Trong thời đại công nghệ thông tin hiện
nay, không hiếm để bắt gặp những thông tin về đời tư của cán bộ, thậm chí cán bộ
cấp cao của đảng được công khai, lan truyền trên mạng xã hội, gây tác động
không nhỏ trong dư luận, nhân dân.
Câu chuyện đồn thổi về việc ông Đỗ Trọng
Hưng, Phó Bí thư tỉnh Thanh Hóa có “bồ nhí” được đăng trên facebook “Sơn Thai”
vừa qua vẫn là chiêu trò cũ như thế.
Những thông tin này lan truyền chóng mặt
trên mạng xã hội ngay lập tức nhận được sự quan tâm, chia sẻ của cư dân mạng.
Không ít người ngay sau khi tiếp nhận thông tin đã tỏ thái độ kích động, thậm
chí lên án cán bộ trước những thông tin chưa được kiểm chứng một cách rõ ràng,
thậm chí có dấu hiệu vu khống cán bộ.
Câu chuyện này một lần nữa đặt ra vấn đề
về ứng xử của cư dân mạng trước những thông tin độc hại, đã gây ảnh hưởng không
nhỏ tới uy tín cán bộ và lòng tin của nhân dân.
Trở lại các thông tin lan truyền trên mạng,
đọc thoáng qua, cư dân mạng có vẻ bị sốc, choáng ngợp với những nội dung xác
đáng như thế, bở cái tư tưởng “không có lửa làm sao có khói”. Nhưng, nếu đọc kỹ
nội dung tin nhắn được FB Sơn Thai đăng tải trên mạng, đều dễ dàng nhận thấy
đây là trò dựng kịch bản quá thô sơ. Không phải múa rìu qua mắt thợ, nhưng có
thể điểm đến một số chi tiết dàn dựng không logic sau:
Đầu tiên, ai từng dùng iphone cũng biết
được rằng trong thư mục tin nhắn, nếu không là nhắn tin liên tục thì sẽ luôn có
hiển thị thời gian gửi và nhận tin nhắn, nhưng trên bức ảnh này không có hiển
thị thời gian, có lẽ người dàn dựng đã gửi tin nhắn liên tục trong một lúc.
Trong mục hiển thị số điện thoại được
cho là của ông Phó Bí thư Thanh Hóa, ai cũng có thể dễ dàng tạo ra bằng cách
lưu số điện thoại bất kỳ với tên hiển thị bằng số điện thoại. Với cách này, ta
hoàn toàn có thể nhắn tin với số điện thoại của các nhân vật nổi tiếng thế giới
như Putin, Donald Trump…
Hơn nữa, với cương vị Phó Bí thư tỉnh ủy
của mình, có lẽ ông không có thời gian để nhắn tin chat chit trên tin nhắn như
thế. Thậm chí với trình độ Tiến sĩ, trong tin nhắn không bao giờ sử dụng ngôn
ngữ thô thiển như “tặng hoa súng”, “mua cho em 10 ngôi nhà được chưa”….
Đọc hết các tin nhắn nêu trên, ta thấy
chỉ trong một đoạn tin nhắn mà đề cấp đến quá nhiều vấn đề chính trị, thậm chí
chỉ rõ đích danh ông này, ông kia. Chắc chắn, ông Phó bí thư Thanh Hóa không dại
gì thể hiện những điều này trên tin nhắn. Điều đó cho thấy kẻ dàn dựng đã cố
tình đưa thật nhiều vấn đề nóng về chính trị để thu hút dư luận một cách lố bịch.
Cũng phải kể đến việc các bức ảnh được gửi
trong tin nhắn, kẻ dàn dựng đã sử dụng những hình ảnh được cắt trên các mặt
báo, như bức hình dưới đây, nội dung thì bảo đang đi kiểm tra, đã có kết quả bầu
cử, nhưng hình ảnh gửi ngay sau đó lại là hội nghị tiếp xúc cử tri.
Và còn nhiều, nhiều lắm những bất hợp lý
để chứng minh rằng đây là một màn kịch dàn dựng quá nghiệp dư. Bản thân những
người bị tác động tiêu cực bởi thông tin từ mạng xã hội cũng rất mệt, bởi họ
không thể tự xử lý cho mình được. Ai rơi vào hoàn cảnh đó cũng rất đau đầu. Đây
không phải chỉ là vấn đề về công tác cán bộ, mà nó liên quan tới công tác xây dựng
Đảng, uy tín, hoạt động của tổ chức Đảng ở địa phương chứ không phải riêng gì một
cá nhân. Vì vậy, mỗi cư dân mạng, cần phải cẩn trọng để suy nghĩ và chịu trách
nhiệm với những hành động của mình trước những thông tin vu khống, bịa đặt,
chưa được kiểm chứng lan truyền trên mạng xã hội với ý đồ xấu, làm nhiễu loạn
dư luận, và nhân dân.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét