Đó là quy định trong dự thảo thông
tư liên tịch quy định về quá trình ghi âm, ghi hình trong hoạt động điều tra,
truy tố, xét xử mới được đưa ra lấy ý kiến góp ý.
Chỉnh sửa, cắt
ghép ghi âm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật
Theo
đó, dự thảo này quy định, quá trình lấy cung bị can đang bị tạm giam và lấy lời
khai của người đại diện pháp luật của pháp nhân thì buộc phải thực hiện việc
ghi âm, ghi hình.
Trong
trường hợp các thiết bị này bị hư hỏng, trục trặc thì không được thực hiện việc
lấy cung và lấy lời khai của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân.
Đồng
thời, việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh phải bảo đảm tính khách quan, minh
bạch, nguyên vẹn của dữ liệu ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.
Dữ
liệu ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh là một bộ phận của hồ sơ vụ án hình sự
được sử dụng, bảo quản, lưu trữ theo quy định của pháp luật về sử dụng, bảo
quản và lưu trữ hồ sơ vụ án hình sự.
Dự
thảo cũng quy định những hành vi bị cấm như: Tự ý chỉnh sửa, cắt ghép, giả mạo,
hủy trái phép, làm sai lệch, làm hư hỏng làm thất lạc dữ liệu ghi âm hoặc ghi
hình có âm thanh;
Sao
chép, phát tán, khai thác, sử dụng kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh vì
mục đích cá nhân; làm lộ, lọt thông tin vụ án hoặc xâm phạm quyền, lợi ích hợp
pháp, uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, công dân.
Đối
với những hành vi bị cấm này, nếu người nào vi phạm thì sẽ bị xử lý theo quy
định của pháp luật.
Việc
thực hiện ghi âm ghi hình theo hình thức nào trong quá trình lấy cung bị can và
lấy lời khai đối với người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thì do thủ
trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra, cấp trưởng, cấp phó của các cơ quan
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, viện trưởng, phó viện
trưởng viện kiểm sát quyết định.
Thực
hiện việc ghi âm ghi hình trong quá trình điều tra được thực hiện theo quy
trình: cán bộ điều tra đăng ký với cán bộ phụ trách chuyên môn để tiếp quản
hệ thống thiết bị kỹ thuật ghi âm ghi hình để được hướng dẫn các thao
tác.
Khi
được tiếp nhận thiết bị ghi âm ghi hình thì cán bộ điều tra phải thông báo cho
bị can được biết trong lần làm việc đầu tiên.
Ghi âm và ghi hình phải được thực hiện liên
tục
Việc
ghi âm, ghi hình được thực hiện liên tục trong quá trình lấy cung, ghi lời khai
của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Việc bắt đầu lấy cung lúc mấy
giờ, kết thúc khi nào, tạm dừng việc lấy cung khi nào... đều phải được ghi rõ
vào trong biên bản.
Sau
khi kết thúc lấy cung, ghi lời khai, toàn bộ phần ghi âm, ghi hình này phải
được lưu vào hệ thống máy chủ của các cơ quan thực hiện việc lấy cung, ghi lời
khai. Sau đó, cán bộ quản lý thiết bị sẽ sao chép những bản ghi này sang thiết
bị ngoại vi để bàn giao cho cán bộ hỏi cung.
Cán
bộ thực hiện việc lấy cung phải chịu trách nhiệm lưu trữ, bảo quản các dữ liệu
này để bàn giao cùng hồ sơ vụ án phục vụ cho việc điều tra, truy tố, xét xử.
Trường
hợp kiểm sát viên cần phải lấy lời khai của bị can thì sau khi lấy lời khai
xong, bản ghi này phải được chuyển lại cho cơ quan điều tra đang thụ lý vụ án.
Việc
sử dụng kết quả ghi âm ghi hình trong hoạt động hỏi cung, lấy lời khai của
người đại diện theo pháp luật của pháp nhân được dùng trong trường hợp bị can
thay đổi lời khai so với lời khai trước đó và để đánh giá chúng cứ làm rõ hành vi
phạm tội của bị can, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân…đảm bảo cho
việc giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện.
Đồng
thời, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của điều tra viên, kiểm sát viên trong
quá trình hỏi cung, lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân.
Đối
với giai đoạn truy tố, viện trưởng, phó viện trưởng viện kiểm sát, kiểm sát
viên, kiểm tra viên sử dụng kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh làm cơ sở
xác định tính khách quan trong hỏi cung bị can hoặc lấy lời khai người đại diện
theo pháp luật của pháp nhân của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ
tiến hành một số hoạt động điều tra;
Sử
dụng kết quả ghi âm, ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can hoặc lấy lời
khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân để đánh giá chứng cứ làm rõ
hành vi phạm tội của bị can và đồng phạm.
Kiểm
tra, phát hiện có hay không dấu hiệu oan, sai, bị can có bị bức cung hoặc dùng
nhục hình hoặc vi phạm pháp luật trong giai đoạn điều tra.
Kết
quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh cũng được sử dụng trong quá trình kiểm tra
việc chấp hành pháp luật trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử; giải quyết
khiếu nại, tố cáo; thẩm định vụ án hình sự.
Các
bản ghi âm, ghi hình này cũng được xem xét và sử dụng trong quá trình xét xử
của vụ án.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét