Theo kế hoạch, ngày 28/3/2018, Tòa
án nhân dân tỉnh Nghệ An sẽ tiến hành xét xử đối với đối tượng Nguyễn Viết Dũng
(Dũng “phi hổ”) theo Điều 88, Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, vào 8h sáng ngày
28/3, Tòa án đã phải tuyên bố hoãn phiên tòa vì lý do… vắng 2 luật sư bào chữa
cho bị cáo là Ngô Văn Tuấn và Nguyễn Khả Thành. Do sự vắng mặt bất ngờ này,
phiên tòa sơ thẩm phải dời đến ngày 12/4/2018 khiến những ai quan tâm đến vụ án
này phải tiếp tục chờ đợi.
Qua lần hoãn phiên tòa này, trước hết,
chúng ta thấy được sự thiếu chuyên nghiệp của nhóm luật sư “dân chủ”. Ngô Văn
Tuấn và Nguyễn Khả Thành từ lâu không phải cái tên xa lạ, bởi lẽ họ thương
xuyên tham gia bào chữa cho các đối tượng chống đối Đảng, Nhà nước, cùng hội
cùng thuyền với đám Trần Vũ Hải, Lê Văn Luân. Một phiên tòa diễn ra, liên quan
tới việc xét sử, sinh mệnh của một con người, tuy nhiên, việc luật sư không xuất
hiện tại phiên tòa không có lý do thể hiện sự thiếu tôn trọng pháp luật và những
người có liên quan tới phiên tòa.
Dư luận còn nhớ, trước đây, trong
phiên tòa xét xử blogger Mẹ Nấm, luật sư “dân chủ” Lê Văn Luân còn mắc lỗi cơ bản
đó là mặc sai trang phục của luật sư khi tham gia phiên tòa ( quy định tại Nghị
quyết số 12/NQ-HĐLSTQ ngày 27/02/2011 của Hội đồng Luật sư toàn quốc), bị Thẩm
phán phiên tòa nhắc nhở trực tiếp. Thái độ trách nhiệm như vậy cũng lý giải một
phần tại sao từ trước đến nay, các vụ việc do nhóm luật sư “dân chủ” này bào chữa,
Trần Thị Nga, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Anh Kim,… đều bị tuyên kịch khung.
Thứ hai, nhiều người cho rằng, việc
hoãn phiên tòa là kế sách hoãn binh của đám luật sư “dân chủ” trong quá trình
bào chữa cho Nguyễn Viết Dũng, nhằm tìm kiếm chứng cứ có lợi hơn cho bị cáo.
Tuy nhiên, với những thông tin đã được công bố, có lẽ, việc hoãn lần này hay lần
sau nữa không làm thay đổi bản chất của vụ việc, không thể làm nhẹ tội được cho
Nguyễn Viết Dũng, bởi lẽ, hành vi của anh ta đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng
và có hệ thống.
Một việc bên lề phiên tòa này là đã
bắt đầu có sự can thiệp của tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng đòi quyền lợi
cho Dũng. Theo đó, vào ngày 27 tháng 3, tổ chức theo dõi Nhân Quyền Human
Rights Watch ra thông cáo yêu cầu Việt Nam trả tự do ngay lập tức và hủy bỏ mọi
cáo buộc đối với nhà hoạt động Nguyễn Viết Dũng.
Tuy nhiên, người Việt Nam hay nói:
“chó vẫn sủa và đoàn người vẫn đi”, dù có ai can thiệp đi nữa thì không thể làm
thay đổi được tính chất nghiêm minh của pháp luật và Nguyễn Viết Dũng sẽ phải
trả giá cho hành vi sai trái của mình.
ST: Thanh
Huyền
0 nhận xét:
Đăng nhận xét