Năm 2016, một công trình trường tiểu học tại Lũng Luông mọc lên và báo chí giật tít là nhờ “công lao” GS Ngô Bảo Châu đem con chữ cho các tỉnh miền núi xa xôi. Rồi từ đây những kẻ phản động lại chia sẻ liên tục với lời lẽ nịnh hót cho rằng Giáo Sư đã có “cống hiến” to lớn cho đất nước này.
Thực ra, công trình trường học ở Lũng Luông là do chị Nguyễn Thanh Phượng và quỹ Phượng Hoàng của chị tài trợ chính. Trong khi phản động ra sức tâng bốc giáo sư Châu, chê bai lãnh đạo mà lại không biết rằng trường lại do con lãnh đạo tài trợ và giáo sư chỉ được mời làm chủ tịch danh dự mà thôi. Đây cũng không chỉ là một sản phẩm kiến trúc của kiến trúc sư mà còn là kết tinh thành quả từ những nỗ lực trong nhiều năm của hoạt động của các cá nhân và tổ chức. Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, công ty kiến trúc 1 + 1 >2, chia sẻ: “Kinh phí để xây dựng hoàn thiện ngôi trường này là gần 6 tỷ. Trong đó, quỹ Phượng Hoàng tài trợ chính, quỹ học trò nghèo vùng cao là chủ đầu tư và công ty 1+1>2 tài trợ kiến trúc”.
Sau khi ngôi trường hoàn thành thì vai trò của Nhà nước càng hiện ra rõ hơn trong việc duy trì ngôi trường: trả lương để thu hút giáo viên lên vùng sâu vùng xa giảng dạy, vận động trẻ em tới trường, mở đường, kéo điện, xây trạm y tế, tạo điều kiện cơ sở vật chất, xóa đói giảm nghèo… Các nhà "dân chủ" thì ra sức tung hô giáo sư để hạ bệ công sức, đóng góp của không biết bao nhiêu người trước và sau dự án này.
Nhà nước không hề bạc đãi GS Ngô Bảo Châu, với tinh thần ưu đãi người tài, ông được Chính phủ mời về nước, được tôn vinh, được cấp một căn hộ trị giá 12 tỉ VNĐ ở tòa nhà Vincom, đồng thời chi 560 tỷ đồng xây dựng Viện toán Quốc gia cho GS Châu làm Giám đốc…Tuy nhiên, từ khi đạt giải thưởng danh giá, đến nay hầu như bản thân ông chưa có những thành tích gì thêm góp sức cho nền toán học nước nhà. Chỉ thấy GS Toán dường như không tập trung cho việc nghiên cứu Toán học mà lại dành thời gian để đá xéo chế độ – một chế độ đã cho bản thân Ngô Bảo Châu và gia đình những ưu đãi tốt nhất. Từ đây, người ta gọi là Ngô Bảo Châu đang phản bội người nuôi dưỡng mình, dân tộc mình.
Nhìn hình ảnh GS Ngô Bảo Châu dạy các em học sinh tiểu học những phép toán đơn giản mà một học sinh lớp 9 cũng có thể dạy thay, càng khiến chúng ta đau lòng nhớ tới Viện toán học tầm cỡ của Việt Nam đang cần Giáo Sư cống hiến thì ông lại từ chối. Ông mải mê chạy theo danh lợi ở nước ngoài, nghe những lời nịnh nọt của đám dân chủ để rồi phát biểu những câu ất ơ, phản nghịch.
Đáng tiếc thay!
Những cái like ảo trên mạng xã hội và những lời lẽ nịnh nọt, tung hô từ cộng đồng mạng đã biến GS Ngô Bảo Châu từ một nhà toán học thành nhà "dân chủ" bị dư luận lên án. “Chuyên môn toán học thì không tập trung, mình chỉ muốn thành giáo sư “biết tuốt” để được phản động tung hô. Cống hiến cho đất nước thì lại từ chối mà cứ chạy theo cái danh lợi hão huyền”. Đó là một trong hàng ngàn bình luận chỉ trích giáo sư Ngô Bảo Châu. Mong Giáo sư sớm tỉnh ngộ, đừng tự biến mình thành công cụ chống phá của những kẻ phản động.
Nguồn: Thanh niên Việt Nam
Các nhà "dân chủ" ca tụng trường "do chính GS Ngô Bảo Châu xây" là sai sự thật. |
Trường không phải là "kiệt tác" của một mình GS Ngô Bảo Châu mà là thành quả của nhiều người.
Chị Nguyễn Thanh Phượng (áo đỏ)- Quỹ Phượng Hoàng nhà tài trợ chính.
Viện toán học mà Nhà Nước xây để GS Ngô Bảo Châu cống hiến đúng tài năng thì ông lại từ chối. Trong khi ông giải những bài toán đơn giản chưa xứng tầm, thì được phản động tung hô "đóng góp cho đất nước" liệu đã đúng nghĩa? Hình ảnh này có thể coi là cổ vũ tinh thần hiếu học nhưng xét về sự đóng góp cho nền toán học nước nhà tương xứng với giải thưởng mà GS Ngô Bảo Châu đã nhận thì chưa đủ, huống hồ gì ông đã có những phát ngôn phản quốc liệu có đáng để chúng ta ca ngợi.
Nói thế này, bất kỳ một cá nhân nào, nếu có cái tâm tốt, làm viêc tốt cho đời thì chẳng cần phải chụp ảnh, khoa trương nói gì, vì đó là việc làm xuất phát từ cái tâm. Còn nếu đi để chụp ảnh, để quay video rồi tung hô trên mạng cho người đời biết là mình đi từ thiện thì đó chẳng còn phải xuất phát từ cái tâm nữa.
Trả lờiXóaBạn có tin vào thiện tâm của Bảo Châu không? Vùng sâu miền xa cần lắm sự góp tay của xã hội, nhà nước có rất nhiều chính sách đưa sự phát triển gần với miền xuôi, sự đóng góp của ai cũng trân trọng. Song các bạn hãy nhìn kỹ ngôi trường , nó giống một cái cung nghệ thuật hoa hòe hoa sói thì hơn. Phảng phất đâu đó quanh tấm hình ngôi trường lại thấy hình ảnh của tay GS mất dạy này đang tự PR cho y và đồng bọn .
Trả lờiXóaMọi người chưa tìm hiểu rõ mà đã nói và đổ tội như vậy. Tôi đã từng được gặp người mẹ của giáo sư ngô bảo châu. Bà đã kể rất nhiều về cuộc đời của giáo sư. Trong một lần đi lên một nơi, chỗ đấy rất nghèo, trẻ em ở đấy còn không có ai nuôi dưỡng, không được ăn và học. Chính vì vậy, giáo sư đã kêu gọi bạn bè của giáo sư cùng nhau xây một ngôi trường cho những đứa trẻ ấy. Chính vì vậy, những đứa trẻ ấy đã được ăn, có nơi ở, có nơi học
XóaBản hiểu thế nào là loè loẹt hoa sói? Như vậy chẳng khác gì bạn đang xúc phạm tới những em học sinh được giúp đỡ ấy cả. Bông hoa như là biểu tượng cho những em học sinh và được hiểu dù có ở nơi nghèo khó, nhờ sự giúp đỡ của mọi người, các em vẫn sẽ được toả sáng
Xóa