NGƯỜI ĐƯA TIN 289

NƠI CHIA SẺ THÔNG TIN ĐA CHIỀU VỀ MỌI VẤN ĐỀ

Thứ Ba, 10 tháng 8, 2021

60 NĂM: NHỮNG “ĐIỂM ĐEN” CÒN ĐỌNG LẠI ĐỐI VỚI NHỮNG NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM

 

Tròn 60 năm về trước, ngày 10/8/1961, quân đội Mỹ bắt tay cùng chính quyền Ngô Đình Diệm tiến hành rải thảm chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam nhằm giành ưu thế trong cuộc chiến tranh xâm lược, phi nghĩa. Trong mười năm từ năm 1961 đến 1971, một tội ác kinh hoàng đã diễn ra khi 80 triệu lít chất độc hóa học chứa 366 kg đi-ô-xin đã được quân đội Mỹ rải thảm xuống 26.000 thôn, bản, với diện tích hơn 3,06 triệu ha. Chính tội ác này của quân đội Mỹ đã làm môi trường tại Việt Nam bị ô nhiễm nặng nề, hơn 4,8 triệu người bị phơi nhiễm, trong đó hơn 3 triệu người là nạn nhân mà nhiều thế hệ phải hứng chịu. Đau đớn hơn, tội ác trên còn ảnh hưởng tới 150.000 nạn nhân thuộc thế hệ thứ ba.

Với trách nhiệm của mình, trong suốt thời gian qua, Đảng, Nhà nước, Nhân dân Việt Nam và các tổ chức, cá nhân tiến bộ trên thế giới đã và đang làm hết sức mình để chung tay chia sẻ, bù đắp phần nào những nỗi đau còn dai dẳng đối với những nạn nhân của chất độc màu da cam. Đặc biệt, Việt Nam luôn kiên quyết đấu tranh đòi quyền lợi cho những nạn nhân chất độc màu da cam và ngày 10/8 hằng năm được chọn là ngày “Vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam”. Tuy nhiên, 60 năm trôi qua, vẫn còn đó những kẽ vẫn cố tình phủi tay để cùng chịu trách nhiệm, chia sẻ khó khăn với những nạn nhân chất độc màu da cam tại Việt Nam.

NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM CẦN MỘT LỜI XIN LỖI!

Tính đến thời điểm này, 60 năm sự kiện độc ác kia trôi qua, những nạn nhân chất độc màu da cam tại Việt Nam vẫn cần sự công bằng và một lời xin lỗi dành cho họ. Việt Nam và các tổ chức, cá nhân tiến bộ trên thế giới đã có rất nhiều vụ kiện lên tòa án Mỹ cáo buộc các công ty hóa chất đã sản xuất và bán chất độc màu da cam để tiếp tay cho quân đội Mỹ tiến hành tội ác chiến tranh và đòi bồi thường. Nực cười thay, câu trả lời của các công ty Mỹ là chỉ chấp nhận bồi thường cho các cựu binh Mỹ mà bỏ mặc những nạn nhân chất độc màu da cam tại Việt Nam. Với lý do “cạn lời”… không có bằng chứng chắc chắn cho thấy ảnh hưởng của chất diệt cỏ với sức khỏe con người. Qua các phiên tòa, Tòa án Mỹ (Tòa án liên bàng tại quận Brooklyn, Tòa phúc thẩm Liên bang Mỹ tại New York, Tòa án Tối cao Mỹ) đều ra phán quyết bác bỏ các đơn kiện, đó chẳng khác nào là hành động để phủi tay cho những tội ác mà quân đội Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm đã gây ra cho Việt Nam tại thời điểm đó. Việc tòa án Mỹ từ chối lời thỉnh cầu của các nạn nhân Việt Nam là đã bỏ lỡ cơ hội thể hiện sự công minh của pháp luật và tinh thần yêu chuộng công lý, tôn trọng nhân quyền của nhân dân Mỹ.

KHÔNG BÓNG DÁNG CỦA NHỮNG NHÀ DÂN CHỦ!

Nực cười thay, những kẻ tự xưng là “dân chủ”, đấu tranh vì nhân quyền cho Việt Nam như Việt Tân, đám “rận chủ”… lại chưa bao giờ dám đứng lên để tố cáo chính quyền Mỹ, doanh nghiệp Mỹ đã làm đối với nạn nhân chất độc màu da cam. Những kẻ này mang dòng máu Việt nhưng khi chứng kiến hàng trăm nghìn người đã thiệt mạng vì phơi nhiễm độc chất đáng sợ này, con cháu của họ cũng đang phải vật lộn chống chọi với các di chứng, bệnh tật hiểm nghèo như liệt hoàn toàn hay một phần cơ thể, mù lòa, câm điếc, thiểu năng trí tuệ, tâm thần, ung thư, dị dạng, dị tật bẩm sinh… thì lại “câm như hến”, “chó cúp đuôi”. Suy cho cùng, cũng chỉ là mấy kẻ “bán nước, cầu vinh” nên đừng bao giờ giở cái giọng đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền.

Chính vì vậy, những kẻ tự xưng đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền vẫn là những “điểm đen” đối với nạn nhân chất độc màu da cam. Do đó, để bù đắp phần nào những nỗi đau cho nạn nhân chất độc màu da cam, mỗi người dân Việt Nam tiếp tục đồng hành cùng Đảng, Nhà nước phát huy truyền thống “tương thân tương ái” tốt đẹp của dân tộc, giúp đỡ và ủng hộ nhiều hơn nữa vào công cuộc khắc phục hậu quả của thảm họa da cam, chăm lo cho nạn nhân chất độc da cam, nhất là trong giai đoạn cả nước đang nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức đẩy lùi đại dịch Covid-19.


#gocnhinnguoidalat

0 nhận xét:

Đăng nhận xét