Câu chuyện Mở lon Việt Nam của Cocacola |
Nếu dân Việt Nam thực sự biết tự trọng và biết
nghĩ, thì đây đáng ra phải là 1 cuộc khủng hoảng truyền thông của #CocaColaCC.
Chứ không phải của cơ quan quản lý Việt Nam.
“Mở lon Việt Nam” là 1 câu tối nghĩa và lạm dụng tên quốc gia.
Trước tiên phải nhận định thế đã.
Học sinh lớp 3 cũng hiểu rằng trong câu này, thì “Việt Nam” thay
cho “Coca Cola” (trong bài viết này họ chỉ được viết đủ tên 2 lần, sau đây tôi
viết tắt là CC, lần thứ 2 mời đọc đến cuối bài). Thôi thì cũng được, nhưng đã
sử dụng quốc hiệu vào mục đích quảng cáo thì anh phải nghiêm túc, tôn trọng.
Để dễ hiểu, tôi ví dụ anh chị sinh ra trong danh gia vọng tộc
đi, cái họ của anh chị từ đời ông bà cố tổ đã là Trịnh Nguyễn chả hạn. Bây giờ
có thằng hàng xóm nó suốt ngày ngồi đầu ngõ nói chỏng: Mở lon Trịnh Nguyễn, Mở
lon Trịnh Nguyễn đâyyyyy (không ngọng, không nhầm dấu nhé). Hỏi anh chị có vui
không? Tôi thì chả vui, nếu cứ mở tivi lên là lại thấy nó “Mở lon Phạm Gia”.
Huống chi, đây là quốc hiệu của chúng ta.
Bây giờ nói về chữ Lon.
Cách đây mười mấy năm, khi ấy internet bắt đầu phổ cập ở Việt
Nam với dịch vụ ADSL, thì cũng bắt đầu xuất hiện những nhà đầu cơ tên miền
(domain). Họ nghĩ ra và đăng ký hàng loạt tên miền đẹp, thậm chí là những
thương hiệu nổi tiếng, rồi bán lại (bạn gõ tìm kiếm vụ mua bán tên miền Trung
Nguyên, khá ầm ĩ).
Khi đó, cũng nảy ra 1 cuộc tranh luận, khi Trung tâm internet
Việt Nam (Bộ 4T), không cấp phép lưu hành 1 số tên miền như buoi.vn hoặc
lon.vn.
Có người đăng ký lý luận, tôi kinh doanh Bưởi và Lợn, đó là
những nông sản rất phổ biến, tại sao không được đăng ký domain?
Mời bạn đọc đoạn trích trong Quy trình đăng ký tên miền “.vn” do
Bộ TTTT ban hành:
Tên miền do tổ chức, cá nhân tự chọn để đăng ký, nhưng phải đáp
ứng các yêu cầu sau:
- Không có các cụm từ xâm phạm đến chủ
quyền, lợi ích, an ninh quốc gia hoặc vi phạm đạo đức xã hội, thuần phong, mỹ
tục của dân tộc;
- Rõ ràng, nghiêm túc, không gây hiểu
nhầm hoặc xuyên tạc do tính đa âm, đa nghĩa hoặc khi không dùng dấu trong tiếng
Việt;
Có ít nhất một hoặc một dãy ký tự dưới tên miền cấp cao “.vn”.
Có ít nhất một hoặc một dãy ký tự dưới tên miền cấp cao “.vn”.
Có chăng đặt là buoi.vn |
Thế nên, thôi đừng có vặn vẹo ra cái vẻ,
đéo ai chả biết nếu đọc BUOI.VN và LON.VN thì điều đầu tiên sẽ nảy ra trong não
chúng ta cái gì. Và bởi vì nó đặt cạnh cái đuôi “.vn” - là viết tắt quốc hiệu
Việt Nam, nên đừng có nhờn. Điều đó hoàn toàn đúng.
Đến tận bây giờ, tôi đố bạn gõ buoi.vn
hay lon.vn mà ra kết quả đấy. Còn mấy bạn thờ Tây, thử gõ cunt.com hay dick.com xem nó ra cái gì?
Quay lại với câu chuyện "Mở lon Việt Nam" của CC. Đây
là slogan của 1 chiến dịch quảng cáo mà CC đã triển khai. Sau khi bị nhắc nhở
chấn chỉnh, họ leak ra báo chí và mạng xã hội là có mục đích của họ. Bỗng
nhiên, hình ảnh và thương hiệu CC được xuất hiện tràn ngập trên mặt báo, được
chia sẻ trên hàng triệu tài khoản Facebook. Và thảy đều bênh vực họ. Món quà
trời cho đó, còn hiệu quả gấp nhiều lần chính mục tiêu ban đầu họ đặt ra khi
chạy chiến dịch “Mở lon Việt Nam”.
Để tôi nhắc các bạn CC nhớ bài học của chính các bạn từ năm
1927.
Năm 1927, khi CC bắt đầu bán tại thị trường Trung Quốc, trong
tiếng Hoa nó trở thành ‘Kekoukela’ nghĩa là: cắn một con nòng nọc sáp. Hoặc tệ
hơn: con đĩ ngựa bọc sáp. Các chuyên gia của CC phải tra cứu 40.000 từ đồng âm
để có được một cái tên mới với cách phát âm là “Kokoukole” gần giống như là:
Hạnh phúc ngay ở trong miệng.
Chơi từ đồng âm còn bố láo với quốc hiệu của chúng ta, thế mà
bao nhiêu người Việt hùa vào bênh được?
Ok, vậy CC thân mến, đây là quan điểm của tôi:
_COCA COLA NHƯ CC_
CC các bạn vui chứ, khi tôi viết tắt tên các bạn là CC? Ở Việt
Nam, khi 2 chữ C viết cạnh nhau, khỏi cần có dấu, thì ai cũng nghĩ đến cái hay
ho lắm.
Cuối cùng, tôi lấy tư cách cá nhân kêu gọi mọi người share bài
viết này, kèm hashtag #CocaColaCC - để xem có thành cái trend tự trọng không?
Đọc thêm để hiểu quy định nhé các bạn:
Ngoài việc vi phạm khoản 3, điều 8, Luật
Quảng cáo 2018 là: “Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn
hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam”. Thì cụm từ này vi phạm khoản 1,
điều 19, Luât Quảng cáo 2018: “Nội dung quảng cáo phải bảo đảm trung thực,
chính xác, rõ ràng, không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người
tiếp nhận quảng cáo”.
(Phạm Gia Hiền)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét