NGƯỜI ĐƯA TIN 289

NƠI CHIA SẺ THÔNG TIN ĐA CHIỀU VỀ MỌI VẤN ĐỀ

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2018

VỤ VIỆC BÌNH THUẬN – BÀI HỌC CHO CẢ HAI PHÍA


Tình hình gây rối ở Bình Thuận cơ bản đã ổn định, các đám đông quá khích đã được giải tán và những kẻ kích động, xúi giục đã được đưa đến cơ quan chức năng để làm việc. Những ngày qua, Bình Thuận là tâm điểm chú ý của cả nước, đời sống chính trị - xã hội trong nước lại nóng lên theo cả hai nghĩa. Sau những sự việc "kinh hoàng ấy" chúng ta nhận lại được gì?
Cảnh hoang tàn đổ nát của thành phố Phan Thiết, thiệt hại về kinh tế tuy chưa thống kê cụ thể nhưng không phải là con số nhỏ. Trụ sở của cơ quan công quyền bị đập phá điều đó đồng nghĩa với việc công việc bị đình trệ, các chủ trương, chính sách sẽ bị chậm lại để khắc phục hậu quả, thu doạn "chiến trường". Đập phá cái cũ đi liền với xây dựng cái mới đồng nghĩa với việc sẽ mất một khoản kinh phí để xây dựng, ngân sách nhà nước lại mất đi một khoản tiền không đáng phải mất. Nếu chẳng may xảy ra một vụ hỏa hoạn trên địa bàn Bình Thuận thì lấy ai và lấy cái gì để giập lửa cứu người vì xe cứu hỏa và trụ sở, trang thiết bị đã thành phế phẩm. Chỉ một phút bốc đồng, kích động của bộ phận nhân dân đã để lại hậu quả rất lớn không phải cho ai khác mà chính những người dân đang sinh sống ở đó phải chịu.

Cảnh đổ nát sau biểu tình.

30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ chưa đủ đau thương, chưa đủ mất mát, chưa đủ kiệt quệ hay sao? Tôi tin chắc trong số những người biểu tình ở Bình Thuận, những người cầm gạch đá, gậy gộc đánh đập người thi hành công vụ, đốt phá trụ sở công quyền có người đã trải qua những năm tháng chiến tranh, những người đã nếm trải những khổ đau do chiến tranh để lại, vậy mà...? Một đất nước thoát khỏi chiến tranh chưa được nửa thế kỷ đáng lẽ chúng ta phải biết giá trị của Hòa bình hơn ai hết! Xã hội còn tồn tại nhiều vấn đề bức xúc và không thể một sớm một chiều mà giải quyết được. Nhưng chúng ta có nhiều cách để giải quyết những bức xúc ấy một cách hiệu quả và sáng suốt hơn thế. Với "chiến dịch đốt nóng lò" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chính Phủ hành động của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Quốc hội lắng nghe là những nỗ lực của chính quyền nhằm giải quyết những vấn đề tồn tại trong xã hội. Nhưng những gì đã diễn ra thời gian qua lại làm cho mọi thứ trở nên căng thẳng.
Khi được hỏi tại sao tham gia vụ gây rối, mục đích là gì? thì họ - những người quá khích trả lời rằng: thấy đông người thì đi (do hiếu kỳ), có người cho tiền bảo đi thì đi (bị mua chuộc), có người nhậu xong thấy thế cũng đi (không biết gì)... mục đích của họ là gì?! (thông tin do VTV thực hiện và được phát trên chương trình thời sự).
Đối tượng tham gia biểu tình khai nhận có người cho tiền để tham gia biểu tình.
Thế thì họ yêu nước không?
Có.
Họ vì yêu nước mà biểu tình?
Không.
Thế thì tại sao sức mạnh của đám đông quần chúng lại khủng khiếp đến vậy?
Đó là bị kích động, ám thị bởi tâm lý đám đông. Khi đám đông tụ tập thì tâm lý có tính lây lan, chỉ cần một người đứng đầu hô hào là đám đông lập tức bị ám thị, cùng với đó là sự "bắt chước" hành động lẫn nhau, chính vì thế gây nên cảnh hoang tàn như những gì chúng ta đã thấy.
Qua vụ việc này chính quyền và nhân dân cùng rút ra được bài học, đó là lắng nghe lẫn nhau, chia sẻ với nhau những vấn đề còn khúc mắc và cùng chung tay xây dựng đất nước hòa bình, vững mạnh. Xây dựng phát triển đất nước dựa trên sức mạnh đoàn kết dân tộc, sức mạnh đoàn kết giữa nhân dân và chính quyền.
Hàn Phong Linh

0 nhận xét:

Đăng nhận xét