com/Nguoidaxatoi để kết bạn, trao đổi thông tin với các đối tượng như Lê Đình Lượng, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Hoàng Đức Bình.

  • NHẬN BIẾT THỦ ĐOẠN MỚI CỦA KẺ THÙ ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN

    Trong tình hình mới, các thế lực thù địch vẫn luôn câu kết chặt chẽ với nhau để thúc đẩy từ “diễn biến hòa bình” sang “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ ta, chống phá Đảng, Nhà nước và giai cấp công nhân Việt Nam với cấp độ và cường độ ngày càng quyết liệt, thâm hiểm hơn.

Thứ Ba, 20 tháng 10, 2020

MƯỜI LỜI THỀ BI TRÁNG


Những người lính Cụ Hồ trong thời chiến, khi súng đã nổ họ vẫn xông tới, mặc cho những người chạy trước tan biến trong những quầng lửa đạn, thân thể đầy vết cháy sém. Còn trong thời bình thì không cần nghe tiếng súng nổ, chỉ cần nghe “tiếng người dân cần” thì họ xốc tới như đang ra mặt trận. Đó là vì 10 lời thề danh dự của quân nhân đã thấm vào trái tim.


Người dân có thể nói về những người đã hy sinh theo nhiều cách nghĩ khác nhau. Nhưng tựu chung một điểm, đó là họ hành động theo “10 lời thề danh dự của Quân đội nhân dân Việt Nam”. Trong 10 lời thề đó có nhắc “thắng không kiêu, bại không nản, dù gian lao khổ hạnh cũng không sờn lòng, vào sống ra chết cũng không nản chí; Khi tiếp xúc với nhân dân làm đúng ba điều nên: Kính trọng dân; Giúp đỡ dân; Bảo vệ dân”.
Từ khi còn là binh nhì, quân nhân phải thuộc lòng 10 lời thề. Các buổi kiểm tra đầu tuần, hoặc kiểm tra đột xuất của cấp trên, lính tráng phải trả lời tắt ngang một lời thề nào đó. Mười lời thề vì vậy theo suốt cuộc đời những người lính, mười lời thề biến thành hành động và đối với họ, hành động cao cả nhất trong thời bình là bảo vệ tính mạng, xả thân vì nhân dân.
Sáng 18/10, tại Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 268 (TP Huế) đã diễn ra Lễ truy điệu 13 liệt sĩ hy sinh trong khi làm nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ tại Thủy điện Rào Trăng 3, xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế vào ngày 13/10/2020. Bài điếu văn của Trung tướng Nguyễn Doãn Anh, Tư lệnh Quân khu 4, Trưởng ban lễ tang gây xúc động. Và trong chiều sâu của bài điếu văn này vẫn là những lời thề của người lính được cô đọng theo các hình thức khác nhau: “…cầu mong các đồng chí hãy yên lòng an nghỉ nơi cõi vĩnh hằng trong lòng đất mẹ. Những hoài bão trong sự nghiệp và ý nguyện trong cuộc sống của các đồng chí sẽ được tiếp tục thực hiện bằng sự nỗ lực cao nhất của chúng tôi”.
Giữa lúc đang diễn ra lễ tang thì tin dữ dồn dập đổ về, đó là 22 cán bộ, chiến sĩ thuộc Đoàn Kinh tế quốc phòng 337, Quân khu 4 đã bị sạt lở đất chôn vùi tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Ngay lúc ấy, Thượng tướng Phan Văn Giang, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đã lặng đi, và không nén nổi nghẹn ngào khi thông báo trước tang lễ về tin dữ trên. Các tướng lĩnh, sĩ quan dự lễ môi bặm lại, mắt suy tư, rồi sau đó tất cả như chìm xuống đáy lòng, gác lại để lo hoàn tất hậu sự cho đồng đội.
“Xin thề!”.... Mỗi sáng thứ hai đầu tuần, những người lính lại chào cờ, trang trọng đọc “10 lời thề danh dự của quân nhân”, sau đó hô vang lời xin thề. Họ luôn thực hiện theo 10 lời thề này, sự hy sinh luôn đầy bi tráng...

5 nhà tình báo nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam

 Những cống hiến, hy sinh thầm lặng trong suốt những năm tháng hoạt động dưới nhiều vỏ bọc đã đưa nhiều chiến sỹ tình báo trở thành huyền thoại có một không hai trong lịch sử quân sự Việt Nam. Sau đây Cánh Cò xin giới thiệu đến bạn đọc 5 nhà tình báo nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam.

Đinh Thị Vân – Người vẽ bản đồ phòng ngự Nam vĩ tuyến 17

Anh hùng – Đại tá tình báo Đinh Thị Vân họp bàn ở miền Đông Nam bộThêm chú thích

Bà Đinh Thị Vân là 1 trong những người có công rất lớn trong việc phát triển hệ thống tình báo của Việt Nam.

Lưới tình báo do bà xây dựng đã cung cấp cho quân ta nhiều tin tức có giá trị góp phần vào chiến công chung của ngành tình báo, mặc dù bà chưa một ngày học qua nghiệp vụ điệp viên. Một trong những thành tích đáng kể là điều tra tỉ mỉ hệ thống phòng ngự của quân đội Sài Gòn ở Nam vĩ tuyến 17 trong giai đoạn 1959 – 1960.

Thời điểm này, ta bắt đầu mở đường Trường Sơn vào Nam, rất cần những thông tin về sự bố phòng của quân đội Sài Gòn ở nam vĩ tuyến 17. Ngoài ra, còn cần tìm hiểu xem đối phương đã biết những gì về việc quân ta xuất hiện ở Hạ Lào. Nhiệm vụ đó được cấp trên giao cho Đinh Thị Vân.

Ngoài vụ trên, bà Đinh Thị Vân cùng với mạng lưới của mình còn lập nhiều chiến công khác. Chẳng hạn thông tin kịp thời về việc Mỹ sẽ đổ quân vào Nam Việt Nam sau khi chiến lược chiến tranh đặc biệt thất bại hay biết trước được kế hoạch của cuộc hành quân Junction City giúp quân ta chủ động đối phó làm thất bại âm mưu của chúng.

Không kể đến bà còn là người đã dẫn dắt nhiều thế hệ tình báo cũng như lực lượng không quân Việt Nam.

Phạm Xuân Ẩn – “Ký giả số 1 Việt Nam”
Phạm Xuân Ẩn (giữa) chụp ảnh cùng những người bạn Mỹ tại Thủ Đức, Sài GònThêm chú thích


Ông Phạm Xuân Ẩn (1927- 2006 ) tham gia hoạt động cách mạng từ đầu thập niên 1950.

Năm 1953, ông được kết nạp Đảng và được giao nhiệm vụ hoạt động điệp báo. Nhằm tạo vỏ bọc tốt hơn để có thể thâm nhập sâu hơn vào giới chức chính quyền và quân đội Sài Gòn, năm 1957, ông được cấp trên bố trí sang Mỹ học ngành báo chí.

Năm 1959, ông Phạm Xuân Ẩn về nước, làm việc cho hãng tin Reuters và sau đó là tạp chí Time, New York Herald Tribune của Mỹ. Với kiến thức uyên bác, hiểu biết rộng, cương trực và tài năng giao tiếp, ngoại giao khác biệt, độc đáo theo kiểu lãng tử, hào hoa ngang tàng, “chửi thề như bắp rang”, xuất hiện với phong cách thượng lưu, thừa hưởng văn hóa được đào tạo chính quy từ Mỹ, ông đã thâm nhập và là bạn tri kỷ với các tướng lĩnh, trùm an ninh mật vụ cả Mỹ và Sài Gòn, giới báo chí cũng như các chính khách chóp bu của chính quyền Sài Gòn để khai thác thông tin tuyệt mật mang tầm chiến lược cho cuộc đối đầu của Miền Bắc Việt Nam với Mỹ và chính quyền Sài Gòn.

Ông có công rất lớn trong việc bảo vệ những cán bộ Cộng sản tránh việc bị Mỹ phát hiện cũng như cung cấp những tin tình báo quan trọng cho quân ta. Điểm khiến ông thật sự khác biệt so với những tình báo khác là dù từng được mệnh danh là “Ký giả chống cộng số 1 Việt Nam” nhưng thật sự hoàn toàn không có bài báo nào của ông mang tư tưởng này và cũng không có bất kỳ bài báo nào chống Mỹ và làm tổn hại cho 2 tờ báo nổi tiếng ông từng làm Time và New York Herald Tribune.

Phạm Ngọc Thảo – “Nhà tình báo cô độc”

Đại tá Anh hùng QĐNDVN Phạm Ngọc Thảo (1922–1965) là một tình báo viên bí ẩn trong suốt Chiến tranh chống Mỹ.Thêm chú thích

Đại tá Phạm Ngọc Thảo sinh năm 1922 tại Sài Gòn, nguyên quán ở tỉnh Bến Tre. Ông xuất thân trong một gia đình điền chủ có quốc tịch Pháp. Tốt nghiệp trung học Công giáo Taberd ở Sài Gòn và có theo học ngành công chính.

Sau năm 1945 theo kháng chiến chống Pháp. Sau hiệp định Genève, ông dạy học ở Sài Gòn, Vĩnh Long và nhờ Ngô Đình Thục giới thiệu với Tổng thống Diệm.

Giữ các chức vụ trong chính quyền Sài Gòn: Tỉnh đoàn trưởng Bảo an Vĩnh Long, Chỉ huy trưởng Bảo an Bình Dương, Tỉnh trưởng tỉnh Kiến Hòa (Bến Tre).

Khác với Vũ Ngọc Nhạ và Phạm Xuân Ẩn, Phạm Ngọc Thảo là người duy nhất có thể tác động trực tiếp đến chính quyền Sài Gòn. Là sỹ quan cao cấp trong quân đội VNCH lại có lực lượng trong tay, ông chính là người đã trực tiếp đạo diễn và tham gia chỉ đạo hàng loạt vụ đảo chính làm rung chuyển nền chính trị miền Nam những năm 1964 – 1965, gây mất ổn định nghiêm trọng chế độ Sài Gòn, tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng miền Nam. Nếu cuộc đảo chính với Lâm Văn Phát gạt Nguyễn Khánh năm 1964 thành công, Phạm Ngọc Thảo trở thành Thủ tướng VNCH thì lịch sử có thể đã có những thay đổi lớn.

Khác với Vũ Ngọc Nhạ và Phạm Xuân Ẩn, Phạm Ngọc Thảo là nhà tình báo hoạt động đơn tuyến, không hề có đồng đội trực tiếp hỗ trợ mà chỉ chịu sự chỉ đạo về chiến lược của Bác Hồ và Tổng Bí thư Lê Duẩn. Ông không làm công tác đưa tin đơn thuần mà lớn hơn là được giao nhiệm vụ “thay đổi chế độ tại miền Nam” (tương tự như mục tiêu regime change của Mỹ tại I-rắc, nhưng nếu như Mỹ phải dùng đến hàng chục vạn quân thì ta chỉ dùng 1 mình Phạm Ngọc Thảo và ở chừng mực nào đấy đã thành công). Sự nguy hiểm của Phạm Ngọc Thảo đối với tồn vong của chế độ miền Nam lý giải tại sao chính quyền Thiệu – Kỳ phải quyết bằng mọi giá thủ tiêu ông.

Ông là một con người cực kỳ dũng cảm và tài năng. Mỹ đã từng chọn ông để đào tạo trở thành Tổng thống tương lai của VNCH, đến khi nguy hiểm đã cận kề dù đồng chí Võ Văn Kiệt khuyên ông có thể ra căn cứ nhưng ông vẫn quyết tâm ở lại để tổ chức vụ đảo chính cuối cùng. Việc lớn không thành, bị bắt và tra tấn dã man nhưng Phạm Ngọc Thảo vẫn không để lộ tung tích của mình. Cho đến lúc hy sinh, không ai biết ông là một chiến sỹ tình báo cộng sản.

Vũ Ngọc Nhạ – Người xây dựng cụm tình báo chiến lược A22
Vũ Ngọc Nhạ (phải) – từ một chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam, được tổ chức sắp xếp (hóa thân) thành kẻ thù bên kia chiến tuyến, để rồi sau đó ông và cộng sự của ông trong lưới tình báo H10 – A22 đã làm nên một huyền thoại kỳ diệu trong lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam.Thêm chú thích

Vũ Ngọc Nhạ (bí danh Hai Long) sinh năm 1928 tại xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông tham gia chiến đấu chống Pháp ở Hà Nội (mùa Đông 1946). Ông chính thức kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1947.

Sau đó, ông trở về Thái Bình làm công tác dân vận trong chính quyền kháng chiến địa phương. Năm 1953, ông được tuyển chọn tham gia vào cơ quan tình báo quân sự. Năm 1954, với vỏ bọc mới mà tổ chức tạo cho, ông đưa vợ con xuống tàu Pháp di cư vào Nam bắt đầu giai đoạn hoạt động mới.

Ở miền nam, ông đã xây dựng cụm tình báo chiến lược A22 với nhiều điệp viên “chui sâu, leo cao” nắm giữ vị trí quan trọng trong chính quyền VNCH. Nhờ vậy, ông và đồng đội đã cung cấp những thông tin, tài liệu quan trọng góp phần vào chiến thắng của quân dân ta trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Tuy tổ chức chặt chẽ, nhưng cụm A22 bị địch phát giác và bắt giam năm 1969. Chúng đã đày ông cùng nhiều đồng chí khác ra Côn Đảo. Sau hiệp định Paris 1973, ông được trao trả. Ông vẫn tiếp tục hoạt động tích cực cho tới ngày đất nước hoàn toàn giải phóng (30/4/1975).

Năm 1988, ông được Nhà nước phong hàm Thiếu tướng. Ngày 7/8/2002, Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ qua đời ở TP HCM, hưởng thọ 75 tuổi. Với những chiến công xuất sắc, ông đã được Đảng và Nhà nước phong tặng nhiều huân huy chương cao quý. Cụm A22 được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Hoàng Minh Đạo – Cha đẻ của ngành tình báo Việt Nam
Thêm chúAnh hùng Hoàng Minh Đạo tên thật là Đào Phúc Lộc (còn có bí danh Năm Thu, Năm Đời), không chỉ có nhiều chiến công lẫy lừng khi hoạt động ở vùng Đông Bắc mà còn trở thành cán bộ cốt cán khi vào Nam bộ. thích

Tên tuổi và sự nghiệp của Đào Phúc Lộc với bí danh Hoàng Minh Đạo, Năm Thu gắn liền với sự ra đời của ngành Tình báo quân sự. Ông chính là người đầu tiên xây dựng nền móng cho sự thành lập của ngành. Ngay khi Cách mạng tháng Tám thành công, Hoàng Minh Đạo nhận lệnh về Hà Nội. Ngày 25/10/1945, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái đã tuyên bố thành lập Phòng Tình báo Bộ Tổng Tham mưu. Hoàng Minh Đạo được phân công là Trưởng phòng. Đồng thời, ông cũng là một trong những nhân vật chủ yếu sáng lập ra Ban địch tình Xứ ủy và ngành Binh vận vào thời điểm gay go ác liệt nhất của cuộc chiến đấu chống xâm lược Mỹ (1954 – 1955), trở thành một trong những mũi giáp công lợi hại của Cách mạng miền Nam. Ông đã từng giữ chức ủy viên thường vụ Khu ủy Sài Gòn Gia Định; Bí thư kiêm Chính ủy Phân khu 5; Bí thư Phân khu 1 Khu Sài Gòn Gia Định và Chính ủy lực lượng biệt động Sài Gòn.

Ông hy sinh vào một ngày mùa đông năm 1969 vì trúng phục kích của kẻ địch bên dòng sông Vàm Cỏ Đông. Vì lý do an ninh, tin ông hy sinh được giấu kín suốt một thời gian dài, khiến cho gia đình, người thân của ông đau đáu tìm kiếm. Trong suốt 30 năm đó, ông đã bị nỗi oan kẻ phản quốc.

Công lao của vị tướng tài năng là điều không thể phủ nhận. Song, phải đến ngày 8/4/1998, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng mới tổ chức lễ truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh và truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân cho Liệt sĩ Đào Phúc Lộc.

TH

Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2020

❓VÌ SAO Đ/T PHẠM THỊ ĐOAN TRANG BỊ BẮT

Đối tượng (đ/t) Phạm Thị Đoan Trang có mối liên hệ mật thiết với các tổ chức phản động lưu vong như “Việt Tân”, “VOICE”. Từ việc hình thành Mạng lưới blogger, cho đến việc tham gia đoàn vận động nhân quyền do Việt Tân vẽ ra nhằm phản đối Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền của Liên hiệp quốc, nhằm vận động chính giới phương Tây gây áp lực để Việt Nam thay đổi chính sách nhân quyền…

Ngày 7/10, cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an TP Hà Nội đã chủ trì phối hợp với một số đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an và Công an TP Hồ Chí Minh, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét khẩn cấp đối với bị can Phạm Thị Đoan Trang (tại địa chỉ phòng 6 – lầu 1 – 372/36 đường Cách mạng Tháng Tám, phường 10, quận 3, TP Hồ Chí Minh) về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”.

Cơ quan ANĐT Công an TP Hà Nội ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với Phạm Thị Đoan Trang về tội: Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, quy định tại Điều 88 Bộ luật Hình sự 1999 và Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự 2015. Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội đã ra Quyết định phê chuẩn các Quyết định của cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đối với bị can Phạm Thị Đoan Trang.

Phạm Thị Đoan Trang sinh ra trong một gia đình nền nếp, bố mẹ Trang đều là cán bộ nghỉ hưu, các anh trai của Trang đều là những người đang công tác tại các cơ quan Nhà nước. Bản thân Trang cũng được ăn học  đến nơi, đến chốn. 

Từ năm 1996-2000, Phạm Thị Đoan Trang học Đại học Ngoại thương Hà Nội. Từ năm 2000-2002, là phóng viên Báo điện tử Vnexpress; năm 2002-2004 là nhân viên Công ty quảng cáo HAKI Lê; năm 2002-2006, Trang là nhân viên Công ty Truyền hình kỹ thuật số VTC; 2006-2008, là cộng tác viên Báo Vietnamnet. 

Tháng 3/2010 đến tháng 1/2013, Phạm Thị Đoan Trang là phóng viên Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh tại Hà Nội. Đến tháng 1/2013, đối tượng xuất cảnh đi Philippines không xin phép nên bị kỷ luật buộc thôi việc. Chính thời gian này, Phạm Thị Đoan Trang đã bị tiêm nhiễm tư tưởng phản động, chống đối của số cầm đầu các tổ chức  phản động lưu vong.

Sau khi trở về nước, Phạm Thị Đoan Trang đóng vai “người bất đồng chính kiến”. Được sự tài trợ, cổ xúy của thế lực không thân thiện với Việt Nam trong chính giới phương Tây, các tổ chức nhân quyền cực đoan và một số đối tượng ảo tưởng chính trị ở bên ngoài, Phạm Thị Đoan Trang “nổi” lên là một trong những đối tượng cầm đầu nhóm “Mạng lưới blogger Việt Nam”. 

Phạm Thị Đoan Trang có mối liên hệ mật thiết với các tổ chức phản động lưu vong như “Việt Tân”, “VOICE”. Từ việc hình thành Mạng lưới blogger, cho đến việc tham gia đoàn vận động nhân quyền do Việt Tân vẽ ra nhằm phản đối Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền của Liên hiệp quốc, nhằm vận động chính giới phương Tây gây áp lực để Việt Nam thay đổi chính sách nhân quyền…

Phạm Thị Đoan Trang thường xuyên cấu kết với các phần tử chống đối, phản động trong và ngoài nước; các hội, nhóm chống đối sử dụng chiêu trò “phản biện xã hội” để thể hiện chính kiến trước những sự kiện chính trị – xã hội của đất nước, các vấn đề đang được xã hội quan tâm nhưng thực chất là lợi dụng để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, kích động, cổ súy các hành vi chống đối, biểu tình, vi phạm pháp luật nhằm chống Đảng, Nhà nước. 

Trang cùng Trịnh Hội – đối tượng cầm đầu VOICE lập ra cái gọi là “Luật khoa tạp chí”, tiếng là thuần phân tích hệ thống luật pháp các nước nhưng bạn đọc kiểu gì cũng sẽ nhìn vào nó có hơi hướng chống lại hệ thống luật pháp Việt Nam.

Không dừng lại ở đó, Phạm Thị Đoan Trang còn viết hàng trăm tài liệu nội dung xuyên tạc, phản động; thực hiện trên 50 lượt trả lời phỏng vấn các đài báo nước ngoài; viết, tán phát 10 cuốn sách có nội dung tuyên truyền xuyên tạc thực trạng dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam, đả phá, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, hướng dẫn  "kỹ năng", cách thức đối phó với cơ quan An ninh như Cẩm nang truyền thông”, “Cẩm nang pháp lý dành cho các bạn hoạt động xã hội”, “Từ facebook xuống đường”. “Anh Ba Sàm”, “Bầu cử phi dân chủ ở Việt Nam”, “Chính trị bình dân”, “Toàn cảnh thảm họa môi trường Formosa ở Việt Nam”, “Phản kháng phi bạo lực”,"Học chính sách công qua chuyện luật khu”... kích động lật đổ chế độ.

Từ tháng 8/2018 đến nay, Phạm Thị Đoan Trang huy động các đối tượng phản động của VOICE ở trong nước thành lập trang fanpage “Nhà xuất bản Tự do” nhằm xuất bản các đầu sách “nâng cao dân trí” cho giới Dân chủ Việt. Với sự tài trợ của VOICE, Phạm Thị Đoan Trang cùng đám đàn em trong nhóm “Green Trees” gồm: Cao Vĩnh Thịnh, Nguyễn Trường Thịnh, Trần Vũ Anh Bình, Hoàng Thành Nhân, Đặng Vũ Lượng, Nguyễn Đình Hà tổ chức in lậu hàng ngàn cuốn sách. 

Thủ đoạn phát tán sách bẩn của Phạm Thị Đoan Trang là chuyển tài liệu qua email cho các tổ chức phản động ở nước ngoài chế bản, lên market, sau đó chuyển lại cho đối tượng trong nước để in lậu, phát tán (chủ yếu qua không gian mạng). Các đối tượng như: Nguyễn Duy Tân, Đặng Hữu Nam, mẹ con Cấn Thị Thêu…, trở thành đầu mối tích cực tiêu thụ và rao bán sách cho Trang.

Chính bởi những hoạt động chống phá quyết liệt như trên, Phạm Thị Đoan Trang là một trong những đối tượng được các thế lực thù địch bên ngoài hậu thuẫn mạnh mẽ nhất. 

Năm 2017, NGO PIN của Séc, là một tổ chức luôn có cái nhìn thù địch với Việt Nam đã công khai trao tặng đối tượng cái gọi là giải thưởng nhân quyền Homo Homini; năm 2019 được Tổ chức phóng viên không biên giới – RSF đề cử giải thưởng tự do báo chí. 

Chính vì thế ngay sau khi Phạm Thị Đoan Trang bị bắt, các tổ chức mang danh nhân quyền, tự do này đã lập tức giở lại các chiêu bài cũ, kêu gào, lên tiếng đòi trả tự do cho đối tượng này;...

Mai Anh.

Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2020

Tỉnh táo khi tiếp nhận các thông tin xấu, độc trước thềm đại hội Đảng

          Cứ trước mỗi sự kiện lớn của đất nước là trên một số trang mạng, các thế lực thù địch lại đăng phát nhiều thông tin xuyên tạc, nói xấu cán bộ, kích động biểu tình gây rối trật tự công cộng. Đặc biệt, trước thềm đại hội Đảng, các thế lực thù địch, phản động cùng những phần tử về cơ hội chính trị lại gia tăng các hoạt động tuyên truyền, chống phá Đảng và Nhà nước ta, Các cơ quan chức năng lại nhận được những đơn thư nặc danh, mạo danh; trên các trang MXH lại lan truyền những thông tin sai trái, bóp méo, xuyên tạc, kích động chia rẽ nội bộ, bôi nhọ những cán bộ liên quan đến công tác nhân sự đại hội... Điều đáng lưu ý là gần đây đã xuất hiện thêm một số tài liệu chống đối trắng trợn hơn, xuyên tạc lịch sử cùng với những luận điệu hết sức phản động. Các phần tử cơ hội chính trị tập trung chống phá nền tảng tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đòi Đảng ta từ bỏ quyền lãnh đạo; bác bỏ con đường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, đòi thực hiện đa nguyên, đa đảng ở Việt Nam theo quan điểm của phương Tây, thực hiện nhà nước pháp quyền tư sản. Chúng hô hào tập hợp lực lượng đấu tranh chống phá pháp luật v.v.. Chúng lợi dụng những tiêu cực nảy sinh trong một số cán bộ, đảng viên mà ta đang lên án phê phán, đấu tranh và xử lý như tham nhũng, vi phạm quyền dân chủ của nhân dân và các tệ nạn xã hội khác… để bôi đen bức tranh xã hội, gây tâm lý hoang mang, mất lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước.

Một số âm mưu, thủ đoạn chống phá trước thềm Đại hội XIII:

Lợi dụng các trang mạng xã hội, internet, các thế lực thù địch tập trung tuyên truyền những nội dung xấu, độc, trá hình, bới móc, thổi phồng, xuyên tạc những sai lầm, khuyết điểm hoặc lợi dụng những hạn chế, sơ hở trong quản lý nhà nước để vu khống, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, vai trò của cấp uỷ, chính quyền địa phương.

Lợi dụng thời điểm Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng, trong bối cảnh chống dịch Covid-19, chúng không ngừng chống phá Đảng, Nhà nước; lôi kéo tập hợp lực lượng và kích động tư tưởng chống đối; chia rẽ nội bộ Đảng với nhân dân và Quân đội nhân dân. Mục đích của chúng là, từ đó tác động, làm thay đổi nhận thức về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; không ngừng luận điệu kêu gọi thúc đẩy “dân chủ đa nguyên”, thay đổi thể chế chính trị, đổi tên Đảng, tên nước, sửa Cương lĩnh, Hiến pháp, “phi chính trị hóa” quân đội, công an; thực hiện “tam quyền phân lập” ở Việt Nam. Thúc đẩy, kích động phong trào “bất tuân dân sự”, tuần hành, biểu tình, bạo động, khiếu kiện, gây “điểm nóng “về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Vì vậy, hơn hết mỗi người cần nâng cao tinh thần cảnh giác, ý thức chấp hành pháp luật trước những âm mưu kích động biểu tình, gây rối trật tự công cộng của các tổ chức phản động lưu vong, số đối tượng chống đối, hoạt động chống phá Đảng và Nhà nước. Không chia sẻ, bình luận, lan truyền những thông tin xấu, bịa đặt, xuyên tạc trên các trang MXH. Đồng thời, mỗi công dân phải có trách nhiệm kịp thời lên tiếng, đấu tranh, đẩy lùi thông tin xuyên tạc, bịa đặt; kiên quyết không để kẻ xấu coi thường kỷ cương phép nước, cố tình bôi nhọ uy tín, thanh danh cán bộ, đảng viên, nói xấu Đảng, Nhà nước và cá nhân các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhằm gây hoang mang dư luận, chia rẽ đoàn kết nội bộ, ảnh hưởng không tốt đến công tác chuẩn bị nhân sự của đại hội đảng các cấp, nhất là Đại hội XIII của Đảng.

 

 


Cẩn trọng kẻo mất tiền oan khi đăng tải thông tin, hình ảnh trên mạng xã hội

 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 3-2-2020 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử (gọi tắt là Nghị định 15) chính thức có hiệu lực từ ngày 15-4-2020. Nghị định 15 đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc bớt đi “tin giả”, nhất là những thông tin có nội dung liên quan đến dịch bệnh, thiên tai hoặc ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

Tuy nhiên, khi được hỏi về những quy định xử phạt đối với hành vi “Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội” thì rất nhiều người mơ hồ và thậm chí không biết. Có lẽ vì thế, nhiều người vẫn “vô tư” đăng ảnh của người khác lên mạng xã hội. Có trường hợp thậm chí còn chia sẻ những thông tin, hình ảnh rất chi tiết về tình trạng của người gặp tai nạn với mong muốn giúp người bị nạn tìm được thân nhân mà không biết được rằng những hình ảnh mình đăng, thông tin mình cung cấp hoặc chia sẻ có thể bị phạt từ 10 đến 20 triệu đồng.

Việc chưa hiểu cặn kẽ các quy định của Nghị định 15 nói riêng và các quy định khác nói chung của pháp luật là thực trạng chung của rất nhiều người hiện nay. Rất nhiều người dân, đặc biệt là giới trẻ chỉ vì muốn câu like, tăng view mà cố tình xuyên tạc đưa hoặc chia sẻ những thông tin sai sự thật, giật gân, chưa được kiểm chứng, hình ảnh miêu tả chi tiết các vụ tai nạn giao thông, vụ án mạng... lên mạng xã hội làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân, gây hoang mang dư luận xã hội. Chính vì sự nông nổi và thiếu hiểu biết pháp luật, nhiều người đã vướng vào vòng lao lý, hoặc đã bị cơ quan chức năng phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin.

Trong thời gian qua, các cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương đã xử lý nhiều vụ việc liên quan tới việc đăng tải các thông tin xấu độc trên mạng xã hội nhằm chống phá Đảng, Nhà nước, xúc phạm danh dự lãnh đạo Đảng, Nhà nước và truyền đưa thông tin sai sự thật, gây hoang mang cho xã hội. Điển hình như vụ Phạm Văn Điệp (sinh năm 1965, trú tại phường Quảng Tiến, TP Sầm Sơn) đã thực hiện hành vi lưu trữ, sử dụng, phát tán qua tài khoản facebook nhiều thông tin, tài liệu có nội dung xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân. Sở Thông tin và Truyền thông đã thu thập thông tin và chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan an ninh điều tra xử lý theo quy định pháp luật. Kết quả, Hội đồng xét xử của Tòa án Nhân dân tỉnh đã tuyên phạt bị cáo Phạm Văn Điệp 9 năm tù giam về tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định tại điểm a và b, khoản 1, Điều 117, Bộ luật Hình sự 2015. Hay như vụ Bùi Ngọc N. ở huyện Hậu Lộc đăng tải trên tài khoản facebook thông tin bắt cóc trẻ em trên địa bàn sai sự thật, ảnh hưởng xấu đến tâm lý người dân, gây hoang mang cho xã hội. Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông đã xử lý vi phạm hành chính 5 triệu đồng, yêu cầu đối tượng gỡ bỏ thông tin và viết bản cam kết không tái phạm... Ngoài ra, trong đợt dịch bệnh COVID-19, nhiều đối tượng đã lợi dụng mạng xã hội đăng tải thông tin sai sự thật nhằm thu hút người truy cập để sử dụng vào các mục đích cá nhân khác nhau, như: Bán hàng trực tuyến (online), tăng lượng tương tác với trang của mình... Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Công an tỉnh và công an các huyện đã xử phạt hành chính các đối tượng vi phạm.

Thiết nghĩ, để tránh bị kiện cáo hoặc mất tiền oan vì đăng tải hoặc chia sẻ những thông tin sai sự thật, chưa có sự kiểm chứng thì trước hết mỗi người dân cần trang bị kiến thức pháp luật cần thiết để biết chắt lọc thông tin, khi đăng tải, chia sẻ thông tin trên mạng phải hết sức cẩn trọng để tránh những hậu quả pháp lý đáng tiếc. Các cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị, xã hội tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền các quy định mới của pháp luật trên hệ thống loa truyền thanh, các buổi sinh hoạt đoàn thể cho hội viên, đoàn viên; quan tâm tới giáo dục văn hóa, đạo đức, hướng dẫn kỹ năng kiểm chứng thông tin để nhận biết tin thật, giả, bảo vệ thông tin cá nhân của mình và người thân trước khi đưa lên mạng xã hội. Tránh việc để lộ, lọt bí mật đời tư của mình và người thân dễ bị kẻ xấu lợi dụng để lừa đảo.

 


Mỗi công dân phải là một người dùng mạng xã hội thông thái, nâng cao “sức đề kháng” và chủ động đấu tranh phản bác thông tin xấu, độc

Thông tin “xấu”, “độc” trên mạng xã hội (MXH) gây tác động tiêu cực đến tình hình tư tưởng, dư luận xã hội, làm giảm sút lòng tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ. Do vậy, vạch trần và đấu tranh phòng, chống những âm mưu, thủ đoạn của những đối tượng đưa thông tin xấu, độc trên MXH là việc làm cần thiết của mỗi người dân yêu nước.

Thời gian qua, ngoài những đối tượng người dùng Internet, MXH non kém về nhận thức, lợi dụng việc sử dụng thông tin giật gân, câu khách để tăng lượng like, lượng view nhằm tăng độ nổi tiếng, kiếm tiền trên mạng, thì các phần tử cơ hội chính trị, thù địch đã lợi dụng triệt để truyền thông xã hội để thực hiện ý đồchống phá Nhà nước, chống phá cách mạng nước ta. Người dùng MXH cần tỉnh táo nhận diện những thủđoạn quen thuộc của các đối tượng này để không bịmắc bẫy, lôi kéo, nhất là càng gần đến ngày diễn ra Đại hội Đảng bộ tỉnh, Đại hội Đảng toàn quốc, các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, các phần tửbất mãn càng trở nên ráo riết và tinh vi. Chúng thường lợi dụng các hình thức “gửi thư”, “trao đổi”, “góp ý cho đại hội” đã trở thành hoạt động mang tính “truyềnthống” ở mỗi kỳ đại hội Đảng. Nếu thiếu nhận thức chính trị, chỉ nhìn qua sẽ khiến nhầm lẫn là “sự góp ý tâm huyết”. Song kỳ thực, vấn đề đã cũ từ nhiều kỳ đạihội trước được diễn đạt lại với giọng điệu mới đượcche đậy tinh vi hơn. Mục đích của các phần tử thù địchlà nhằm chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng và cách mạng Việt Nam, hòng phủ định Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; xuyên tạc, phủ nhận thành tựu, đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước, đòi đa đảng,...

Từ những thông tin đã nêu, cho thấy giải pháptuyên truyền, giáo dục nhận thức và kỹ năng, để mỗi công dân trở thành một người dùng MXH thông thái, có “sức đề kháng” và khả năng phân biệt thông tin chính xác với thông tin xấu, độc là giải pháp cơ bản, quan trọng. Mỗi công dân hiện đang giữ một “chìa khóa” an ninh mạng của quốc gia, vì chủ quyền và lợi ích quốc gia, dân tộc, bởi vậy cần thiết phải kiên trì xây dựng mỗi công dân trở thành một chiến sĩ trên mặt trậnbảo đảm an ninh mạng, khi tiếp xúc với tin tức trên MXH, mỗi người cần kiểm chứng thông tin qua những nguồn khác nhau, bảo đảm thông tin tiếp nhận là đúngsự thật.

Cuộc đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địchtrên không gian mạng là “cuộc chiến” không khói súng, tính chất khó khăn và phức tạp. Vì vậy, trong cuộc đấu tranh này cần sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ và toàn diện của cả hệ thống chính trị. Các cơ quan chức năng cần sự phối hợp và vào cuộc mạnh mẽ, cần cung cấp thông tin cho báo chí một cách đầy đủ, công khai, minh bạch, kịp thời, nhất là với các vấn đề quan trọng được người dân quan tâm, không để cho các thế lực thù địch lợi dụng, chiếm lĩnh truyền thông xã hội. Cùng với đó, quan trọng nhất vẫn là ý thức người dùng. Việc người dùng nâng cao sức “đề kháng”, trang bị hiểu biết về pháp luật, bộ lọc văn hóa tốt, ứng xử văn minh, lịch lãm trong tranh luận, phản biện, có năng lực về tin tức, đánh giá được độ tin cậy của thông tin trên truyền thông xã hội là rất quan trọng. Có như vậy, việc khai thác, sử dụng MXH mới hiệu quả, thiết thực và lành mạnh, người dùng mới có thể bảo vệ những giá trị của bản thân, của cộng đồng và dân tộc.

 


Thứ Năm, 1 tháng 10, 2020

Sự thật sau những “ồn ào” ở Trường Đại học Tôn Đức Thắng

    Những ngày gần đây, trang Fanpage Báo Sạch cùng một số KOL liên tục tạo sóng dư luận về câu chuyện cơ quan chức năng ở Đăk Lắk xử lý một số cán bộ có vi phạm tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng (Thành phố Hồ Chí Minh) với những động từ mạnh, những câu chuyện lâm ly, những nỗi oan tày liếp, những bất công do thể chế…Và như thường thấy, đến hẹn lại lên, mỗi lần Báo Sạch tấu lên một “khúc ca” nào đó, hàng loạt trang, nhóm của các đối tượng phản động trong và ngoài nước lại hùa theo, tát nước theo mưa, xuyên tạc, nói xấu Đảng, Nhà nước, chính quyền…



    Để dư luận không bị kẻ xấu dắt mũi, tiếp tay cho âm mưu thâm độc, phá hoại đại hội Đảng các cấp, bắt đầu từ hôm nay, chúng tôi sẽ mở loạt bài hé lộ dần những sự thật cần biết về thuyết âm mưu đen tối sau những “ồn ào” ở Trường Đại học Tôn Đức Thắng

    Bài 1: Khi Báo sạch tham gia “giải cứu”

    Từ ngày 18/9, trang Báo Sạch và một số  KOL liên tục đưa thông tin dày đặc về câu chuyện ở Trường Đại học Tôn Đức Thắng.

    Ban đầu, nhóm này lập lờ đưa lại thông tin về việc một tiến sỹ “có dấu hiệu đạo văn”, rồi ra vẻ khách quan, nói rằng sẽ kiểm chứng và bắt đầu sử dụng mọi thủ đoạn tạo các sóng ở các diễn đàn mạng xã hội về chuyện đạo văn.. Để rồi, kế đó, họ liên tục đưa các thông tin dạng tung hỏa mù, tô vẽ xung quanh sự việc như Võ sư dám tố cáo là ai? Theo họ đó là “hình mẫu cho khát vọng vươn lên, tinh thần cầu tiến, khát vọng và tình yêu mãnh liệt cho võ thuật nước nhà”.

    Cùng ngày, “nữ hoàng” chiền thông từng ra tay giải cứu anh Tam tivi Tàu asanzo cũng biên tút với  những ngôn từ nặng tính suy diễn, bôi nhọ Tổng LĐLĐ Việt Nam, ca ngợi ông Lê Vinh Danh – nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng và phán xanh rờn: Một thứ đẹp đẽ đang bị bóp chết bởi những bàn tay bẩn thỉu!

    Từ đó đến nay, ngày nào Hoàn cũng viết tút về trường này và không ngừng chửi bới Tổng Liên đoàn lao động VN. Theo Hoàn: Tổng liên đoàn không coi luật ra cái quần què gì hết. Ngồi xổm lên luật luôn. Luật do Quốc hội thông qua cũng chẳng là cái thá gì với họ. Có lẽ nào họ muốn tuyên bố luật là tao, tao là luật ư?

Nhóm này cũng liên tục đăng các stt với tần suất dày đặc. Luôn song hành cùng nhóm Báo Sạch là các đối tượng phản động, thường xuyên chống phá Đảng, Nhà nước như Nguyễn Văn Đài, Phạm Đoan Trang, Nguyễn Lân Thắng, Lê Dũng Vo Va, Lê Nguyễn Hương Trà, Nhật ký yêu nước, Hội những người cầm bút can đảm…

    Họ lợi dụng việc Hoàng Minh Tuấn và Phạm Đình Quý bị mời làm việc, khởi tố để cho rằng đó là bắt cóc, vi phạm tố tụng, công an Đăk lăk không nên thụ lý điều tra vụ án, công an Đăk Lăk không khách quan…

    Họ cũng liên tục tán phát, đưa ra những bài viết một chiều xung quanh đơn kêu cứu của gia đình Hoàng Minh Tuấn và Phạm Đình Quý khiến dư luận cảm giác những người này bị oan tày liếp và cơ quan chức năng thì làm việc vô thiên vô pháp mà không hề đề cập đến lý do vì sao các đối tượng này bị cơ quan chức năng điều tra, mời làm việc, khởi tố…

    Vậy sự thật như thế nào?

    Có một số sự thật như sau:

    1.Theo đơn của Thày Nguyễn Ngọc Sơn nguyên Thành viên Hội đồng Trường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tôn Đức Thắng viết xin lỗi gửi Ban Chấp hành Trung ương nội dung thư có đoạn viết: “từ tháng 5-7/2019, nhiều giáo viên, viên chức của trường Đại học Tôn Đức Thắng đã bị kêu gọi, kích động để thực hiện việc gửi đơn đến các cơ quan Đảng, Nhà nước để phản ánh các nội dung sai sự thật liên quan đến Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và cá nhân đồng chí Chủ tịch Tổng Liên đoàn”;”trong quá trình công tác tôi được biết một số thông tin và khẳng định thông tin đó không chính xác. Ví dụ, thông tin bà Trịnh Minh Huyền (nguyên phó Hiệu trưởng , Chủ tịch công đoàn ) tố cáo Đồng chí Chủ tịch đang có ý định bán cơ sở Bảo Lộc là thông tin bịa đặt. Tôi là người được Hiệu trưởng cử đại diện tiếp Đồng chí Chủ tịch tại cơ sở Bảo Lộc vào tháng 9 năm 2017. Trong buổi làm việc đó, đồng chí Chủ tịch chỉ đạo rõ việc phát triển cơ sở và phát triển hoạt động nghiên cứu tại cơ sở Bảo Lộc. Thầy cũng đưa một số lãnh đạo công đoàn của doanh nghiệp đến để giới thiệu với Nhà trường nhằm tạo những quan hệ tốt đẹp, mong muốn có sự phối hợp giữa các trường đào tạo và doanh nghiệp. Tôi đã báo cáo rõ các chỉ đạo đúng đắn của Đồng chí Chủ tịch đến Ban Giám hiệu, song không hiểu vì sao Bà Trịnh Minh Huyền lại thông tin và tố cáo theo một nội dung chưa từng xảy ra, chưa từng được biết đến. Bằng văn bản này, tôi xác nhận rằng các tố cáo, phản ảnh về việc đồng chí Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam có ý định hay có hành vi bán cơ sở Bảo Lộc của Trường Đại học Tôn Đức Thắng là sự vu khống. Mặt khác, trong quá trình quản lý, các đồng chí Lãnh đạo Tổng liên đoàn và các ban chuyên môn thuộc Tổng liên đoàn luôn chỉ đạo, hướng dẫn chi tiết việc tuân thủ pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và các quy định của Tổng liên đoàn. “

    Ngoài ra, hiện nay do mong muốn thầy Lê Vinh Danh tiếp tục làm Hiệu trưởng, cá nhân thầy Danh và cô Trịnh Minh Huyền vẫn tiếp tục có những kế hoạch đưa thông tin dưới nhiều hình thức về Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và về cá nhân các đồng chí nguyên hoặc đang là lãnh đạo Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam. Chúng tôi khẳng định các thông tin này không đại diện cho tập thể Giảng viên, viên chức và người lao động của trường. Trong trường hợp đơn thư tiếp tục được gửi đến các đồng chí lãnh đạo các cơ quan, ban ngành, kính xin các đồng chí lưu tâm một số vấn đề:

    (1) Các Giảng viên, viên chức nếu có ký đơn cũng là bị ép buộc hoặc lôi kéo hoặc bị đưa thông tin không chính xác.

    (2) Tập thể giảng viên, viên chức và người lao động của nhà trường thực sự chỉ muốn được làm việc trong môi trường minh bạch, phát triển ổn định với tinh thần tất cả vì sinh viên, người học và sự nghiệp giáo dục.

    Điều này để thấy rằng môi trường giáo dục phải liêm chính để giáo dục sinh viên, nhưng một số cá nhân vì tư lợi đã nhân danh đại học Tôn Đức thắng đang làm những điều phản giáo dục, bịa đặt, vu khống.

    2.Theo Báo điện tử Vnexpress.net đưa tin chiều 29/9 thì: Tiến sĩ Phạm Đình Quý, 39 tuổi, giảng viên Đại học Tôn Đức Thắng, bị cảnh sát đưa từ TPHCM ra Đăk Lăk vì bị cho "liên quan vụ án Vu khống".

    Ngoài ông Quý, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đăk Lăk cũng mời ông Hoàng Minh Tuấn (40 tuổi, ngụ huyện Cư Kuin) lên làm việc, do liên quan đến vụ án Vu khống khởi tố hôm 19/9 theo Điều 156 BLHS 2015, trung tá Hoàng Thành Trung (Trưởng phòng Tham mưu) cho biết chiều 29/9."Quá trình làm việc với hai ông này, cơ quan điều tra đã thực hiện đúng quy định của Bộ Luật Tố tụng Hình sự", người phát ngôn Công an tỉnh Đăk Lăk nói.

    3.Cơ quan chức năng cho biết: Đã đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý đình bản một tạp chí và thu thẻ nhà báo đối với phóng viên viết bài sai sự thật “Bí thư Đăk Lăk bị tố đạo luận án gian dối học thuật?” dựa trên đơn tố cáo của P.Đ.Q. Một số tổ chức, cá nhân khác cũng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật liên quan đến sự việc này.

    Như vậy, cũng sẽ còn nhiều chuyện cần làm rõ xung quanh chuyện Báo Sạch tham gia giải cứu cũng như còn nhiều sự thật xung quanh các đơn thư tố cáo phát sinh từ Đắc Lắc và từ Trường Đại học Tôn Đức Thắng?

    Chúng tôi sẽ tiếp tục làm sáng tỏ trong những bài sau.

@Copy

TUỔI TRẺ! XIN LỖI Ư? LIỆU CÓ THỰC TÂM?



    Không phải ngẫu nhiên mà những người có tâm với đất nước lại liên tục phản đối báo Tuổi Trẻ! Trong những năm gần đây, báo Tuổi Trẻ online có rất nhiều bài viết gây phẫn nộ trong nhân dân; thậm chí đã từng bị đình bản 3 tháng vì thông tin sai sự thật. Tưởng là sau vụ đó, tờ báo này "khôn ra", tự phê bình và phê bình trên tinh thần cầu thị để tiến bộ. Nhưng không! Là một tờ báo chính thống, thuộc quản lý của Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh, thế nhưng họ đã nhiều lần đăng tải những bài sai sự thật, thậm chí là trái chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước. Cổ súy cho xét lại lịch sử, ca ngợi những kẻ bán nước như Phan Thanh Giản, Trương Vĩnh Ký...mượn việc chống tham nhũng để đá xoáy chế độ, lấy hiện tượng quy chụp, đánh đồng với bản chất...

    Ngày 23/9/2020, Tuổi Trẻ cười đã đi một nước cờ hết sức nguy hiểm, đó là bôi nhọ, xúc phạm Đức Phật, gây phẫn nộ cho các tăng ni phật tử và quần chúng nhân dân, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đi ngược chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về tôn giáo. Sai, nhận sai để sửa sai là việc làm đáng hoan nghênh, nhưng xem ra chẳng ai tin vào sự thực tâm của họ vì họ đã rất nhiều lần nhận sai để tiếp tục sai. Khi phải đối mặt với sự phẫn nộ của cộng đồng thì mới đưa ra lời xin lỗi, nhưng rõ ràng là không thuyết phục. Đó là hành động xúc phạm Phật giáo chứ không đơn thuần là "sử dụng hình ảnh Đức Phật không hợp lý". 

    Những kẻ bắn vào khối đại đoàn kết toàn dân tộc bằng một phát súng lục thì chắc chắn sẽ nhận lại cả một tràng đại bác hạng nặng. Đó là điều chắc chắn! Riêng đối với báo Tuổi Trẻ thì chúng tôi không tin tưởng được, đơn giản là vì họ bất tín, tiền hậuất nhất. Có lẽ cần phải đặt Tuổi trẻ dưới sự quản lý trực tiếp của Thành ủy TP HCM thì mới mong trở thành "những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng". 

    Lão chăn bò DVK-MNQ