NGƯỜI ĐƯA TIN 289

NƠI CHIA SẺ THÔNG TIN ĐA CHIỀU VỀ MỌI VẤN ĐỀ

Thứ Hai, 22 tháng 5, 2017

VẪN LÀ CON LỪA MÀ ĐÒI KHAI TRÍ CHO AI?


Cho đến ngày nay mà vẫn còn rất nhiều người cứ nhét chữ vào mồm ông Lý Quang Diệu khi cứ lập đi lập lại rằng, ông Lý đã từng mơ ước Singapore của ông được như một góc của Sài Gòn, khi ông ta có dịp đến Sài Gòn vào những năm 196x.
Không có tài liệu nào chứng minh ông Lý có nói như vậy. Và nếu thật sự ông ta có nói vậy thì ông ta đúng là bị điên.
Để tôi chứng minh cho thấy là hoàn toàn không có điều đó.
Theo số liệu của World Bank, thì GDP bình quân đầu người vào năm 1960 của Singapore là 427,9$/người (trong khi mức bình quân của thế giới vào năm 1960 là 450,5$/người) Đến năm 1970 thì con số này tăng vọt lên hơn gấp đôi, đạt 925,3$/người, vượt mức bình quân của thế giới khi đó với chỉ 801,9$/người.
Không phải đợi tới những năm 1960 thì Singapore mới phát triển như vậy. Vào những năm trước 1945, Singapore đã là một thương cảng giàu có và trù phú. Hãy đọc một đoạn ngắn sau đây trong hồi ký "Một cơn gió bụi" của [Thủ tướng bù nhìn] Trần Trọng Kim về Singapore:
“Ðảo ấy (Singapore) có cái hải cảng rất hiểm yếu ở giữa đường hải đạo từ tây phương sang các xứ bên Thái Bình Dương. Dân cư ở đảo ấy có đến 75% là người Trung Hoa, còn lại là người Mã Lai, người Ấn Ðộ và người Nhật.
Việc điều khiển, phòng bị và cai trị trước đã ở tay người Anh, sau ở cả người Nhật. Việc buôn bán và những công nghệ phần nhiều ở tay người Trung Hoa, còn người bản xứ chỉ làm những nghề nhỏ mọn như chài lưới và trồng trọt rau khoai phía ngoài thành thị. Phố xá trong thành thị chia làm hai khu: một khu là nơi bình thời buôn bán phồn thịnh có nhà cửa rộng lớn, người đông đúc, chỉ ở gần bến tàu và ven bờ biển; một khu ở phía trong có đường xá sạch sẽ, hai bên có những biệt thự của những phú thương người Anh hay người Tàu. Những biệt thự ấy thường làm ở sườn đồi có cây cối sầm uất và vườn tược đẹp đẽ. Ngoài một vài nơi có phong cảnh khả quan, còn là những nơi buôn bán và ăn chơi chứ không có di tích gì đáng xem.”
Thế còn Miền Nam thời ấy (hay cụ thể hơn là Sài Gòn) có những gì?
Theo tư liệu của Tiến sĩ khoa học Vuong Van Hoang, Đại học Libre de Bruxelles, Bỉ, thì GDP bình quân đầu người của Miền Nam năm 1960 là 105$/người (chỉ bằng 24,5% so với Singapore), đến năm 1970, thì con số ấy chỉ còn 81$/người (bằng 8,75% so với Singapore tại thời điểm 1970).
Ngoài ra, theo Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng, nguyên Tổng trưởng kế hoạch VNCH kiêm cố vấn Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, trong cuốn "Khi đồng minh tháo chạy" thì ông ta kết luận rằng kinh tế Miền Nam thời đó hầu như chẳng có gì, toàn sống nhờ vào tiền viện trợ chiến tranh của Mỹ (hơn 1 tỷ mỹ kim mỗi năm tại thời giá 1960), không tự chủ được gì đến mức khi Mỹ vừa bỏ rơi thì rơi vào khủng hoảng và nhanh chóng thất bại.
Vậy thì sự bịa chuyện và ngộ nhận của rất nhiều người về việc ông Lý Quang Diệu mong ước Singapore được như một góc Sài Gòn khi đến đây vào những năm 196x là chuyện bịa đặt vô căn cứ. Vậy mà các bạn, trong thời buổi thông tin rộng mở và dễ tiếp cận lại không chịu đọc, không chịu tìm hiểu mà cứ để người khác dẫn dắt như những con lừa thì đúng là vẫn chưa thoát khỏi kiếp lừa. Chưa thoát kiếp con lừa thì đòi khai trí cho ai?
Dưới đây là một số hình ảnh cụ thể dẫn chứng.




Nguồn: Facebook Tony Ngo

0 nhận xét:

Đăng nhận xét