Khích lệ tinh thần những người hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ có gì là sai?
Thật đau lòng khi đầu năm mới dư luận trong nước đã nhận tin buồn về vụ
sát hại dã man nữ sinh giao gà và những hành vi cầm thú của nhóm đối tượng. Sau
khi nhận được thông tin, lực lượng Công an đã vào cuộc và tìm ra thủ phạm. Để
khích lệ tinh thần trách nhiệm làm việc của tổ chuyên án, Công an tỉnh Điện
Biên đã có hình thức khen thưởng cho các cán bộ, chiến sỹ trong chuyên án. Liên
quan đến vụ việc này, một số người có ý kiến phản đối việc Công an nhận thưởng
là không phù hợp, thậm chí có người sử dụng những từ ngữ xúc phạm đến những người
nhận thưởng. Tiêu biểu ngày 19/02/2019 , trên báo thanh niên, chuyên mục pháp
luật có đăng bài viết “Vụ sát hại nữ sinh ở Điện Biên: Sao có thể nhận thưởng
trong nỗi đau của gia đình nạn nhân”? của tác giả Nguyễn Thế Thịnh đăng trên
báo Thanh Niên. Mặc dù bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, tuy nhiên được
đăng tải rộng rãi trên trang thông tin chính thống nên tôi có đôi điều muốn
“góp ý” về vấn đề này như sau.
Trước tiên tôi muốn nói đến việc
dùng từ của tác giả trong bài viết, chúng ta chưa bàn đến vấn đề đúng sai ở
đây, nhưng ngay trích dẫn bài báo tác giả đã sử dụng những ngôn từ có tính lăng
mạ những người đã bỏ công sức tìm ra
hung thủ của vụ án. Tác giả viết: “Ngăn chặn được, cứu được mạng người mới đáng
khen thưởng. Không lý gì người chết bị đào mồ lần nữa, người thì hân hoan nhận
thưởng. Thật phản cảm và không có tính giáo dục”.
“Không có tính giáo dục”? tại sao khi nêu gương một việc tốt như vậy mà
tác giả nói là không có tính giáo dục? Tại sao một người làm việc trách nhiệm,
hiệu quả, vì bình yên cuộc sống được
tuyên truyền, nhân rộng lại không có tính giáo dục? Nếu thế thì chương trình
“Việc tử tế của VTV” là một chương trình
vô nghĩa hay sao?
Nói về việc khen thưởng ban chuyên án là
đúng hay sai, có phù hợp hay không?
Nhiều người nói rằng Công an phá án, bắt tội phạm là việc của họ, chức
năng của họ, tại sao lại phải khen thưởng. Nhà nước, nhân dân trả lương cho họ
để họ làm việc đó mà?
Tôi chưa nói đến khen thưởng của
lực lượng Công an. Tôi chỉ đặt vấn đề theo cái lý trên như thế này. Chúng ta đến
trường đi học, học giỏi được khen thưởng. Thế tại sao lại phải khen thưởng, vì
nhiệm vụ của học sinh là phải học mà? Tại sao một nhân viên bán hàng tốt lại được
công ty khen thưởng? Nhiệm vụ của họ là bán hàng mà?... Điều này cho thấy rằng
không phải một mình lực lượng công an mới có khen thưởng trong việc thực hiện
nhiệm vụ. Chỉ có điều rằng, tính chất công việc, đối tượng công việc của lực lượng
Công an mang tính đặc biệt hơn những ngành nghề khác. Việc đưa ra những đánh
giá, nhận xét như thế là mang tính khiên cưỡng, không công bằng.
“Nhận thưởng trong nỗi đau của người khác” nói như vậy chẳng khác gì
nói những cán bộ chiến sỹ phá án là những kẻ vô nhân tính. Xin thưa rằng khen
thưởng phá án và nỗi đau của án mạng xuất phát cùng một sự việc nhưng nó là hai
vấn đề hoàn toàn khác nhau. Nỗi đau chua xót về một cái chết bi thảm của một
thiếu nữ ai trong chúng ta có lương tâm cũng đều cảm nhận thấy và không ai mong
muốn điều đó xảy ra. Nhưng nhìn về góc độ công việc, một cán bộ hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ được giao cũng giống như một
học sinh học giỏi, cũng giống như một nhân viên bán hàng xuất sắc thì việc khen
thưởng có gì không đúng?
Một điều đáng buồn rằng, dư luận lẫn lỗn khi đánh giá một vấn đề và áp
đặt suy nghĩ khiên cưỡng, thậm chí là ác cảm và thiếu công bằng đối với lực lượng
Công an. Họ cũng là con người, họ cũng có lương tâm và họ cũng có trái tim xúc
động trước những mảnh đời bất hạnh, vậy mà bạn nói rằng: “phản cảm và không có
tính giáo dục?”, đừng dùng những lời lẽ cay nghiệt của một tư tưởng hẹp hòi để
đánh giá mồ hôi và nước mắt của những người chiến sỹ đang đổ xuống vì cuộc sống
bình yên của chính bạn!
Bài viết nói lên quan điểm cá nhân, nêu ra để chúng ta cùng suy ngẫm!
Người viết: Vương Long
0 nhận xét:
Đăng nhận xét