Tối ngày 15/06/2012 Philipine chấp nhận
nhượng bộ trước Trung Quốc trong cuộc đối đầu kéo dài 10 tuần trên biển, bằng
cách rút các tàu của họ khỏi vùng biển quanh bãi cạn Scarborough. Thế nhưng sau
khi Philipine rút đi, Trung Quốc vẫn ở lại và thế là từ đó đến nay Trung Quốc
kiểm soát được bãi cạn này mà không tốn một viên đạn nào.
Giữa bối cảnh bãi Tư Chính đang căng thẳng đã kéo dài 3 tuần như
hiện nay, người Việt chúng ta cần học lại cẩn thận bài học về vụ Philipine mắc
mưu ở bãi cạn Scarborough.
Về địa lý, Scarborough là một bãi san hô vòng nằm cách vịnh
Subic khoảng 120 đặm về phía Tây. Giống như nhiều đảo và bãi đá khác ở Biển
Đông, chủ quyền của bãi Scarborough bị nhiều bên tranh chấp gồm Trung Quốc, Đài
Loan và Philipine.
Cuộc khủng hoảng này đã bắt đầu khi một máy bay giám sát của hải
quân Philipine phát hiện 8 tàu đánh cá Trung Quốc xuất hiện gần bãi cạn
Scarborough vào ngày 08/04/2012. Đúng như nghi ngờ, họ phát hiện các tàu cá chở
bất hợp pháp sò tai tượng, san hô và cá mập những sản vật có nguy cơ tuyệt
chủng và điều này vi phạm pháp luật của Philipine.
Sau đó Philipine cử tàu khu trục nhỏ BRP Gregorio del Pilar để
bắt giữ các tàu đánh cá Trung Quốc. Tàu Gregorio là một tàu cảnh sát biển của
Mỹ đã bị loại biên và chuyển giao cho Philipine. Tuy nhiên, đều mà máy bay
trinh sát Philipine đã không thấy là các tàu Hải giám của Trung Quốc cũng có
mặt trong khu vực.
Bất chấp thực tế là Philipine vẫn thường xuyên sử dụng tàu hải
quân cho các hành động can thiệp, bởi số lượng tàu bảo vệ bờ biển của họ còn hạn
chế. Trung quốc vẫn tuyên bố rằng Philipine đã sử dụng một tàu quân sự cho các
hoạt động thực thi pháp luật, cáo buộc Manila quân sự hóa tranh chấp Bắc Kinh
điều hải giám ngăn chặn Philipine bắt giữ ngư dân. Với sự hiện diện của tàu
Chính phủ, hai bên bị cuốn vào một cuộc tranh chấp chủ quyền quyết liệt ở bãi
cạn Scarborough.
Trong khi yêu cầu Philipine lập tức rút lui, Trung Quốc lại
nhanh chóng làm leo thang căng thẳng, bằng cách dàn đội hình tàu lấn át về số
lượng so với các tàu của Philipine đang tới để giải cứu chiến hạm. Sau đó tàu
Hải giám Trung quốc được cho là đã phối hợp với các tàu ngư dân thực hiện động
thái gây bất ngờ là dựng một hàng rào bằng dây thừng ngang qua miệng cái phá
nước hình chữ C để nhốt ngư dân Philipine bên trong bãi cạn này, sau đó phong
tỏa không cho ai ra vào nếu như không được phép của họ.
Trong cả quá trình đó, các tàu của Hải quân Trung Quốc hiện diện
ở ngoài xa để gửi thông điệp cho Manila rằng đừng gây rắc rối. Đồng thời với
hoạt động trên biển, Bắc Kinh cũng gây áp lực về kinh tế, khi công bố một hành
động không ai ngờ là kiểm tra từng buồng chuối của Philipine khiến nó bị thối ở
cảng Trung Quốc.
Lệnh cấm du lịch được phổ biến cũng làm sụt giảm mạnh mẽ du
khách Trung Quốc đến Philipine. Khi căng thẳng dâng cao hơn, các kênh ngoại
giao truyền thống không mang lại kết quả, lúc đó Philipine vẫn chưa bổ nhiệm
viên đại sứ ở Trung Quốc còn đang khuyết và đại sứ Trung Quốc ở Philipine thì
bị xem là không hiệu quả và không tương thích với Bắc Kinh.
Vấn đề trở nên phức tạp hơn khi người lãnh đạo ngoại giao Trung
Quốc ở Bắc Kinh, thứ trưởng ngoại giao phụ trách Châu Á là bà Phó Oanh tình cờ
lại là đại sứ Trung Quốc ở Philipine năm 1999, khi Trung Quốc tăng cường thúc
đẩy yêu sách của họ ở biển Đông bằng cách xây dựng một công trình quân sự trên
bãi đá vành khăng, mà họ đã chiếm đóng từ năm 1995.
Như một quan chức Philipine đã đánh giá, nếu có ai đó biết cách
đánh cắp đảo thì đó là bà ta, bởi vậy những nỗ lực phát triển các kênh ngoại
giao đáng tin cậy giữa Manila và Bắc Kinh đã bị thất bại. Do hai Chính phủ
không thể nói chuyện với nhau, nên đã lôi kéo Mỹ trong vai trò như người trung
gian và trọng tài. Cả hai bắt đầu các cuộc đàm phán riêng với các quan chức Mỹ
rồi sau đó người Mỹ chuyển các thông điệp cho phía bên kia.
Mặc dù Trung Quốc ghét phải nhờ Mỹ làm trung gian, nhưng Bắc
Kinh đã nhờ Washington làm áp lực để Philipine rút lui. Họ mô tả những lãnh đạo
ở Manila là những kẻ khó đoán, cảm tính và được khuyến khích hành động phiêu
lưu khinh suất, vì tuyên bố từ chính quyền Obama về việc Mỹ sẽ xoay trục sang
Châu Á.
Trong khi đó, ngoại giao giữa Mỹ và Philipine phản ánh sự chia
sẽ nhận thức về tầm quan trọng của sự thận trọng và kiềm chế. Manila hi vọng có
thể đưa thực địa về hiện trạng ban đầu bằng cách tìm kiếm sự làm rõ trong điều
kiện nào thì Mỹ sẽ can thiệp quân sự theo hiệp ước phòng thủ chung giữa hai
nước.
Một cuộc gặp cấp bộ trưởng đã diễn ra giữa ngoại trưởng Mỹ
Hillary Clinton với người đồng cấp Philipine vào tháng 04/2012 và đến tháng 06
năm đó tổng thống Philipine đến Washington để tìm kiếm một dấu hiệu thống nhất
đồng minh.
Trong khi đó nước Mỹ vẫn cố tình bảo lưu sự mơ hồ chiến lược về
sự thực thi hiệp ước trong trường hợp bùng nổ hành động thù địch trên biển
Đông. Sau hàng tuần thảo luận và đàm phán, giữa tháng 06/2012 các quan chức Mỹ
đã môi giới một thỏa thuận để cả hai bên cùng rút lui.
Vì đã quá kiệt sức, cộng với sự thua thiệt về số lượng và thiếu
các giải pháp thay thế khả thi, Manila đã rút các tàu của mình tại hiện trường
với lý do để tránh một cơn bão đang đến.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã không theo hạn của thỏa thuận mà vẫn
giữ các tàu Hải giám trên bãi cạn, khi Philipine phát hiện ra thì đã muộn màng.
Hiện nay Trung Quốc đã kiểm soát bãi cạn này cùng các vùng biển xung quanh nó.
Rất nhanh sau khi Philipine rút khỏi bãi cạn, các quan chức và
học giả Trung Quốc đã bắt đầu nói về mô hình Scarborough để thâu tóm các lãnh
thổ tranh chấp. Từ đó, Trung Quốc bắt đầu thử nghiệm các hình thức khác nhau
của một chiến lược gọi là cưỡng ép mở rộng. Tức là, họ dùng các lực lượng phi
quân sự để cưỡng ép đối thủ tranh chấp ở Biển đông nhằm đạt mục đích cướp đoạt
lãnh thổ, nhưng ở dưới ngưỡng xung đột quân sự để ngăn chặn sự can thiệp của
Mỹ.
Chỉ hai năm sau vụ Scarborough, năm 2014 Trung Quốc cũng đã tái
sử dụng thủ đoạn này trong sự kiện đem giàn khoan Hải dương 981 nhảy dù vào
vùng biển cửa vịnh Bắc Bộ của Việt Nam.
Lúc bấy giờ Trung Quốc đã triển khai hàng chục tàu thuyền gồm cả
tàu Hải quân, tài Hải cảnh, tài Hải giám, Hải tuần cùng nhiều tàu vận tải và
tàu đánh cá vỏ thép. Trong đó, thế bố trí cũng tương tự như ở Scarborough. Đó
là tàu Hải quân ở ngoài thị uy, còn tham gia các màng đâm va, rượt đuổi là các
tàu cá vỏ thép, tàu Hải giám, Hải tuần, Hải cảnh.
Do Việt Nam có lực lượng và kinh nghiệm hơn Philipine, cho nên
phía Trung Quốc lần này cũng có những hành động leo thang hơn. Cụ thể là Trung
Quốc đã nhiều lần cho máy bay quân sự hoạt động trên bầu trời khu vực để uy
hiếp tinh thần lực lượng Việt Nam. Trên mặt biển thì Trung Quốc cũng hung hăng
hơn rất nhiều, khi chủ động đâm va và phun vòi rồng vào các tàu Việt Nam.
Tuy nhiên, điểm khác biệt của Việt Nam là kiên cường bám trụ
trên thực địa và vẫn duy trì đối thoại cấp cao. Ví dụ như ngày 17/05 bộ trưởng
công an Việt Nam Trần Đại Quang đã điện đàm với bộ trưởng công an Trung Quốc
trao đổi về lý do dẫn đến các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam, đồng
thời đề nghị người đồng cấp Trung Quốc báo cáo với các lãnh đạo Đảng, Nhà nước
Trung Quốc chỉ đạo rút ngay giàn khoan khỏi vùng biển Việt Nam.
Hay ngày 18/06 ông Dương Khiết Trì một nhà ngoại giao lão luyện
của Trung Quốc cũng sang Việt Nam để thảo luận với Phó thủ tướng, Bộ trưởng
Ngoại giao Phạm Bình Minh về sự việc. Cũng trong chuyến thăm này của ông Dương
Khiết Trì các phóng viên đã chụp được khoảnh khắc để đời là ánh mắt hình viên
đạn của Bộ trưởng Phạm Bình Minh khi bắt tay ông Dương Khiết Trì.
Bên cạnh các kênh liên lạc đối thoại song phương, Việt Nam cũng
tích cực tranh thủ các diễn đàn quốc tế để khẳng định tính chính nghĩa của
mình, kêu gọi cộng đồng thế giới phản đối hành động của Trung Quốc.
Cụ thể như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng công khai tố cáo vụ việc
giàn khoan trong hội nghị thượng đỉnh Asean lần thứ 24 ở Myanmar ngày 11/05
hoặc ngày 31/05 phái đoàn ngoại giao Việt Nam gửi thư cho Tổng thư ký LHQ Ban
Ki-Moon đề nghị lưu hành công hàm của Bộ ngoại giao Việt Nam gửi Bộ ngoại giao
Trung Quốc, phản đối việc Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam.
Trên truyền thông, sau khi Việt Nam công khai những bức ảnh chụp
tàu Trung Quốc đâm va và phun vòi rồng vào tàu Việt Nam, đã tác động mạnh mẽ
đến dư luận thế giới. Kế đó các phóng viên báo nước ngoài cũng được cho lên tàu
kiểm ngư và tàu cảnh sát biển ra hiện trường để tận mắt chứng kiến tình hình.
Những tường thuật và ảnh chụp của họ gửi về tòa soạn đã góp phần
cho công chúng thế giới thấy rõ sự hung hăng và phi lý của Trung Quốc. Sau 75
ngày Việt Nam kiên trì đấu tranh trên nhiều mặt trận. Đến 16/07 Trung Quốc
tuyên bố rút giàn khoan sớm hơn một tháng so với kế hoạch ban đầu vì lý do thời
tiết. Như vậy có thể nói Trung Quốc đã thất bại trong ý đồ dùng lại những thủ
đoạn đã áp dụng năm 2012 ở bãi cạn Scarborough.
Kết quả của sự kiện năm 2012 ở Scarborough khác với kết quả sự
việc giàn khoan 2014 ở vùng biển Việt Nam có thể có nhiều nguyên nhân. Nhưng
nổi bật lên 2 nguyên nhân chính. Thứ nhất là ý chí quyết tâm của toàn dân, toàn
quân và cả hệ thống chính trị Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền của mình. Từ
chổ dám chống lại hành vi phi lý của Trung Quốc chúng ta mới có cơ sở để tìm
các phương pháp đấu tranh linh hoạt phù hợp với tình hình và đối tượng.
Điều này cũng có thể nói tương tự như ngày trước, Đại tướng
Nguyễn Chí Thanh nói rằng chúng ta phải dám đánh Mỹ rồi mới có cách để đánh Mỹ.
Nguyên nhân thứ hai là sự linh hoạt và khéo léo trong phương pháp đấu tranh. Sự
khéo léo đó thể hiện ở mấy điểm:
Thứ nhất, là vẫn giữ được đối thoại trực tiếp với Trung Quốc.
Đấu tranh trên thực địa nhưng không cắt cầu liên lạc ngoại giao. Việc giữ được
cầu liên lạc giúp chúng ta nói chuyện trực tiếp với đối thủ, không phải qua
trung gian như Philipine. Gần đây khi tàu cá Philipine bị tàu Trung Quốc đâm
chìm, ông Đại sứ Philipine ở Mỹ có viết một bài báo đăng trên báo ở Philipine,
trong đó ông có tiết lộ chi tiết là năm 2012 Philipine đã tin tưởng lời khuyên
của Mỹ rằng nếu họ rút thì Trung Quốc cũng rút. Vì tin Mỹ, Philipine đã rút và
hậu quả thì như chúng ta đã chứng kiến.
Giờ đây có thể nói là người Mỹ xúi dại Philipine, cũng có thể có
người cho rằng trong vụ này chính Mỹ cũng đã tin lầm Trung Quốc. Thế nhưng dù
là thế nào thì Trung Quốc đã kiểm soát bãi cạn, Philipine rất khó để mơ đến
việc lấy lại.
Ngay chính Việt Nam chúng ta, năm 1954 khi đàm phán Genève chúng
ta lần đầu ra một hội nghị quốc tế, còn non kém nên đã tin tưởng ông bạn Trung
Quốc cho nên đã phải chịu những thua thiệt. Rút kinh nghiệm đau thương đó, khi
chiến tranh với Mỹ Việt Nam đã vừa đánh vừa đàm phán trực tiếp với Mỹ chứ không
qua trung gian nào cả. Kết quả là đến năm 1972 trở đi, Mỹ từng nhiều lần muốn
mượn Liên xô và Trung Quốc để ép Việt Nam trên bàn đàm phán nhưng đều thất bại.
Hai câu chuyện nói trên đã minh chứng sáng ngời rằng. Nếu có thể
đàm phán thì tốt nhất nên đàm phán trực tiếp với đối thủ, khi đó bàn đàm phán
không những là nơi đối thoại mà còn là phương tiện để thực hiện chiến lược mưu
phạt tâm công mà Nguyễn Trãi đã nói từ thế kỷ 15.
Điểm thứ hai thể hiện sự khéo léo của Việt Nam là đã tích cực sử
dụng truyền thông để khẳng định tính chất chính nghĩa của mình, tố cáo hành vi
phi nghĩa của Trung Quốc. Trên truyền thông có quy luật là những hình ảnh cực
kỳ có sức mạnh, ngay thời điểm đó và đến tận ngày nay hình ảnh tàu Trung Quốc
phun vòi rồng hoặc là tàu Trung Quốc đâm vào tàu Việt Nam vẫn là những hình ảnh
có tính chất đại diện cho sự kiện. Những hình ảnh đó có giá trị bằng hàng ngàn
bài tường thuật, công chúng chỉ cần nhìn vào đó là đủ để xác định ai là kẻ cướp
ai là nạn nhân.
Bởi vậy, sau này Bộ ngoại giao Trung Quốc tố cáo Việt Nam dùng
người nhái rải vật cản xuống biển hoặc là tố cáo Việt Nam đâm va tàu Trung Quốc
hàng ngàn lần nhưng chẳng có chứng cứ nào, cho nên không sao thuyết phục được
công chúng thế giới. Từ những bài học lịch sử đó, đối chiếu vào sự kiện đang
diễn ra ở bãi Tư Chính ngày nay, điều mà Việt Nam chúng ta lưu ý là cần kiên
trì bám trụ vào thực địa, đấu tranh kiên quyết trong mục tiêu nhưng linh hoạt
trong hình thức để bảo đảm giữ vững chủ quyền nhưng không để Trung Quốc có cớ
leo thang xung đột.
Sự kiện bãi cạn Scarborough cũng nêu lên một bài học là từ những
vụ đụng độ kiểu này Trung Quốc có thể thuận nước đẩy thuyền hòng chiếm đoạt
lãnh thổ bằng các phương pháp phi quân sự nếu đối phương sơ hở.
Sự kiện bãi cạn cũng dạy chúng ta bài học xương máu rằng, mục
tiêu chiếm đoạt lãnh thổ ở Biển Đông của Trung Quốc là bất biến, nhưng họ sẽ
thực hiện nó bằng các biện pháp rất linh hoạt, dần dần từng bước do vậy chúng
ta giữ cầu liên lạc và đàm phán với Trung Quốc cũng là một mặt trận đấu tranh
chứ không tin những lời hứa hẹn của Trung Quốc trên bàn đàm phán như ông
Duterte của Philipine.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét