NGƯỜI ĐƯA TIN 289

NƠI CHIA SẺ THÔNG TIN ĐA CHIỀU VỀ MỌI VẤN ĐỀ

Thứ Bảy, 8 tháng 7, 2017

Quân đội làm kinh tế: Góc nhìn từ lịch sử và thực tiễn!!!

Tèo!!!


Hiện nay, dư luận xã hội đang rất nóng bỏng bàn luận về vấn đề quân đội có nên tiếp tục làm kinh tế nữa hay không? Đặc biệt, một số trang mạng xã hội lại cố tình hướng lái dư luận theo một chiều, cố tình phủ nhận vai trò của kinh tế quân đội trong  quá trình bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước.

Đối với vấn đề này, chúng ta phải nhìn nhận, đánh giá một cách toàn diện và khách quan.

Trước hết, việc quân đội tham gia làm kinh tế không phải là vấn đề mới. Vấn đề này đã xuất hiện từ lịch sử, gắn bó mật thiết với quá trình chiến tranh bảo vệ tổ quốc của dân tộc và xuất phát từ đòi hỏi của chính yêu cầu lịch sử. Trong bối cảnh đất nước chiến tranh, Lực lượng quân đội vừa là lực lượng trực tiếp chiến đấu nhưng cũng là lực lượng quan trọng kết hợp chặt chẽ, gắn bó với quần chúng nhân dân trong quá trình sản xuất, phục vụ kháng chiến, góp phần vào sự nghiệp giải phóng, thống nhất đất nước. Bác Hồ đã từng dạy: Quân đội nhân dân Việt Nam là đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân lao động, sản xuất. Do vậy, Chủ trương Quân đội lao động sản xuất, xây dựng kinh tế là chủ trương của Đảng, Nhà nước, Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng. Đây là một trong ba nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho Quân đội. Không phải Quân đội muốn làm hoặc do lợi ích của Quân đội mà muốn làm thì làm.

 

Lực lượng quân đội tham gia sản xuất phục vụ kháng chiến.

Nguồn: Inteernet.

Thứ hai, trong giai đoạn hiện nay, lực lượng quân đội vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hội nhập và phát triển đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cùng với chức năng là đội quân chiến đấu, đội quân công tác, quân đội ta còn có chức năng hết sức quan trọng là đội quân lao động sản xuất. Lực lượng quân đội luôn là lực lượng nòng cốt trong tham gia xoá đói giảm nghèo; triển khai xây dựng các khu kinh tế quốc phòng ở các địa bàn chiến lược, trọng điểm mà không doanh nghiệp nào tới được; tạo điều kiện đưa hàng vạn hộ dân cư lên các điểm định cư, các địa bàn mới, sinh sống lâu dài, tạo ra thế bố trí chiến lược hết sức trọng yếu về quốc phòng an ninh. Điển hình như Viettel  là Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam; là nhân tố chính tạo ra sự bùng nổ viễn thông tại Việt Nam, giúp đất nước đạt được mục tiêu phổ cập dịch vụ viễn thông trước kế hoạch. Ngoài ra, Viettel cũng tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu sản xuất, cung cấp trang thiết bị kỹ thuật cao như máy thông tin, radar, hệ thống quản lý vùng trời, hệ thống tự động hoá chỉ huy… Trong đó, nhiều dòng trang thiết bị đáp ứng từ 50%-70%, thậm chí 100% nhu cầu của quân đội, giảm phụ thuộc nguồn cung nhập khẩu nước ngoài.

 

 

Ảnh: Tập đoàn Viettel – Thương hiệu quốc gia. Nguồn: Internet.

Tóm lại, có thể khẳng định việc lực lượng quân đội tham gia sản xuất, phát triển kinh tế là hoàn toàn đúng đắn, theo chủ trương của Đảng, vì mục tiêu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên, để phát huy tối đa hiệu quả của chủ trương kết hợp giữa kinh tế-quốc phòng, quốc phòng- kinh tế thì lực lượng quân đội phải quán triệt sâu sắc nguyên tắc lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện của đảng. Lực lượng quân đội phải luôn là lực lượng tiền phong, gương mẫu trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước. Bộ Quốc phòng cần có những quy định cụ thể, sát hợp với thực tiễn, kịp thời chỉ đạo, kiểm tra lĩnh vực sản xuất, xây dựng kinh tế của Quân đội. Đồng thời, phải kiên quyết xử lý đối với những cá nhân, tổ chức lợi dụng chủ trương phát triển kinh tế gắn với an ninh – quốc phòng để trục lợi và vi phạm pháp luật./.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét