GS Nguyễn Lân Dũng. Nguồn Internet |
"Thử
tưởng tượng nếu việc cải cách chữ viết tiếng Việt của PGS.TS Bùi Hiền được thực
thi, hàng triệu người dân sẽ phải học lại từ đầu các cấu trúc ngữ pháp. Nghĩ
đến điều đó thôi cũng thấy rõ là đề án này không thể áp dụng", GS Nguyễn
Lân Dũng cho biết.
Liên quan đến đề án cải tiến chữ viết tiếng Việt của
tác giả Bùi Hiền, GS Lân Dũng thẳng thắn cho rằng, khó có thể thực hiện một đề
án có quá nhiều hệ lụy như đề án cải cách tiếng Việt của PGS.TS Bùi Hiền.
"Đây là một công trình
khoa học nên phải có căn cứ cơ sở thì người thực hiện mới có thể nghiên cứu.
Chúng ta không nên ném đá nhưng cũng phải thẳng thắn khẳng định là không
thể áp dụng được. Ngôn ngữ nào cũng có những điều chưa hợp lý. Nhưng trong quá
trình gìn giữ, người ta phải bảo toàn cả những mặt trái và mặt phải.
Giả sử việc cải tiến chữ viết
tiếng Việt của ông Bùi Hiền thành hiện thực thì cả một hệ thống Hiến pháp, sách
giáo khoa, tài liệu công dân ở các cơ quan chức năng đều phải được tiến hành in
lại. Kể cả đồng tiền quốc gia cũng phải được in và phát hành lại. Bản thân mỗi
công dân Việt Nam cũng phải học lại từ đầu để nắm cấu trúc của chữ quốc ngữ
mới. Chỉ phân tích đơn giản thế thôi đã thấy đề án này phi thực tế”, GS Lân
Dũng phân tích.
Theo ông, tiếng Anh, tiếng Nga
cũng tồn tại những điều bất hợp lý nhưng không ai thay đổi. Với tiếng Việt,
ngày xưa Bác Hồ chỉ đổi một từ duy nhất, đó là từ z nhằm mục đích phân biệt
ngôn ngữ ở một số vùng miền địa phương. Nhưng chỉ đổi đến mức thế thôi, còn cải
cách cả một tổng thể hệ văn tự như thế là việc không thể. Hệ lụy của việc thay
đổi đó là vô cùng lớn.
GS Lân Dũng cho hay, tiếng
Việt đã vượt lên trên cả sứ mệnh của ngôn ngữ, trở thành phương tiện truyền tải
về pháp luật, chính trị, kinh tế, văn hóa, tôn giáo. Vì thế thay đổi ngôn ngữ
sẽ gây nên những xáo trộn vô nghĩa về các hoạt động, thậm chí làm ảnh hưởng đến
quá trình phát triển của đất nước.
Một số đề xuất thay đổi về tiếng Việt trong cuốn sách của tác giả Bùi Hiền. Ảnh: B.Hà |
Ông nói thêm: “Xưa nay, việc
cải cách đã được áp dụng khá nhiều trong lĩnh vực giáo dục, trong đó có ngôn
ngữ nhưng chưa có công cuộc cải cách ngôn ngữ nào thành công. Có một nghịch lý
của nền giáo dục Việt Nam là các chuyên gia thì không phải nhà quản lý, mà nhà
quản lý lại không phải là chuyên gia. Vì thế công tác cải cách giáo dục ít khi
đi vào thực tế”.
“Kể cả khi các cơ quan hành
chính chấp nhận đề án cải tiến của tác giả Bùi Hiền thì
phương pháp này cũng sẽ bị vô hiệu hóa vì không thể đi vào đời sống, không hợp
ý lòng dân”, GS Hà Minh Đức cho biết.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét