Toàn cầu hóa. |
Vấn
đề toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế có tác động mạnh tới tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội và mọi người dân. Mặt trái của hội nhập và toàn cầu hóa sẽ
làm gia tăng hiện tượng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở nước ta.
Về mặt tư tưởng, nó biểu hiện như sau: Trong điều kiện toàn cầu
hóa phát triển ngày càng sâu rộng, với sự bức bách của yêu cầu hội nhập quốc tế
để phát triển thì trong tư tưởng và nhận thức của một bộ phận người dân rất dễ
xuất hiện những biểu hiện lệch lạc về đời sống, kinh tế, chính trị, văn hóa...
Hiện nay đã xuất hiện tư tưởng phải đẩy nhanh quá trình hội nhập kẻo bỏ lỡ “cơ
hội”. Thậm chí, một số người còn cho rằng phải có sự hy sinh nào đó về độc lập
chủ quyền đất nước, lợi ích quốc gia, dân tộc để “chớp thời cơ” hội nhập.
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế với sự
tác động mạnh mẽ, sâu sắc, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Trên thực tế, về mặt pháp lý, chúng ta phải điều
chỉnh chính sách, pháp luật và có thể cả thể chế theo những định chế, quy định
của các tổ chức, các thiết chế quốc tế, khu vực mà chúng ta cam kết. Cũng từ
đây, có thể xuất hiện những nhận thức lệch lạc, những lo ngại thái quá, dẫn đến
thiếu tin tưởng vào chủ trương, đường lối, chính sách hội nhập của Đảng, Nhà
nước... Điều đó tạo cơ sở cho sự hình thành những tư tưởng cực đoan, xuất hiện
những hành vi xuyên tạc, công kích chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước;
xuất hiện sự so sánh với các nước tư bản phát triển rồi yêu cầu Đảng, Nhà nước
ta "học tập theo, đi theo". Đây cũng là môi trường thuận lợi cho một
nhóm người lợi dụng quá trình hội nhập để vụ lợi, mưu cầu lợi ích cá nhân.
Mặt trái của toàn cầu hóa, hội nhập quốc
tế cũng sẽ làm gia tăng khả năng thu nhận lối sống thực dụng, lệch chuẩn, trái
với thuần phong mỹ tục, bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta. Thậm chí có một
bộ phận "cấp tiến" còn cho rằng, “muốn hội nhập quốc tế hiệu quả thì
cần xóa bỏ mọi rào cản kể cả về thể chế chính trị, thực hiện thể chế “tam quyền
phân lập” như của các nước phương Tây...”. Đây là hiện tượng tha hóa về tư
tưởng chính trị (chuyển hóa hoàn toàn về tư tưởng).
Những tác động từ mặt trái của hội nhập
và toàn cầu hóa không những thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” mà còn gây
khó khăn cho Đảng, Nhà nước ta trong việc tìm các biện pháp, giải pháp đấu
tranh. Sở dĩ như vậy là vì trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế thì
những va chạm, xung đột, tranh chấp về lợi ích càng trở nên khó kiểm soát, khó
phân biệt đúng-sai. Những quan hệ đối tác-đối tượng luôn đan xen, rất phức tạp,
gây ra những khó khăn trong dự báo, phân tích để xây dựng các đối sách cho phù
hợp khi xử lý các mối quan hệ quốc tế. Vì vậy, nhận thức rõ những mặt trái của
toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, những tác động của nó tới công cuộc đấu tranh
chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là rất quan trọng, giúp cho chúng ta vừa
có cái nhìn toàn diện, vừa có cái nhìn cụ thể về sự tác động của nó vào từng
lĩnh vực, từng thời điểm để có giải pháp đấu tranh ngăn ngừa hiệu quả.
ST
0 nhận xét:
Đăng nhận xét