Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng |
Theo Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho
biết, ngày 9/6, đại diện Bộ Ngoại giao đã giao thiệp nghiêm khắc với đại diện
Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam.
"Việt Nam mong muốn phát triển quan hệ
hữu nghị với tất cả các nước, trong đó có Hàn Quốc. Lãnh đạo hai nước đã đạt
được nhận thức chung về việc gác lại quá khứ, hướng tới tương lai. Chúng tôi đề
nghị Chính phủ Hàn Quốc không có các hành động và phát ngôn gây tổn thương tới
tình cảm của nhân dân Việt Nam, ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ hợp tác hữu nghị
hai nước" - Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định.
Trước đó, ngày 6/6/2017 trong bài phát biểu nhân Ngày tưởng niệm những người lính Hàn Quốc đã hy sinh cuộc sống của họ vì lợi ích quê hương (Memorial Day), vị “tân” tổng thống Hàn Quốc Mun Moon Jae-in đã phát biểu vinh danh những “người có công” Hàn Quốc tham chiến tại nước ngoài trong đó có chiến tranh Việt Nam.
Thực tế là khi phái quân đi đánh
thuê trong chiến tranh Việt Nam, Hàn Quốc đã được Mỹ viện trợ để phát triển
kinh tế - một thực tế ai cũng biết. Nhưng tại Việt Nam, nơi mà hàng triệu
người đã chết trong cuộc chiến tranh tàn bạo đó, tinh thần “ái quốc” nhưng
thiếu chất xám của ông Moon Jae-in có thể được tiếp nhận là thái độ chủ nghĩa
dân tộc “hẹp hòi”. Chưa kể đến rằng tuyên bố bất cẩn của tổng thống Hàn Quốc
động chạm tới cảm xúc của người dân Việt Nam.
Phát biểu vào hôm thứ Ba tại Nghĩa trang tưởng
niệm quốc gia ở Seoul (Seoul National Cemetery), ông Moon Jae-in nhấn mạnh
rằng "nền kinh tế Hàn Quốc đã tồn tại được là nhờ vào sự cống hiến và hy
sinh (của những người lính) đã tham gia chiến tranh Việt Nam."
Hàn quốc đặt tượng xin lỗi Việt Nam ở đảo Jeju |
"(Những người tham gia chiến tranh) không chút
do dự đáp lại tiếng gọi của Hàn Quốc, và âm thầm thực hiện nhiệm vụ của họ
trong miền nhiệt đới và rừng núi. Đây là tinh thần yêu nước… Nhà nước cũng phải
chịu trách nhiệm vì bệnh tật và vết thương (mà những người lính ấy) đã nhận
được khi tham chiến ở nước ngoài. Tôi sẽ cố gắng hết sức để đảm bảo rằng chúng
ta trung thực trả họ món nợ đó. Đây là những gì mà nhà nước nên giải
quyết", - ông Moon Jae-in cho biết.
Tuy nhiên, theo Giáo sư Heo
Seok-Ryeol ở trường đại học Chungbuk, tổng thống nên đuổi việc những người đã
soạn cho ông ấy bài phát biểu như vậy, hoặc ít nhất nên xem trước kỹ càng hơn
những gì họ viết.
"Nếu như Thủ tướng Nhật Bản cũng phát biểu theo
kiểu ông Moon Jae-in, ông ấy sẽ nói rằng "nền kinh tế của chúng ta đã sống
sót được nhờ những người Hàn Quốc đã đổ máu trong cuộc đấu tranh Triều
Tiên"… Trước đây đã từng có những phát biểu như vậy…" — giáo sư
viết trên Facebook.
Nhiều dân mạng Hàn
Quốc cũng đã bày tỏ sự bất bình của với sự đánh giá của tổng
thống.
"Không hiểu vì lý do gì, những người phụ nữ của
chúng ta làm việc tại các nhà máy (trong điều kiện vô cùng khó khăn) tự nhiên
cũng biến thành người yêu nước. Nói chung, đơn giản là có người dường như không
thể tách rời khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa của mình ra khỏi nhiệm vụ lãnh đạo
nhà nước." — một người sử dụng mạng xã hội bình luận.
Đến lượt mình, Quỹ Hòa bình Hàn
Quốc-Việt Nam hôm qua ra tuyên bố bày tỏ sự lo ngại về sự thiếu hiểu biết của Tổng
thống trong vấn đề lính đánh thuê Hàn Quốc tham gia chiến tranh Việt Nam.
"Chúng tôi chân thành hy vọng rằng chính quyền
ông Moon Jae-in sẽ thực hiện nhiệm vụ quốc gia của mình, dựa trên sự kiểm tra
nghiêm túc và làm rõ tất cả các tình huống chiến tranh ở Việt
Nam", - giám đốc Quỹ Hòa bình Hàn Quốc-Việt Nam Kang
Woo-Il tuyên bố.
Với chúng tôi là công dân Việt Nam, chúng tôi lên tiếng phản đối sự phát biểu thiếu suy nghĩ này. Một dân tộc phải biết tự mình nắm giữ độc lập thành quả, chứ không phải là coi một số như "Cha" để tôn thờ. Chúng tôi phải biết giữ gìn bản sắc cho mình, phải biết hợp tác để phát triển, nhưng không để mất nước...
Nguyễn Lê
0 nhận xét:
Đăng nhận xét