NGƯỜI ĐƯA TIN 289

NƠI CHIA SẺ THÔNG TIN ĐA CHIỀU VỀ MỌI VẤN ĐỀ

Thứ Ba, 28 tháng 12, 2021

Thái Hạo lại mượn cớ

 

Duyên Hải

Ngày 26-12-2021 trên trang báoTiengdan Thái Hạo có bài: “Bằng giả, không phải chỉ Đông Đô” Mở đầu Thái Hạo đã viết “Vụ đại học Đông Đô cấp thần tốc hơn 400 bằng giả đang làm xã hội kinh động. Nhưng đó là do… không biết. Nếu bây giờ rà lại tất cả trường đại học ngoại ngữ hay các khoa ngoại ngữ đang cấp các loại chứng chỉ ngữ ngoại “danh giá” như B, C, văn bằng 2 v.v., thì chúng ta sẽ không ngạc nhiên nữa”

Nhận định này là phiến diện và chủ quan, hình như tác giả đang có ý sâu xa khác. Với cá nhân tôi, việc học hành nghiêm chỉnh để có cho mình một tấm bằng như ý phải trải qua một chặng đường dài. Việc học ở đây không chỉ tốn kinh phí và thời gian, mà tôi và các bạn cùng trang lứa đã phải nỗ lực,cố gắng và phấn đấu rất nhiều. Cho nên, bằng cấp chính là hình thức ghi nhận thành quả của những nỗ lực đó. Thực tế với cá nhân tôi và nhiều người, tấm bằng cũng được coi là điều kiện cần để có thể tìm được một vị trí tốt trong công việc cũng như trong xã hội.

Vừa qua, dư luận xôn xao về một số vụ việc liên quan đến bằng giả, điển hình như tại trường Đông Đô, vì thấy nhiều người có nhu cầu lấy văn bằng 2 chính quy tiếng Anh, từ tháng 4/2018 đến 3/2019, lãnh đạo Trường Đại học Đông Đô cùng cấp dưới đã cấp 429 văn bằng và 2 giấy chứng nhận giả. Trong số người được cấp bằng đại học và chứng nhận giả, có 67 người dùng các loại giấy tờ này để làm nghiên cứu sinh, học thạc sĩ, kê khai hồ sơ, thi công chức hoặc thi thăng hạng. Với hành vi này, cựu hiệu trưởng, hiệu phó cùng hàng loạt cán bộ của Trường Đại học Đông Đô vừa nhận mức án từ 12 tháng tù cho hưởng án treo đến 12 năm tù giam.

Tiếp đó, tháng 2/2021, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – Bộ Công an phối hợp với Công an TP HCM cũng đã triệt phá đường dây làm giả con dấu, tài liệu của các cơ quan, tổ chức với số lượng cực lớn. Tang vật làm giả gồm 3.600 phôi bằng các loại (đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, THPT)…Đáng chú ý, trong số bằng cấp, chứng chỉ giả thu giữ được, công an phát hiện nhiều bằng bác sĩ y khoa, đại học sư phạm đã được in sẵn tên, chưa kịp chuyển cho người mua.

Tuy nhiên, đó là những vấn đề xã hội khó tránh khỏi ở bất cứ một quốc gia nào, nhưng theo tôi đó vẫn chỉ là số ít, số quá nhỏ, so với thành quả mà chúng ta đã có được, so với bao nhiêu triệu con người đã và đang miệt mài học tập, phấn đấu vì tương lai tốt đẹp, Việt Nam chúng ta từ trước đến nay là đất nước có truyền thống hiếu vô cùng hiếu học. Ðảng ta đã xác định con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển; xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại. Ðây là mục tiêu chiến lược, lợi ích lâu dài, chúng ta phải kiên trì, kiên định, dù khó khăn đến mấy cũng phải làm bằng được.

Ngành giáo dục đã từng bước và quyết liệt thực hiện các giải pháp để đổi mới toàn diện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học với phương châm “lấy học sinh làm trung tâm”, chú trọng phát triển con người để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Vì vậy Thái Hạo đừng lấy cớ để phát biểu linh tinh, làm ảnh hưởng đến nền giáo dục nước nhà.

Trong suốt những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Nhà nước đã dành nhiều nguồn lực ưu tiên đầu tư cho phát triển sự nghiệp giáo dục. Các chính sách tập trung đổi mới toàn diện giáo dục, trong đó chú trọng quan tâm chăm lo phát triển đội ngũ nhà giáo… nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Mặc dù còn đối mặt với nhiều khó khăn, ngành giáo dục và đào tạo đã đóng góp to lớn trong việc bồi dưỡng nhân cách đạo đức cho thế hệ trẻ, giúp phát triển con người, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, đóng góp chung vào phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, để đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay. .

Gần đây, để giảm những thủ tục, ngoài yêu cầu bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, theo đó, quy định bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ của 74 ngạch công chức và 155 chức danh nghề nghiệp viên chức; quy định bắt buộc về chứng chỉ tin học của 74 ngạch công chức và 142 chức danh nghề nghiệp viên chức được đề nghị hủy bỏ. Liên quan đến vấn đề này, Bộ Nội vụ cũng đã ban hành Thông tư bãi bỏ yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học với công chức chuyên ngành hành chính và văn thư thuộc lĩnh vực quản lý của bộ, thực hiện từ 1.8. Đề nghị bỏ không phải vì văn bằng, chứng chỉ giả nhiều mà sở dĩ trên thực tế công chức, viên chức để làm việc tốt đều phải sử dụng tốt tin học và các nghiệp vụ liên quan.

Trong những năm gần đây, giáo dục Việt Nam ngày càng đạt nhiều kết quả tích cực, khẳng định vị thế quan trọng dẫu rằng phía trước còn rất nhiều việc phải làm, phải đổi mới. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên ở tất cả các cấp học. Một số trường đại học đã cải thiện vị trí xếp hạng trong các bảng xếp hạng khu vực và quốc tế. Học sinh của chúng ta đạt được nhiều giải thưởng cao trong các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực, thể hiện trí tuệ và sức sáng tạo của người Việt Nam./.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét