NGƯỜI ĐƯA TIN 289

NƠI CHIA SẺ THÔNG TIN ĐA CHIỀU VỀ MỌI VẤN ĐỀ

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2017

Gộp Tết ta với Tết tây: Nên hay không?

Dạo gần đây có nhiều phát ngôn cho rằng: "Việt Nam nên học theo Nhật Bản, bỏ tết cổ truyền dân tộc để ăn tết Tây", hay "Gộp Tết Tây với Tết Ta" các kiểu gì gì đó. Đáng buồn là đó lại là những phát ngôn từ miệng những người được gọi là nhà văn, nhà thơ, giáo sư, tiến sĩ của nước nhà. Bản thân mình là người trẻ, xin phép làm bài phân tích dưới dạng Vấn - Đáp để phản bác lại quan điểm của một bộ phận không nhỏ những "Người Việt Sính Ngoại" bao gồm các nhà văn, chuyên gia, tiến sĩ nêu trên.
***
Có người bảo: "Tết cổ truyền là tết ăn theo của Trung Quốc, hay ho gì, bỏ là đúng".
Xin đáp, Tết Nguyên Đán của Việt Nam Hoàn Toàn khác với Tết cổ truyền của Trung Quốc.
Nguồn gốc Tết cổ truyền Việt Nam xuất phát từ nền văn minh lúa nước lâu đời, người Bách Việt xưa họ rất coi trọng tiết khởi đầu của chu kỳ canh tác trong một năm, gọi là tiết Nguyên Đán, sau này gọi là Tết Nguyên Đán. (do nhu cầu canh tác nông nghiệp, người nông dân xưa đã "phân chia" thời gian trong một năm thành 24 tiết khí khác nhau, và ứng với mỗi tiết này có một thời khắc gọi là "giao thừa".)
Tết cổ truyền Trung Quốc xuất phát từ truyền thuyết chống lại con Niên (年- nián) mỗi dịp đầu năm. Truyền thuyết Trung Hoa tương truyền rằng, ngày xưa ở Trung Quốc có một con thú dữ gọi là "Niên", quanh năm suốt tháng sống ở đáy biển. Con này đầu mọc sừng, có bờm, trông vừa giống con kỳ lân lại vừa giống con rồng. Cứ đến đêm giao thừa nó lại ngoi lên bờ để hại gia súc, phá hoại mùa màng và hại người, đặc biệt là nó rất thích ăn thịt trẻ nhỏ. Một ngày, dân làng phát hiện ra con quái vật này rất rất sợ màu đỏ, ánh lửa và tiếng nổ. Vì vậy sau này, cứ vào ba mươi tết, người ta thường treo đèn lồng đỏ, đốt pháo nổ, dán câu đối đỏ để xua đuổi quái vật và đón giao thừa trong an yên, hạnh phúc. Tập tục này ngày càng được phổ biến rộng rãi và trở thành ngày Tết cổ truyền long trọng nhất của người dân Trung Quốc .
Tết ở Việt Nam đã có từ rất lâu, từ trước thời Tam Hoàng Ngũ Đế (2879 TCN) và thay đổi theo từng thời kỳ. Trên lãnh thổ Trung Quốc thời cổ đại có hai chủng tộc sinh sống là tộc người Hán ở phương Bắc và tộc người Bách Việt ở phương Nam. Do đặc điểm thời tiết và địa hình nên nền kinh tế sơ khai của tộc Hán là chăn nuôi du mục còn tộc Bách Biệt là nuôi trồng lúa nước. Tết Nguyên Đán là lễ hội nông nghiệp nên xuất xứ từ các dân tộc Bách Việt phương Nam còn người Hán ở phương Bắc chỉ tiếp nhận nó sau này.
Như Khổng Tử đã viết trong cuốn Kinh Lễ: "Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn người Man (người tộc Bách Việt). Họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó. Kinh Lễ là cuốn sách chuyên ghi chép lại lễ nghi thời xưa của Khổng Tử.
Sách Giao Chỉ Chí cũng có đoạn viết “Bọn người Giao Quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới, không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia lễ hội này". Người Giao Quận tức Quận Giao Chỉ, Giao Chỉ nguyên là tên gọi của một bộ trong số 15 bộ của nước Văn Lang thời xưa. Bộ Giao Chỉ thời Hùng Vương tương đương miền Hà Nội ngày nay và miền hữu ngạn sông Hồng.
Vì vậy Tết Nguyên Đán của dân tộc ta chả có liên quan cái mẹ gì đến Tết cổ truyền của Trung Quốc cả. Khác nhau từ truyền thuyết đến lịch sử, rồi đến văn hóa và phong tục cũng khác nhau luôn. Tiên sư bố con thằng nào con nào bảo Việt Nam ăn tết theo Trung Quốc hay là Tết Cổ Truyền chỉ là du nhập vào Việt Nam thì nên xem lại.
                                                                             Tết xưa của Việt Nam 
***
Bạn lại bảo: "Các nước nghỉ Tết tây, chúng ta cũng nghỉ. Rồi khi các nước quay trở lại vào guồng làm việc hăng hái suốt một năm, chúng ta lại rề rà vì chuẩn bị nghỉ Tết cổ truyền. Hết Tết cổ truyền vẫn uể oải, thậm chí là kiêng kỵ tiền vào tiền ra cho tới hết tháng Giêng. Trong khi với tốc độ kinh tế phát triển chóng mặt như hiện nay, các doanh nghiệp đua nhau tới từng phút từng giây, sự thắng thua trên thương trường quốc tế nó khác lắm với cái sự chém gió hơn thua nhau trên bàn nhậu những ngày Tết."
Xin thưa, bạn bảo ở Việt Nam nghỉ lễ nhiều đâm ra uể oải, kinh tế đi xuống ư? Vậy thì bạn chưa biết, Việt Nam chỉ đứng thứ 5 trong những nước có nhiều ngày nghỉ lễ nhất thê giới với 15 ngày, ngang với Nhật Bản và Thụy Điển là 2 quốc gia phát triền tầm cỡ của thế giới. Ngay sau đó là Hàn Quốc, Áo, Bỉ, Pháp, Mỹ, Đài Loan, Nga, Canada, Singapore, Australia, Italy, Holand với số ngày nghỉ lễ dao động từ 11 - 14 ngày tùy năm. Một số nước phương Tây, họ được nghỉ từ lễ giáng sinh liền mạch đến những ngày đầu năm mới, tính sơ cũng chục ngày. Thêm nữa, năm nào thống kê kinh tế của toàn thế giới quý 1 đầu năm chả giảm so với quý 4 trước đó, lăn tăn vớ vẩn GDP giảm sút các kiểu cái gì? Cả thế giới nó uể oải mấy ngày cuối năm - đầu năm chứ riêng gì Việt Nam. Thêm nữa, giờ làm việc ở VN là 48 tiếng/ tuần, trong khi Mỹ chỉ có 38 tiếng/ tuần và Đức là 35 tiếng/ tuần. Đừng bảo người Việt lười.
Không lăn tăn phương Tây xa xôi. Có thể bạn chưa biết cả 4 con rồng Châu Á đều ăn Tết cổ truyền Âm Lịch. Bao gồm Hàn Quốc, Đài Loan, Hongkong và Singapore. Đất nước có tốc độ phát triển thứ 2 thế giới và là chủ nợ lớn nhất của Chính Phủ Hoa Kỳ là Trung Quốc còn nghỉ lễ đến tận 18 ngày. Đặc biệt ở Singapore, họ ăn Tết Dương, Tết Âm, lễ Hồi Giáo, lễ Ấn Giáo.. và bạn dám bảo nó nghèo vì tết hay nó lười biếng?
Bạn uể oải, lười biếng, không chịu làm việc thì đó là việc của bạn, là lỗi của bạn. Nhưng bạn lôi truyền thống dân tộc ra để bao biện thì bạn là cái loại CỰC KÌ VÔ LIÊM SỈ.
Về vấn đề phát triển kinh tế, tôi không rõ các chuyên gia, nhà văn, hay những người được cho là có học thức trong xã hội này đã đi được đến đâu và có học bài bản về kinh tế hay không mà họ đổ cho Tết Nguyên Đán làm suy giảm nền kinh tế nước nhà. Vấn đề của nền kinh tế Việt Nam hiện nay là ở nội địa, nội điạ còn chưa lo xong và đang vấp váp nhiều chỗ thì tính gì đến việc giao thương nước ngoài với cả chạy đua mà các cô các bác chém gió? Bạn hãy đi hỏi gần nhất từ những người bán hàng ngoài chợ đến những người chủ doanh nghiệp xem họ thích dịp nào nhất trong năm, và quý nào trong năm là họ bán hàng nhiều nhất với số lượng không tưởng. Đảm bảo 96,69% trả lời là dịp TẾT.
Định mệnh, người ta còn mong có nhiều ngày lễ tết để người ta được nghỉ ngơi, mua sắm, du lịch. Từ đó kích cầu phát triển sản xuất hàng tiêu dùng và du lịch, lễ hội -> Các doanh nghiệp và dịch vụ trong nước phát triển. Nền kinh tế nội địa phải phát triển đã rồi từ đó mới chạy đua được với nước ngoài, nền kinh tế nội địa còn chưa lo xong, còn lo đi dìm hàng tẩy chay nhau thì còn khướt mà chạy với chả đua.
Vào mùa Tết, hàng hóa bán được nhiều thì doanh thu các doanh nghiệp nội địa đi lên, các doanh nghiệp trong nước phải ổn định doanh thu thì mới phát triển lên được. Không chỉ riêng các ngành công nghiệp, mùa lễ Tết còn là mùa du lịch trong nước phát triển cả về lượng khách du lịch trong nước và nước ngoài. Do đây là mùa lễ hội, thời tiết ấm áp thích hợp cho việc vi vu tìm hiểu văn hóa nên lượng khách trong nước và nước ngoài đổ về các điểm du lịch, lễ hội rất đông. Từ đó các dịch vụ du lịch trong nước sẽ phát triển mạnh, đẩy mạnh doanh thu ngành du lịch và dịch vụ.
Đó là nền tảng cho sự phát triển kinh tế. Ta phải ổn định và phát triển nền kinh tế nội địa đã rồi từ đó mới chạy đua được với nước ngoài, nền kinh tế nội địa còn chưa lo xong, còn lo đi dìm hàng tẩy chay nhau thì còn khướt mà chạy với chả đua.
Giờ mà bỏ Tết cổ truyền, các mặt hàng Tết như bánh kẹo, mứt tết, quần áo, đồ trang trí, đào quất... không có doanh thu có thể dẫn đến phá sản các doanh nghiệp nhỏ trong nước. Người nông dân trồng các loại hoa quả Tết thì khốn đốn. Mùa lễ hội thì các điểm du lịch lễ hội hẻo lánh do có cái mẹ gì nữa đâu mà xem. Ờ đấy, bỏ Tết thì kinh tế nước nhà đi lên, nói nghe dễ thật. Cạnh nhà mình có ông bác mở hàng bán đồ gia dụng, thường ngày thì chả bán được cái gì mấy, nhưng mỗi dịp tết đến là ông bác phải thuê thêm 4 5 anh nhân viên mới đủ bán hàng. Bữa ổng đọc được cái tin các chuyên gia cao siêu đòi bỏ tết thế là ổng chửi suốt ngày từ ngõ phố đến xóm chợ, các bà ngoài chợ cũng chửi ké: "Cái bọn này sướng quá hóa rồ rồi các bác ạ".
                                                                         Tết là dịp để tụ họp gia đình
***
Lại nữa: "Người Nhật cuối thế kỉ XIX đã bỏ Tết cổ truyền ăn Tết dương lịch để phát triển kinh tế. Vậy cớ gì ta phải giữ gìn Tết cổ truyền mà thay vào đó hãy gộp chung với tết Tây vì sự phát triển phồn thịnh của đất nước?"
Về kinh tế, như tôi đã nói ở trên, kinh tế nội địa chưa đâu vào đâu thì có bỏ ngàn cái tết nữa cũng thế. Nhật Bản khi đó đang ở giai đoạn cực thịnh của nền kinh tế và họ bắt buộc phải bỏ tết âm để bắt kịp nhịp độ kinh tế thế giới. Nói là bỏ nhưng họ vẫn theo âm lịch, truyền thống tổ chức các lễ hội đón xuân âm lịch vẫn được duy trì ở nhiều địa phương. Và hiện nay đang có 1 luồng dư luận lớn tại Nhật Bản cho rằng nên khôi phục lại Tết cổ truyền.
"Nhật Bản đã bỏ âm lịch để sử dụng dương lịch vì những đòi hỏi của nền kinh tế khi đó. Nhưng như tôi đã nói, Nhật Bản lẽ ra vẫn có thể giữ Tết Nguyên đán như một nét văn hóa cổ truyền và là sợi dây liên kết cộng đồng. Chúng ta đang sống trong một xã hội toàn cầu hóa. Điều đó tạo ra một xã hội mở, nhưng mặt khác nó khiến con người mất đi bản sắc, sự nhận diện “chúng ta là ai?”
Đây là một vấn đề lớn, thậm chí về khía cạnh an ninh quốc gia. Một quốc gia có thể có trong tay những máy bay chiến đấu hiện đại nhất, tinh xảo nhất, nhưng nếu những người điều khiển máy bay không có ý chí mạnh mẽ để bảo vệ chủ quyền quốc gia thì các máy bay hiện đại ấy chẳng có tác dụng gì!
Tôi cho rằng, Việt Nam vẫn nên giữ phong tục này. Tôi rất thích khi thấy trên đường phố đầy quất vàng và hoa đào. Có lần, tôi thấy một người đàn ông chở cây quất to gấp 2-3 lần xe máy của ông ấy. Tôi nghĩ, nếu như các bạn bỏ tết ta sẽ là điều vô cùng đáng tiếc. Truyền thống là điều cần phải được giữ gìn.
Bên cạnh đó, con người chỉ có sức mạnh khi họ đoàn kết và cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng để đoàn kết mọi người. Đây là lý do nhiều người Nhật Bản muốn khôi phục lễ hội đón năm mới cổ truyền, với mong muốn giúp làm tăng sức mạnh cộng đồng. Khi tôi có dịp chia sẻ với phu nhân Thủ tướng Nhật Shinzo Abe trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 1.2013, bà cũng chia sẻ chung cảm nhận." - Công sứ Nhật Bản Hideo Suzuki trả lời báo Lao Động khi được hỏi về việc Việt Nam có nên gộp Tết ta với Tết tây?
***
Kết: Tôi chỉ là một người trẻ thất học, và tôi chẳng thể hiểu nổi các vị thành đạt cao siêu, có tiếng nói trong xã hội nghĩ cái gì mà đòi Gộp Tết, Bỏ Tết? Các vị muốn cúng ông Công ông Táo vào lễ Giáng Sinh? Có sợ chúa Jesus giận lôi lên trời không đấy? Rồi thì ăn giỗ ông bà vào lễ Phục Sinh, ăn mồng 5/5 vào lễ Tạ Ơn? Thế sao không bảo người nông dân bỏ nông nghiệp luôn đi, xem có cái gì để đút vào mồm không. Sao không bỏ bàn thờ bố mẹ ông bà xuống biển luôn đi, các vị bỏ đi cái cổ truyền lâu đời của dân tộc, cái gốc gác của các vị thì các vị có được như ngày hôm nay không? Sính ngoại nó vừa. Các vị giỏi giang nhưng các vị đòi bỏ đi cái truyền thống dân tộc của mình thì các vị cũng chỉ là hạng vô sỉ mà thôi.
...Ta lại trở về những tháng ngày xưa cũ, ngắm nhìn hình ảnh người dân Hà Nội thập niên 90 nô nức mua sắm Hoa Đào dịp năm mới xuân về mà lòng bồi hồi, náo nức. Có đôi lúc ta thèm một cái tết xưa, giản dị đến nao lòng.
Photo: Nevada Wier | Getty Images (ảnh 1)
(Nguyễn Trần Châu Long)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét