NGƯỜI ĐƯA TIN 289

NƠI CHIA SẺ THÔNG TIN ĐA CHIỀU VỀ MỌI VẤN ĐỀ

Thứ Tư, 20 tháng 12, 2017

TÔN GIÁO VÀ DÂN TỘC



Tính đến năm 2010, cả nước có 12 tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Hồi giáo, Phật giáo Hòa Hảo, Tịnh độ cư sĩ Phật hội, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, đạo Ba’hai, Minh Chơn đạo, Minh Lý đạo, Bửu Sơn Kỳ Hương đang hoạt động, với 32 tổ chức giáo hội, hội thánh có trên 20 triệu tín đồ các tôn giáo, với trên 85.000 chức sắc, nhà tu hành và trên 26.000 cơ sở thờ tự các tôn giáo ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Đạo Phật ra đời ở Ấn Độ từ thế kỷ thứ VI trước Công nguyên, do Thái tử Tất Đạt Đa (Shidartha) sáng lập
Theo sử sách ghi lại, đạo Phật được truyền tới Việt Nam năm 198. Trải qua gần 2000 năm hoạt động và phát triển, với bản chất từ bi, trí tuệ, vô ngã, vị tha, yêu hòa bình, tôn trọng sự sống, đạo Phật đã gắn bó và đồng hành cùng với dân tộc Việt Nam trong suốt quá trình lịch sử.
Trải qua các triều đại phong kiến, từ thời Đinh – Tiền Lê rồi đến thời Lý, Trần, Phật giáo luôn có vai trò rất quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Thời đại nào cũng có những nhà sư đồng thời là những nhà văn hóa, chính trị, quân sự, ngoại giao xuất sắc có vai trò trong công cuộc hộ quốc, an dân như: Thiền sư Ngô Chân Lưu (được vua Đinh Tiên Hoàng phong chức “Khuông Việt Đại sư”), thiền sư Vạn Hạnh (được coi là một kiến trúc sư góp phần xây dựng nên sự thịnh vượng của Vương triều Lý), thiền sư Đa Bảo, Sùng Phạm… và đặc biệt đến thời nhà Trần, các thiền sư, hoàng đế đã lập nên Thiền phái Trúc Lâm – một hệ tư tưởng, một phái Thiền đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam cho đến ngày nay. Tiêu biểu là vua Trần Nhân Tông sau khi truyền ngôi cho con, đã tiếp tục cuộc sống tu hành, khai sáng ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Phật giáo Việt Nam tiếp tục nêu cao ngọn cờ yêu nước, kề vai sát cánh cùng toàn thể nhân dân cả nước đấu tranh giải phóng dân tộc.
Trong kháng chiến chống Pháp, Phật giáo Việt Nam đã thành lập các tổ chức “Tăng già cứu quốc”, “Đoàn Phật giáo cứu quốc”, “Bộ đội Tăng già”, “Hội Phật giáo cứu quốc” các cấp để quy tụ, vận động và tổ chức cho tăng ni, phật tử tham gia cách mạng, ủng hộ kháng chiến. Đại đa số các ngôi chùa miền Bắc đã trở thành cơ sở cách mạng, dự trữ quân lương, nuôi giấu cán bộ, như: chùa Quảng Bá, chùa Linh Quang, chùa Ngọc Hồi, chùa Tự Khánh, chùa Thanh Trì, chùa Sùng Giáo … ở Hà Nội; chùa Trại Sơn, chùa Trúc Động, chùa Vũ Lao… ở Hải Phòng; chùa Ninh Cường, chùa Cổ Lễ, chùa Vọng Cung… ở Nam Định; chùa Hoa Sơn, chùa Bích Động… ở Ninh Bình… Nhiều tăng ni, phật tử đã hăng hái lên đường tòng quân đánh giặc, cứu nước. Nói đến lịch sử dân tộc Việt Nam thời kỳ này không thể không nói đến sự đóng góp to lớn của Phật giáo Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo và những tấm gương yêu nước của các vị cao tăng, như: Hòa thượng Thích Tâm Thi (1889 – 1959), Hòa thượng Thích Thanh Lộc (…), Hòa thượng Thích Thanh Chân (1905 – 1989), Hòa thượng Thích Thế Long (1909 – 1985); Hòa thượng Thích Đôn Hậu (1904 – 1992); Hòa thượng Thích Thiện Hào (1911 – 1997); Hòa thượng Thích Tâm Thông (1916 – 1999); Hòa thượng Thích Thuận Đức (1918 – 2000)… các tăng ni, phật tử Phật giáo Việt Nam đã tích cực hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ, tiêu biểu là sự kiện 11 nhà sư đã phát nguyện “cởi áo cà sa ra trận” tại chùa Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định vào ngày 27/02/1950, và họ đã trở thành những chiến sĩ vệ quốc đoàn kiên trung, có người đã hy sinh thân mình cho Tổ quốc, có người sau khi hoàn thành nghĩa vụ công dân cao cả lại tiếp tục quay trở về tiếp tục cuộc sống tu hành; sự kiện 15 sư tăng thuộc tổ chức bộ đội tăng già thuộc huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) tình nguyện nhập ngũ lên đường bảo vệ Tổ quốc, và trong trận chiến đấu bảo vệ cho chính nghĩa đó, 3 nhà sư đã anh dũng hy sinh. Và còn rất nhiều tấm gương của các vị sư, cư sĩ Phật giáo yêu nước khác.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện “Tiêu thổ kháng chiến”, Hội Phật giáo đã cho phá hủy nhà in Đuốc Tuệ và nhiều cơ sở vật chất khác của Phật giáo để ủng hộ cách mạng kháng Pháp.
Bên cạnh nhiệm vụ tham gia kháng chiến để bảo vệ Tổ quốc, Phật giáo Việt Nam vẫn không quên lời dạy của Đức bổn sư: “Duy tuệ thị nghiệp” (lấy trí tuệ làm sự nghiệp) và thực hiện lời dạy của Bác Hồ, đó là muốn kiến thiết đất nước thì phải diệt được 3 loại giặc: “Giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm”, các vị sư lại là những người thày, chùa của Phật giáo lại trở thành các trường học dạy chữ cho bà con; bên cạnh đó tăng ni, phật tử còn tích cực tăng gia sản xuất, ủng hộ cho kháng chiến chống thực dân Pháp.
Không chỉ trực tiếp tham gia chiến đấu, Phật giáo Việt Nam còn phát động phong trào chấn hưng Phật giáo. Đây không chỉ là việc đạo mà còn với mục đích chấn hưng tư tưởng của một bộ phận tăng ni, phật tử đặc biệt là lớp trẻ lúc bấy giờ, hướng họ không sa đà vào những hoạt động mê tín dị đoan, sống cuộc sống vật chất, thực dụng, thiếu lý tưởng do luồng tư tưởng của chủ nghĩa thực dân mang lại. Cuộc vận động chấn hưng trong Phật giáo đã cảnh tỉnh nhiều nhà trí thức, làm dấy lên làn sóng đề cao tinh thần, văn hóa dân tộc ở khắp các tỉnh miền Nam thời bấy giờ. Đây cũng là một trong những yếu tố góp phần đẩy mạnh phong trào cách mạng lên cao, sớm đi đến sự kết thúc địa vị của thực dân Pháp ở Việt Nam.
Sau khi đánh đuổi được thực dân Pháp, đất nước ta lại phải đối đầu với cuộc xâm lược của đế quốc Mỹ tại miền Nam. Đất nước bị chia cắt làm 2 miền với 2 thể chế chính trị khác nhau. Phật giáo miền Bắc chung vai cùng Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng đời sống mới, trở thành hậu phương vững chắc chi viện sức người, sức của cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam.
Thời kỳ này Phật giáo ở miền Nam gặp nhiều khó khăn do chính quyền Ngô Đình Diệm chèn ép mọi hoạt động của Phật giáo, vì cho rằng Phật giáo là tôn giáo của dân tộc. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của các vị sư đạo cao, đức trọng, nêu cao tinh thần yêu nước như: Hòa thượng Thích Thế Long, Hòa thượng Thích Đôn Hậu, Hòa thượng Thích Thiện Hào, Hòa thượng Thích Thiện Siêu, Ni trưởng Huỳnh Liên… số lượng người theo Phật giáo ngày càng đông và ảnh hưởng của Phật giáo ngày càng sâu, rộng trong đời sống xã hội. Phật giáo đã tổ chức nhiều hội đoàn trong quần chúng, như: “Gia đình Phật tử”, “Thanh niên Phật tử”, “Xích lô Phật tử” để tham gia các cuộc biểu tình, đấu tranh chống chính quyền Mỹ - Ngụy. Đỉnh cao của tinh thần yêu nước, vì dân tộc, vì hoạt động chính đáng của Phật giáo là sự kiện Hòa thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu ở ngã tư Lê Văn Duyệt – Phan Đình Phùng (nay là Cách mạng tháng Tám – Nguyễn Đình Chiểu) vào ngày 10/6/1963 để tố cáo chế độ Ngô Đình Diệm, phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa của đế quốc Mỹ tại Việt Nam. Hòa thượng phát nguyện tự thiêu đòi bình đẳng tôn giáo, chống đàn áp Phật giáo và đòi quyền dân sinh, dân chủ, độc lập dân tộc. Hành động cao cả của Hòa thượng đã làm chấn động dư luận trong và ngoài nước, làm dấy lên làn sóng biểu tình phản đối chế độ độc tài Ngô Đình Diệm ở khắp các vùng, miền trong cả nước, và ở cả những quốc gia yêu chuộng hòa bình trên thế giới, trong đó có một bộ phận nhân dân tiến bộ Mỹ.
Cùng với sự kiện tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức là các phong trào đấu tranh của những người công nhân, học sinh, sinh viên, phụ nữ… phật tử với những khẩu hiệu gắn với phong trào cách mạng của Việt Nam, thông qua các cuộc biểu tình, đình công, bãi khóa, rải truyền đơn, biểu ngữ… và trong cuộc đấu tranh ấy, những người con Phật lại tiếp tục dâng hiến cuộc đời mình cho Tổ quốc, tiêu biểu như: sự hy sinh anh dũng của Hòa thượng Hữu Nhem; của nữ sinh Quách Thị Trang bị trúng đạn kẻ thù và trút hơi thở cuối cùng khi cô còn đang ở độ tuổi 15; … và rồi hàng loạt các vụ tự thiêu theo gương Hòa thượng Thích Quảng Đức, như: vụ tự thiêu tập thể của 6 tín đồ Phật giáo vào mùa thu năm 1963; vụ Phật tử Nhất Chi Mai tự thiêu (năm 1967) với mục đích đòi hòa bình, độc lập cho quê hương, đòi cuộc sống an lạc cho nhân dân và yêu cầu chấm dứt sự tham gia của chính quyền Mỹ - Ngụy tại Việt Nam…
Với truyền thống yêu nước, đồng hành cùng dân tộc, Phật giáo Việt Nam không chỉ đấu tranh trực diện với kẻ thù mà Phật giáo Việt Nam còn là hậu phương vững chắc cho cách mạng. Đại bộ phận các ngôi chùa miền Nam là cơ sở của kháng chiến, chở che, bao bọc những người chiến sĩ cộng sản; là nơi cất giấu vũ khí, quân trang, lương thảo; là trạm quân y, là trường học dạy chữ, dạy đạo đức làm người; là cơ sở từ thiện cho đồng bào… tiêu biểu là tổ chức “Mặt trận nhân dân cứu đói” do nhà sư Thích Hiển Pháp làm Chủ tịch, phát động phong trào nhường cơm xẻ áo cho đồng bào thiếu đói. Có thể nói, phong trào đấu tranh của Phật giáo đóng góp một phần không nhỏ trong công cuộc cách mạng đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Sự đóng góp của Phật giáo Việt nam đã được lịch sử dân tộc Việt Nam ghi nhận.
Hòa bình lập lại, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp tục nhất quán chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, và đó cũng là điều kiện thuận lợi để Phật giáo Việt Nam thực hiện được nguyện vọng thống nhất Phật giáo trong một tổ chức chung của đại đa số tăng ni, phật tử Phật giáo Việt Nam.
--'''ĐẠO CÔNG GIÁO---'
Công giáo thời pháp thuộc: Cùng sự vận động của ĐCSVN nhiều phong trào yêu nước và tổ chức kháng chiến của người CGVN được thành lập tự nguyện đứng trong hàng ngũ MTVM có những đóng góp quan trọng tập hợp đồng bào công giáo cướp chính quyền tham gia khởi nghĩa.
Trong các tổ chức công giáo cứu quốc trước ngày khởi nghĩa có tổ chức đoàn công giáo cứu quốc việt Nam của Trần Công Chính (1944) hoạt động ở Hà Nội giương cao cờ đỏ lật đổ chính phủ Trần Trọng Kim tổ chức nằm trong MTVM, thu hút rất nhiều người CG tham gia chống Nhật. Ngoài ra phải kể đến tổ chức CG cứu quốc khác ở Hà Tây, Ninh Bình, Thái Bình Nam Định…linh mục Nguyễn Văn Luận đã biến họ đạo Vĩnh Lạc (Hà Tây) thành họ đạo theo cách mạng. ông chỉ huy đánh chiếm huyện Mĩ Đức trong TKNNT8 1945. Một nhóm CG khác đứng ra vũ trang và tổ chức chiến khu tại Quỳnh Lưu (Ninh Bình) dùng chiến thuật du kích tấn công các đồn bốt Nhật, một nhóm thanh niên CG PhatsDieemj tổ chức kháng chiến dưới danh nghĩa Công giáo cứu quốc.
Ở miền Bắc dưới sự vận động của MTVM đồng bào CG đã nổi dậy đấu tranh tiêu biểu cuộc đấu tranh của giáo dân ở các xứ Văn Hải, Tân Khẩu, Cồn Thoi (1945) vùng lên tiến lên về Sở quản lý đòi giảm tô, xóa nợ lãi đòi chia ruộng đất cho giáo dân.
Ở Nam Bộ người CG sớm có truyền thống yêu nước có quan hệ với cách mạng. những năm 40 (XX) vùng CG thuộc các xứ An Đức ,Cái Bè, Kiền Váng, …là những khu căn cứ ở Nam Kì. Trong số những người tù chính trị tại Côn Đảo từ năm 1930 có rất nhiều đồng bào Công giáo Việt Nam.
Linh mục Nguyễn Bá Luật và một số giáo hữu khác thành lập ra tổ chức Việt Nam Quốc Gia Tiến Hành với mục đích cùng với toàn dân lật đổ phát Nhật giành độc lập cho VN hoạt động trong suốt giai đoạn 1944-1945. Luật sư Thái Văn Lung lãnh đạo Đoàn Thanh Niên Tiền Phong tập hợp nhiều người CG yêu nước đây là tổ chức quan trọng tiến tới sự thành lập Đoàn CG cứu quốc ở Nam Bộ. Trước ngày cách mạng người CG ở Sài Gòn, nhiều vùng nông thôn ở Nam Bộ đã hang hái đắp ứng những lời kêu gọi của đồng bào Công Giáo Bắc Bộ trong pt CG cứu quốc.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, người Công giáo đã thành lập ra các tổ chức đại diện cho phong trào yêu nước của mình, như ở Nam Bộ có Hội Công giáo kháng chiến Nam Bộ; ở Bắc Bộ có Ủy ban Liên lạc Công giáo khu Ba, Ủy ban Liên lạc Công giáo khu Tả Ngạn...
Năm 1955, khi phong trào Công giáo yêu nước phát triển rộng khắp trên toàn quốc, một tổ chức đại diện chung cho đồng bào Công giáo cả nước trong các hoạt động yêu nước được thành lập, đó là Ủy ban Liên lạc Những người Công giáo Việt Nam yêu Tổ quốc, yêu hòa bình (nay là Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam). Cùng năm đó, Báo Chính Nghĩa ra đời làm cơ quan ngôn luận cho Ủy ban.
Ra đời từ phong trào Công giáo yêu nước, trong hoàn cảnh đất nước đang bị chia cắt, Chính Nghĩa là tờ báo toàn quốc đầu tiên đại diện cho phong trào Công giáo yêu nước Việt Nam.
Trong chặng đường 29 năm, Báo Chính Nghĩa đã thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, phát huy lòng yêu nước trong đồng bào Công giáo, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất đất nước
Phóng viên Báo Chính Nghĩa luôn có mặt tại những tuyến lửa như: Quảng Bình, Vĩnh Linh, Thanh - Nghệ - Tĩnh... để kịp thời phản ánh tinh thần chiến đấu chống Mỹ của quân và dân ta. Nhiều tấm gương người Công giáo dũng cảm trong chiến đấu, sản xuất được Báo phản ánh. Nhiều gương sáng trong đồng bào Công giáo do Báo phát hiện và tôn vinh đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng thưởng huy hiệu của Người.
Trong chống Mỹ cứu nước, hơn 5 vạn thanh niên Công giáo lên đường bảo vệ Tổ quốc, nhiều người trở thành anh hùng lực lượng vũ trang, dũng sĩ diệt Mỹ và biết bao tấm gương hy sinh anh dũng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nhiều bà mẹ Công giáo được phong tặng danh hiệu “Mẹ Việt Nam anh hùng”. Đó mãi mãi là những nét son trong lịch sử cứu nước vẻ vang của người Công giáo trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Đồng bào Công giáo Việt Nam đã có những đóng góp tích cực về sức người, sức của cho các công việc chung của dân tộc, trong kháng chiến cũng như trong hòa bình xây dựng và phát triển đất nước. Chẳng hạn, nhà cải cách Nguyễn Trường Tộ (người Công giáo) đã dâng lên triều đình nhà Nguyễn 58 bản điều trần mong muốn góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, đủ sức đánh thực dân Pháp. Không ít linh mục, giáo dân ở giáo phận Vinh đã tham gia phong trào Duy tân của Phan Bội Châu, có người bị thực dân Pháp bắt đày ra Côn Đảo và chết trong ngục tù đế quốc. Có gia đình cả nhà là linh mục, tu sĩ nhưng đều theo kháng chiến như gia đình linh mục liệt sĩ Nguyễn Bá Luật. Cách mạng Tháng Tám thành công tiếp tục thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước trong đồng bào Công giáo. Một số cụ giám mục ngay năm 1945 đã gửi thư cho Tòa thánh và Cộng đoàn Công giáo thế giới xin ủng hộ Chính phủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hưởng ứng Lời kêu gọi của Bác trong "Tuần lễ vàng", ngày 6-1-1946, cụ giám mục Hồ Ngọc Cẩn đã hiến dây chuyền vàng cho Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa để giúp cách mạng. Khi thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, các vị linh mục Hồ Thành Biên, Trần Quang Nghiêm và rất nhiều vị linh mục khác đã tạm ngừng việc đạo để lên chiến khu trực tiếp tham gia kháng chiến... Nhiều nhà thờ của đạo Công giáo cùng những ngôi chùa của đạo Phật, thánh thất của đạo Cao Đài... trở thành những nơi nuôi giấu cán bộ, bộ đội; không ít chức sắc và bà con giáo dân quên mình hy sinh cho sự sống còn của dân tộc.
Nhà nước ta đã ghi nhận công lao to lớn của đồng bào Công giáo đóng góp vào sự nghiệp chung của dân tộc. Ví dụ, đồng bào Công giáo tỉnh Nam Định có tới 6.948 liệt sĩ, 3.050 thương binh trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ...; có 23 Bà mẹ Việt Nam anh hùng là người Công giáo và nhiều người được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang như: Khúc Văn Lượng, Trần Văn Chuông, Phạm Quang Hạnh, Đỗ Văn Chiến, Nguyễn Thị Nho... Giáo dân xứ Vinh Phú, xã Nghĩa Lợi, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định được Nhà nước tặng danh hiệu đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang. Tỉnh Bến Tre có 21 Bà mẹ Việt Nam anh hùng và 258 liệt sỹ là người Công giáo. Họ đạo Bo na huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng, có 43 liệt sỹ là người Công giáo... Đất nước độc lập thống nhất, giang sơn thu về một mối, đó lại là điều kiện thuận lợi để đồng bào Công giáo Việt Nam tiếp tục phát huy truyền thống sống "Tốt đời đẹp đạo", đoàn kết và đồng hành cùng dân tộc, kề vai sát cánh cùng toàn dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. Truyền thống sống "Tốt đời đẹp đạo", "Đồng hành cùng dân tộc" của người Công giáo còn được thể hiện sâu sắc qua các đường hướng hành đạo tiến bộ, tích cực: "Kính Chúa yêu Nước", "Sống Phúc âm trong lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào" của Giáo hội Công giáo Việt Nam.
*--''CAO ĐÀI---
Trong thời kỳ chống Pháp phái Cao Đài Tiên thiên tham gia tổ chức “Cao Đài cứu quốc 12 phái hợp nhất" để động viên chức sắc, tín đồ tham gia kháng chiến. Năm 1955, Cao Đài Tiên thiên phối hợp với các lực lượng yêu nước trong các phái khác đấu tranh chống Mỹ - Diệm, đòi thi hành hiệp định Genève, chống khủng bố đạo Cao Đài....
Trong thời kỳ 1954 - 1975, do sự đàn áp, khủng bố của Mỹ - ngụy một số chức sắc, chức việc Cao Đài Ban chỉnh đạo chạy về Sài Gòn lập Cao Đài Ban chỉnh đạo Đô thành, số còn ở lại trở thành Cao Đài Ban chỉnh đạo Bến Tre. Nhưng ở Đồng Nai các họ đạo và đa số tín đồ dù ở đô thị hay nông thôn đều thuộc về Cao Đài Ban chỉnh đạo Đô thành. Trong thời kỳ này, mặc dù Mỹ - ngụy tìm mọi cách lôi kéo, thao túng các hệ phái, một số chức sắc Cao Đài Ban chỉnh đạo ngả theo Mỹ - ngụy, nhưng đa số chức sắc, tín đồ Cao Đài Ban chỉnh đạo tiếp tục đóng góp sức người, sức của cho cách mạng.
Trên địa bàn Đồng Nai (bao gồm cả tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày nay) chỉ có 10 họ đạo với 5670 tín đồ, đã có 251 người tham gia kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, có 192 người đã anh dũng hy sinh được công nhận là liệt sĩ. Phái Cao Đài Ban chỉnh đạo ở Đồng Nai rất tự hào về việc các tín đồ phái mình tham gia kháng chiến, trong đó có đại tá Nguyễn Thanh Hồng.
Từ tấm lòng yêu nước, gắn bó với dân tộc của giáo tông Nguyễn Ngọc Tương, đến sự ra đời của tổ chức Cao Đài cứu nước, phái Cao Đài Ban chỉnh đạo đã làm trong sáng đường lối hành đạo của giáo tông vào thực tiễn của đất nước ta. Ngày 8 - 12 - 1954, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã trao tặng huân chương Kháng chiến hạng nhất cho gia đình giáo tông Nguyễn Ngọc Tương và huân chương Kháng chiến hạng hai cho hội thánh Cao Đài Ban chỉnh đạo.
Phát huy truyền thống yêu nước, đi với dân tộc, từ sau ngày giải phóng đến nay, phái Cao Đài Ban chỉnh đạo ở Đồng Nai không những tích cực tham gia cùng toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà còn góp phần quan trọng trong cuộc đấu tranh chống bọn phản động và các phần tử xấu trong các phái Cao Đài để bảo vệ và đưa các phái Cao Đài trở về với dân tộc.
* --'ĐẠO HÒA HẢO---
Chống Pháp:
Ngày 20/4/1946 tại Bà Quẹo “Mặt trận quốc gia liên hiệp Việt Nam “được thành lập do Huỳnh Phú Sổ làm chủ tịch. Tổ chức này lấy danh nghĩa “Đoàn kết toàn dân chống thực dân pháp”.
Đồng bào Hoà Hảo nhận thức được âm mưu của thực dân Pháp, họ đã đứng về cách mạng tham gia chống Pháp. Nhiều gia đình đã trở thành cơ sở cách mạng, binh lính lực lượng vũ trang quay về với cách mạng ngày càng đông đảo hơn, có một số đơn vị lực lượng vũ trang nuôi chứa cán bộ cách mạng như Đại Đội Giữ ở Phú Hòa, phong trào chống Pháp gđ sau ngày càng tích cực ex: phong trào chống bắt lính, phong trào chống than binh hóa trong hàng ngũ binh lính Phật giáo Hoà Hảo.
Chống Mĩ:
Đồng bào Phật giáo Hoà Hảo đấu tranh đòi lật đổ chế độ Mĩ Diệm,chống quốc sách ấp chiến lược của Mĩ và cơ quan SG (1954-1965), tiêu biểu là ở xã Hội An huyện Chợ Mới. Khi Mĩ tiến hành ấp chiến lược dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy An Giang , đồng bào Phật giáo Hoà Hảo nuôi cán bộ cách mạng tham gia các cuộc đấu tranh lực lượng vũ trang chống phá ấp chiến lược, diệt ác, phá kền, lập xã chiến đấu. Đòi thi hành hiệp định Giơnevơ 1954 về VN. Rồi trong những năm 60,70 pt đánh giặc cứu nước cứu dạo của tín đồ hòa hảo pt mạnh. Trong chiến dịch HCM 4/1975 tín đồ Hoà Hảo có đóng góp quan trọng trong việc giải phóng quê hương đất nước
Trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc, GHPGVN luôn kiên định đường hướng hoạt động “Đạo pháp – Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”. Trong quá trình vận động của lịch sử Phật giáo và lịch sử dân tộc, một bộ phận nhỏ tăng ni, phật tử đã bị các thế lực thù địch lợi dụng làm cản trở tiến trình cách mạng của dân tộc Việt Nam, do đó khi đất nước thống nhất, các vị có tâm trạng e dè, mặc cảm, một số vị vẫn còn giữ thái độ cực đoan, không hợp tác với chính quyền và GHPGVN, tuy nhiên, với tình đồng đạo, nghĩa đồng bào, các vị cao tăng trong GHPGVN đã thể hiện thái độ chia sẻ, khoan dung để cảm hoá, kéo họ lại gần với GHPGVN, với dân tộc Việt Nam. Trong công tác đối ngoại, GHPGVN là một kênh thông tin ngoại giao quan trọng góp phần khẳng định về chủ trương, chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, đấu tranh với các thế lực thù địch vu cáo Nhà nước ta vi phạm về tự do nhân quyền, tôn giáo. Thông qua việc tham gia các diễn đàn và hoạt động Phật giáo quốc tế, như: là thành viên của tổ chức ABCP (tổ chức Phật giáo châu Á vì hòa bình) và tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo thế giới; tham gia các kỳ Đại lễ Vesak (ngày tam hợp Đức Phật: ngày Phật sinh, ngày Phật thành đạo và ngày Phật nhập Niết bàn) của Liên hợp quốc (năm 2008 GHPGVN tổ chức Đại lễ Vesak, có sự tham gia khoảng 4.000 người đến từ 74 quốc gia, vùng lãnh thổ); tham gia tổ chức Hội nghị Ni giới thế giới… GHPGVN đã có tiếng nói rất tích cực để bạn bè thế giới hiểu hơn về phật giáo, con người, chính sách đối với tôn giáo của Nhà nước Việt Nam, góp phần không nhỏ trong việc tạo dư luận ủng hộ của các nước đấu tranh để Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách CPC (các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo) năm 2008. Ngoài ra, GHPGVN còn góp phần là cầu nối giữa tăng ni, phật tử, kiều bào Việt Nam ở nước ngoài với nhà nước thông qua các hoạt động Phật giáo.
Trong các hoạt động xã hội, ngoài các hoạt động tri ân những gia đình thương binh, liệt sĩ, những bà mẹ Việt Nam anh hùng, GHPGVN còn quan tâm đến cộng đồng xã hội. Đến nay, GHPGVN đã có 65 Tuệ tĩnh đường, 655 phòng chẩn trị y học dân tộc, 1 phòng khám Đa khoa. Các cơ sở y tế của GHPGVN hoạt động tương đối hiệu quả, hàng năm khám và phát thuốc miễn phí cho hàng chục ngàn lượt người bệnh. Ngoài ra, GHPGVN còn tham gia nhiều hoạt động từ thiện, nhân đạo, tương thân tương ái, chia sẻ khó khăn với cộng đồng, như: nuôi dạy trẻ em khuyết tật, mồ côi, trẻ bị ảnh hưởng chất độc màu da cam; chăm sóc những người già không nơi nương tựa; tư vấn và nuôi dưỡng những người bị nhiễm HIV/AIDS; xây cầu dân sinh; đắp đường giao thông nông thôn; tặng phương tiện đi lại cho người nghèo; hiến máu nhân đạo; tặng nhà tình nghĩa; hỗ trợ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt… Chỉ tính riêng trong năm 2010, số tiền GHPGVN làm công tác từ thiện, nhân đạo đã lên tới 700 tỷ đồng. Những hoạt động của GHPGVN đã góp phần không nhỏ cùng với Nhà nước xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
Trong đời sống xã hội, đạo đức, văn hoá, lễ nghi Phật giáo đã làm phong phú thêm truyền thống văn hoá của dân tộc Việt Nam, góp phần vào việc hình thành nhân cách mang tính nhân văn, nhân ái của một bộ phận không nhỏ người dân Việt Nam
Đạo lý uống nước nhớ nguồn,thờ cúng tổ tiên một mặt con cháu bày tỏ lòng biết ơn đối với các bậc sinh thành, lúc họ đã chết cũng như khi còn sống. Mặt khác, nó cũng thể hiện trách nhiệm liên tục và lâu dài của con cháu đối với nhu cầu của tổ tiên. Trách nhiệm được biểu hiện không chỉ trong các hành vi sống (giữ gìn danh dự và tiếp tục truyền thống của gia đình, dòng họ, đất nước) mà còn ở trong các hành vi cúng tế cụ thể. Một học giả nước ngoài khi nghiên cứu về tín ngưỡng này ở nước ta đã nhận xét: “Các thành viên trong gia đình kính dâng các đồ cúng lễ là tuyệt đối cần thiết để cho linh hồn tổ tiên có được sự yên nghỉ thanh thản ở thế giới bên kia”.
Ở đây cũng cần nhắc tới đặc trưng “duy tình” hơn “duy lý” của người Việt. Mặc dù nhiều dân tộc phương Đông có tâm lý ứng xử duy tình, nhưng ở người Việt, thái độ này biểu hiện rất rộng và thể hiện rất sâu sắc ( không chỉ đối với người đang sống mà cả với những người sắp chào đời hoặc đã chết). Người ta luôn luôn chịu sự chi phối của quan niệm vừa mong được nhận “phúc ấm của tổ tiên”, “sống vì mồ mả, ai sống vì bát cơm”, vừa lo trách nhiệm để phúc lộc cho con cháu “phúc đức tại mẫu”, “đời cha ăn mặn đời con khát nước”. Khi cúng lễ tổ tiên, một mặt con người hướng về quá khứ, định hướng cho hiện tại (giáo dục truyền thống gia đình, đạo lý làm người cho con cháu) và mặt khác đã chuẩn bị cho tương lai. Đường dây thế hệ mà cũng là đường dây đạo lý sẽ luôn liên tục nối tiếp, phát triển.
Thờ cúng tổ tiên còn là hình thái tín ngưỡng có ý nghĩa lớn về mặt tổ chức cộng đồng trong xã hội truyền thống. Sống trong xã hội, xét theo cả trục dọc và trục ngang, con người không thể sống biệt lập, đơn độc. Theo trục dọc phụ hệ, thờ cúng tổ tiên là sự nối tiếp liên tục các thế hệ: ông bà - cha mẹ - bản thân. Mỗi con người phải có trách nhiệm thờ phụng bốn đời trước: cao, tằng, tổ, khảo (kỵ, cụ, ông, bố) và họ cũng tin rằng sẽ được con cháu bốn đời kế tiếp cúng giỗ. Theo trục ngang, thờ cúng tổ tiên đã gắn bó con người trong mối liên kết dòng họ: họ cha, họ mẹ, họ vợ (hoặc chồng). Với tư cách một tập thể - gồm cả người đang sống và người đã chết gắn bó với nhau về huyết thống và thờ chung một thủy tổ, dòng họ có sức mạnh đảm bảo giá trị tinh thần cho mỗi thành viên của nó trong làng xã
Vai trò tổ chức liên kết cộng đồng của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn rõ hơn khi ta xem xét vấn đề thờ quốc tổ. Cả cộng đồng cư dân Việt Nam được củng cố bởi niềm tin chung một cội nguồn “đồng bào”, đều là “con Lạc cháu Hồng”. Và đó cũng chính là sức mạnh giúp cho dân tộc ta vững vàng trước mọi sự đe dọa của giặc ngoại xâm “các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”.(Hồ Chủ Tịch). Suốt từ thế kỷ XV, XVI đến nay, khi Hùng Vương được coi là quốc tổ, ý thức này đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống tâm linh của dân tộc
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có nội dung bình dị và giàu tính thực tiễn, không cực đoan như nhiều tôn giáo khác. Bởi thế nó dễ dàng được thế tục hóa trở thành nếp sống, phong tục, bám rễ sâu trong tiềm thức của mỗi người. Bằng việc thờ cúng tổ tiên, thế hệ trước nêu gương cho thế hệ sau không chỉ vì trách nhiệm đối với các bậc sinh thành mà còn để giáo dục dạy dỗ con cháu lưu truyền nòi giống. Giáo sư Đào Duy Anh cho rằng: “tế tự tổ tiên là lấy sự duy trì chủng tộc làm mục đích”. Trong khi tế lễ, lời khấn vái của họ cũng thật giản dị, rất thực tiễn: lời cầu xin che chở, phù trợ cho cuộc sống hàng ngày của họ được bình yên, suôn sẻ. Không biết sự cầu xin ấy hiệu quả như thế nào, nhưng trước hết, con người cảm thấy thanh thản về mặt tâm linh, điểm tựa tinh thần quan trọng cho cuộc sống. Trong sự thờ cúng này đã thực sự nảy sinh mối quan hệ hai chiều: người chết cần đến sự cúng lễ của người sống để có thể yên ổn ở thế giới bên kia, không thành “ma đói” lang thang, còn người sống chỉ có thể an bình, thanh thản khi được che chở, phù trợ một cách bí ẩn của người chết. Linh hồn các bậc tiền bối luôn luôn bên cạnh con cháu, mách bảo cho họ và giúp đỡ họ có một cuộc sống tốt đẹp thuận hòa. Với những mong muốn bình dị và niềm tin nguyên thủy chất phát, thờ tổ tiên được coi là thứ tín ngưỡng “vừa tầm” với mọi lớp người cả về mặt nội dung đạo lý và nghi thức thực hiện. Do đó, khả năng phổ biến trong không gian và thời gian của tín ngưỡng này cũng là một điều dễ hiểu.
Có thể nói, thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng dân gian của dân tộc có nguồn gốc từ xa xưa và mang đạo lý nhân ái uống nước nhớ nguồn trong tiến trình lịch sử, nó đã được các hệ tư tưởng tôn giáo khác bổ sung hoàn chỉnh để thể chế hóa thành một thứ đạo: Đạo tổ tiên - Đạo Ông Bà.
Triết lý cội nguồn trên phạm vi quốc gia ấy cũng đã đóng góp một phần quan trọng trong việc củng cố về mặt lý luận cho sự liên kết các quan hệ máu mủ thân tộc. Nhà và nước, nước và nhà, nước mất thì nhà tan, nước giàu thì dân mạnh. Chính vì thế tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam từ gia đình, dòng họ đến Tổ quốc đã không ngừng được giữ gìn bảo tồn qua các bước thăng trầm của lịch sử, bất chấp mọi mưu đồ, xâm lược đồng hóa của giặc ngoại xâm.
Trong các hệ thống tín ngưỡng tôn giáo bản địa của nước ta thì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được coi là quan trọng bậc nhất. Ở đó ta thấy được niềm tin của con người vào một thế giới bên kia, nơi có một cuộc sống giống như thế giới mà chúng ta đang sống. Thông qua các nghi lễ thờ cúng con người mong muốn có được sự che trở, giúp đỡ của tổ tiên, lúc nào trong tâm tưởng họ tổ tiên cũng luôn theo sát. Chính niềm tin đó đã giúp họ sống tốt hơn, có thể vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống, đồng thời cũng giúp mọi người xích lại gần nhau hơn. Mỗi dịp giỗ chạp là lúc những người trong gia đình dòng họ có điều kiện để gặp gỡ thăm hỏi nhau, tạo thêm sự thân thiết đoàn kết, gắn bó.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam trong quá trình hình thành, tồn tại của nó đã góp phần tạo ra những giá trị đạo đức truyền thống như lòng hiếu thảo, lòng nhân ái, tính cộng đồng, tính cần cù, sáng tạo, lòng hiếu học, lòng yêu nước. Vì thế tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên như đã khái quát trên có thể nói là vĩnh hằng cùng với sự tồn tại và phát triển của dân tộc. Hiếu với tổ tiên, ông, bà, cha, mẹ còn được nâng lên cao hơn, đẹp hơn, đó là "hiếu với dân, với nước". Trong đời sống xã hội hiện đại, đã có thời kỳ người ta nghĩ đơn giản rằng xã hội càng phát triển, khoa học kỹ thuật càng tiến bộ thì con người càng bớt đi niềm tin vào thế giới vô hình, con người sẽ sống tỉnh táo hơn, khoa học hơn. Có lẽ điều này chỉ đúng một phần, vì thế khi thế giới càng chia nhỏ rành mạch, con người càng mở rộng tầm nhìn thì những khoảng trống, những điều chưa thể giải thích càng lớn. Đó là điều bí ẩn của thế giới tâm linh, đặc biệt là mối liên hệ ràng buộc vô hình nào đó giữa những người cùng dòng máu. Vì thế càng ngày tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên càng có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của mỗi người Việt Nam, nó là một trong những nhân tố góp phần quan trọng để bảo tồn và duy trì văn hóa truyền thống. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một tập tục mang đậm nét văn hoá của người Việt.

ÂM MƯU ĐẰNG SAU VIỆC SỬ DỤNG LỰC LƯỢNG CÔNG GIÁO ĐỂ CHỐNG PHÁ Ở VIỆT NAM
Mỹ xác định vấn đề tôn giáo là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự với Việt Nam, đồng thời sử dụng vấn đề này để tác động Việt Nam, như đã từng tác động với các nước trên thế giới. thúc đẩy đấu tranh châm ngòi nổ làm mất ổn định chính trị ở Việt Nam, đào tạo, bổ nhiệm các linh mục trẻ trong nước và ngoài nước, đưa về các nhà thờ còn trống, thiếu để tham gia lãnh đạo phong trào. Lôi kéo các tầng lớp dân chúng, lực lượng đi theo Công giáo, sử dụng lực lượng này để chống phá.
Sự bất ổn ở khu vực các tỉnh miền Trung vừa qua, bên ngoài trực diện chúng ta thấy là lực lượng linh mục, giám mục cực đoan kích động giáo dân biểu tình, gây rối, nhưng ẩn đằng sau đó là sự phối hợp của Mỹ và Vatincan.
Nhìn chung, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào tôn giáo những năm qua được nâng lên, đa số chức sắc, chức việc, tín đồ phấn khởi, tin tưởng trước những thành tựu đổi mới của đất nước và chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo; các tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc, hành đạo theo pháp luật, tích cực tham gia phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo, làm từ thiện, xây dựng đời sống văn hóa,… góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.





0 nhận xét:

Đăng nhận xét