NGƯỜI ĐƯA TIN 289

NƠI CHIA SẺ THÔNG TIN ĐA CHIỀU VỀ MỌI VẤN ĐỀ
  • TRƯỜNG SA - HOÀNG SA VÀ NHỮNG CHUYỆN CHƯA BAO GIỜ KỂ

    Hôm trước, mình đặt câu hỏi về việc các bạn suốt ngày phê phán Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam "nhai đi nhai lại" các thông điệp phản đối khi Trung Quốc có hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vậy theo các bạn chúng ta phải làm gì?

  • NGUYỄN VĂN HÓA - TỪ CON ĐƯỜNG PHẠM TỘI BÁN NƯỚC ĐẾN CON ĐƯỜNG VÀO NHÀ GIAM

    Năm 2013, Nguyễn Văn Hóa đã lập tài khoản Facebook “Nguyễn Văn Hóa (Maria Luygonjaga)” tại địa chỉ www.facebook.com/Nguoidaxatoi để kết bạn, trao đổi thông tin với các đối tượng như Lê Đình Lượng, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Hoàng Đức Bình.

  • NHẬN BIẾT THỦ ĐOẠN MỚI CỦA KẺ THÙ ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN

    Trong tình hình mới, các thế lực thù địch vẫn luôn câu kết chặt chẽ với nhau để thúc đẩy từ “diễn biến hòa bình” sang “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ ta, chống phá Đảng, Nhà nước và giai cấp công nhân Việt Nam với cấp độ và cường độ ngày càng quyết liệt, thâm hiểm hơn.

Thứ Ba, 12 tháng 5, 2020

CÂU CHUYỆN XUYÊN TẠC CỦA LM TRẦN CHÍNH TRỰC


Những ngày qua, cộng đồng cư dân mạng cả nước nói chung và nhân dân tỉnh Thanh Hóa nói riêng nổi lên một câu chuyện đó là trên mạng xã hội facebook lan truyền thông tin với nội dung: “Ép người dân buộc phải ký vào đơn không nhận tiền hỗ trợ do đại dịch covid 19, đã được làm sẵn theo kiểu này là không được” được đăng tải trên tài khoản Facebook Lm Trần Chính Trực”, địa chỉ. https://www.facebook.com/chinhtruc456. Trong đó, đều đăng kèm một lá đơn: “Đơn xin tự nguyện không nhận hỗ trợ do đại dịch COVID-19” của hộ gia đình ông Lê Xuân Quang, thôn 4, xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, thuộc diện hộ cận nghèo. Bên cạnh đó, còn có một tin nhắn được chụp lại với nội dung: “Chị ơi! Nhờ chị đăng dùm cái này. Làm đơn sẵn bắt dân ký, ép dân ký, chứ không ai tình nguyện cả”.
Trước những thông tin trên, ông Lê Xuân Quang người có thông tin trong nội dung đơn cho biết: “Việc không nhận tiền hộ trợ trong đại dịch COVID-19 là do gia đình hoàn toàn tự nguyện. Bởi tôi thấy còn rất nhiều hoàn cảnh trong xã hội còn khó khăn vất vả hơn mình nhiều nên muốn nhường lại cho họ. Vì vậy, ngày 30-4-2020 sau khi bàn bạc với gia đình nên tôi đã lên xã tự nguyện làm đơn không nhận tiền hỗ trợ, chứ không có chuyện ai ép buộc gia đình tôi làm việc này. Không ngờ, lòng tốt của mình lại bị xuyên tạc như vậy, tôi thực sự rất buồn. Từ khi có dịch bệnh, tôi thường xuyên theo dõi trên các kênh truyền thông và thấy được những khó khăn, vất vả của những người trên tuyến đầu chống dịch nên tôi cũng muốn góp phần nhỏ của mình gia đình mình vào đó. Chỉ đơn giản vậy thôi”, ông Quang nói.
Trao đổi về việc tại sao có mẫu đơn được soạn sẵn, ông Lê Chí Tuấn – Chủ tịch UBND xã Xuân Sinh cho biết: Sau khi Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ ra đời, xã đã công khai, niêm yết đến tận các thôn; các thôn đã tổ chức họp, rà soát tới từng hộ. Thông qua đó, các hộ gia đình đã tự nguyện đăng ký không nhận tiền hỗ trợ COVID-19. Nhưng do một số người dân không biết viết đơn, nên để tiện cho người dân, cán bộ chính sách xã đã soạn sẵn mẫu cụ thể.
Trước những thông tin trên, ngày 12-5-2020, UBND xã Xuân Sinh cũng đã có báo cáo gửi UBND huyện Thọ Xuân về vấn đề này. Trong công văn nêu rõ: “Hiện nay trên mạng xã hội xuất hiện một số thông tin về việc địa phương “ép một số hộ dân thuộc diện hưởng hỗ trợ không nhận chế độ chính sách của Nhà nước”. Về thông tin này, UBND xã Xuân Sinh có báo cáo như sau:
Ngay từ khi triển khai việc thực hiện Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ, UBND xã Xuân Sinh đã ban hành Công văn số 32/CV-UBND ngày 7-5-2020 về việc thực hiện chính sách đối với các đối tượng được hưởng hỗ trợ do đại dịch COVID-19 trên địa bàn xã Xuân Sinh.
Theo nội dung công văn, UBND xã đã yêu cầu các ông, bà trưởng thôn, các tổ chức đoàn thể, cá nhân tại thôn không được lợi dụng việc một số hộ dân được hưởng chính sách để vận động ủng hộ thôn thực hiện một số nội dung trái quy định của pháp luật. Nếu thôn nào để xảy ra tình trạng trên thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Nhà nước.
Ngay sau khi triển khai thực hiện Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ, trên cơ sở tổng hợp các tổ rà soát tại các thôn gửi lên về việc có nhiều hộ gia đình tự nguyện không nhận tiền hỗ trợ do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, UBND xã đã tổng hợp, phối hợp với các phòng chuyên môn của huyện để thực hiện cân đối kinh phí chi trả theo quy định.
Theo đó, từ ngày 10-5-2020 đến nay, UBND xã đang phối hợp với Bưu điện huyện thực hiện việc chi trả chính sách theo quy định. Theo nắm bắt tại địa phương, đối với các khẩu tự nguyện không nhận tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 42 thì không có ý kiến gì khác đối với việc chi trả tiền hỗ trợ nêu trên.
Do đó, thông tin cho rằng, UBND xã Xuân Sinh “ép người dân không nhận tiền hỗ trợ COVID-19” được lan truyền trên mạng xã hội là không chính xác, có dấu hiệu xuyên tạc, gây mất ổn định tình hình an ninh, trật tự tại địa phương.
Vậy không hiểu sao người dùng có tài khoản Facebook Lm Trần Chính Trực” lại đăng tải thông tin sai sự thật như vậy? Hay có lẽ ngài “Linh mục” này muốn một vé đi Mẽo với tư cách công dân không ủng hộ nền độc lập của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam???
Thời điểm khi toàn Đảng, Nhà nước và nhân dân ra sức chung tay đẩy lùi dịch Covid-19 thì vẫn còn đâu đó các tổ chức, cá nhân lợi dụng tình hình nhằm xuyên tạc chủ trương, đường lối, những sự tích cực của nhân dân. Vì vậy, rất mong cơ quan công an xác định và có thể xử lý chủ tài khoản facebook đưa thông tin sai sự thật theo quy định của pháp luật.


Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2020

VỤ ÁN HỒ DUY HẢI VÀ TÒA ÁN FACEBOOK

Tòa án facebook - Ảnh minh họa

Ngày 08/5/2020, khi Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao quyết định không chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện KSND tối cao. Giữ nguyên các quyết định của hai bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Long An và Tòa phúc thẩm TAND tối cao đối với Hồ Duy Hải. Khẳng định rằng bản án đối với Hồ Duy Hải là “đúng người, đúng tội, đúng hình phạt”, ngay lập tức trên mạng xã hội tràn ngập những dòng thông tin “Công Lý chỉ là diễn viên hài”, “Hồ Duy Hải bị oan”, “Hồ Duy Hải bị ép cung, bức vào bước đường cùng”, “Tại sao không cho tử tù Hồ Duy Hải, người làm chứng tham gia phiên giám đốc thẩm”, “Nếu Hồ Duy hải không bị oan thì tại sao lại phải giám đốc thẩm??”... Rất nhiều người dùng mạng xã hội chỉ trích cơ quan tư pháp, thậm chí là bôi nhọ luật pháp, các thẩm phán. Họ tự cho lý trí của mình dựa trên các thông tin tìm được trên báo chí mà cho rằng “Hồ Duy Hải oan”.
Trên thực tế, báo chí đưa tin về Hồ Duy Hải bây giờ chia làm 2 luồng. 1 luồng là của các tờ báo lá cải phản động, đưa tin về Hồ Duy Hải mang mục đích chính trị, tìm mọi cách để khiến vụ án hình sự đơn thuần có màu sắc chính trị để thực hiện mưu đồ xấu xa phía sau, Hồ Duy Hải dù sống hay chết chúng đều đạt được mục đích, nếu Hải sống thì có cơ hội chỉ trích chính quyền vô dụng, làm oan người vô tội mười mấy năm, có cơ hội bôi nhọ lãnh đạo Việt Nam, Hải chết, chúng sẽ khóc thương như từng khóc cho Nguyễn Hải Dương, sẽ biến đó thành 1 oan án thấu trời, kêu gào đòi công lý. Luồng còn lại là ở các tờ báo trong nước, nhưng chính các tờ báo và các tác giả những bài báo đó lại đang vẽ ra hình ảnh một vụ án oan: 1 anh thanh niên đáng thương mắc vào 1 vụ án oan, cán bộ cảnh sát thì cố ý khép anh ta vào tội giết người, người nhà bị cáo phải đi kêu oan khắp nơi, cảm động đến Chủ tịch nước nên mới có phiên tòa giám đốc thẩm hôm nay. Rõ ràng, dư luận thiếu hiểu biết và sự định hướng không trung thực của báo chí đang biến vụ án Hồ Duy Hải thành 1 con dao sắc cho những kẻ cơ hội sử dụng vào mục đích “không trong sáng”.
Trước hết, cần phải hiểu, giám đốc thẩm nghĩa là gì? Nhiều người đang nghĩ rằng Hải được xử lại theo thủ tục giám đốc thẩm tức là Hải đang oan, các bản án trước đó là sai. Nhưng thực tế không phải như vậy. “Giám đốc thẩm” là một thủ tục đặc biệt được áp dụng khi bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị phát hiện có những vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. Thủ tục này là hình thức đảm bảo pháp chế XHCN trong tố tụng dân sự. Có thể hiểu rằng, giám đốc thẩm không phải là “xử lại” vụ án mà chỉ là thủ tục xét lại các bản án đã có hiệu lực pháp luật trước đó. Trong vụ án này, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao đang thực hiện Thủ tục giám đốc thẩm để xét lại bản án sơ thẩm và phúc thẩm trước đó đã tuyên.
Hội đồng thẩm phán TAND tối cao thực hiện giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải với 3 mục đích sau:
Thứ nhất, xác định xem kết luận trong bản án, quyết định của các cấp tòa trước đó có phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự hay không; (Đương sự ở đây bao gồm cả Hồ Duy Hải và người nhà nạn nhân)
Thứ hai, xác định xem trong bản quá trình điều tra, tố tụng có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật hay không.
Thứ ba, xác định xem có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba hay không.
Trên cơ sở đó, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao đi đến 1 trong 6 quyết định sau:
- Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.
- Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm bị hủy, sửa không đúng pháp luật.
- Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại.
- Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án.
- Sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
- Đình chỉ xét xử giám đốc thẩm.
Trong vụ án Hồ Duy Hải, có thể liệt kê ra những dẫn chứng sau để chứng minh rằng Hồ Duy Hải là hung thủ giết người, các bản án trước đó xét xử không hề oan cho Hải. Có thể liệt kê như sau:
Thứ nhất: Việc Viện kiểm sát Nhân dân kháng nghị giám đốc thẩm vì nhận thấy có nhiều vi phạm tố tụng, những vi phạm tố tụng đó có thể là căn cứ dẫn đến việc Hồ Duy Hải bị xử oan. Tuy nhiên, nếu suy xét theo 1 trình tự logic, căn cứ vào thời điểm, trình tự gây án, kết luận điều tra, lời khai của Hải thì những “vi phạm tố tụng” trên gần như chỉ là sơ xuất về kỹ thuật tố tụng, về bản chất vụ án và hành vi phạm tội không thay đổi. Một số người viện dẫn đến trường hợp Hải bị ép cung, dùng nhục hình. Tuy nhiên, ghi nhận tại các biên bản điều tra và cả các phiên tòa trước đó, Hải không hề nói mình bị dùng nhục hình, ép cung, mớm cung, ngay cả tại biên bản này có chữ ký xác nhận của Hồ Duy Hải. Nên có thể loại trừ khả năng trên.
Cần phải khẳng định rằng, dù thời điểm điều tra và xét xử vụ án xảy ra các vi phạm tố tụng thì điều đó cũng không dẫn đến việc Hồ Duy Hải oan.
Trong vụ án này, Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị chỉ rõ các cơ quan tiến hành tố tụng có nhiều vi phạm tố tụng nghiêm trọng như: bỏ sót những chứng cứ vụ án, không trưng cầu giám định vết máu, không đưa ra một số lời khai của Hồ Duy Hải và người làm chứng vào hồ sơ vụ án, dẫn đến sai lầm trong giải quyết vụ án. Nhưng những điều đó vốn dĩ là sai lầm trong thủ tục tố tụng, nó không làm thay đổi bản chất vụ án, không làm thay đổi các hành vi khách quan của tội phạm đã xảy ra trước đó và càng không làm thay đổi hung thủ là Hồ Duy Hải.
Trong biên bản khám nghiệm hiện trường, điều tra viên có sơ suất khi chỉ xác định dao là hung khí chính trực tiếp gây nên cái chết của hai nạn nhân mà không ghi nhận thớt và ghế inoxx cũng là hung khí gây án. Việc bỏ lọt hai vật chứng này khiến cách thức gây án bị hiểu sai, trong các biên bản trước đó ghi nhận việc Hải dùng tay đấm liên tiếp nạn nhân rồi cắt cổ, tuy nhiên khi khám nghiệm các vết thương trên mặt nạn nhân thì kết luận dùng tay đấm không thể hình thành các vết thương rách, hở như vậy, cơ chế hình thành vết thương phải do 1 dụng cụ cứng, bề mặt rộng, trơn, nhẵn gây ra. Khi đối chiếu với lời khai nhận tội của Hải, lúc này cơ quan điều tra mới xác định Hải dùng hung khí là thớt, dao để sát hại nạn nhân H. và dùng ghế, dao để sát hại nạn nhân V. Sau đó, do không kịp thời thu thập nên hung khí đã bị đốt đi, Cơ quan điều tra phải sử dụng đồ vật tương tự để dựng lại chính xác hiện trường.
Các tờ báo đưa ra thông tin về hung khí giết người là “cái thớt” và “chiếc ghế inox” không được thu thập và bị thay thế bằng vật mua ở chợ. Tuy nhiên việc này đã hướng dư luận đến suy nghĩ “Cơ quan điều tra làm giả chứng cứ”, trong khi trên thực tế là cơ quan điều tra đã theo mô tả của Hải trong biên bản lấy lời khai, tìm chiếc thớt và ghế tương tự như lời khai của Hải để thực nghiệm lại hiện trường, hoàn toàn không dùng nó làm chứng cứ buộc tội, phía cơ quan điều tra thừa nhận việc bỏ lọt hung khí gây án vì cho rằng hung thủ chỉ sử dụng dao để sát hại nạn nhân. Việc không có cái thớt và chiếc ghế trong quá trình điều tra làm sai lệch đi về cách thức gây án nhưng không hề làm thay đổi hung thủ và trình tự gây án. Kết luận điều tra, lời khai của người làm chứng, hiện trường vụ án hoàn toàn khớp với lời khai của Hồ Duy Hải, việc “thiếu” 1 cái thớt không làm thay đổi bản chất vụ án. Bởi lẽ trong nhiều vụ án, hung thủ cố ý phi tang hung khi gây án, nhưng nếu lời khai của hung thủ khớp với cơ chế hình thành vết thương khi giám định pháp y thì hoàn toàn có căn cứ xác định hung thủ dùng loại hung khí nào để gây án, việc cần làm chỉ là để hung thủ nhận diện và mô tả hung khí mà hắn đã sử dụng khớp với biên bản giám định. Nếu lập luận rằng “vì không xác định rằng thớt và ghế cũng là hung khí để Hải gây án, cho nên việc bỏ lọt chứng cứ như thế dẫn đến việc không xác định được Hải có phải là người trực tiếp gây án hay không” sẽ dẫn đến việc bị “hớ” trong những vụ án tiếp theo, khi mà hung thủ chỉ cần ném hung khi đi, cơ quan điều tra không thu thập được thì không thể xác minh tội phạm?
Về việc “bỏ lọt lời khai của Hồ Duy Hải”, trên thực tế việc “bỏ lọt” này xảy ra nhưng không hề có tác động đến việc xác định hung thủ. Bởi lẽ lời khai này của Hồ Duy Hải được lấy trước khi có nghi vấn hắn là hung thủ. Theo như biên bản ghi nhận của cơ quan điều tra, sau khi vụ án xảy ra, cơ quan điều tra đã tra lịch sử các cuộc gọi đến bưu cục Cầu Voi trong ngày hôm đó, trong số đó có cuộc gọi của Hồ Duy Hải. Sau đó, đã triệu tập tất cả các đối tượng trong danh sách nêu trên bao gồm cả Hải đến để lấy lời khai. Lời khai này chỉ là bước sàng lọc ban đầu, không được ghi nhận trong hồ sơ. Chỉ đến khi Hải khai rằng thời điểm xảy ra vụ án Hải đang ở 1 đám tang, nhưng cơ quan điều tra xác minh được Hải đã nói dối, thực chất Hải không có mặt trong đám tang đó nên mới dẫn đến nghi vấn và việc khoanh vùng đối tượng sau này của cơ quan điều tra. Như vậy, việc “không ghi nhận lời khai của Hồ Duy Hải” vào biên bản trong quá trình điều tra thực chất chỉ là bước rà soát ban đầu khi chưa phát sinh nghi vấn, cho đến khi Hải bị bắt thì tất cả các lời khai, việc thay đổi các lời khai đều được ghi nhận có chữ ký xác minh của Hải. Do đó, nó không làm thay đổi hung thủ, không chứng minh rằng việc “không ghi nhận lời khai vào hồ sơ” của cơ quan điều tra là vi phạm tố tụng.
Đối với các dấu vân tay, đây là chi tiết tương đối rắc rối khi các dấu vân tay để lại hiện trường không thực sự hợp lý với thực tế. Bởi lẽ, trong cả căn phòng rộng lớn nhưng cơ quan điều tra chỉ lấy dấu vân tay ở mặt trong của kính trên cánh cửa sau và trên tay nắm vòi nước ở lavabo. Có 1 điều đáng nói là các dấu vết vân tay thu được tại hiện trường vụ án không phát hiện trùng với điểm chỉ 10 ngón vân tay thu được tại hiện trường vụ án, không phát hiện trùng với điểm chỉ 10 ngón tay in trên chỉ bản của Hồ Duy Hải (bút lục 53). Tuy nhiên, nó lại trùng khớp với lời khai của Hồ Duy Hải khi Hải khai rằng sau khi gây án xong đã vào nhà tắm rửa sạch sẽ tay chân, lau chùi các vết máu. Những việc này vô hình chung đã xóa đi các dấu vân tay tại các vị trí đáng lẽ ra có thể thu thập được.
Thứ hai, lời khai của Hải hoàn toàn trùng khớp với lời khai của nhân chứng, phù hợp với diễn biến tâm lý tội phạm, thậm chí lời khai của Hải chi tiết rành mạch đến mức nếu không ở hiện trường vụ án thì không thể biết được sự việc xảy ra như thế nào.
Cụ thể:
Căn cứ vào lời khai của Hải, Hải khai nhận rằng khi đến bưu điện Cầu Voi đã dựng xe máy bên ngoài. Điều này phù hợp với lời khai của nhân chứng Đinh Vũ Thường khi anh Thường cũng nhìn thấy chiếc xe này khi đến bưu điện để gọi điện về Cà Mau, như vậy lời khai của Hải về việc sử dụng xe máy để đến hiện trường là phù hợp. Thời gian Hải đến và ở lại khớp với thời gian anh Thường bắt gặp khi tới gọi điện về Cà Mau. Cụ thể: khoảng thời gian xác định Hải có mặt tại hiện trường, theo lời khai của anh Thường, anh đến Bưu điện Cầu Voi gọi điện lúc khoảng 20h trở lại. Anh Thường thấy có 1 thanh niên ngồi trong bưu điện. Cuộc gọi của anh Thường lúc 19h30, như vậy anh Thường phải có mặt trước đó làm thủ tục gọi điện. Đối với việc Hải khai đi cầm đồ, theo biên bản kiểm tra lời khai, Hải có mặt tại bưu điện lúc 19h30. Lời khai này phù hợp với lời khai của anh Bình (gửi xe ở bưu điện) và anh Thường là người đến gọi điện. Cơ quan điều tra kết luận Hải có mặt ở bưu điện lúc 19h30 là có căn cứ.
Nhân chứng Đinh Vũ Thường còn khai nhìn thấy thanh niên ngồi trong bưu điện để tóc hai mái. Lời khai của anh Thường phù hợp với lời khai của một số người làm chứng về đặc điểm nhận dạng mái tóc của Hải, trước khi gây án Hải để tóc dài hai mái. Anh Thường cũng khai nhìn thấy thanh niên trong bưu điện mặc áo ngắn tay. Hải cũng khai mặc áo ngắn tay, sau khi gây án đã mang áo đốt ở vườn. Cơ quan điều tra thu giữ tro của chiếc áo này.
Cần phải biết, khi lấy lời khai của Hải và các nhân chứng, cơ quan điều tra tiến hành 1 cách độc lập và khớp lại với nhau sau khi đã hoàn thành. Nên hoàn toàn không có chuyện tạo dựng lời khai, lời khai của các nhân chứng hoàn toàn trùng khớp so với những gì Hải đã khai nhận.
Bên cạnh đó, khi căn cứ vào lời khai của 1 nhân chứng khác đó là chị Ngân - người bán hoa quả, chị Ngân xác định rằng khi nạn nhân đến mua rất nhiều hoa quả tại quầy của chị, khi chị thắc mắc thì nạn nhân có nói rằng “có người đưa tiền mua nên mua nhiều”, điều này phù hợp với lời khai của Hồ Duy Hải về việc Hải đưa tiền cho nạn nhân để mua hoa quả.
Trong biên bản xác nhận lời khai của Hải, còn có một số chi tiết như ban đầu Hải khai dùng dao sát hại chị Hồng, sau đó lại khai đập đầu bị hại vào lavabo… Hải còn khai có việc khống chế chị Hồng để giao cấu. Điều này hoàn toàn phù hợp với diễn biến tâm lý tội phạm. Trong khoa học tội phạm, các đối tượng giết người thường tìm cách quanh co chối tối, khai thêm hoặc bớt các chi tiết nhằm đánh lạc hướng điều tra, gây sai lệch kết quả điều tra. Điều này phù hợp với lời khai của Hải khi Hải cho rằng hắn làm như vậy vì sợ mức án cao, không còn cơ hội được gặp gia đình.
Song song với đó, các điều tra còn ghi nhận những tình tiết quan trọng mà nếu Hải không phải người trực tiếp thực hiện tội phạm thì khó lòng mô tả được như: Ban đầu có ý định quan hệ với chị Hồng, nhưng gặp chống cự của nạn nhân nên Hải ra tay giết người, Hải chưa thực hiện hành vi quan hệ tình dục với nạn nhân. Điều này hợp lý với các biên bản giám định pháp y trước đó, nếu Hải không phải người thực hiện hành vi sẽ rất khó có thể biết được chị Hồng đã bị quan hệ tình dục hay chưa.
Theo Hvpcpd


ÂM MƯU CHÍNH TRỊ HOÁ PHIÊN TOÀ HỒ DUY HẢI

Hoạt động của các đối tượng lợi dụng vụ án Hồ Duy Hải

Lợi dụng sự phức tạp cũng như sự quan tâm của dư luận về vụ xét xử đối tượng Hồ Duy Hải, các tài khoản FB mang tên Thanh Hieu Bui, Phạm Minh Vũ và “Việt Tân” đã rêu rao những luận điệu “xét xử lại vụ án nhằm cản bước Trương Hòa Bình vào tứ trụ”, “là sự đấu đá trong nội bộ của đảng để hạ bệ nhau, tạo thanh thế trước Đại hội XIII”. Chưa kể các đối tượng còn vẽ ra bức tranh xét xử, thực thi công lý ở Việt Nam đầy màu u ám.
Tuy nhiên, điều đáng bàn ở bài viết này là việc các đối tượng chống phá chính quyền quen mặt như Bùi Thanh Hiếu, Phạm Minh Vũ và những kẻ đứng sau tổ chức “Việt Tân” đã lợi dụng lòng thương cảm, sự quan tâm, mong muốn thấu đáo sự việc của người dân với bị cáo Hồ Duy Hải và khoảng thời gian đóng băng vụ án 12 năm để vẽ ra bức tranh “đấu đá, thanh trừng phe phái trước Đại hội XIII”.
Thực ra, chúng không hề quan tâm kết quả của phiên tòa Giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải cũng như sự sống chết của bị cáo mà chỉ tập trung công kích, bới móc vấn đề nhằm tạo sự nghi ngờ trong nhân dân.
Vụ án của Hồ Duy Hải kéo dài 12 năm, qua nhiều cấp và có sự chỉ đạo của cả 3 nhiệm kỳ Chủ tịch nước. Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã từng ra quyết định hoãn thi hành án, cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang chỉ đạo Viện Kiểm sát, Tòa án xem xét và báo cáo vụ việc và Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo Tòa án phải mở phiên tòa Giám đốc thẩm như hiện nay. Điều này cho thấy lãnh đạo cấp cao đã rất lưu tâm đến sự việc.
Thế nhưng, các đối tượng nói trên lại đi chính trị hóa cả phiên tòa xét xử Hải bằng một mô-típ kịch bản xấu xí là “đấu đá, thanh trừng phe phái trước Đại hội XIII”. Biến một vụ án hình sự, một phiên tòa xét xử thông thường thành công cụ phục vụ cho mưu đồ chính trị của bản thân thì đúng là một trò đểu cáng, lưu manh và bần tiện.
Nhưng nói thật là cái vở kịch lưu manh mà chúng đang dựng thật sự đã quá cũ kỹ rồi bởi lẽ có vụ án, xét xử hay kỷ luật nào mà chúng không đặt điều “đấu đá nội bộ, thanh trừng phe phái trước Đại hội Đảng” đâu. Gần đây nhất là phiên tòa xét xử hai ông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn, chúng cũng sử dụng chiêu thức “chính trị hóa phiên tòa” để xuyên tạc quyết tâm đưa những “con sâu làm rầu nồi canh” ra khỏi đội ngũ quản lý đất nước của Tổng Bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Rồi vụ án khởi tố bắt tạm Đường Nhuệ hay việc xem xét kỷ luật Bí thư Tỉnh ủy Lê Viết Chữ và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng cũng bị thêm mắm dặm muối thành “thanh trừng phe phái trước Đại hội XIII” để nắn dòng dư luận, gây ra sự hiểu nhầm trong quần chúng nhân dân, làm mất lòng tin trong nhân dân vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Xin hỏi có vụ việc nóng, thu hút dư luận nào xảy ra trong nước mà không bị chúng “đục nước béo cò”, bóp méo sự thật nữa hay không???
Càng gần đến thời điểm diễn ra Đại hội XIII thì tần suất đăng đàn xuyên tạc ngày càng nhiều và chiêu trò thủ đoạn càng tinh vi nhưng nếu suy xét kỹ thì cũng chỉ là “bình mới rượu cũ” mà thôi.
Nếu mỗi người dân tiếp nhận với tâm thế tỉnh táo thì có thể hất bỏ, đập tan được tất cả âm mưu của các thành phần chống đối, những kẻ cơ hội chính trị nhưng nếu không làm chủ được suy nghĩ độc lập thì rất dễ bị “bình rượu độc” ấy làm say, thậm chí bị “dắt mũi” lúc nào cũng không biết. Bởi vậy ta nói chúng rất đểu cáng và lưu manh.
Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình, chủ tọa phiên xử vụ án Hồ Duy Hải đã khẳng định: “Yêu cầu đặt ra với phiên xét xử theo thủ tục Giám đốc thẩm này là phải xem xét cẩn trọng, khách quan để không làm oan sai nhưng cũng không bỏ lọt tội phạm”.
Thế nên, kết cục sau cùng, những bản án thích đáng đúng người đúng tội vẫn sẽ buộc các bị cáo phải trả giá trước nhân dân. Cái gọi là “đấu đá trong nội bộ, hạ bệ, tạo thanh thế trước Đại hội XIII” chỉ có trong trí tưởng tượng của những kẻ mưu đồ đen tối mà thôi.
Nguyễn Anh - niemtinquangtri


QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM KẾT LUẬN HỒ DUY HẢI KHÔNG OAN

Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Trí Tuệ, thay mặt Hội đồng Thẩm phán công bố quyết định giám đốc thẩm – Ảnh: TTXVN

Sau 3 ngày xét xử giám đốc thẩm (từ 6/5-8/5), Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã công bố quyết định giám đốc thẩm đối với vụ án Hồ Duy Hải, không chấp nhận kháng nghị của VKSNDTC đối với các nội dung trong vụ án Hồ Duy Hải.
Sau khi tóm tắt toàn bộ nội dung vụ án, thay mặt Hội đồng Thẩm phán, Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Trí Tuệ đọc quyết định Giám đốc thẩm.
Quyết định Giám đốc thẩm lập luận về một số nhận định trong Quyết định kháng nghị của Viện trưởng VKSNDTC
Hải có mặt ở hiện trường vụ án
Quyết định  kháng nghị cho rằng việc kết luận việc Hải có mặt ở hiện trường là không có căn cứ. Tuy nhiên, HĐTP thấy căn cứ vào lời khai của một số nhân chứng và của Hải, có việc chiếc xe máy Dream của Hải dựng ở bưu điện; các nhân chứng cũng nhận dạng được tóc, áo của Hải.
Lời khai của Hải cũng phù hợp với người bán hoa quả tên Ngân về việc Hải đưa tiền cho chị Nguyễn Thị Thu Vân (một trong 2 nạn nhân) đi mua trái cây. Lời khai của Hải phù hợp với vị trí, các đồ vật có mặt tại hiện trường và Hải phải có mặt ở đó mới có thể mô tả chính xác. Do đó, HĐTP cho rằng đủ có chứng cứ kết luận Hải có mặt tại hiện trường và kháng nghị là không đúng.
Kháng nghị của VKSNDTC cho rằng Hải không thể có mặt ở Bưu điện Cầu Voi trước 19g30 ngày xảy ra vụ án. Tuy nhiên nhân chứng Đinh Vũ Thường có mặt ở bưu điện trước thời điểm này; thời gian Hải ở quán cầm đồ, gặp một số người khác… rồi đến bưu điện. Do đó, HĐTP kết luận Hồ Duy Hải có mặt tại hiện trường lúc 19g34 là có căn cứ.
Về việc thu thập và đánh giá chứng cứ
Kháng nghị của VKSNDTC cho rằng nhiều chứng cứ chưa được thu thập, đánh giá, lời khai của bị cáo còn nhiều mâu thuẫn… HĐTP nhận định, lời khai có nhiều mâu thuẫn nhưng phù hợp với diễn biến tâm lý tội phạm và chứng tỏ cơ quan tố tụng cấp sơ thẩm, phúc thẩm không mớm cung, bức cung bị cáo. Có những tình tiết rất nhỏ, chỉ người trực tiếp thực hiện hành vi mới biết nhưng Hải vẫn khai ra được. Vì vậy, không cần hủy án để làm rõ các mâu thuẫn này.
Về nhận định của kháng nghị cho rằng có mâu thuẫn trong thu thập chứng cứ, như đêm đó Bưu điện Cầu Voi có nước hay không, HĐTP cho rằng, lời khai của các nhân chứng phù hợp với lời khai của Hải về việc bưu điện có nước vì có giếng. Kháng nghị của VKSNDTC cho rằng có mâu thuẫn giữa lời khai của Hải về đập đầu nạn nhân vào lavabo nhưng không thấy dấu vết trên lavabo là nhận định trái với nguyên tắc chứng minh tội phạm. Lời khai đó sai như chính Hải đã khai lại sau này, Hải không đập đầu chị Hồng vào lavabo. Biên bản khám nghiệm hiện trường và bản án cũng không khẳng định Hải đập đầu chị Hồng vào lavabo nên không cần thiết phải điều tra lại.
Về vấn đề cho rằng lời khai của Hải mâu thuẫn với vị trí các đồ vật trong phòng, HĐTP cho rằng việc này được thể hiện ở bản án nên không nhất thiết phải điều tra lại. Tình tiết này cũng không có ý nghĩa trong việc xác định Hải phạm tội hay không.
Kháng nghị của VKSNDTC cho rằng không có dấu vết máu trên cánh cổng sau, dù Hải khai trèo qua đây tẩu thoát sau khi cắt cổ các nạn nhân. Tuy nhiên, chính Hải khai đã vào nhà vệ sinh rửa sạch máu sau gây án nên việc không phát hiện máu trên tường, trên cổng đã chứng minh Hải khai đúng, không cần thiết phải điều tra lại.
Về dấu vân tay thu thập được ở hiện trường không có của Hồ Duy Hải và không biết của ai, HĐTP lập luận, bưu điện là nơi công cộng nên nhiều dấu vân tay là đúng. Việc này cũng không thể chứng minh Hải vô tội.
Kháng nghị cho rằng Hải đánh vào mặt chị Hồng bằng tay sẽ không gây ra vết thương trên mặt như bản ảnh thể hiện. HĐTP cho rằng nhận định này của Viện kiểm sát là chủ quan, loại trừ một số cơ chế hình thành các vết thương. Các kết luận giám định cũng phù hợp với lời khai của Hải, biên bản khám nghiệm hiện trường, biên bản khám nghiệm tử thi… nên việc điều tra lại để làm rõ là không cần thiết.
Về ý kiến mẫu tàn tro thu được không có giá trị chứng minh trong vụ án, HĐTP cho rằng việc nếu không có lời khai của Hải về việc tự đốt quần áo, cơ quan điều tra cũng không thể biết để thu giữ. Giám định mẫu tro phát hiện nguyên liệu làm quần áo, phù hợp với lời khai của Hải.
Về việc điều tra làm rõ nơi Hải tiêu thụ tài sản cướp được, HĐTP cho rằng Hải đã mô tả tài sản của nạn nhân Hồng phù hợp với lời khai của bố đẻ và bạn của chị Hồng; Hải cũng nhận dạng được các tài sản này khi thực nghiệm và vẽ chính xác sơ đồ nơi tiêu thụ tài sản. Vì vậy, không nhất thiết phải trả hồ sơ làm rõ việc này.
Về nội dung kháng nghị cho rằng Hải khai lần đầu đến Bưu điện Cầu Voi nhưng lại mô tả được chi tiết các đồ vật có mặt trong phòng. Tòa án nhận thấy, thời gian Hải có mặt tại hiện trường từ 19g30 đến 21g30 là đủ để biết các chi tiết trong một không gian nhỏ như bưu điện.
Về nhận định kháng nghị nêu các chứng cứ thu được như con dao, thớt, ghế… không phải công cụ gây án. Các Thẩm phán cho rằng phía điều tra không biết thớt là hung khi cho đến khi Hải khai ra, Hải cũng giấu kỹ con dao và được nhân viên thu dọn phát hiện, đem đốt… Việc cơ quan điều tra mua dao, thớt về chỉ để các nhân viên này và Hải nhận dạng, không phải dùng làm chứng cứ như kháng nghị nêu. Vì vậy, không cần trả hồ sơ điều tra lại.
Về việc không đưa lời khai ban đầu của Hải và một số nhân chứng khác vào hồ sơ, HĐTP cũng đồng tình đây là thiếu sót của Cơ quan điều tra. Tuy nhiên, các tài liệu này không ảnh hưởng đến bản chất vụ án nên không nhất thiết phải điều tra lại.
HĐTP cũng cho rằng có sửa chữa chính tả trong biên bản ghi lời khai, việc này là sai sót nhưng không làm ảnh hưởng bản chất vụ án.
Quyết định kháng nghị không đúng quy định pháp luật
Đối với kháng nghị của VKSNDTC, Hội đồng Thẩm phán kết luận là trái pháp luật vì kháng nghị diễn ra trong khi quyết định Quyết định số 639/QĐ-CTN ngày 17/5/2012 của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình của Hồ Duy Hải đang có hiệu lực.
Vì các lẽ trên, Hội đồng Thẩm phán quyết định không chấp nhận kháng nghị của VKSNDTC đối với các nội dung trong vụ án Hồ Duy Hải. Theo đó, đủ cơ sở kết luận Hồ Duy Hải đã sát hại hai nữ nhân viên bưu điện Cầu Voi.


Thứ Hai, 4 tháng 5, 2020

THÔNG CÁO BÁO CHÍ KỲ HỌP 44 CỦA ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG


Trong hai ngày 27 và 28/4/2020, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ 44. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.
Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
1. Qua giám sát đối với Ban Thường vụ Đảng ủy và đồng chí Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý, sử dụng đất đai, vốn nhà nước, dự án đầu tư và công tác cán bộ, UBKT Trung ương yêu cầu tổ chức đảng và đảng viên được giám sát phát huy ưu điểm, nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm và sớm có biện pháp khắc phục các hạn chế, khuyết điểm đã được chỉ ra.
2. Qua xem xét, giải quyết tố cáo đối với đồng chí Lê Viết Chữ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy và đồng chí Trần Ngọc Căng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, UBKT Trung ương nhận thấy:
Đồng chí Lê Viết Chữ và đồng chí Trần Ngọc Căng đã có nhiều vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác quản lý, sử dụng đất đai, tài chính ngân sách, dự án đầu tư và công tác cán bộ, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, chính quyền địa phương, đến mức phải xem xét kỷ luật.
3. Về kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) và một số cá nhân
- Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam đã vi phạm Quy chế làm việc và các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng, để nội bộ Lãnh đạo Tổng Công ty mất đoàn kết nghiêm trọng; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong công tác cán bộ, trong thực hiện các dự án đầu tư xây dựng và trong quản lý, khai thác các tuyến đường cao tốc, gây hậu quả nghiêm trọng.
- Đồng chí Mai Tuấn Anh, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Thành viên và đồng chí Trần Quốc Việt, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng Công ty chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy; đồng chí Trần Văn Tám, Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc, đồng chí Nguyễn Văn Nhi, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng giám đốc và đồng chí Lê Quang Hào, Đảng ủy viên, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy và trách nhiệm cá nhân trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được phân công.
Vi phạm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam và các đồng chí nêu trên đã ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và Tổng Công ty, đến mức phải xem xét kỷ luật.
4. Xem xét, thi hành kỷ luật Đảng ủy Thanh tra Bộ Xây dựng và một số cá nhân liên quan đến các vi phạm đã được kết luận tại Kỳ họp 43 của UBKT Trung ương
Căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật: Khai trừ ra khỏi Đảng đối với các đồng chí Nguyễn Thị Kim Anh, cán bộ phòng Phòng, chống tham nhũng; Đặng Hải Anh, cán bộ phòng Thanh tra xây dựng 2. Cách tất cả các chức vụ trong Đảng đối với đồng chí Phạm Gia Yên, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chánh Thanh tra Bộ. Cảnh cáo đối với đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Chánh Thanh tra Bộ. Khiển trách đối với các đồng chí Vũ Chí Cương, Đảng ủy viên, Bí thư Chi bộ, Trưởng phòng Phòng, chống tham nhũng; Bùi Anh Tuấn, Bí thư Chi bộ, Trưởng phòng Giám sát, kiểm tra và xử lý sau thanh tra; Nguyễn Hải Thắng, Bí thư Chi bộ, Trưởng phòng Thanh tra xây dựng 2; Nguyễn Thị Kim Liên, cán bộ phòng Thanh tra xây dựng 3.
UBKT Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Xây dựng thi hành kỷ luật đối với Đảng ủy Thanh tra Bộ Xây dựng nhiệm kỳ 2015 - 2020.
5. Xem xét, thi hành kỷ luật đồng chí Nguyễn Quang Sáng, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Mường Nhé và đồng chí Cao Xuân Đăng, nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Điện Biên. UBKT Trung ương nhận thấy:
- Đồng chí Nguyễn Quang Sáng chịu trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Huyện ủy Mường Nhé trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý ngân sách, đất đai, đầu tư xây dựng và công tác cán bộ.
- Đồng chí Cao Xuân Đăng chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Đảng ủy và Ban Giám hiệu Trường Chính trị tỉnh Điện Biên trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý, sử dụng tài chính, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và công tác cán bộ; cá nhân đồng chí đã vi phạm quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương.
Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm; căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với các đồng chí Nguyễn Quang Sáng, Cao Xuân Đăng.
6. Căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên, UBKT Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương xem xét, thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng đối với đồng chí Nguyễn Văn Hiến, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng do đã vi phạm rất nghiêm trọng các quy định của pháp luật trong vụ án hình sự xảy ra tại Quân chủng Hải quân. UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng đối với nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 363 Nguyễn Văn Khuây và nguyên Chủ nhiệm Hậu cần Sư đoàn 363 Vũ Duy An do đã vi phạm rất nghiêm trọng các quy định của pháp luật về quản lý đất đai tại Sư đoàn 363, Quân chủng Phòng không -Không quân.
7. Cũng tại kỳ họp này, UBKT Trung ương đã xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng khác.
ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG


ĐẰNG SAU 9.5 TRIỆU USD MỸ VIỆN TRỢ CHO VIỆT NAM CHỐNG DỊCH COVID-19


Ngày 02/05, Tuổi trẻ và nhiều tờ báo khác đồng loạt viết bài nói rằng chính phủ Mỹ thông qua USAID, sẽ hỗ trợ 9.5 triệu USD để giảm thiểu tác động của đại dịch đến nền kinh tế Việt Nam.
Và thế là các nhà dân chủ cuội lẫn đám sính Mỹ trong nước như lên đồng, tâng bốc Mỹ lên tận mây xanh vì “nghĩa cử” này.
Nhưng Tổng thống Nga có nói một câu rất hay như thế này: “Họ (ám chỉ Mỹ) chẳng cho không ai thứ gì đâu, tất nhiên là trừ bom đạn!” Đại khái, miếng pho-mát miễn phí đến từ Mỹ thường nằm trong bẫy chuột.
Tất nhiên, nhận được quà từ người Mỹ chúng ta cần cám ơn đã, nhưng đáng ra nếu Mỹ có thiện chí thì họ có thể chuyển tiền trực tiếp cho Việt Nam, không cần thông qua USAID.
Nói thêm cho những ai chưa biết, USAID, tên viết tắt của United States Agency for International Development tức Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ, do cố Tổng thống Mỹ Kennedy lập năm 1961.
Mặc dù trên website của tổ chức này có những lời tự giới thiệu rất thiện chí là: thúc đẩy phồn vinh thịnh vượng chung; tăng cường dân chủ, bảo vệ nhân quyền; cải thiện y tế toàn cầu… Nhưng thực chất đây là công cụ của chính quyền Mỹ để can thiệp và gây rối vào công việc nội bộ các quốc gia Mỹ không ưa.
Như chúng ta thấy đấy, ngân sách của USAID đến từ 2 nguồn. Một là do Quốc hội Mỹ thông qua trực tiếp, hai là ủy quyền thông qua USAID để viện trợ cho các quốc gia khác. Điều đó nghĩa là USAID phục vụ cho lợi ích của chính phủ Mỹ và hoạt động của USAID luôn trực tiếp được quân đội Mỹ bảo trợ. Dưới vỏ bọc “hỗ trợ dân sự”, “trợ giúp phát triển” cho nước ngoài và hoạt động khắp thế giới.
Tổ chức này đã bị đóng cửa ở Nga vì tiền sử cung cấp tiền bạc và kích động phe đối lập. Bởi trên thực tế, các khoản “viện trợ” hầu hết lại dành cho việc trả lương cao cho các nhân viên của USAID, hàng hóa vật tư thì có giá trên trời, nghĩa là “mèo lại hoàn mèo”, tiền viện trợ của Mỹ lại quay về chủ cũ.
Lấy ví dụ, năm 2018 Nga đã vạch tội nhóm Mũ Bảo hiểm Trắng thuộc USAID tại Liên Hiệp Quốc khi công bố các bằng chứng rõ ràng về cái gọi là nhóm tình nguyện viên cứu hộ nhân đạo cho Syria, thực chất lại là những kẻ tay sai cho Mỹ, chuyên gia bịa đặt và dàn dựng các bằng chứng ngụy tạo để Mỹ tấn công Syria.
Một ví dụ được đưa ra phân tích, gồm các nhân chứng đã xác thực. Khu vực Jisr al-Haj ở Aleppo đã được các thành viên USAID sử dụng để quay phim giả mạo vụ tấn công hóa học. Những thành viên nhóm này đã đốt rác giả làm khói bụi từ vụ tấn công, đưa thi thể từ nhà xác địa phương và quay phim giải cứu. Lời khai của một thành viên cho biết, mỗi người tham gia clip dàn dựng đều được hưởng 50 USD.
USAID là một trong các trung điểm để hợp pháp hóa nguồn kinh phí của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) cung cấp cho các thế lực phản động ở những nước bị cho là cứng đầu, không thuận theo Mỹ. Nói không xa, Bolivia chính là nạn nhân của USAID, khi tổ chức này thông qua hoạt động “tài trợ, hỗ trợ phát triển” để tiến vào đất nước. Sau đó, USAID đứng ra liên kết các tổ chức đối lập ở Bolivia, thực hiện kế hoạch phá hoại kinh tế và cuối cùng là lật đổ Tổng thống Evo Morales
Vì nhiều lý do khác nhau, Chính phủ Việt Nam mở cửa cho tất cả các đối tác NGOs, trong đó có NED và USAID với điều kiện tôn trọng pháp luật Việt Nam, hoạt động trong khuôn khổ luật pháp Việt Nam và phải chịu sự theo dõi, giám sát. Tất nhiên, đám NGOs này chưa từng thôi ý đồ chống phá nước ta.
Thực tế qua hoạt động của các NGO ở Việt Nam, ngoài số vật chất ít ỏi đến được với các đối tượng cần giúp đỡ, thì tiền viện trợ được sử dụng để lớp trẻ Việt Nam thay đổi nhận thức về chuẩn giá trị” trên các lĩnh vực chính trị - văn hóa - lịch sử - tôn giáo. Và thế là, nó đào tạo ra hàng loạt những người trẻ Việt Nam mang trong mình mầm tự nhục, sính Mỹ và phản loạn.
Hiện tại, rất nhiều nước, đặc biệt là Nga, Trung Quốc, một số nước Mỹ Latinh và Trung Đông đã đuổi cổ, cấm cửa toàn bộ hoặc một số NGO của Mỹ và phương Tây, trong đó có USAID và NED (Quỹ quốc gia hỗ trợ dân chủ của Mỹ) - những chuyên gia tài trợ khủng bố và lật đổ, có mặt trong tất cả các cuộc “cách mạng màu” mấy chục năm nay.
Đặc biệt là Nga, thì càng thẳng tay hơn với USAID.
Theo báo Pravda của Nga cho biết, USAID và NED có mặt trên khắp đất nước Nga, thâm nhập vào diễn biến chính trị ở Nga hiện nay, giúp đỡ “trung tâm tin tức quốc tế” đặt tại Moskva để hơn 80 tổ chức phi chính phủ xuyên quốc gia có thể tận dụng “trung tâm tin tức” này để tổ chức họp báo về các vấn đề: Tự do dân chủ và quyền con người.
Tổ chức này cũng tài trợ cho nhiều tổ chức thanh niên và các buổi thảo luận dưới nhiều hình thức khác nhau với mục đích “tài trợ và bồi dưỡng thế hệ lãnh đạo mới cho đất nước Nga”. Theo giới học giả thì sự trở lại của Putin sẽ trở thành chướng ngại lớn nhất của Mỹ và châu Âu. Đối với Washington, nước Nga có dân chủ thật sự hay không không quan trọng. Quan trọng nhất là phải lật đổ chướng ngại vật lớn nhất ngăn cản kế hoạch của Mỹ - Putin. Mỹ không muốn nước Nga xuất hiện kẻ mạnh.
Tuy gọi là “phi chính phủ” nhưng các tổ chức thuộc dạng này ngày càng liên hệ chặt chẽ với chính phủ nhiều nước, thậm chí hiện diện trong các chiến dịch tranh cử chứ không đơn thuần hoạt động nhân đạo.
Thế là ở Nga ngày càng bùng phát các phong trào tự do dân chủ. Trong đó có phong trào đấu tranh vì nhân quyền nhưng bản chất của nó là chống phá và làm suy yếu nước Nga. Cách Mỹ đã từng “diễn biến hòa bình” để kéo sập Liên bang Xô Viết.
Nhưng V.Putin rất tỉnh và đẹp trai!
Năm 2006, Tổng thống Nga ký sắc lệnh cấm mọi hoạt động tổ chức Giám sát nhân quyền, Ân xá quốc tế, Viện Cộng hòa quốc tế... cùng hơn 90 tổ chức phi chính phủ (NGO). Một trong những nguyên nhân chính là sự can thiệp vào nội bộ Nga của vài tổ chức thuộc NGO.
Việt Nam chúng ta hẵng còn yếu thế, chưa thể thẳng tay cấm cửa các tổ chức NGOs hoạt động như ở Nga, nhưng chúng ta có thể phòng bị. Nhắc lại lời của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: “ Đừng thấy đỏ mà tưởng chín.” Đấy, mấy triệu USD mà Mỹ viện trợ Việt Nam không biết có bao nhiêu % đến được tay chính phủ Việt Nam, tuy nhiên dám cá một điều phần lớn chúng sẽ chui vào túi của các nhân viên USAID với âm mưu, ý đồ riêng của chúng.
Đừng thấy ngon ăn mà tưởng bở, đừng vì lợi ích trước mắt mà mờ mắt, tin vào sự tử tế của người Mỹ.
#gabaothuc