Ngày hôm qua 19/03, mạng xã hội lại
được một phen dậy sóng khi một Facebookce “trời ơi, đất hỡi” nào đó “giật tít
hết sức kinh hoàng” về chuyện tin nhắn của phó bí thư tỉnh Thanh hóa với bồ
nhí. Rồi thì 500 anh em cộng đồng mạng tự cho mình là “giới thạo tin” đua nhau
chia sẻ ầm ầm cứ như là sợ hết phần, sợ chậm một chút là mình sẽ là người đứng
sau thời đại. Người điềm tĩnh hơn thì bỏ thêm chút thời gian hỏi thăm bác “Gu
gồ”(google) xem sự thể nó như thế nào, nhưng rồi cũng chỉ lơ mơ phỏng đoán về
mọi chuyện, chắc thế này chắc thế kia, rồi lại kê cao gối “tọa sơn quan hổ
đấu”. Còn với những người dùng nhạy cảm , đã quá quen với ba cái bài báo “lá
cải bờ đê” rẻ tiền trên mạng xã hội vốn đã hỗn tạp thông tin này khi nghe thấy
vụ kia cũng chỉ khẽ nhếch mép cười nhạt, bởi lẽ có xem qua cái nội dung tin
nhắn được cho là của anh Hưng nhắn cho Bồ nhí cũng chỉ thêm tự cảm thấy nực
cười.
Tự
nhiên tôi lại nhớ đến một câu nói của Táo Xã Hội mà giờ đây càng nghe càng thấy
thấm “ Giàu thì nó ghét, đói rét thì nó khinh, mà thông minh thì nó tìm cách
tiêu diệt”.
Ở cái xã hội sống vội bon chen, chỉ có lợi ích
của bản thân là trên hết, mọi thứ khác có hay không không quan trọng này thì
chuyện bôi nhọ, vu khống lãnh đạo để nhằm hạ bệ nhau là chuyện không còn hiếm.
Tuy nhiên, nói đi cũng nói lại, nói chơi thì được chứ cái trò vu khống, xúc
phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của một cá nhân trên mạng xã hội, trước cả trăm
triệu người như thế này thì không còn đơn giản là chuyện nhỏ mà nó cần phải
được điều tra một cách rõ ràng nhằm xử lý, làm gương cho những đối tượng khác.
Nội dung tin nhắn vu khống
phó bí thư tỉnh Thanh hóa đang được lan truyền trên mạng xã hội
Quay trở lại với câu
chuyện về vụ tin nhắn vu khống đồng chí phó bí thư tỉnh Thanh Hóa, không khó để
chúng ta nhận ra những điểm bất thường trong nội dung các tin nhắn đang được
lan truyền trên mạng. Đặc biệt với những người dùng điện thoại Iphone lâu năm
thì nó chẳng khác gì là “vạch áo cho người xem lưng”, tự “lạy ông tôi ở bụi này”
rằng mình đang kể một câu chuyện mà nội dung thì có vẻ như là “vô cùng hợp lý”.
Những tin nhắn “rõ ràng, rành mạch” như “kể chuyện đêm khuya”, những hình ảnh
được chèn vào nội dung một cách “gượng ép” đầy “khiên cưỡng” khiến tôi cũng đến
“Ạ” kẻ đã nghĩ ra trò này. Thiết nghĩ, phải chăng hắn ta đã bị đánh rớt trong
cuộc thi viết kịch bản cho một tiểu phẩm hài, vì nhớ nghề mà “ngáo” để rồi cho
ra một câu chuyện rẻ tiền không hơn không kém. Ừ thì trong câu chuyện đó cũng
đầy dủ các nhân vật, cũng có xung đột cao trào, cũng có hỉ nộ ái ố nhưng khổ,
do “trình nó chưa tới” nên mọi thứ nó hơi giả. Phải tôi, với một cái điện thoại
iphone thì tôi có thể lưu được cả list danh bạ của lãnh đạo thế giới cho nó “ha
oai” chứ không đơn giản chỉ là một dãy số trống trơn nhằm mục đích duy nhất là “nhằm
vào ai đó” . Cũng quên chưa nói về nhân vật chính mà “nhà kịch sĩ” kia đang đề
cập đến là một phó bí thư “có tầm” của Thanh Hóa, và đã “có tầm” thì xin thưa ,
chẳng bao giờ ngây thơ đến mức đem tất cả chuyện “nội chính” tâm sự với một em
bồ mà vốn được thiên hạ rỉ tai nhau rằng bồ thì chỉ nên “ ngon, ngoan và ngu”
cả.
Chốt
lại vấn đề, thưa “kịch sĩ chưa tới”, từ sau nếu muốn bịa chuyện hãy kiếm một
cái gì đấy mới mẻ mà “sáng tác”, mổ sẻ, xuyên tạc chứ cái trò “bình cũ rượu
mới” này dùng lắm cũng nhàm, nghe lắm cũng nhảm, chẳng ai hơi đâu mà đọc. Nhưng
nói đi cũng phải nói lại, vụ việc này thêm một lần nữa để người đọc thấy rằng,
mọi thông tin trên mạng xã hội không phải lúc nào cũng đúng, cần hết sức cảnh
giác với các thông tin xấu độc. Đọc cũng như ăn, cái gì cũng phải có chọn lọc
kĩ lưỡng, xem xét kĩ càng, đừng để một nút “share” vô trách nhiệm dẫn đến các
hậu quả khôn lường về sau. Mạng xã hội cũng như con dao hai lưỡi, nó có thể
giúp bạn thảo mãn thú vui, nhưng không cẩn thận, đứt tay thì tự mình mà chịu.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét