Đầu tiên phải khẳng
định, Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất trên thế giới quy định lưu trữ
dữ liệu trong nước và yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp thông tin cho cơ quan
chức năng. Theo đó, hiện đã có 18 quốc gia trên thế giới quy định phải lưu trữ
dữ liệu ở trong nước, như Mỹ, Canada, Liên bang Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc,
Australia, Indonesia, Hy Lạp, Bulgaria, Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển, Thổ Nhĩ
Kỳ, Venezuela, Colombia, Argentina, Brazil.
Tùy vào tình hình thực tế, các quốc gia có
thể yêu cầu lưu trữ các loại dữ liệu không giống nhau. Tất cả đầu vì mục tiêu
bảo vệ An ninh quốc gia. Do đó, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên không
gian mạng đã và đang phải phối hợp, đáp ứng yêu cầu của các cơ quan chức năng
của các quốc gia trên thế giới trong bảo vệ an ninh quốc gia, phòng chống tội
phạm.
Theo Luật An ninh mạng, những loại dữ liệu
cần lưu trữ ở Việt Nam gồm: Thông tin cá nhân người sử dụng dịch vụ; dữ
liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ; dữ liệu do người sử dụng dịch vụ
tại Việt Nam tạo ra. Như vậy, không phải toàn bộ các dữ liệu được truyền đưa
trên không gian mạng phải lưu trữ tại Việt Nam. Quy định này không làm ảnh
hưởng hay hạn chế lưu thông dòng chảy dữ liệu số, cản trở hoạt động của doanh
nghiệp như một số thông tin tuyên truyền, xuyên tạc của các đối tượng, trang
mạng phản động đăng tải thời gian qua.
Luật An ninh mạng của Việt Nam đã quy định rõ
các trường hợp phải cung cấp thông tin cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an
ninh mạng, cụ thể: Khi lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng có yêu cầu
bằng văn bản; để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh
mạng.
Các quy định về lưu trữ dữ liệu trong Luật An
ninh mạng không cản trở và khiến Facebook, Google, các doanh nghiệp viễn
thông... rút khỏi Việt Nam, bởi vì: Google, Facebook và nhiều doanh nghiệp đều
đã thuê máy chủ tại nước ta. Theo thống kê sơ bộ, Google thuê khoảng 1.781 máy
chủ, Facebook thuê khoảng 441 máy chủ tại 8 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trong
nước. Việc lưu trữ dữ liệu người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam giúp các doanh
nghiệp này tiết kiệm chi phí kinh doanh, tăng tốc độ truy cập và nâng cao chất
lượng dịch vụ; giúp các nhà mạng trong nước tiết kiệm kinh phí khi phải mua
băng thông quốc tế.
Bên cạnh đó, dưới góc độ về kỹ thuật, việc
lưu trữ dữ liệu trong nước được tiến hành dễ dàng khi công nghệ cho phép, nhất
là áp dụng công nghệ điện toán đám mây và các doanh nghiệp này đã có sẵn kinh
nghiệm, thiết bị do áp dụng tương tự ở nhiều quốc gia khác.
Ngoài ra, ở Việt Nam hiện có gần 50 triệu
người sử dụng Facebook và trên 60 triệu người sử dụng Google. Có thể thấy, Việt
Nam là một trong những thị trường hấp dẫn, quan trọng và các doanh nghiệp này
đã thu lợi nhuận hàng trăm triệu đô la mỗi năm từ người dùng tại Việt Nam. Do
vậy, không có lý gì mà họ lại rời bỏ thị trường Việt Nam.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét