NGƯỜI ĐƯA TIN 289

NƠI CHIA SẺ THÔNG TIN ĐA CHIỀU VỀ MỌI VẤN ĐỀ

Thứ Ba, 23 tháng 5, 2017

CHỈ TRÍCH, ĐẢ KÍCH GS NGÔ BẢO CHÂU - LIỆU CÓ NÊN?????


Hiện nay trên mạng Internet xuất hiện nhiều bài viết có nội dung phê phán, đả kích, chỉ trích, chửi bới Giáo sư Ngô Bảo Châu như “Ngô Bảo Châu – một con Trâu biết làm toán”, “Ngô Bảo Châu từ bỏ dân tộc để trở thành vong nô”,..... Vậy thực hư chuyện này thế nào?
1.       Ngô Bảo Châu là ai?
Ngô Bảo Châu sinh ngày 28 tháng 6 năm 1972 tại Hà Nội. Thời niên thiếu, ông là học sinh Trường Tiểu học Thực nghiệm, Trường THCS Trưng Vương, và sau đó học tại Khối chuyên Toán thuộc Khoa Toán - Cơ - Tin học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (cũ), nay là Trường Trung học Phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông đã hai lần đoạt huy chương vàng Olympic Toán học Quốc tế tại Australia năm 1988 và Cộng hòa Liên bang Đức năm 1989, và cũng là người Việt Nam đầu tiên giành 2 huy chương vàng Olympic Toán học Quốc tế.

Là sinh viên Trường Đại học Paris XI (Université Pierre et Marie Curie) và Trường Sư phạm Paris (École normale supérieure Paris, ENS Paris từ năm 1992 đến năm 1994, rồi sau đó là sinh viên cao học và nghiên cứu sinh của Trường Đại học Paris XI dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Gérard Laumon, Ngô Bảo Châu bảo vệ Luận án tiến sĩ năm 1997, trở thành nghiên cứu viên của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) từ năm 1998, lấy bằng Habilitation à Diriger les Recherches (HDR) năm 2003 và sau đó được bổ nhiệm làm giáo sư toán học tại Trường Đại học Paris XI năm 2004. Cũng trong năm này, ông được trao tặng giải Nghiên cứu Clay của Viện Toán học Clay cùng với Giáo sư Gérard Laumon vì đã chứng minh được Bổ đề cơ bản cho các nhóm Unita. Năm 2005, khi được 33 tuổi, Ngô Bảo Châu được nhà nước Việt Nam phong đặc cách hàm giáo sư.
Năm 2007, ông đồng thời làm việc tại Trường Đại học Paris XI, Orsay, Pháp và Viện Nghiên cứu Cao cấp Princeton, New Jersey, Hoa Kỳ. Trong năm 2008, ông công bố chứng minh Bổ đề cơ bản cho các đại số Lie hay còn gọi là Bổ đề cơ bản Langlands. Cuối năm 2009, công trình này đã được tạp chí Time bình chọn là một trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009.
Với các công trình khoa học của mình, Giáo sư Ngô Bảo Châu được mời đọc báo cáo trong phiên họp toàn thể của Hội nghị toán học thế giới 2010 tổ chức ở Ấn Độ vào ngày 19 tháng 8 năm 2010. Tại lễ khai mạc, giáo sư đã được tặng thưởng Huy chương Fields. Trước đó, khi biết tin sắp nhận giải Fields, ông đã tranh thủ nhập quốc tịch thứ hai với hy vọng giải thưởng cũng sẽ đem lại vinh dự cho các nhà toán học Pháp.
Kể từ ngày 1 tháng 9 năm 2010, ông là giáo sư tại Khoa Toán, Viện Đại học Chicago. Nhằm khuyến khích nền khoa học nước nhà, Chính phủ Việt Nam đã trao tặng Ngô Bảo Châu một căn hộ công vụ trị giá 12 tỷ VNĐ ở tòa nhà Vincom, Hà Nội. Trước đó, ngày 4/9/2010, Hội đồng Thi đua khen thưởng thành phố Hà Nội (trong chương trình Đại hội Thi đua yêu nước giai đoạn 2010 - 2015 của thành phố) đã lựa chọn thêm Ngô Bảo Châu vào danh sách Công dân Thủ đô ưu tú lần thứ nhất, năm 2010.
Ngày 9/3/2011, phó thủ tướng chính phủ và bộ Giáo dục đã công bố Quyết định thành lập Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán (Vietnam Institute for Advanced Study in Mathematics) và quyết định bổ nhiệm ông Ngô Bảo Châu làm giám đốc khoa học của Viện.
Tháng 4 năm 2011, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy quyết định trao tặng ông Huân chương Bắc đẩu Bội tinh của nhà nước Pháp và ông đã chính thức sang Pháp nhận giải này vào ngày 27 tháng 1 năm 2012 tại điện Élysée. Một tháng sau, Ngô Bảo Châu cùng với năm người khác đã được Viện Đại học Chicago trao tặng danh hiệu giáo sư đã có những thành tựu xuất sắc (distinguished service professorships).
Năm 2012 ông là hội viên danh dự (fellow) của Hội Toán học Hoa Kỳ.
Cùng với nhà giáo Phạm Toàn, và giáo sư toán học Vũ Hà Văn, GS Ngô Bảo Châu mở một trang mạng giáo dục với tên là Học thế nào chính thức hoạt động vào ngày 1/5/2013 với kỳ vọng đóng góp vào việc tìm ra phương hướng giải quyết các vấn đề của giáo dục Việt Nam.
Tháng 10 năm 2013, ông là Chủ tịch danh dự của Câu lạc bộ Nhà khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội theo lời mời của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội - PGS.TS. Phùng Xuân Nhạ.
2.       Vì sao Ngô Bảo Châu bị chỉ trích, lên án
Thời gian qua, Ngô Bảo Châu đã có nhiều phát biểu gây sốc, gây bức xúc dư luận trong quần chúng nhân dân.
Đầu tiên, năm 2015, vào thời điểm Đảng và Nhà nước có chủ trương xây dựng tượng đài Bác Hồ ở tỉnh Sơn La thì Ngô Bảo Châu có những tuyên ngôn quy kết, mang tính xúc phạm những người đang là lãnh đạo, từ Trung ương xuống địa phương, Ngô Bảo Châu cho rằng những người này là “Lũ thần kinh và khốn nạn”. Trong những phát ngôn của mình Ngô Bảo Châu còn gọi các em học sinh nghèo là “lũ thú hoang”. Chính vì thế, thời điểm đó ông đã bị quần chúng nhân dân phản đối rất dữ dội.
Không lâu sau đó khi Ngô Bảo Châu trả lời BBC, một trang tin có hoạt động chống phá Việt Nam lâu dài, ông ta bày tỏ quan điểm của mình: “Châu thương dân nghèo VN nói chung và thương nhân dân tỉnh Nghệ An nói riêng khi phải đi (làm thuê) xuất khẩu lao động để kiếm tiền”.  Câu hỏi đặt ra là tại sao Ngô Bảo Châu lại có nhận thức và quan niệm nặng nề về xuất khẩu lao động của Việt Nam? Ngô Bảo Châu đâu biết rằng trong khi ông đang ăn sung, mặc sướng, nhà lầu xe hơi, cuộc sống xa hoa đế vương ở nước ngoài thì cuộc sống của một số người dân trong nước đang hết sức khó khăn, đêm ngày lam lũ, cố gắng lao động sản xuất ở trong nước, cũng như tha hương cầu thực nơi đất khách quê người để phát triển kinh tế gia đình, đóng góp cho đất nước.
Không thể phủ nhận, Ngô Bảo Châu là nhà khoa học lớn, đất nước ta luôn cần hiền tài, cha ông ta cho rằng “hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Đảng và Nhà nước ta cũng đã tạo điều kiện tối đa để GS mang hết tài năng, của một nhà khoa học hàng đầu thế giới cống hiến, phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân.        
Thế nhưng, giáo sư lại thể hiện cái hiểu biết ấu tr về chính trị của mình khi đăng bài cho BBC tiếng Việt khi nói về Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII thể hiện quan điểm chê bai Đảng ta khi cho rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam bầu chọn lãnh đạo mà không cho dân biết, không cho dân bàn và không cho dân bầu…” Giáo sư phải hiểu rằng, không có bất cứ đảng phái nào trên thế giới khi bầu cử lãnh đạo Đảng mà công dân tham gia bầu cử. Ngay ở nước Mỹ, nơi “dân chủ” mà giáo sư đang sinh sống và làm việc thì chỉ có 2 đảng nắm giữ quyền lực là Dân chủ và Cộng hòa thì khi bầu cũng chỉ có đảng viên đảng đó đi bầu lãnh đạo đảng.

Chưa dừng lại ở đó, ngày 19/5/2016  là ngày cả dân tộc kỷ niệm 126 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vậy mà Ngô Bảo Châu lại tiếp tục đăng status bôi nhọ và xúc phạm Bác Hồ, xúc phạm người dân mà cả dân tộc Việt Nam tôn kính. Ông viết "Có quý mến ai thì mong họ thoát khỏi vòng luân hồi, đừng bắt họ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta"
3.       Nhận xét
kiến của GS Ngô Bảo Châu đã vô tình trở thành luận cứ tâm lý có lợi cho những kẻ ngu dốt hoặc cơ hội đó. GS là niềm tự hào của Việt Nam. Trong bối cảnh hiện tại, GS là biểu tượng về mặt trí thông minh cho một dân tộc. Bởi vậy, những phát ngôn của GS không đơn thuần là những câu nói mang tính chất cá nhân nữa vì nó có tác động mãnh liệt đến suy nghĩ và niềm tin của hơn 90 triệu dân. Có điều chính GS hình như cũng không lường trước được hết những tác động từ những phát biểu của mình. Hệ quả là chính GS cũng được biến thành một kiểu biểu tượng về trí tuệ uyên bác trên các diễn đàn. Là một tài năng trong lĩnh vực toán học, GS đã được đám đông mặc định như một trí tuệ ở một ngạch khác bao trùm hơn: hình ảnh của GS đã trở thành một cái gì đó hao hao như một nhà triết học, một nhà chính trị học, một nhà xã hội học có khả năng phán xét đúng sai cho mọi vấn đề trong cuộc sống Việt Nam. Trong khi đó hơn một nửa cuộc đời mình GS Ngô Bảo Châu làm việc, học tập và nghiên cứu ở châu Âu. Lĩnh vực chuyên môn và chắc chắn cũng là lĩnh vực GS dành nhiều thời gian nghiên cứu nhất là toán học. Cuộc sống thì rộng hơn toán học và mang nhiều những phức tạp trong mỗi toan tính của con người. Phải sống trên chính đất nước của mình, thấu hiểu từng niềm vui, nỗi buồn, từng thành công, khổ cực của con người mới hiểu phần nào thực tại đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ. Việc phân tích từng câu nói, mổ xẻ từng ý tứ của Ngô Bảo Châu tưởng như để thể hiện sự tôn vinh, hóa ra lại trở thành một sự lợi dụng. Chân lý không quan tâm đến người phát ngôn. Việc trích dẫn Ngô Bảo Châu xét cho cùng cũng chỉ là mượn gió bẻ măng. Có những kẻ cần sự nổi tiếng, cần niềm tin mà những người Việt Nam đang đặt trên hình tượng Ngô Bảo Châu. Việt Nam rất cần những anh hùng. Tuy nhiên, những anh hùng của thời hiện đại không thể giống những Hector, Turnus hay Kinh Kha ngày trước. Cả thế giới đang bước vào thời kỳ mà trí thức quyết định phần lớn những tiến bộ trong xã hội. Người anh hùng của hiện tại trước hết phải là những người có trí tuệ, có trái tim, có tầm vóc văn hóa và kỹ năng đối thoại với thế giới. Trong bối cảnh đất nước đang phải đối mặt với nhiều vấn đề mang tính chất thời đại như biến đổi khí hậu, suy thoái kinh tế, khủng hoảng văn hóa thì khả năng hành động của những con người như vậy chính là chìa khóa để vươn lên.
4.     Kết luận
Tuy nhiên, theo quan điểm của cá nhân tôi, việc một số trang web, Blog đăng tải nhiều bài viết chỉ trích, phê phán, thâm chí là chửi giáo sư Ngô Bảo Châu liệu có hơi “quá đáng”. Vẫn biết rằng những hành động như trên của ông là khó có thể chấp nhận được, nhưng dù sao ông là một người tài, đã từng mang lại niềm tự hào cho cả dân tộc, một thần tượng của rất nhiều bạn trẻ hiện nay. Khi thần tượng bị xúc phạm liệu có ai chấp nhận được ngay hay không? Và khi nói đến giáo sư Ngô Bảo Châu cũng phải nói đến pha “cứu” Bộ giáo dục đào tạo năm 2015. Khi Bộ đưa ra phương thức thi và xét tuyển thi đại học, cao đẳng mới đã gặp phải nhiều phẫn nộ, bức xức từ các thí sinh và người nhà. Khi đám “zận chủ” lợi dụng vấn đề này để thúc đẩy sự phẫn nộ, bức xúc của người dân lên cao, thậm chí là việc yêu cầu Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận “từ chức ngay lập tức” thì với cương vị của một vị giáo sư, với sức ảnh hưởng của mình Giáo sư đã giúp cho không ít người thấy và cảm thông cho quá trình đưa ra một chủ trương mới vào thực tiễn. Giáo sư cho rằng “ Không công bằng nếu đánh giá một việc ở tầm quốc gia, liên quan đến triệu con người, dựa trên một sự kiện mang tính cá nhân, như việc một phụ huynh thuê xe cứu thương để kịp rút hồ sơ cho con”. Trong thời điểm đó, Giáo sư đã bị đám “dân chủ” đạp đổ cái tượng đài của ông một cách không thương tiếc.
Và hiện nay dưới sức ép của cộng đồng mạng, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã tạm thời “đóng cửa” tài khoản facebook.
Để làm một nhà khoa học chân chính không phải dễ bởi nếu không vững vàng thì những câu chuyện thị phi đủ giết chết một tài năng.

HAN@

2 nhận xét:

  1. Tất cả người tài trên thế giới này không phải đều là bạn của chúng ta , thậm chí họ còn là kẻ thù . Muốn làm bạn với chúng ta cái đó là do tấm lòng chân tình mà ra . Còn nếu không chúng ta chả dại gì bất chấp tất cả để tôn sùng họ cả .

    Trả lờiXóa