NGƯỜI ĐƯA TIN 289

NƠI CHIA SẺ THÔNG TIN ĐA CHIỀU VỀ MỌI VẤN ĐỀ
  • TRƯỜNG SA - HOÀNG SA VÀ NHỮNG CHUYỆN CHƯA BAO GIỜ KỂ

    Hôm trước, mình đặt câu hỏi về việc các bạn suốt ngày phê phán Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam "nhai đi nhai lại" các thông điệp phản đối khi Trung Quốc có hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vậy theo các bạn chúng ta phải làm gì?

  • NGUYỄN VĂN HÓA - TỪ CON ĐƯỜNG PHẠM TỘI BÁN NƯỚC ĐẾN CON ĐƯỜNG VÀO NHÀ GIAM

    Năm 2013, Nguyễn Văn Hóa đã lập tài khoản Facebook “Nguyễn Văn Hóa (Maria Luygonjaga)” tại địa chỉ www.facebook.com/Nguoidaxatoi để kết bạn, trao đổi thông tin với các đối tượng như Lê Đình Lượng, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Hoàng Đức Bình.

  • NHẬN BIẾT THỦ ĐOẠN MỚI CỦA KẺ THÙ ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN

    Trong tình hình mới, các thế lực thù địch vẫn luôn câu kết chặt chẽ với nhau để thúc đẩy từ “diễn biến hòa bình” sang “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ ta, chống phá Đảng, Nhà nước và giai cấp công nhân Việt Nam với cấp độ và cường độ ngày càng quyết liệt, thâm hiểm hơn.

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2018

TỔNG THỐNG VENEZUELA "CẢM ƠN" TỔNG THỐNG TRUMP VÌ LỆNH TRỪNG PHẠT

Tổng thống Venezuela Nicholas Maduro (Ảnh: Reuters)

Theo hãng tin Tass, trong bài phát biểu trên sóng truyền hình quốc gia ngày 25/9, Tổng thống Maduro đã nói: “Lệnh trừng phạt bủa vây xung quanh tôi. Cảm ơn ông Donald Trump. Giống như là tôi được trao huân chương vậy”.
Ông Maduro cho biết các lệnh trừng phạt chống lại Venezuela là vô tác dụng và những biện pháp này giống như thành quả, phần thưởng cho thấy đất nước và người dân Venezuela “can đảm, đang đi đúng hướng và không bị lạc lối”.
Ông Maduro cũng lên tiếng chỉ trích việc Mỹ mới ban hành lệnh trừng phạt lên Đệ nhất Phu nhân Venezuela Cilia Flores. “Tôi chưa từng thấy một điều gì tương tự thế. Hãy tấn công tôi nhưng để Cilia được yên, hãy để gia đình tôi được yên. "Tội" lớn nhất của bà ấy là trở thành vợ tôi. Nhưng một khi mà người ta đã không thể loại trừ được Maduro, họ sẽ nhằm sang Cilia nhưng sẽ không thành công vì bà ấy là một phụ nữ mạnh mẽ”.
Sáng ngày 22/9, Bộ Tài chính Mỹ đã ban hành lệnh trừng phạt lên bà Cilia Flores, Bộ trưởng Quốc phòng Venezuela Vladimir Padrino Lopez, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Jorge Rodriguez và Phó Tổng thống Delcy Rodriguez. Phía Washington cáo buộc những cá nhân này giúp ông Maduro duy trì quyền lực ở Venezuela.
Trong bài trả lời phỏng vấn, ông Maduro cũng cho biết ông sẵn sàng gặp Tổng thống Trump mặt đối mặt. “Tôi sẵn sàng bàn bạc với Tổng thống Trump. Tôi muốn nó giống như một cuộc gặp mặt đối mặt giữa 2 lãnh đạo”.
Sau đó, Ngoại trưởng Venezuela Jorge Arreaza cho biết ông Maduro luôn sẵn sàng gặp ông Trump. “Nếu Tổng thống Trump muốn bàn bạc với Tổng thống Maduro, cuộc gặp có thể được tổ chức ngay trong ngày mai nếu cần”.
Trong những năm gần đây, Venezuela đang chống chọi với cuộc khủng hoảng kinh tế dẫn tới giá cả leo thang phi mã vì siêu lạm phát, thiếu thốn thuốc men lương thực. Cuộc sống khó khăn đã buộc nhiều người Venezuela phải rời quê nhà đi tị nạn sang các nước láng giềng trong khu vực Nam Mỹ tìm kiếm sinh kế. Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, có khoảng 2,3 triệu người đã rời Venezuela tính tới tháng 6/2018.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc. Ảnh: AP
Trước đó, trong bài phát biểu tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc hôm 25/9 của mình, T.T Trump đã nói “…hơn 2 triệu người đã phải di tản. Cách đây không lâu, Venezuela còn là một trong những quốc gia giàu có nhất trên Trái đất. Hôm nay, chúng tôi tuyên bố cấm vận bổ sung nhằm vào chính quyền Venezuela, những nhân vật, cố vấn thân cận của ông Maduro…”
Theo Tass


Thứ Tư, 26 tháng 9, 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIẢI TRÌNH VỀ TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT – CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC


Bộ GD&ĐT vừa giải trình sách Công nghệ giáo dục với Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội sau khi có kết quả khảo sát một số nội dung trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về xuất bản, in, phát hành sách giáo khoa giáp dục phổ thông giai đoạn 2012-2017 của Ủy ban.
Theo đó, với tài liệu tiếng việt - Công nghệ giáo dục, đây là kết quả nghiên cứu từ năm 1978 của một số nhà khoa học, đứng đầu là GS.TSKH Hồ Ngọc Đại và từng bước phát triển, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện theo các kết quả nghiên cứu từ các Đề tài, Dự án cấp Nhà nước, cấp Bộ và được áp dụng vào dạy học ở trường Thực nghiệm, Hà Nội.
Từ kết quả triển khai ở trường Thực nghiệm, Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng ý cho một số địa phương áp dụng thí điểm và đến năm học 2001-2002 đã có 43 tỉnh, thành phố tự nguyện sử dụng Tài liệu TV1-CNGD. Tuy nhiên ở các địa phương này, không phải 100% các trường tiểu học đều dạy Tiếng Việt lớp 1 theo Tài liệu này mà có nơi chỉ một số ít trường.
Đến năm học 2002-2003, khi cả nước triển khai Chương trình GDPT mới (gọi tắt là Chương trình 2000) thì tất cả các trường tiểu học, các địa phương không sử dụng Tài liệu TV1-CNGD. Tuy nhiên, sau một số năm GS.TSKH Hồ Ngọc Đại xin phép Bộ Giáo dục và Đào tạo được triển khai thí điểm ở một số trường tiểu học thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc, nơi có nhiều học sinh dân tộc thiểu số.
Cuối năm 2016, tiếp thu ý kiến của Đại biểu Quốc hội trong kì họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giao cho Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (KHGD) nghiên cứu, khảo sát, đánh giá chất lượng, hiệu quả triển khai Tài liệu TV1-CNGD và đề xuất các giải pháp chỉ đạo do Viện trưởng Viện KHGD Việt Nam chủ trì.
Bộ GD&ĐT cho hay, căn cứ kết quả khảo sát, đánh giá và đề xuất của Viện KHGD Việt Nam , năm 2017 và 2018, nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt lớp 1, cùng với việc rà soát, tinh giản các nội dung chưa phù hợp với học sinh trong sách giáo khoa theo Chương trình GDPT hiện hành, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thành lập Hội đồng thẩm định để thẩm định Tài liệu TV1-CNGD.
Sau 2 vòng thẩm định, Hội đồng thẩm định đã đánh giá: Tài liệu TV1-CNGD, cơ bản đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu, chuẩn kiến thức kĩ năng của môn Tiếng Việt lớp 1 trong Chương trình GDPT cấp Tiểu học theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tài liệu TV1-CNGD đã được các tác giả chỉnh sửa theo kết luận của Hội đồng thẩm định.
Căn cứ ý kiến Kết luận và đề xuất của Hội đồng thẩm định Tài liệu TV1-CNGD, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các sở GDĐT triển khai Tài liệu TV1-CNGD phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương trên nguyên tắc tự nguyện của nhà trường trong năm học 2017-2018 và năm học 2018-2019 ở những nơi đang triển khai và không mở rộng để giữ ổn định cho đến khi thực hiện Chương trình GDPT mới.
Tuy nhiên, hiện nay tài liệu này vẫn chưa được đưa vào dạy học như một bộ sách giáo khoa chính thức vì theo Luật Giáo dục hiện hành quy định: “Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục phổ thông; duyệt và quyết định chọn sách giáo khoa để sử dụng chính thức, ổn định, thống nhất trong giảng dạy, học tập ở các cơ sở giáo dục phổ thông,... trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa”.
Do vậy, cùng với bộ sách giáo khoa hiện hành, Tài liệu TV1-CNGD được Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng ý và coi đây là một phương án để các địa phương lựa chọn triển khai phù hợp trên tinh thần tự nguyện của các nhà trường.
Bộ GD&ĐT cho hay, khi Chương trình GDPT mới được ban hành, thực hiện quy định tại Nghị quyết số 88/2014/QH13 "có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học", tất cả các sách giáo khoa đều phải được Hội đồng quốc gia thẩm định thông qua.
Căn cứ vào kết luận và đề xuất của Hội đồng quốc gia thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phê duyệt danh mục sách giáo khoa (theo Chương trình GDPT mới) được phép sử dụng trong các cơ sở giáo dục. Trên cơ sở đó, các cơ sở giáo dục sẽ được quyền lựa chọn sách giáo khoa nào phù hợp nhất để triển khai.


Thứ Hai, 24 tháng 9, 2018

NHỮNG KẺ VÔ NHÂN TÍNH LẠI THÍCH NÓI CHUYỆN QUỐC GIA DÂN TỘC


Tiếc thương và đau buồn là cảm giác chung của nhân dân Việt Nam khi nghe tin cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời.  Thế nhưng, đâu đó trên mạng vẫn có có những kẻ hả hê bằng những status phản cảm, vô đạo đức, và điều lạ nhất là những câu chữ ấy lại đến từ những linh mục, giáo xứ, những kẻ tự cho rằng mình là người đấu tranh dân chủ, vì đất nước, vì nhân dân, và có cả “những con quạ” mà luôn mở mồm ra là quê hương dân tộc. 
Có thể kể ra những cái tên “nổi tiếng” như Trương Huy San, Nguyễn Lân Thắng, Thái Bá Tân, và hàng loạt những kẻ khác. Đây cũng không phải lần đầu xuất hiện những sự việc như thế này, mà đây đích thị là một kế hoạch có chủ đích, chứ không phải là bột phát ý chí cá nhân, những kẻ cơ hội sẽ lợi dụng những sự cố của đất nước nói chung, và cái chết của các vị lãnh đạo nói riêng, cùng với những âm mưu chính trị đê hèn, tung tin thất thiệt lên mạng xã hội hòng gây nhiễu loạn thông tin, tạo sự “hoài nghi” trong dư luận xã hội về nguyên nhân cái chết của các vị lãnh đạo, như với Chủ tịch nước  là do “đầu độc”, sự ra đi của ông là do “đấu đá” nội bộ, tranh giành quyền lực… trong chính quyền, đó là cái chết oan uổng của một chính trị gia và rỏ nước mắt “cá sấu”….tiếc thương nhằm kích động người dân, gây ra rối loạn xã hội, từ đó mất niềm tin vào con đường đi lên của đất nước, của dân tộc. Đó thực sự là những âm mưu chính trị bẩn thỉu.
Sự ra đi của một chính khách tầm cỡ nguyên thủ, dứt khoát không thể là chủ đề cho những bình luận vớ vẩn trên facebook, nói adua cho sướng mồm, hòng thể hiện ta đây hiểu biết. Mà ngược lại, nó chỉ cho thấy sự tự ti kém cỏi, hàm hồ bộp chộp. Hiếu thắng vặt vãnh, để phục vụ cho những mưu đồ chính trị bẩn thỉu.  Những kẻ như Huy Đức, Lân Thắng sẽ có thể làm được điều gì cho đất nước cho quốc gia này khi trên facebook của chúng toàn là những dòng chữ mất nhân tính, vô đạo đức như vậy trước một sự ra đi. Chúng không có tư cách để bàn chuyện quốc gia, bàn chuyện dân tộc khi bản thân chúng chỉ là những kẻ bỉ ổi, vô liêm sỉ.
Lời cuối, xin vĩnh biệt Chủ tịch nước Trần Đại Quang với những hình ảnh đẹp đẽ trong hai năm rưỡi trên cương vị Chủ tịch nước. Sẽ không ai trong số những người Việt Nam chân chính quên đi khoảnh khoắc Ông kéo tay Obama nhắc nhẹ phải cúi chào Quốc Kỳ của Việt Nam. Sẽ chẳng một ai xóa bỏ được hình ảnh Ông sải những bước chân hiên ngang, tự tin sánh vai cùng các cường quốc Trung, Mỹ, Nga, Nhật trong hội nghị thượng đỉnh Apec 2017…và còn nhiều hình ảnh đẹp, những câu nói hay của Ông sẽ sống mãi với lịch sử dân tộc này. Cảm ơn vì Ông đã sống, đã thương yêu dân tộc đến hơi thở cuối cùng.
Thanh Sơn.


Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2018

LỢI DỤNG CHỦ TỊCH NƯỚC QUA ĐỜI – CÁC ĐỐI TƯỢNG RẬN CHỦ CẮN CÀN


Trong khi cả nước đang đau buồn trước thông tin Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời tại bệnh viện 108 thì đâu đó trên mạng xã hội facebook, đám chó rận chủ lại tỏa thái độ “ăn mừng”, quay lưng cắn vào nỗi mất mát của dân tộc. Điển hình:

Tên mục sư linh cẩu Nguyễn Duy Tân - sinh năm 1968, hiện là quản xứ Thọ Hòa, ấp Thọ Hòa, xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Từ trước đến nay tên cẩu linh mục này luôn tìm mọi cách nhằm kích động những phần tử phản động, bất mãn với Đảng, Nhà nước, chế độ ta; tập hợp, tạo dựng phe cánh, gây xung đột, gây rối loạn tình hình chính trị, xã hội và khi có điều kiện thì xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản.
Tài khoản facebook Nguyễn Đệ - một tài khoản ảo được lập ra với dụng ý xấu, đánh phá vào đường lối của đảng và nhà nước, sử dụng danh nghĩa chống tiêu cực để chống phá đất nước; công kích cá nhân các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Tên cẩu già Phan Trí Đỉnh, một trong những kẻ dẫn đầu đoàn biểu tình gây rối ở khu vực Bờ Hồ, tượng đài Lý Thái Tổ…

Và cái được gọi là trang fan page facebook Luật Khoa Tạp chí – mang danh trang “Luật Khoa tạp chí” được thành lập và điều hành bởi Trịnh Hữu Long, một luật sư chống chính quyền, cùng hội cùng thuyền với Phạm Đoan Trang và Trịnh Hội – những kẻ thành viên của tổ chức phản động The Voice, một tổ chức được Việt Tân đầu tư.

Thật đáng buồn, khi mà những kẻ mang dòng máu Việt Nam, nhưng lại đang quay lưng với lợi ích của chính đất nước này.

TIN BUỒN! CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG QUA ĐỜI


Theo nguồn tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Trần Đại Quang, sinh năm 1956, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, do mắc bệnh hiểm nghèo, mặc dù được các giáo sư, bác sỹ trong và ngoài nước hết lòng cứu chữa, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm, tạo điều kiện, nhưng đã không qua khỏi.
Đồng chí Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã mất lúc 10 giờ 5 phút ngày 21/9/2018 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
TIỂU SỬ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG
Ngày 2/4, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, đồng chí Trần Đại Quang đã được tín nhiệm bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước.
TTXVN trân trọng giới thiệu tiểu sử của Chủ tịch nước Trần Đại Quang:
1. Họ và tên: TRẦN ĐẠI QUANG
2. Ngày, tháng, năm sinh: 12/10/1956
3. Quê quán: xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
4. Nơi đăng ký thường trú: phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
5. Dân tộc: Kinh; Tôn giáo: Không
6. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tiến sỹ Luật học, Đại học An ninh - Học vị: Tiến sỹ; Học hàm: Giáo sư - Lý luận chính trị: Cao cấp - Ngoại ngữ: Cao học tiếng Trung
7. Nơi làm việc: Bộ Công an, số 44 Yết Kiêu, Hà Nội
8. Ngày vào Đảng: 26 / 7 / 1980 ; Ngày chính thức: 26 / 7 / 1981
9. Đại biểu Quốc hội Khóa XIII 10. Tóm tắt quá trình công tác:
- Từ tháng 7/1972 - tháng 10/1975 : Học viên Trường Cảnh sát nhân dân Trung ương và Trường Cao đẳng Ngoại ngữ, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an).
- Từ tháng 10/1975 - tháng 6/1987: Cán bộ Cục Bảo vệ chính trị I, sau tách thành Cục Bảo vệ chính trị II , giữ chức vụ Phó Trưởng phòng Trinh sát, Cục Bảo vệ chính trị II, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an). - Từ tháng 6/1987 - tháng 6/1990: Trưởng phòng Tham mưu và Trưởng phòng Trinh sát, Cục Bảo vệ chính trị II, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an).
- Từ tháng 6/1990 - tháng 9 /1996: Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Cục trưởng Cục Tham mưu An ninh, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an).
- Từ tháng 9/1996 - tháng 10/2000: Cục trưởng Cục Tham mưu An ninh, Bộ Công an; Ủy viên Ban C hấp hành Đảng bộ Tổng cục An ninh, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục An ninh, Bí thư Đảng ủy Cục Tham mưu An ninh, Bộ Công an.
- Từ tháng 10/2000 - tháng 4/2006 : Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an ; được phong cấp bậc hàm Thiếu tướng (2003); được phong học hàm Phó giáo sư (2003). - Từ tháng 4/2006 - tháng 1/2011 : Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an ; được phong cấp bậc hàm Trung tướng (2007); được phong học hàm Giáo sư (2009).
- Từ tháng 01/2011 - tháng 8/2011 : Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an.
- Từ tháng 8/2011 đến nay : Ủy viên Bộ Chính trị (khóa XI, XII) , Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Ủy viên Ban Cán sự đảng Chính phủ, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an; được phong cấp bậc hàm Th ượng tướng (2011), Đại tướng (2012); Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nguyên; đại biểu Quốc hội khóa XIII; Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng ; Phó Trưởng Tiểu ban bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương.
- Ngày 2/4/2016 đến nay, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
TTXVN


Thứ Tư, 19 tháng 9, 2018

CÁI KẾT CHO CỰU GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG NHẰM LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN NHÂN DÂN

Bị cáo Đào Quang Thực tại phiên tòa. Ảnh: TTXVN
Ngày 19/9, TAND tỉnh Hòa Bình đã mở phiên tòa sơ thẩm công khai xét xử đối với bị cáo Đào Quang Thực (sinh năm 1960) tại xã Nga Điền, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, có HKTT và chỗ ở tại xóm Trúc Sơn, xã Toàn Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình về hành vi “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Theo cáo trạng, Đào Quang Thực nguyên là giáo viên trường tiểu học Triệu Phúc Lịch (Đà Bắc – Hoà Bình). Quá trình sinh sống và công tác, Đào Quang Thực nhiều lần vi phạm pháp luật, thường xuyên gây mất đoàn kết trong nội bộ cơ quan và nhân dân, bị chính quyền địa phương xử lý. Từ đó, y đã nảy sinh tư tưởng bất mãn. Để thực hiện hành vi hoạt động chống phá nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, Đào Quang Thực đã sử dụng 2 tài khoản facebook và hộp thư điện tử để liên lạc, móc nối với các đối tượng phản động trong và ngoài nước. Đồng thời, đăng tải nhiều bài viết và bài chia sẻ, bình luận có nội dung phản động. Y đã viết đơn xin gia nhập tổ chức “Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời” là một tổ chức phản động, khủng bố với tôn chỉ, mục đích là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản V Việt Nam và Nhà nước CHXHCN Việt Nam bằng bạo động vũ trang và có nhiều bài viết chống phá, tuyên truyền nội dung phản động rồi gửi cho tổ chức này. Đào Quang Thực đã được kết nạp vào tổ chức này và bổ nhiệm chức vụ “Chí nguyện đoàn Hòa Bình”. Việc làm này của Đào Quang Thực đã nhiều lần được các cơ quan quản lý Nhà nước nhắc nhở và bị cáo cũng đã viết cam kết sẽ dừng các hành vi chống đối và không tham gia vào các tổ chức phản động. Tuy nhiên, sau đó y lại càng hoạt động và chống đối quyết liệt, phản động hơn. Thậm chí, Đào Quang Thực đã móc nối cùng một số đối tượng phản động lên kế hoạch tổ chức khủng bố sát hại những cán bộ cao cấp ở Thanh Hoá, Hoà Bình.
Qua thực hiện công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, các cơ quan chức năng của tỉnh đã phát hiện 2 tài khoản facebook của Đào Quang Thực thường xuyên đăng tải nhiều bài viết, bài chia sẻ, bình luận có nội dung phản động chống Nhà nước. Sau khi thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ về hành vi phạm tội của đối tượng, cơ quan ANĐT Công an tỉnh Hòa Bình đã ra lệnh bắt và khám xét khẩn cấp nơi ở của Đào Quang Thực. Quá trình khám xét đã thu giữ được nhiều tài liệu, chứng cứ có liên quan đến hoạt động phản động, chống phá của Đào Quang Thực.
Với hành vi phạm tội nêu trên, ngày 11/7/2018, Viện KSND tỉnh đã truy tố Đào Quang Thực về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo quy định tại Khoản 1, Điều 79, BLHS năm 1999. Tại phiên tòa, đại diện Viện KSND giữ quyền công tố đã giữ nguyên quan điểm truy tố và đề nghị HĐXX áp dụng Khoản 1, Điều 109 của BLHS năm 2015 tuyên phạt Đào Quang Thực từ 14 – 15 năm tù về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” và phạt quản chế bị cáo 5 năm tại địa phương sau khi thực hiện hình phạt tù. 
Tại phiên tòa, bị cáo Đào Quang Thực chỉ thừa nhận có sự móc nối, gửi các tài liệu tới tổ chức phản động, khủng bố “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”, chứ không tham gia nhằm mục đích hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân… Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, cũng như thẩm vấn công khai tại phiên toà và lời khai nhận của các nhân chứng đã chứng minh hành vi phạm tội của bị cáo.
Sau khi xem xét toàn diện nội dung vụ án, HĐXX TAND tỉnh Hoà Bình đã tuyên phạt bị cáo Đào Quang Thực mức án 14 năm tù về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Phạt quản chế bị cáo 5 năm tại địa phương sau khi chấp hành xong hình phạt tù.


CỰU PHÓ CHÁNH VĂN PHÒNG UBND TP ĐÀ NẴNG BỊ BẮT VÌ SAO?

Đào Tuấn Bằng

Như tin đã đưa, ngày 18/9/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam và lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với ông Đào Tấn Bằng (sinh năm 1975, nguyên Phó Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân TP Đà Nẵng, nay là Bí thư Đảng ủy khối các Khu công nghiệp TP Đà Nẵng, hiện trú tại phường Thanh Bình, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) và các bị can về hành vi “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”, quy định tại Điều 229 Bộ luật Hình sự năm 2015. Ông Đào Tấn Bằng cũng là người có nhiều liên quan đến Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “Nhôm”).
Phù phép” đất Nhà nước vào tay người thân
Ông Đào Tấn Bằng được nhiều người ở thành phố Đà Nẵng nhắc đến khi “phù phép” lô đất L09 về tay người thân. Lô đất có ký hiệu L09, diện tích 300m2 nằm trong 41 lô đất biệt thự Khu vực Suối Đá, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng được Chủ tịch UBND thành phố đồng ý chuyển quyền sử dụng đất cho bà Lê Thị Ngọc Oanh (là chị dâu của ông Đào Tấn Bằng) để đầu tư xây dựng biệt thự.
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng khu đất này, bà Lê Thị Ngọc Oanh đã mở rộng diện tích sử dụng sang phần diện tích đất rừng thuộc khu vực Bán đảo Sơn Trà. Theo đó, từ 300m2 được giao ban đầu bà Lê Thị Ngọc Oanh được UBND quận Sơn Trà cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AE 440695 ngày 25/12/2006 với diện tích đất 8.500m2.
Trong đó, đất xây dựng biệt thự là 300m2, thời hạn sử dụng đất lâu dài, nguồn gốc sử dụng đất là Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất. Đất quản lý vườn cây là 8.200m2, thời hạn sử dụng đất đến hết ngày 27/11/2056, nguồn gốc sử dụng đất là Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm.
Sau khi có Giấy chứng nhận, bà Oanh lập thủ tục bổ sung tài sản gắn liền với đất và có hồ sơ xin nhập thêm phần đất giao để phát triển hệ sinh thái rừng. Ngày 23/9/2011, bà Oanh được UBND quận Sơn Trà cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BG 631677 với diện tích đất lên đến 12.413m2. Trong đó, ngoài 300mđất ở dưới hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất còn có 8.200mđất thuê trả tiền hàng năm dùng để trồng cây, hồ nước, đường giao thông, phụ trợ và 3.913mđất giao không thu tiền sử dụng đất để phát triển hệ sinh thái rừng.
Ngày 13/4/2015, bà Oanh nộp hồ sơ đề nghị đăng ký biến động điều chỉnh diện tích đất thuê trả tiền hàng năm từ 8.200m2 xuống còn 4.700m2, đất Nhà nước giao đất không thu tiền từ 3.913m2 lên thành 7.413m2.
Đến tháng 4/2015, bà Oanh đã lập thủ tục chuyển quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cho ông Lê Hữu Tiến và bà Võ Thị Thanh Vân. Tại Hợp đồng có nêu rõ chuyển quyền sử dụng đất đối với 300m2 đất xây dựng biệt thự, phần diện tích còn lại đề nghị 2 bên có trách nhiệm liên hệ với các cơ quan chức năng để thực hiện thủ tục hành chính theo quy định, các bên đã hoàn tất thủ tục chuyển quyền và chỉnh lý biến động cho ông Tiến và bà Vân vào ngày 25/4/2015.
Về nghĩa vụ nộp tiền tiền thuê đất, bà Oanh chỉ nộp từ năm 2006 đến năm 2011 theo đơn giá quy định tại Quyết định số 3351/QĐ-UBND ngày 29/5/2006 của UBND thành phố và từ năm 2012 đến trước khi chuyển nhượng, bà Oanh không nộp do UBND thành phố chưa ban hành giá đất thuê đối với khu đất nêu trên.
Qua sự việc này cho thấy, diện tích sử dụng đất được giao từ tháng 3/2006 là 300m2 lên đến 12.413m2 vào tháng 9/2011 (tăng gấp 41,3 lần). Trong 12.413m2 có diện tích nước giao đất không thu tiền từ 3.913m2 lên 7.413m2. Mặc dù, mục đích sử dụng đất trong quyết định là “để phát triển hệ sinh thái rừng” nhưng trên thực tế toàn bộ diện tích trên đều nằm trong khuôn viên đất khép kín của bà Oanh, chỉ duy nhất hộ bà Oanh sử dụng trực tiếp trên cơ sở được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đến tháng 4/2015 đã chuyển nhượng cho hộ ông Tiến và bà Vân.
Điều đáng nói là hàng loạt văn bản của UBND thành phố được ban hành nhằm hợp thức hóa cho việc mở rộng diện tích sử dụng đất nêu trên và những văn bản đó được tham mưu bởi chính ông Đào Tấn Bằng với tư cách là Phó Trưởng phòng Quản lý Đô thị và sau đó là Phó Chánh Văn phòng UBND thành phố, phụ trách lĩnh vực đô thị.
Bỏ qua các sở ngành, tham mưu trái pháp luật
Tại Dự án Khu du lịch sinh thái biển kết hợp nuôi trồng thủy sản của Công ty Cổ phần Đầu tư Mũi Nghê, ông Đào Tấn bằng đã có nhiều tham mưu, đề xuất trái pháp luật.
Công ty Cổ phần Đầu tư Mũi Nghê được thành lập vào ngày 18/10/2007, trụ sở chính đặt tại số 17 đường 3-2, phường Thuận Phước, quận Hải Châu, Đà Nẵng.
Vào ngày 19/10/2007 (ngay sau khi thành lập 1 ngày), Công ty có văn bản đề nghị được cấp 90 ha đất thuộc Khu Du lịch Bán đảo Sơn Trà, phường Thọ Quang (trong đó có 30 ha tại khu vực Mũi Nghê và 60 ha đối diện Bãi Nam) để làm khu du lịch sinh thái biển kết hợp nuôi trồng thủy sản.
Mặc dù hồ sơ hoàn toàn không có dự án đầu tư, không có ý kiến tham mưu của các Sở ngành liên quan nhưng ngay trong ngày tiếp nhận văn bản của Công ty Mũi Nghê (22/10/2007), Phòng Quản lý Đô thị đã lập Phiếu trình báo cáo Chủ tịch UBND thành phố xin báo cáo Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố và đến ngày 31/10/2007, Công ty được UBND thành phố đồng ý chủ trương cho chọn địa điểm đầu tư.
Đây là một trong những dự án được cấp không đúng quy định. Sai phạm này có vai trò quan trọng của cá nhân ông Đào Tấn Bằng, Phó Trưởng phòng Quản lý Đô thị.
Cụ thể, ông Đào Tấn Bằng chỉ căn cứ duy nhất vào Công văn của Công ty Cổ phần Đầu tư Mũi Nghê để tham mưu Chủ tịch UBND thành phố cấp chủ trương đồng ý chọn địa điểm, triển khai dự án không thông qua đấu thầu dự án có sử dụng đất hoặc đấu giá đất hoặc đấu giá đất.
Ông Bằng đã trực tiếp tham mưu để giao đất cho nhà đầu tư không thông qua các Sở, ngành. Mặt khác, ông Bằng tham mưu chuyển mục đích sử dụng đất rừng vượt thẩm quyền của UBND thành phố.
Theo quy định của Luật đất đai năm 2003, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất đất từ đất rừng, đất lâm nghiệp sang đất ở, nếu trên 5 ha đến dưới 100 ha thì thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển đổi. Trong khi đó, ở lần điều chỉnh quy hoạch ngày 04/02/2010 diện tích đất làm biệt thự được tăng thêm lên 12,79 ha nhưng đã không tham mưu UBND thành phố trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật.
“Hô biến” sân vận động Chi Lăng
Dự án Khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại sân vận động Chi Lăng hiện là tài sản phải thi hành án liên quan đến đại án tham nhũng của bị cáo Phạm Công Danh.
Trong vụ việc này, một trong những vi phạm nghiêm trọng được xác định chính là tách dự án nêu trên thành 10 Giấy chứng nhận để cấp cho 10 doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn Thiên Thanh.
Ngày 24/01/2011, Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh có Tờ trình số 15/TTr-VP đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 10 Công ty thành viên và miễn lệ phí trước bạ trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với 10 Công ty thành viên. Văn bản này được chuyển đến Văn phòng UBND thành phố vào ngày 27/01/2011.
Ngay trong ngày 27/01/2011, ông Đào Tấn Bằng cùng các cán bộ của Phòng Quản lý Đô thị - Văn phòng UBND thành phố (Trưởng phòng Phan Xuân Ít, chuyên viên Nguyễn Viết Vĩnh) đã lập Phiếu trình “Gấp” và dự thảo văn bản giao Sở Tài nguyên và Môi trường trực tiếp lập thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo yêu cầu của Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh, việc tham mưu nêu trên hoàn toàn không có sự tham gia của các Sở, ngành chức năng.
Hành vi trên của ông Đào Tấn Bằng và các cá nhân khác của Phòng Quản lý Đô thị - Văn phòng UBND thành phố là vi phạm nghiêm trọng pháp luật về thuế, phí. Nghiêm trọng hơn, sự việc trên mặc dù đã được Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố yêu cầu Công ty phải nộp lệ phí trước bạ theo đúng quy định nhưng vẫn được cá nhân ông Bằng tham mưu cho miễn đã gây thất thoát ngân sách hàng tỷ đồng, bỏ qua các nguyên tắc, quy định trong công tác tham mưu, trực tiếp báo cáo lãnh đạo thành phố ký văn bản không có ý kiến tham mưu của các Sở, ngành chuyên môn. Làm lợi cho doanh nghiệp hàng tỷ đồng, dẫn đến việc 10 Công ty trên sử dụng các Giấy chứng nhận được cấp đã vay hàng nghìn tỷ đồng trong vụ án Phạm Công Danh.
Còn nhiều dự án khác đã được ông Đào Tấn Bằng tham mưu trái pháp luật, gây thất thu ngân sách và tạo tiền lệ xấu trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng, quy hoạch./.
Theo nhóm PV/VOV-Miền Trung


Thứ Hai, 17 tháng 9, 2018

“TRIỀU ĐẠI VIỆT” – MỘT TỔ CHỨC PHẢN ĐỘNG MỚI NHƯNG MÀ CŨ


Thời gian vừa qua, liên quan tới các vụ kích động, tụ tập đông người, biểu tình, gây rối ANTT, đặc biệt là khi Công an Việt Nam đã tiến hành đấu tranh, bắt giữ nhiều đối tượng mang danh tổ chức “Triều đại Việt”. Vậy bản chất của Triều đại Việt thực sự là gì? Nguồn gốc của nó như thế nào? Đối tượng cầm đầu là ai? Dưới đây là một cái nhìn sơ bộ về nó.
Bắt đầu từ tháng 01/2018, do bất đồng quan điểm, một số đối tượng cốt cán của tổ chức khủng bố “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” tách ra và thành lập cái gọi là “Triều Đại Việt” có trụ sở chính lại Canada do Ngô Văn Hoàng Hùng tự nhận làm “Tổng tư lệnh”. Các đối tượng tham gia gồm: Trần Thanh Đình, Ngô Cường, Trần Công Tuấn, Huỳnh Thanh Hoàng, Lê Thái Hoàng và Nguyễn Thanh Long. 
Các đối tượng chủ trương hoạt động bạo động vũ trang, lật đổ Đảng và Nhà nước ta với phương châm “đốt sạch”, “giết sạch”, “phá sạch”, “cướp sạch” lấy cờ ngũ sắc làm quốc kỳ. 
Để thực hiện dã tâm này, các đối tượng triệt để sử dụng các tiện ích trên không gian mạng, đặc biệt là Youtube, Facebook đăng tải hàng trăm video, clip dưới hình thức livestream với nội dung xuyên tạc lịch sử, vụ cáo Nhà nước Việt Nam, kêu gọi người dân đứng lên đấu tranh bạo động, lật đổ chế độ, ủng hộ “Triều Đại Việt” về lãnh đạo đất nước. 
Chúng chỉ đạo đồng bọn ở trong nước mua vũ khí, vật liệu nổ từ Campuchia mang về nước; hỗ trợ tiền, chỉ đạo một số cơ sở trong nước mua sắm vũ khí, chế tạo bom, mìn hoạt động khủng bố, phá hoại; kích động người dân xuống đường cướp vũ khí để đảo chính.
Đến tháng 6/2018, số cầm đầu “Triều Đại Việt” đã chuyển hàng trăm triệu đồng về nước và chỉ đạo 06 nhóm đối tượng do Nguyễn Khanh làm “Trưởng nhóm” chế tạo quả nổ, tấn công trụ sở Công an phường 12, quận Tân Bình gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự và an ninh quốc gia.
Ngoài ra, chúng còn chuẩn bị một lượng lớn vũ khí gồm các quả nổ và kịp nổ lên kế hoạch tấn công khủng bố nhà riêng của một số đồng chí lãnh đạo địa phương nhưng đã bị Công an TP Hồ Chí Minh chủ trì phối hợp với Công an tỉnh Đồng Nai  bắt giữ, xử lý.
Sau đó, Ngô Văn Hoàng Hùng cùng đồng bọn tiếp tục chuyển tiền về nước để chỉ đạo số đối tượng trong nước mua vũ khí, thuốc nổ từ Campuchia mang về Việt Nam để “chờ lệnh”, chỉ đạo đối tượng hoạt động bí mật, phát triển lực lượng, chuẩn bị “quốc kỳ” băng rôn, khẩu hiệu để tham gia biểu tình, bạo loạn khi có thời cơ.
Mục đích của Ngô Văn Hoàng Hùng dùng đồng tiền để lừa phỉnh, lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của một số người dân để tuyên truyền, kích động, khiến họ hiểu sai về đường lối, chính sách của Đảng..., có những hoạt động vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. 
Vậy, Ngô Văn Hoàng Hùng là ai? “Y” sinh ra trong một gia đình có 4 anh chị em, “Y” ta là con trưởng. Hùng đi lính quân dịch B2, học ở Quang Trung. Đến năm 1970-1973, làm lính truyền tin liên đoàn 65 Sài Gòn, là hạ sỹ điện tử. Năm 1973-1975, lao công đi binh tại quân đoàn 4 Cần Thơ. Sau khi giải phóng, Ngô Văn Hoàng Hùng về làm thợ sửa xe đạp rồi làm thợ điện.

Thế nhưng với bản chất của một kẻ phản cách mạng, Ngô Văn Hoàng Hùng vẫn chưa bao giờ nguôi mưu đồ phản quốc. Cuối năm 1976, được tên Tiết móc nối, Ngô Văn Hoàng Hùng và một đối tượng tên Phước gia nhập vào tổ chức phản động “Sư đoàn Tiền Giang”. Song bọn chúng chưa kip hành động gì thì tổ chức này đã tan rã do các đối tượng cấp trên bị bắt. 
Trước khi bị bắt, tên Tiết đã chỉ chị cho Ngô Văn Hoàng Hùng và Phước cứ nằm im chờ thời cơ hoạt động. Đến cuối năm 1977, hai tên này lại nhen nhóm lên một tổ chức mới để chống phá lại cách mạng. Bọn chúng liên hệ với bọn phản động ở trong rừng thuộc Long An. 
Đầu năm 1978, được sự giới thiệu của Tám, chúng đến gặp thị Rành, vận động đối tượng này vào tổ chức, giao cho Rành theo dõi việc quản lý súng của du kích để chúng cướp. Ngày 10-1-1978, Rành báo cáo cho chúng biết chiều đó đám cưới, tối mọi người sẽ ngủ say là thời cơ để chúng cướp súng, các đối tượng đã lên kế hoạch hành động. Bọn chúng đã cướp được 3 khẩu súng và bắt trói 3 du kịch... 
Ý đồ của bọn chúng là sau khi cướp được súng, bọn chúng sẽ tìm cách liên lạc với bọn phản động ở rừng cửa gà Long An để giao nộp cho đồng bọn. Nhưng sau đó, tổ chức này tan rã và chúng bị bắt. Với hành vi phạm tội trên, ngày 28-5-1979, Ngô Văn Hoàng Hùng bị tuyên án tù chung thân. 
Đến năm 1982, với chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước, được giảm án từ chung thân xuống 20 năm... Trong quá trình cải tạo, đối tượng lợi dụng cơ hội đã bỏ trốn, vượt ngục sang Canada. Đối tượng Ngô Văn Hoàng Hùng sau đó đã bị truy nã về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân...
Mang trên mình lệnh truy nã, suốt bao năm qua đối tượng Ngô Văn Hoàng Hùng chưa bao giờ đặt chân về quê hương. Trong thời gian bỏ trốn, Hùng vẫn tiếp tục có những hành động chống phá lại Đảng và nhà nước. Động cơ của đối tượng này suy cho cùng là tư thù cá nhân... chứ không phải ảo tưởng như bọn chúng đã tuyên truyền trên mạng Internet. 
Các hoạt động chống phá của đối tượng đã thể hiện rõ điều đó. Hiện nay, Ngô Văn Hoàng Hùng vẫn tiếp tục gửi tiền về nước, chỉ đạo đối tượng trong nước mua vũ khí, thuốc nổ từ Campuchia về nước để “chờ lệnh” chỉ đạo các đối tượng hoạt động bí mật, phát triển lực lượng chuẩn bị “quốc kỳ” băng rôn, khẩu hiệu để tham gia biểu tình, bạo loạn khi có thời cơ. 
Với những gì đã diễn ra, có thể nhận âm mưu và dã tâm của Ngô Văn Hoàng Hùng và đồng bọn là rất nguy hiểm, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc. Vì thế, đã đến lúc Bộ Công an phải đưa tổ chức này vào danh sách tổ chức khủng bố.



Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2018

ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG KỶ LUẬT NHIỀU TỔ CHỨC ĐẢNG VÀ ĐẢNG VIÊN


Từ ngày 10-9 đến ngày 12-9, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 29. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.
Tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
I- Về kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Huyện ủy Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
1- Ban Thường vụ Huyện ủy Hướng Hóa nhiệm kỳ 2015-2020 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong công tác cán bộ, trong quản lý, sử dụng đất đai và trong thực hiện một số dự án, công trình trên địa bàn huyện, gây thiệt hại ngân sách nhà nước.
2- Các đồng chí Hồ Thị Lệ HàTỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; đồng chí Võ Thanh, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, nguyên Chủ tịch UBND huyện; đồng chí Đặng Trọng VânPhó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện và đồng chí Nguyễn Ngọc Sắc, nguyên Phó Bí thư Huyện ủy, nguyên Chủ tịch UBND huyện chịu trách nhiệm người đứng đầu về các vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Huyện ủy, UBND huyện và chịu trách nhiệm cá nhân về những vi phạm, khuyết điểm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
Đồng chí Đặng Minh Khanh, nguyên Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Huyện ủy và chịu trách nhiệm cá nhân về những vi phạm, khuyết điểm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
Vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Huyện ủy Hướng Hóa và các đồng chí: Hồ Thị Lệ Hà, Võ Thanh, Đặng Trọng Vân là nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, chính quyền địa phương, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật; vi phạm, khuyết điểm của các đồng chí Nguyễn Ngọc Sắc, Đặng Minh Khanh cần phải tiến hành kiểm điểm, xem xét trách nhiệm theo quy định.
II- Xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm
1- Xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Công an (Tổng cục IV) và cá nhân liên quan về các vi phạm đã được kết luận tại kỳ họp 28 của UBKT Trung ương. Căn cứ các quy định của Đảng về xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm, UBKT Trung ương quyết định:
- Thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với đồng chí Trung tướng Bùi Xuân Sơn, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục IV. 
- Đề nghị Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương thi hành kỷ luật theo thẩm quyền đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục IV nhiệm kỳ 2015-2020.
2- Xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Thành ủy Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh và các cá nhân liên quan về các vi phạm đã được kết luận tại kỳ họp 28 của UBKT Trung ương. Căn cứ các quy định của Đảng về xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm, UBKT Trung ương quyết định:
- Thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Phó Bí thư và Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy các nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020 đối với đồng chí Diệp Văn Thạnh, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố; cảnh cáo đối với đồng chí Trần Trường Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố; cảnh cáo đối với đồng chí Phạm Văn Tám, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch UBND thành phố Trà Vinh.
- Yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Trà Vinh thi hành kỷ luật theo thẩm quyền đối với Ban Thường vụ Thành ủy Trà Vinh các nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020.  
3- Xem xét, thi hành kỷ luật đồng chí Trần Văn Minhnguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương (đã bị đình chỉ sinh hoạt đảng)
Trong thời gian giữ cương vị Phó Bí thư Thành ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, đồng chí Trần Văn Minh đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định về phòng, chống tham nhũng, lãng phí; vi phạm các quy định về quản lý đất đai, về quản lý, sử dụng tài sản công, gây thất thoát, lãng phí lớn ngân sách nhà nước.
Vi phạm của đồng chí Trần Văn Minh là rất nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, chính quyền thành phố Đà Nẵng, gây bức xúc trong xã hội. UBKT Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương xem xét, thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng đối với đồng chí Trần Văn Minh.
4- Xem xét, thi hành kỷ luật đồng chí Đại tá Hồ Xuân Vượng, trong thời gian giữ chức vụ Ủy viên UBKT Đảng ủy Quân đoàn 4, Bộ Quốc phòng, đồng chí đã vi phạm nghiêm trọng về phẩm chất đạo đức, lối sống và vi phạm quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân đồng chí. Căn cứ các quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với đồng chí Hồ Xuân Vượng.
5- Xem xét, thi hành kỷ luật đồng chí Nguyễn Xuân Luật, Phó trưởng Ban Giám sát Tập đoàn tài chính, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia
Trong thời gian giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Chi nhánh Hà Nội, đồng chí Nguyễn Xuân Luật đã thiếu trách nhiệm, vi phạm các quy định trong việc phê duyệt cấp tín dụng và cho doanh nghiệp vay vốn, dẫn đến nợ xấu với số tiền lớn.
Vi phạm của đồng chí Nguyễn Xuân Luật là nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và Ngân hàng Vietcombank. Căn cứ các quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với đồng chí Nguyễn Xuân Luật.
III- Xem xét kết quả kiểm điểm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an và UBND tỉnh Bình Dương về trách nhiệm liên quan đến các vi phạm xảy ra đối với Dự án Tổng Công ty Viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn cầu (AVG)
UBKT Trung ương yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng ở các cơ quan và địa phương nêu trên chỉ đạo xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với các tập thể, cá nhân liên quan. UBKT Trung ương báo cáo Ban Bí thư chỉ đạo xem xét, xử lý đối với một số đồng chí cán bộ diện Trung ương quản lý.
IV- Xem xét kết quả kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBKT Tỉnh ủy Bình Dương; kết quả giám sát đối với Thường trực Tỉnh ủy Thái Nguyên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận, Ban Thường vụ Đảng ủy Học viện Quân y và một số cá nhân. Qua kiểm tra, giám sát, UBKT Trung ương đã chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm và yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng và cá nhân rút kinh nghiệm, sớm có biện pháp khắc phục, sửa chữa trong thời gian tới.
V- Cũng trong kỳ họp này, UBKT Trung ương đã xem xét, giải quyết tố cáo 2 trường hợp; giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng đối với 2 trường hợp và cho ý kiến về một số nội dung quan trọng khác.
Theo UBKTTƯ