NGƯỜI ĐƯA TIN 289

NƠI CHIA SẺ THÔNG TIN ĐA CHIỀU VỀ MỌI VẤN ĐỀ

Thứ Ba, 20 tháng 6, 2017

NHÂN KỶ NIÊM 92 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CMVN VÀ ĐÔI LỜI NHẮN GỬI

Trong lịch sử báo chí Việt Nam, từ những năm 60 thế kỉ 19 đã có một số báo lần lượt ra đời tại Sài Gòn, Hà Nội và một vài địa phương khác. Những năm đầu thế kỷ 20, hàng loạt tờ báo của người Việt Nam được xuất bản, tập hợp nhiều nhà văn, nhà báo, nhà trí thức theo từng nhóm nhỏ nhưng có các khuynh hướng chính trị khác nhau, nên không thể tập hợp vào chung một tổ chức thống nhất. Đến ngày 21/6/1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), báo “Thanh niên” do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập, ra mắt số đầu tiên thì dòng báo chí cách mạng Việt Nam mới bắt đầu hình thành.
Ngày 2/6/1950, Chính phủ chính thức quyết định cho thành lập Hội "Những người viết báo Việt Nam" (Tiền thân Hội Nhà Báo Việt Nam ngày nay). Đến tháng 7/1950, Tổ chức Báo chí quốc tế (OIJ) nhóm họp ở Phần Lan đã công nhận Hội những người viết báo Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức.
Tháng 2/1985, theo đề nghị của Hội Nhà báo Việt Nam, Ban Bí thư Trung ương Ðảng ra quyết định số 52 ngày 5/2/1985 lấy ngày ra số đầu tiên của báo Thanh Niên làm ngày Báo chí Việt Nam (21/6/1925) nhằm nâng cao vai trò và trách nhiệm xã hội của báo chí, thắt chặt mối quan hệ giữa báo chí với công chúng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí.
Sau ngày thống nhất đất nước, báo chí ở nước ta đã phát triển khá nhanh về số lượng và chất lượng, hình thành hệ thống thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình rộng khắp cả nước. Nội dung thông tin của báo chí ngày càng phong phú, hiệu quả, hình thức đẹp, sinh động và hấp dẫn.
Hình ảnh tác nghiệp của phóng viên, báo chí. Nguồn internet

Báo chí đã đi sâu vào thực tiễn đời sống, phát hiện, giới thiệu, cổ vũ các mô hình kinh tế mới, cách làm ăn mới, nhân tố mới, người tốt, việc tốt. Báo chí đã thể hiện rõ quan điểm bảo vệ và phát huy bản sắc, truyền thống văn hóa dân tộc, tuyên truyền cổ vũ toàn dân phát huy có chọn lọc nền văn hóa tiên tiến của các nước trên thế giới, góp phần nâng cao dân trí, ngăn chặn văn hóa xấu len lỏi vào Việt Nam. Báo chí đã tổ chức khơi dậy và biến nhiều hoạt động xã hội từ thiện trở thành phong trào của toàn xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được, thời gian qua báo chí vẫn tiềm ẩn nhiều vấn đề đáng suy ngẫm và cần xem xét lại. Điển hình hàng loạt các báo bị phạt hành chính trong thời gian qua như: ngày 19/01/2015, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số 07/QĐ-XPVPHC xử phạt hành chính 40 triệu đồng đối với Đài Truyền hình Việt Nam do đã thông tin sai sự thật trong chương trình “Điều ước thứ 7” phát sóng trên kênh VTV3 ngày 10/01/2015 gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng, tác động xấu đến dư luận xã hội. Trong năm 2016: đã đình bản 3 tháng đối với các báo Petrotimes, Tầm nhìn, Ấn phẩm thế giới tiếp thị, Tạp chí môi trường và sức khỏe; ngày 21/3 đã xử phạt hành chính trong hoạt động báo chí đối với báo Điện tử Người đưa tin và báo Pháp luật T.p HCM mỗi báo 15 triệu đồng; Ngày 23/3 xử phạt hành chính đối với 2 báo điện tử là Người đưa tin và Đất việt do đăng tin sai sự thật; ngày 29/9 xử phạt 20 triệu đồng đối với Thông tấn xã Việt Nam do thông tin sai trong bài viết; ngày 7/11 Cục Báo chí, Bộ TT & TT ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 14 cơ quan báo chí vì thông tin sai sự thật trong vụ “Cậu bé 11 tuối tự tử vì không có áo mới đến trường”; đỉnh điểm ngày 14/11, Bộ TT&TT đã xử phạt vi phạm hành chính các cơ quan báo chí đăng tin sai sự thật về việc nước nắm có hàm lượng thạch tím vượt ngưỡng quy định như sau: Báo Thanh niên chịu mức phát cao nhất: 200 triệu đồng; Phạt 8 cơ quan báo chí từ 40 - 50 triệu đồng (báo Người tiêu dùng 50 triệu; Báo điện tử Hà Nội mới, Đại đoàn kết, Người đưa tin, Dân Việt, Dân sinh, Infonet mỗi báo 45 triệu; Tạp chí điện tử Thực phẩm chức năng 40 triệu vì hành vi thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng); Phạt 41 cơ quan báo chí khác từ 10-15 triệu vì hành vi thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng theo điểm a khoản 3 điều 8 nghị định 159/2013/NĐ-CP... Không chỉ có các báo mà hiện nay đội ngũ phóng viên, cộng tác viên cũng có những vấn đề phức tạp. Cụ thể: ngày 12/5/2015, Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an đã tống đạt Quyết định khởi tố bị can, tiến hành khám xét chỗ ở, chỗ làm việc đối với ông Kim Quốc Hoa - Nguyên Tổng Biên tập Báo Người cao tuổi, ông Hoa bị khởi tố vì đã có hành vi viết, duyệt cho đăng trên Báo Người cao tuổi một số bài báo có nội dung sai sự thật, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của một số tổ chức, công dân, phạm vào tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”, quy định tại Điều 258 – Bộ luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam; ngày 27/02/2017 Bộ trưởng TT&TT Trương Minh Tun đã ký quyết số 196/QĐ-BTTTT về việc thu hồi thẻ nhà báo của ông Trần Thanh Thắng, công tác tại báo Đời sống và Pháp luật Theo Ban Biên tập báo ĐS&PL, ông Trần Thanh Thắng đã vi phạm nghiêm trọng quy chế của toà soạn. Ông Thắng đã tự ý ký, đóng dấu gửi công văn đến ông Đoàn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch UBND quận 1, T.p HCM trong thời gian Trưởng văn phòng đại diện vắng mặt do nghỉ phép...
Quyết định thu hồi thẻ nhà báo của ông Trần Thanh Thắng. Nguồn internet.
Nhân kỷ niệm 92 năm ngày báo chí cách mạng Việt Nam, thiết nghĩ trong thời gian tới, báo chí cần phải phát huy được vai trò là người đi tiên phong trên mặt trận tư tưởng, tỉnh táo, cảnh giác, lấy chính thực tiễn sinh động của đất nước đổi mới để tấn công, vạch trần âm mưu thâm độc của các thế lực xấu, thù địch, củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế độ ta. Đồng thời cần chấn chỉnh hơn nữa đối với các hoạt động báo chí đặc biệt là các thông tin gây chú ý trong dư luận quần chúng, những thông tin nhạy cảm của đời sống xã hội... mỗi phóng viên, cộng tác viên, nhà báo cần có ý thức nghề nghiệp, tuân thủ các quy định của pháp luật, không nên chạy theo thị trường mà xa rời tôn chỉ mục đích. Cần nhấn mạnh lại rằng “Định hướng của Đảng là hướng báo chí vào các hoạt động ích nước, lợi dân, vào các hoạt động chống tham nhũng, chống quan liêu, chống tiêu cực, làm lành mạnh hóa xã hội, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường, vào việc đề cao điều thiện, chống lại điều ác. Đó cũng chính là lòng dân. Cho nên định hướng của Đảng chính là hướng báo chí vào lòng dân, ngăn ngừa báo chí vi phạm pháp luật, đi ngược lại lòng dân”.
Nguyễn Lê
                                                   

0 nhận xét:

Đăng nhận xét