NGƯỜI ĐƯA TIN 289

NƠI CHIA SẺ THÔNG TIN ĐA CHIỀU VỀ MỌI VẤN ĐỀ

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2018

NGÒI BÚT CÓ THỂ CONG NHƯNG SỰ THẬT THÌ LUÔN THẲNG


Hôm nay, ngày 14/03 chúng tôi ngược dòng thời gian để trở lại thời khắc bi thương 30 năm về trước - khi mà 3 con tàu vận tải chở công binh của Hải quân nhân dân Việt Nam đang thực hiện bảo vệ chủ quyền ở ba đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao thì đã bị những chiến hạm của Trung Quốc nổ súng tàn sát.Tại nơi này, 64 người lính đã anh hùng ngã xuống, hóa thân mình vào sóng nước Trường Sa, dâng hiến dòng máu nóng của tuổi trẻ vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Những câu chuyện về sự anh dũng, tinh thần không ngại hy sinh của các anh khiến tôi thấm thía ý nghĩa câu nói "đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc".Trước mắt tôi hiện ra hình ảnh thiếu úy Trần Văn Phương trước khi hy sinh vẫn dõng dạc hô to: "Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân". Hay thời khắc thuyền trưởng Vũ Huy Lễ của tàu 505, dưới làn đạn của pháo hạm quân thù đã ra lệnh lao cả con tàu đang bốc cháy ngùn ngụt lên đảo Cô Lin, biến thân tàu thành pháo đài bất khả xâm phạm để giữ đảo. Và còn rất nhiều tấm gương khác trong giờ phút sinh tử đã xem cái chết nhẹ tựa lông hồng, mỉm cười mãn nguyện đón nhận nó như một phần của nghiệp làm lính. Thế nhưng…
 Ở đâu đó tại một “đất nước xa xôi”, vào ngày 14/03, đám dzận chủ lại đang kêu khóc đòi “sự thật” cho sự kiện Gạc Ma, mà theo chúng rêu rao là Đảng và nhà nước ta lâu nay vẫn đang bưng bít thông tin. Thôi thì “dzận hỏi thì Đào xin thưa”, nếu các dzận chủ vẫn muốn biết cái " sự thật " mà 30 năm nay đã không ít lần những nhân chứng lịch sử Gạc Ma đã kể lại tường tận và rõ ràng thì nhân đây tôi cũng xin đăng lại, có trích dẫn thêm hình ảnh cho “sinh động” để các dzận " banh tai mà nghe, mở mắt mà nhìn" cho rõ, có thêm lý do "khóc luôn một thể". Từ đó đến nay, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về sự kiện Gạc Ma ngày 14/3/1988 vẫn trước sau như một, không hề có chút thay đổi: Đó là một tội ác của Trung Quốc. Đảng và Nhà nước ta không hề cấm đoán báo chí viết về Gạc Ma như các anh chị BBC và các bác dzận chủ rêu rao bấy nay.
SỰ THẬT Ở TRƯỜNG SA – BÀI VIẾT CỦA BÁO NHÂN DÂN NĂM 1988 VỀ GẠC MA.
Trang đầu bài viết năm 1988…
 Sự thật lịch sử không dễ dàng bị bẻ cong, xuyên tạc vì mục đích chống đối, phá hoại của một số cá nhân. Chính những những con người trong cuộc là nhân chứng sống, là minh chứng rõ ràng nhất đập tan mọi luận điệu xuyên tạc.
Anh Lê Hữu Thảo, nhân chứng sống của sự kiện Gạc Ma, khẳng định: “Tôi chưa từng nghe ai lệnh cho tôi là không được nổ súng, và tôi không hề phát biểu về có lệnh hay không có lệnh nổ súng... Lúc đó cả quân số, cả hỏa lực quân Trung Quốc đều gấp trăm lần chúng tôi. Lúc đầu hai bên giao tranh bằng lê và cuốc, xẻng nhưng khi quân Trung Quốc nổ súng, chúng tôi cũng đã nổ súng chống trả. Trên tàu các chiến sĩ trong tư thế chiến đấu cũng đã nổ súng. Mặc cho quân Trung Quốc đông, hỏa lực mạnh, tàu lớn gấp nhiều lần nhưng các chiến sĩ trên tàu vẫn đã kiên cường bắn chống trả. Trước đó làm gì có lệnh nào cấm chúng tôi không được nổ súng. Ai đụng đến tính mạng đồng đội mình mà lại không phải chống trả hả anh...”
Anh Thảo còn cho biết, “xin thưa với mọi người quan tâm, nếu các bạn tin ở tôi thì tôi nói thêm rằng: Nếu ta nổ súng trước sớm hơn 30 giây thì địch bị tiêu diệt và bị thương thêm vài ba chục tên, còn ta sẽ hy sinh từ con số 64 trở lên”.
Sự thật lịch sử được chứng minh bằng chính những con người lịch sử, những kẻ yêu nước giả tạo hãy một phút trở về làm con người chân chính bằng sự im lặng của mình để tưởng nhớ những người đã ngã xuống vì dân tộc.


Phần tiếp theo của bài báo năm 1988 về sự kiện Gạc Ma
Trên đây là bài viết của báo Nhân Dân đăng từ năm 1988 về sự kiện Gạc Ma. Sự xác thực của bài viết có lẽ cũng không cần kiểm chứng bởi thiết nghĩ các dzận chủ có đọc hàng trăm, hàng nghìn lần nhưng với cái đầu óc chẳng có tí nếp nhăn thì cũng như nước đổ đầu vịt. Mà đã là đầu vịt thì liệu nhận thức chính trị liệu có được mấy “Gram (Gr)”?
NẾU ANH BẮN VÀO QUÁ KHỨ BẰNG SÚNG LỤC THÌ TƯƠNG LAI SẼ BẮN VÀO ANH BẰNG ĐẠI BÁC
Quay trở lại vấn đề, có lẽ câu nói này đúng cho tất cả các dzận chủ luôn muốn khơi lại, xét lại lịch sử, giũ bỏ tất cả những sự thật lịch sử mà cha ông ta đã phải đánh đổi bằng xương máu viết nên. Nhưng nếu đúng hơn nữa, có lẽ phát đại bác mà tương lai bắn lại đã phải làm tan xác tất cả bọn “loạn ngôn”, “sinh sau đẻ muộn” chẳng một phút chứng kiến mà cứ nói như là mình tường tận, trong khi nhân chứng lịch sử vẫn còn đó.
 Hằng năm, cứ đến ngày này là mấy nhà dzận chủ “vắt mũi chưa sạch” lại đua nhau chia sẻ và phát tán các bài viết có “cơ sở” hẳn hoi về cái gọi là “ Hải chiến Gạc Ma” của tướng “ bảo tàng” Lê Mã Lương người từng rất nổi tiếng với câu nói “cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù”, tuy nhiên từ sau khi ông nghỉ hưu lại vô tư tham gia các cuộc hội thảo với những phát ngôn “bạt mạng”.
Trong đoạn nói chuyện của mình, tướng Lê Mã Lương có bịa ra một câu chuyện như thật rằng có chiến sĩ Nguyễn Văn Luyện, bị lính Trung Quốc đâm nhiều nhát bằng lưỡi lê trong sự kiện Gạc Ma. Chưa dừng ở đó, đáng kể nhất là ông nói, đã có nhân vật cao cấp lệnh cho lính ta ở Trường Sa không được nổ súng vào lính Trung Quốc. Một sự xuyên tạc trắng trợn khi chính người trong cuộc, nhân chứng sống trong sự kiện Gạc Ma Lê Hữu Thảo đã lên tiếng đính chính tất cả :“Tôi là người trực tiếp có mặt tại đảo Gạc Ma vào sáng ngày 14/3/1988, là tiểu đội trưởng chỉ huy tổ bảo vệ cờ, có 2 khẩu AK 47.Thực tế lúc đó, phương tiện và thông tin liên lạc rất khó khăn, chúng tôi làm nhiệm vụ cách tàu một khoảng cách, nên không có mệnh lệnh nào là không được nổ súng cả.Ở đây, nếu có thì chỉ là không nổ súng trước, bởi mình không bao giờ khiêu khích. Địch đã nổ súng vào đồng đội mình mà lại nói là không cho nổ súng thì không đúng. Không có bất cứ ông chỉ huy nào lại để lính mình làm bia cho quân địch bắn cả”– ông Thảo nhấn mạnh.
Cũng theo ông Thảo, nếu lúc đó, ta nổ súng trước, sớm hơn 30 giây thôi thì địch có thể bị tiêu diệt và bị thương thêm vài ba chục tên, nhưng phía ta chắc chắn sẽ hy sinh nhiều hơn con số 64. Còn ta nổ súng sau chừng 15 giây thì sự việc như đã xảy ra như lịch sử. Ông Thảo cũng tái khẳng định, ông không hề phát biểu về có lệnh hay không có lệnh nổ súng và bằng chứng trong clip vẫn còn lưu giữ. “Nếu không có chuyện nổ súng, thì sao sau đó chúng ta vẫn đánh trả quân Trung Quốc. Tôi không biết những người đưa ra thông tin đó có biết rằng, có tất cả bao nhiêu chiến sỹ như tôi còn sống sau trận đó không? Những thông tin này đang làm tổn thương tới sự hy sinh của đồng đội tôi cũng như gia đình các anh. Tôi mong rằng, những ai còn đưa thông tin này hãy suy nghĩ lại– ông Thảo nhắn gửi.
Ông bà ta đã từng nói, muốn hay thì uốn lưỡi bảy lần trước khi nói, nhưng có lẽ ông “tướng” đã quên mất điều này để rồi những chia sẻ của Ông Thảo đã như một “cái tát” cực mạnh vào mặt những kẻ vẫn dương dương tự đắc rằng ta là người biết tất cả với mớ hổ lốn những câu chuyện mị dân không hơn không kém.
Mặc dù đã có nhiều người trong cuộc như cựu binh Lê Hữu Thảo hoặc những người thông hiểu lịch sử truyền thống Hải quân nhân dân Việt Nam như nhà báo Thiềm Thừ, đã lên tiếng phản bác lại luận điệu của ông Lương nhưng tiếc rằng hiệu ứng “ tiếng dữ đồn xa” nên những lời phát biểu vô trách nhiệm của ông tướng họ Lê cho đến bây giờ, và có lẽ còn rất lâu sau nữa, vẫn là "viên đạn súng lục bắn vào quá khứ", và đáng trách hơn, vào chính những đồng đội của ông, đồng thời là cơ sở, là sự tiếp tay vô tình cho những kẻ chống phá sự bình yên của đất nước mình.

Lời nhắn của cựu binh Gạc Ma-Lê Hữu Thảo trên Facebook
KẾT…
Lịch sử đã sang trang, 30 năm đã qua đi nhưng sự kiện Gạc Ma vẫn là minh chứng lịch sử rõ nét cho tinh thần anh dũng, hiên ngang của những người lính Hải quân nhân dân Việt Nam. Chiến tranh là điều chẳng ai mong muốn bởi hơn ai hết Nhân dân Việt nam, những con người đã trải qua hai cuộc kháng chiến trường kì sẽ thấu cảm hơn giá trị của hòa bình. Chiếc tàu vận tải 505 bị bắn cháy năm nào hôm nay vẫn nằm trên đảo Cô Lin, các chiến sĩ ta đang có mặt ở đảo Len Đao, dấu vết của cuộc chiến đấu trên đảo Gạc Ma, nơi có lá cờ Tổ quốc chúng ta cắm đầu tiên, nơi nhiều cán bộ, chiến sĩ ta anh dũng hy sinh vì nghĩa vụ bảo vệ vùng đảo yêu thương là những bằng chứng thực tế, nói lên hành động ngang ngược, tàn bạo của quân Trung Quốc.  Thiết nghĩ, với cái tinh thần “hừng hực” nhân ngày 14-03 của các dzận chủ như này, Đảng và nhà nước ta nên chăng đưa chúng ra đảo Trường Sa mà bảo vệ Tổ quốc thay vì chiến đấu trên mặt trận… bàn phím?



0 nhận xét:

Đăng nhận xét