NGƯỜI ĐƯA TIN 289

NƠI CHIA SẺ THÔNG TIN ĐA CHIỀU VỀ MỌI VẤN ĐỀ

Thứ Ba, 4 tháng 9, 2018

HỆ LỤY TỪ VIỆC NHẬN LẠI NHỮNG THÀNH PHẦN BỊ TRỤC XUẤT KHỎI MỸ


Việt Nam đã bắt đầu nhận lại những công dân Mỹ gốc Việt phạm tội bị trục xuất, số lượng người trục xuất được nhận lại không rõ bao nhiêu, nhưng việc nhận lại là có thật. Và có vẻ như vấn đề nhận lại đám tội phạm này đang làm chính quyền Việt Nam khó xử. Nếu không nhận thì chắc chắn mẽo với chiêu bài “cây gậy và củ cà rốt” để ép buộc Việt Nam, nhưng nếu chính quyền nhẫn nhịn thì hệ lụy khôn lường.
Nước Mỹ từng gây ra cuộc chiến hơn hai mươi năm ớ Việt Nam để lại hệ lụy vô cùng nặng nề, sau chiến tranh để cô lập Việt Nam trên trường quốc tế, Mỹ cho lập hàng loạt các trại tị nạn dọc bờ biển các nước đông nam á, và thái lan. Xúi dục làn sóng bỏ nước ra đi của những người từng làm việc dưới chế độ ngụy quyền. Lúc đó trên mặt trận truyền thông quốc tế, cũng như các diễn đàn liền hợp quốc, mỹ và các nước đồng minh phương tây ra sức xuyên tạc về tình hình của Việt Nam.
Tới năm 1979 thì chương trình Chương trình Ra đi có Trật tự. Có nghĩa Hoa Kỳ và cho phép người Việt Nam tỵ nạn nhập cảnh vào Hoa Kỳ sau cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc.
Sau khi quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam được bình thường hóa, Hoa Kỳ trực tiếp đối thoại với chính phủ Việt Nam để tạo điều kiện thuận lợi cho người di cư từ Việt Nam theo chương trình đó. Chương trình ODP từ đó có tên là Chương trình Tái Định cư Nhân đạo (tiếng Anh: Humanitarian Resetlement Program, viết tắt là HR)
Trong thời gian thực hiện, ODP đã hỗ trợ được gần 500.000 người tỵ nạn Việt Nam đến được Hoa Kỳ. Vào ngày 14 tháng 11 năm 1994, ODP chính thức khép lại. Đến năm 1999, các văn phòng ODP ở Bangkok cũng đóng cửa và chỉ cứu xét các trường hợp đặc biệt từ Thành phố Hồ Chí Minh.
Sau khi cấm vận chán chê, xúi dục người Việt Nam vượt biên, rồi ký kết cho những chương trình định cư ớ mẽo cho những thành phần tham gia chính quyền ngụy ra đi sau chiến tranh. Vẫn không thể nào lật đổ nỗi cộng sản. Người mẽo mới choàng tỉnh rằng, công sản chưa thấy sụp đâu, thì nước mẽo đã phải nuôi đám bảo cô ăn hại, những đám người Việt lưu vong này là gánh nặng cho những người đóng thuế mẽo. Hơn nữa sự thiếu kỷ luật vô tổ chức, đã hình thành nên những băng nhóm tội phạm người Việt mà hiện nay đang làm chính phủ mẽo đau đầu. Và giờ người mẽo định dùng sức ép của mình, trục xuất những gì nhơ nhớp nhất của nước mẽo về Việt Nam?
Hệ lụy từ việc nhận lại những thành phần bị trục xuất
Mẽo hiện nay đang xem Việt Nam là một trong những quốc gia cứng đầu trong việc nhận lại công dân gốc Việt. Vì theo một thỏa thuận năm 2008 thì Việt Nam chỉ nhận lại những người ra đi sau năm 1994 có nghĩa là khi hai nước đã bình thường hóa. Nhưng Việt Nam có đủ sức chịu đựng sức ép từ Hoa Kỳ trong việc nhận lại những thành phần tội phạm này hay không? Tôi nghĩ là khó, bởi những thỏa thuận có đi có lại kiểu gì Việt Nam cũng phải tiếp nhận nhưng có phần hạn chế.
Nhưng hệ lụy sau khi tiếp nhận những đám người vô công rỗi nghề, lại là thành phần nguy hiểm của xã hội mới là điều đáng nói. Tình hình an ninh trật tự chắc sẽ bị đe dọa, bởi một đất nước luật pháp nghiêm khắc như mẽo, những thành phần này còn phạm tội nhiều lần, vậy thì không lấy lý do gì, bởi đất nước chúng ta luật pháp có nhiều kẽ hỡ, sẽ là môi trường cho đám này quậy phá.
Đó chưa kể những gánh nặng cho nền kinh tế, nuôi một đám báo cô thất nghiệp, và những ké này chính là những lực lượng mầm móng cho những cuộc bạo loạn sau này. Và ai chắc rằng chủ nghĩa để quốc đang lợi dụng vấn đề này, dùng lực lượng này để gây bất ổn cho tình hình chính trị Việt Nam sau này.
Có một điều thú vị trong việc trục xuất này, đó là nước mẽo đã giáng một đòn chí mạng cho những ké ảo mộng nước mẽo. Dù có đi nước nèo, nước mẽo văn minh đi chăng nữa, nếu đéo chịu làm kiếm ăn thì cút!
facebook Linh Nguyễn


0 nhận xét:

Đăng nhận xét