NGƯỜI ĐƯA TIN 289

NƠI CHIA SẺ THÔNG TIN ĐA CHIỀU VỀ MỌI VẤN ĐỀ
  • TRƯỜNG SA - HOÀNG SA VÀ NHỮNG CHUYỆN CHƯA BAO GIỜ KỂ

    Hôm trước, mình đặt câu hỏi về việc các bạn suốt ngày phê phán Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam "nhai đi nhai lại" các thông điệp phản đối khi Trung Quốc có hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vậy theo các bạn chúng ta phải làm gì?

  • NGUYỄN VĂN HÓA - TỪ CON ĐƯỜNG PHẠM TỘI BÁN NƯỚC ĐẾN CON ĐƯỜNG VÀO NHÀ GIAM

    Năm 2013, Nguyễn Văn Hóa đã lập tài khoản Facebook “Nguyễn Văn Hóa (Maria Luygonjaga)” tại địa chỉ www.facebook.com/Nguoidaxatoi để kết bạn, trao đổi thông tin với các đối tượng như Lê Đình Lượng, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Hoàng Đức Bình.

  • NHẬN BIẾT THỦ ĐOẠN MỚI CỦA KẺ THÙ ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN

    Trong tình hình mới, các thế lực thù địch vẫn luôn câu kết chặt chẽ với nhau để thúc đẩy từ “diễn biến hòa bình” sang “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ ta, chống phá Đảng, Nhà nước và giai cấp công nhân Việt Nam với cấp độ và cường độ ngày càng quyết liệt, thâm hiểm hơn.

Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2023

Đừng “bẻ cong” tình hình tự do báo chí Việt Nam

 Tre Việt - Mới đây trên trang Rfavietnam.com đăng tải bài viết “Tự do báo chí: Việt Nam “cá biệt trong nhóm cá biệt” của Andreas Harsono. Đây lại là chiêu trò cố tình xuyên tạc hòng “bẻ cong” tình hình tự do báo chí ở Việt Nam. Bởi, những nhận xét, đánh giá trong bài viết của Andreas Harsono không phản ánh thực chất, khách quan về tự do báo chí ở Việt Nam.

Ảnh: nhanvanviet.com

Thứ nhất, Việt Nam đã tham gia, ký kết các điều ước quốc tế về bảo đảm các quyền cơ bản của con người và quyền công dân; trong đó, có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Về mặt pháp lý, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của công dân ở Việt Nam đã được quy định toàn diện, đầy đủ, với những nội dung cụ thể, dễ hiểu, dễ áp dụng, dễ thực hiện trong cuộc sống. Năm 2016, Quốc hội Việt Nam đã ban hành Luật Tiếp cận thông tin và Luật Báo chí: Điều 13 luật này nêu rõ “Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình; báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân”. Về thành tựu của tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam được thể hiện qua sự phát triển đa dạng về loại hình, phong phú về nội dung của hệ thống báo chí, truyền thông. Hiện nay, Việt Nam có 851 cơ quan báo chí, 20.000 phóng viên, 50.000 người làm việc ở các cơ quan báo chí với hàng nghìn ấn phẩm các loại, lượng phát hành hơn 600 triệu bản/năm. Những năm qua, báo chí ở Việt Nam tiếp tục giữ vai trò là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và là diễn đàn của Nhân dân; chủ động, kịp thời, thông tin hiệu quả về những vấn đề lớn của đất nước, có nội dung thông tin thể hiện rõ vai trò dẫn dắt, định hướng dư luận và tạo sự đồng thuận xã hội. Đồng thời, luôn tích cực đấu tranh với các biểu hiện sai trái, tiêu cực trong xã hội, góp tiếng nói quan trọng vào việc phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố, hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và là cầu nối quan trọng với bạn bè quốc tế. Quyền tự do báo chí của người dân Việt Nam, của các nhà báo Việt Nam được pháp luật và Nhà nước bảo hộ. Đó là thực tế hiển nhiên không thể xuyên tạc và phủ nhận.

Thứ hai, thực tiễn minh chứng: trong tiến trình phát triển của nhân loại, chưa bao giờ có “tự do báo chí tuyệt đối” hay “tự do báo chí không giới hạn”. Nếu ai đó tin rằng có tự do báo chí tuyệt đối, tự do báo chí cho mọi người thì hoặc là họ ngây thơ về chính trị, hoặc cố tình phủ nhận sự thật. Bởi, trên thực tế, hầu hết các quốc gia tuy có cách tiếp cận không giống nhau về quyền tự do báo chí, nhưng đều có một nguyên tắc cơ bản là việc thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí phải phù hợp với tình hình, điều kiện lịch sử, văn hóa, trình độ dân trí, thể chế chính trị của mỗi nước và không được phép lợi dụng quyền cơ bản này để xâm hại lợi ích quốc gia - dân tộc, làm phương hại danh dự, nhân phẩm người khác và ảnh hưởng tiêu cực đến đạo đức cộng đồng, trật tự xã hội. Việc báo chí đi quá giới hạn tự do cho phép đã phải trả giá rất đắt, như: tháng 7/2011, tờ News of the World (Tin tức thế giới) của nước Anh đã phải đình bản vĩnh viễn sau 168 năm hoạt động vì bị công chúng cáo buộc nhiều phóng viên bản báo này đã đột nhập điện thoại của hàng nghìn người dân để “săn tin”. Điều này cho thấy: tự do báo chí, tự do ngôn luận không được phép “đứng trên, đứng ngoài” luật pháp và xâm hại đến an ninh quốc gia. Nếu vi phạm điều này, báo chí sẽ bị công chúng tẩy chay và bị những chế tài xử lý thích hợp.

Vì thế, những luận điệu của Andreas Harsono chỉ là sự quy chụp, xuyên tạc nhằm “bẻ cong” tình hình tự do báo chí ở Việt Nam, mưu đồ hòng phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý của Nhà nước đối với nền báo chí cách mạng Việt Nam. Do vậy, cần kiên quyết đấu tranh, bác bỏ./.

Những thông tin xuyên tạc, bóp méo tình hình chống tham nhũng của Việt Nam

 

Những năm qua, với quan điểm “phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, giải pháp đẩy mạnh cuộc đấu tranh này. Với tinh thần kiên quyết, kiên trì, công khai, minh bạch, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được tiến hành một cách bài bản, đạt được những kết quả tích cực.

Tuy nhiên, thực hiện mưu đồ chống phá Việt Nam, các thế lực thù địch đã lợi dụng các trang mạng xã hội và kênh truyền thông không thiện chí với Việt Nam để lan truyền những thông tin xuyên tạc, bóp méo tình hình chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta. Một mặt, họ cho rằng các hoạt động phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay “chỉ là để mị dân”, hay “Đảng Cộng sản Việt Nam không thật sự quyết tâm chống tham nhũng”(!). Mặt khác, trước kết quả phòng, chống tham nhũng thời gian qua, nhiều tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên bị xử lý kỷ luật, hoặc xử lý hình sự do tham nhũng, họ lại cho rằng “tham nhũng là sản phẩm của chế độ chính trị ở Việt Nam”(!) và “Việt Nam càng chống tham nhũng thì tham nhũng càng nhiều, bởi đó là căn bệnh kinh niên của thể chế chính trị một đảng cầm quyền”(!). Từ đây, họ kêu gọi phải thay đổi thể chế chính trị, thực hiện chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập thì mới có thể chống được tham nhũng. Cổ súy cho khuynh hướng này, ngày 24/6/2022, Đài Á châu tự do (RFA) đăng bài viết “Thuốc đặc trị chữa tham nhũng: thay đổi thể chế” xuyên tạc công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng và Nhà nước ta; trong đó, họ nêu câu hỏi mang tính kích động chính trị, rằng: “Liệu có diệt được tham nhũng trong thể chế hiện hành hay không?”(!). Từ đó đưa ra “lời khuyên”: Việt Nam nên từ bỏ chế độ chính trị hiện hành để chuyển sang chế độ tư bản chủ nghĩa mới chống được tham nhũng. Những luận điểm kiểu này thực sự nguy hiểm, dễ làm cho người dân lầm tưởng tham nhũng gắn liền với thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa và do chế độ một đảng cầm quyền gây ra; qua đó, làm suy giảm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên và gây nên nguy cơ bất ổn về chính trị trong xã hội.

Cần khẳng định dứt khoát rằng, luận điểm coi tham nhũng là “căn bệnh kinh niên” của chế độ xã hội chủ nghĩa, của chế độ một đảng cầm quyền và “chế độ một đảng không chống được tham nhũng” là hoàn toàn sai cả về lý luận và thực tiễn. Thực tiễn ở nước ta cũng cho thấy, ngay từ những ngày đầu thành lập nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết liệt lên án những biểu hiện của sự tha hóa quyền lực nhà nước trong không ít cán bộ, đảng viên có chức, có quyền. Người coi tham ô, tham nhũng là thứ “giặc nội xâm”. Người viết: “Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ”1. Người yêu cầu: “chống tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu cũng quan trọng và cần kíp như việc đánh giặc trên mặt trận”2, phải kiên quyết đấu tranh, quét sạch. Với cương vị là Đảng cầm quyền, trong suốt quá trình lãnh đạo sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta chưa bao giờ buông lỏng nhiệm vụ chống tham nhũng, tiêu cực. Tại Đại hội VII, Đảng ta đã khẳng định tham nhũng, tiêu cực là một trong bốn nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ, cản trở tiến trình phát triển của đất nước, cần phải quyết liệt xóa bỏ.

Để khắc phục những sơ hở, bất cập trước đây làm phát sinh tiêu cực, tham nhũng, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện bước đi rất bài bản bằng việc ban hành và đưa vào tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, quy định của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực3, nhằm “nhốt” quyền lực vào trong “lồng” cơ chế. Công tác phát hiện, xử lý tham nhũng đã được lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện một cách quyết liệt, công khai, minh bạch. Theo tổng kết của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, trong giai đoạn 2012 - 2022, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 2.740 tổ chức đảng, hơn 167.700 cán bộ, đảng viên, trong đó có 7.390 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng; đã kỷ luật 170 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có 04 Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị; 29 Ủy viên Trung ương, nguyên Ủy viên Trung ương; 50 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang. Riêng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến tháng 6/2022, đã thi hành kỷ luật 50 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý (cao gấp 04 lần so với nhiệm kỳ khóa XI và bằng gần một nửa số cán bộ cấp cao bị xử lý của nhiệm kỳ khóa XII); trong đó, có 08 Ủy viên Trung ương, nguyên Ủy viên Trung ương, 20 sĩ quan cấp tướng. Hoạt động phòng, chống tham nhũng từng bước được mở rộng ra cả khu vực ngoài nhà nước và sang cả lĩnh vực chống tiêu cực. Nhờ đó, tình trạng tham nhũng từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố thêm niềm tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước ta.

Những kết quả cụ thể đó đã tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao; đồng thời, là bằng chứng thuyết phục bác bỏ mọi sự xuyên tạc, chống phá của các thế lực xấu, thù địch. Tham nhũng là một hiện tượng xã hội, gắn liền với quyền lực nhà nước, nên không thể xóa tận gốc tham nhũng trong một thời gian ngắn. Đó là điều mà cả thế giới đều nhận thấy.