Ách tắc tại BOT Cai Lậy. Nguồn: Internet |
Nếu việc đặt trạm thu phí BOT tại
Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang là không phù hợp với thực tiễn thì người dân hoàn toàn
có quyền phản đối; tuy nhiên, sự phản đối đó phải được thực hiện theo quy định
của pháp luật (có thể biểu tình theo quy định; thực hiện quyền lực của mình
thông qua người đại diện, ở đây là đại biểu Quốc hội…).
Còn việc tài xế cố tình gây ùn tắc
giao thông nghiêm trọng trong thời gian qua là vi phạm pháp luật giao thông đường
bộ. Tùy vào mức độ vi phạm mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định
46/2016/NĐ-CP hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh cản trở giao
thông đường bộ. Cụ thể:
Tài xế yêu cầu thối tiền lẻ gây ách tắc BOT Cai Lyaaj. Nguồn: Internet. |
Việc tài xế dùng tiền lẻ để trả
phí và yêu cầu thối lại 100 đồng (đưa 25.100 đồng và yêu cầu nhân viên trạm BOT
Cai Lậy thối lại 100 đồng) không có gì là trái luật; tuy nhiên, khi Cảnh sát
giao thông (CSGT) đến yêu cầu tài xế chạy xe vào vị trí khác để đợi tiền thối
nhằm tránh ùn tắc giao thông mà tài xế không thực hiện thì đó là hành vi vi phạm
pháp luật giao thông nghiêm trọng.
Theo Điểm a Khoản 3 Điều 37 của Luật
giao thông đường bộ 2008 thì CSGT hoàn toàn có quyền điều tiết giao thông và hướng
dẫn, bắt buộc người tham gia giao thông chấp hành quy tắc giao thông.
Đồng thời, tại Điểm b Khoản 5 Điều
5 của Nghị định 46/2016 cũng quy định rõ: “Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến
2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô nếu không chấp hành hiệu lệnh,
hướng dẫn của người điều khiển giao thông”.
Mặt khác, theo Điểm đ Khoản 4 Điều
5 của Nghị định 46/2016 thì hành vi dừng xe ô tô trái quy định mà gây ùn tắc
giao thông sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng.
Ngoài ra, nếu người nào tham gia
giao thông mà có hành vi gây ùn tắc giao thông có thể bị truy cứu trách nhiệm
hình sự về Tội cản trở giao thông đường bộ theo Điều 203 của Bộ luật Hình sự
1999; mức phạt tối đa đối với tội danh này lên đến 10 năm tù giam.
Điều 203.Tội cản trở giao thông đường
bộ - Bộ luật Hình sự 1999
1. Người nào có một trong các hành
vi sau đây cản trở giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt
hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm
triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt
tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Đào, khoan, xẻ trái phép các
công trình giao thông đường bộ;
b) Đặt trái phép chướng ngại vật
gây cản trở giao thông đường bộ;
c) Tháo dỡ, di chuyển trái phép,
làm sai lệch, che khuất hoặc phá huỷ biển báo hiệu, các thiết bị an toàn giao
thông đường bộ;
d) Mở đường giao cắt trái phép qua
đường bộ, đường có giải phân cách;
đ) Lấn chiếm, chiếm dụng vỉa hè,
lòng đường;
e ) Lấn chiếm hành lang bảo vệ đường
bộ;
g) Vi phạm quy định về bảo đảm an
toàn giao thông khi thi công trên đường bộ;
h) Hành vi khác gây cản trở giao
thông đường bộ.
2. Phạm tội thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Tại các đèo, dốc và đoạn đường
nguy hiểm;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
4. Phạm tội trong trường hợp có khả
năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp
thời, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cải tạo không
giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
Điều 261. Tội cản trở giao thông
đường bộ - Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017)
1. Người nào đào, khoan, xẻ, san lấp
trái phép công trình giao thông đường bộ; đặt, để, đổ trái phép vật liệu, phế
thải, rác thải, vật sắc nhọn, chất gây trơn hoặc chướng ngại vật khác gây cản
trở giao thông đường bộ; tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất
hoặc phá hủy biển báo hiệu, đèn tín hiệu, cọc tiêu, gương cầu, dải phân cách hoặc
thiết bị an toàn giao thông đường bộ khác; mở đường giao cắt trái phép qua đường
bộ, đường có dải phân cách; sử dụng trái phép lề đường, hè phố, phần đường xe
chạy, hành lang an toàn đường bộ hoặc vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao
thông khi thi công trên đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng,
phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người
này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ
100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng
hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Tại đèo, dốc, đường cao tốc hoặc
đoạn đường nguy hiểm;
b) Làm chết 02 người;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người
này từ 122% đến 200%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ
500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người
này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản
1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Cản trở giao thông đường bộ
trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các
điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt
tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến
01 năm.
Quy định mới này sẽ bắt đầu có hiệu
lực kể từ ngày 01/01/2018.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét