Thủ tướng Đức đã hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại thành phố Hamburg vào lúc 17h00 ngày 6/7. |
Trước chuyến đi của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến
CHLB Đức để dự hội nghị G20 theo lời mời của Thủ tướng Angela Merkel, dư
luận xôn xao về tin đồn Thủ tướng Đức không tiếp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Tin đồn được bung ra đầu tiên từ tờ Thoibao.de – một tờ báo dành cho cộng đồng
người Việt ở Châu Âu, đặc biệt ở Đức.
Ngày 1/7, tờ Thoibao.de đăng bài viết “Vì sao Thủ tướng Đức
không tiếp ông Nguyễn Xuân Phúc”. Bài viết được nhiều trang mạng xã hội, chủ thể,
đặc biệt ở các đối tượng phản động trong và ngoài nước trích đăng lại rất mạnh
mẽ . Và ai đó đã chi tiền quảng cáo trên Facebook để nội dung viral mạnh trong
cộng đồng mạng. Cũng từ đó nhiều bài viết, bình luận trên các trang mạng là sự
duy diễn có chủ ý gắn với sự kiện tòa án Việt Nam vừa kết án Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
vi phạm pháp luật “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam”, theo các điểm a, b, c Khoản 1 Điều 88 Bộ Luật Hình sự mà họ rêu rao là vi
phạm nhân quyền. Và các tin đồn đều khẳng định xuyên tạc , Thủ tướng Đức không
tiếp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vì những vấn đề đó.
Thế nhưng, thông tin thực sự là Thủ
tướng Đức đã hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại thành phố Hamburg vào
lúc 17h00 (theo giờ VN) ngày 6/7. Tại cuộc cuộc gặp song phương này,
Thủ tướng Angela Merkel cho biết, Đức mời Việt Nam dự Hội nghị Thượng đỉnh G20
thể hiện sự coi trọng vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Thông
tin này được đăng tải rộng rãi trên các tờ báo lớn, và phương tiện truyền thông
của hai nước Việt Nam và Đức.
Và tất nhiên,
Tổng biên tập tờ Thoibao.de sẽ cảm thấy mất mặt khi một tờ báo vốn đã từng mang
lại những thông tin hữu ích về đất nước cho cộng đồng người Việt tại Đức, được
mọi người yêu thích và nhận được sự hợp tác với báo Vietnamnet, nay đã trở
thành một trong những tờ báo lá cải, đăng tin giật tít kiếm view của bạn đọc
bằng sự lừa dối. “Cố đấm ăn xôi”, tờ thoibao.de tiếp tục lấp liếm sự dối trá có
chủ đích của mình bằng các thông tin Tổng thống Đức tiếp Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc tại Atlantic Hotel là không coi trọng Việt Nam.
Thế nhưng,
Đức chỉ có hai tòa nhà đặt Văn phòng Thủ tướng ở Berlin và Bonn thì tất nhiên
để tiếp lãnh đạo các nước ở Hamburg thì sự lựa chọn cuối cùng chỉ có ở khách
sạn Atlantic Kempinski, nơi bà Merkel trú chân . Chưa hết, cũng tại khách sạn này
Thủ tướng Đức đã hội đàm với Tổng thống Mỹ Donal Trump, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ
Recep Tayyip Erdogan, Tổng thống Úc Malcolm Turnbull và cả Tổng thống Canada
Trudeau. Nói như thoibao.de thì có nghĩa Tổng thống Đức cũng chẳng coi trọng gì
các nước trên kể cả Mỹ một siêu cường quốc lớn nhất thế giới? Đấy là chưa kể,
cuộc gặp của Thủ tướng Angela Merkel với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã kéo dài
hơn dự kiến, thậm chí còn được sắp xếp trước cuộc gặp với Tổng thống Mỹ – Donal
Trump.
Thủ tướng Đức tiếp đón Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6/7 tại Atlantic Hotel. |
Sau những thông tin dối trá ẩn chứa
nhiều âm mưu, tưởng chừng những thông tin xuyên tạc như thế này sẽ không dám
xuất hiện vì đã gây ác cảm trong lòng dư luận, thế nhưng nó lại mở màn cho hàng
loạt các thông tin công kích điên cuồng hơn.
Đó là thông
tin về việc gặp gỡ của Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc với kiều bào ta ở
Đức mặc dù diễn ra hết sức thành công tốt đẹp, thế nhưng tờ báo này lại giật
một cái tít rằng “Tiếp thủ tướng – phải chăng chúng ta đều đã quá mệt mỏi?”.
Tác giả bài báo này khẳng khái “dạy” Thủ tướng và kiều bào ta ở Đức nên phải cư
xử thế nào trong các buổi gặp gỡ này. Bằng tấm lòng chân tình của người mang
vai trò kết nối và người xa quê luôn đau đau nhớ về quê hương, thiết nghĩ cả
Thủ tướng và kiều bào ta tự khắc sẽ biết cư xử thế nào, trả lời vấn đề gì hỏi câu
gì.
Đây là một
cuộc gặp thân mật, mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hay bất cứ lãnh đạo nhà
nước cấp cao của ta luôn đặt ưu tiên hàng đầu trong các chuyến công du
nước ngoài của mình. Và tất nhiên, nếu kiều bào ta không quan tâm thì làm gì có
chuyện 600 người đại diện đến dự, còn Thủ tướng thì ngay khi thực hiện một
chuyến bay dài, đặt chân tới Đức là tới cuộc gặp ngay.
Tất nhiên,
cái kiều bào ở Đức muốn nghe, muốn thấy, vấn đề mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
trình bày chắc chắn sẽ không phải là cái tờ báo này muốn nghe để viết thế nên
mới có chuyện “trò dạy thầy” ngược đời như vậy. Về vấn đề này, không cần phải
tranh luận nhiều cứ nhìn những nụ cười rạng rỡ của kiều bào ta ở Đức thì hiểu
được ý nghĩa của buổi gặp này thế nào.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng kiều bào ta ở Đức. |
Càng nói càng sai nhưng tờ báo này vẫn
không ngừng bới móc, xuyên tạc những thông tin trong chuyến đi của Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc. Thế nên chẳng ngạc nhiên gì khi ngay sau đó tờ báo này bung
ra một thông tin rằng, “Cảm thấy bất an, Thủ tướng Phúc đề nghị mang súng
đến G20?”. Thực chất việc đề nghị mang súng này chỉ là một thông tin mà
thoibao.de đưa ra chưa kiểm nghiệm được tính đúng sai thế nhưng nếu có đi chăng
nữa thì cũng là hoàn toàn hợp lý bởi Đức đang có những bất ổn bạo loạn, thậm
chí là khủng bố, ngay trong thời điểm diễn ra G20 đã có rất nhiều cuộc biểu
tình, bạo động xảy ra. Việc phòng ngừa và bảo vệ sự an toàn tuyệt đối cho lãnh
đạo cấp cao là điều đáng được trân trọng. Không lẽ những người lãnh đạo cao cấp
nhất thế giới chỉ trong chờ vào mỗi sự bảo vệ của nước chủ nhà.
Theo một
nguồn tin riêng, phái đoàn các nước khác như Mỹ, Anh, Mexiko, Nam Phi… cũng có
thể đã yêu cầu được mang súng. Đáng nói nhất là lãnh đạo của tổ chức tiền tệ
quốc tế IMF khi tham gia hội nghị này cũng yêu cầu được mang súng để tự bảo vệ
và đặc biệt Hà-Lan một đất nước rất hiền hòa, thành viên của EU và hàng xóm kế
bên của Đức mà cũng yêu cầu được mang súng tự bảo vệ. Việc mang súng đơn thuần
chỉ là một phương pháp tự vệ ngoại giao mà đã được hai bên thống nhất.
Ngay trong buổi lễ diễu hành nhậm chức tại Mỹ, Tổng thống Donal Trump luôn có những mật vụ mang súng theo bảo vệ. Vậy thì chẳng lẽ ra nước ngoài, họ để mật vụ ở nhà? |
Sau con át chủ bài bung tin xuyên tạc
Thủ tướng Đức không gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bị báo chí quốc tế và truyền
thông Đức vạch trần, cứ tưởng đích thân người có kiến thức và tư duy lớn
nhất của tờ báo này tiếp tục ra tay thì cũng có gì đó đáng đọc nhưng hóa
ra cũng là thứ báo lá cải tiếp tục bới móc.
Cay cú có lẽ
là cảm giác của tổng biên tập tờ thoibao.de khi liên tiếp bơm ra những thông
tin vịt mà ai cũng dễ dàng phản biện, mà càng cay cú thì người ta lại có những
cách trả thù đầy ấu trĩ và trẻ con. Nên mới đây, tờ này lại tiếp tục xuyên tạc
về cách nghe hòa nhạc – một trong những hoạt động của Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc trong chuyến công du tới Đức vừa rồi. Thậm chí, rút kinh nghiệm từ những
lần thất bại trước, tờ báo này quyết định “gắp lửa bỏ tay người”, trích dẫn
theo ý của một tờ báo tại Đức.
Lãnh đạo các nước tham dự buổi hòa nhạc bên lề hội nghị G20 |
Thế nhưng, nếu ai đã từng đọc bài báo “Trump und der falsch verstandene Beifall” trên tờ Süddeutsche Zeitung của Đức thì sẽ
hiểu nội dung chính xác mà bài báo này muốn đưa tin. Với tiêu đề “Trump và
tràng vỗ tay bị hiểu lầm” bài báo này đã thông tin chính về việc Tổng thống Mỹ
hiểu lầm việc hội trường vỗ tay chào đón ông nhưng thực chất đó là dành cho Tổng
thống Pháp. Bên cạnh đó, bài báo này còn nói miêu tả về không khí của buổi hòa
nhạc này. Bài báo này viết, tân Bộ trưởng ngoại giao Cannada Chrystia Freeland
không thể kiềm chế bản thân, thậm chí đã gác chân lên ghế trước và ngồi nghe với
thái độ bình thường. Họ nói rằng hy vọng Thủ tướng Đức không cảm thấy lạnh bởi
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngồi nghe với việc quạt bằng quyển sách của chương
trình.
Đây chính là nội dung chính trên tờ Süddeutsche Zeitung bị thoibao.de cố tình cắn xén |
Tất cả nội dung chỉ có thế, đơn giản chỉ là một bài báo miêu
tả không khí của buổi hòa nhạc với nội dung chính xoay quanh ông Trump, ấy vậy
mà tờ thoibao.de cố tình trích dẫn một chi tiết nhỏ xảy ra trong hội nghị để
xuyên tạc công trích hạ uy tín của Thủ tướng. Cần phải nói thêm rằng, việc ngồi
thưởng thức âm nhạc là phong cách của mỗi người, ở Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
toát lên phong cách của người miền Trung với lối nghe nhạc cầm quạt phe phẩy.
Đó là nét tự nhiên, là bản sắc vắn hóa của dân tộc tại sao phải thay đổi. Phải
biết rằng với lối ngoại giao tự nhiên, thân thiết này của Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc đã ghi điểm rất lớn trong mắt bạn bè quốc tế.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Mỹ |
Mặc dù, lần đầu tiên Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc đưa đoàn Việt Nam tham dự hội nghị G20 – nơi chiếm 2/3 kinh tế toàn
cầu, thế nhưng ông đã khéo léo đưa Việt Nam hòa nhập nơi đây. Sự thành công tại
diễn đàn này sẽ có ích rất lớn cho tương lai của Việt Nam mà tiêu biểu tại hội
nghị Apec 2017 sắp tới.
Thế nhưng,
không phải ai cũng mong muốn điều này xảy ra. Và người đứng đầu tờ thoibao.de
là một trong số đó. Song, sự suy diễn, gán ghép lái vấn đề sang hướng khác làm
đánh lạc suy nghĩ chính là cách làm báo giả dối, thiếu khách quan, chỉ có thực
tiễn mới là quan tòa phán xét công tâm. Bất cứ một sự gán ghép, che giấu nào
cũng bị phanh phui trước ánh sáng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét